Để trả lời bài viết: Nọc độc Khổng Tử của tác giả Huỳnh Viên

36

Tôi vừa đọc xong bài viết kí tên Huỳnh Viên trên net do người bạn chuyển và một bài tương tự đăng trên VN Global Network với tựa đề: Vì sao nho giáo là nọc độc của tinh thần, kí tên Đặng Tiến ( 8/10/2021 ) Tôi không biết ai thật sự là tác giả, trong bài viết này, tôi xin mạn phép trả lời ông Huỳnh Viên ( HV )

Ngày nay, do phong trào chống Trung quốc đang lên mạnh, (do chủ trương bá quyền nước lớn của Trung cộng ) cộng với khuynh hướng xem cái gì Made in China cũng xấu, lại thêm các viện Khổng Tử mọc lên cùng khắp để làm gián điệp, thành thử cụ Khổng trỡ thành nạn nhân là điều khó tránh

Tôi viết bài này không chỉ phản biện từng điểm một do ông HV nêu ra mà còn nhằm giải ảo những thành kiến về đạo Khổng mà tôi nghĩ như Phật dạy, bởi vô minh mà có. Tôi không nói về Khổng giáo nhìn toàn diện vì đạo Khổng vừa rộng lại vừa sâu mà trong phạm vi bài viết này không thể nói hết được

Xin nhắc Khổng Tử sống cách đây hơn 2500 năm, thời đại loạn của nước Trung hoa , chủ trương của ông là trị loạn, tất cả học thuyết của ngài là đưa phong hoá tốt đẹp của đời Nghiêu Thuấn mà giáo hoá người dân, Mạnh Tử tin rằng nhân chi sơ tính bản thiện nên dùng giáo dục dạy con người sống lương thiện, trái với phái pháp gia như Tuân Tử tin rằng nhân chi sơ tính bản ác, nên phải dùng hình phạt nặng răn đe để dân chúng sợ mà không phạm pháp

Khổng Tử chủ trương trong gia đình, ngoài xã hội, trong một nước, đâu đâu cũng phải có tôn ti trật tự, người trên phải giữ phận người trên, kẻ dưới phải giữ phận kẻ dưới, nhưng người trên không được áp bức kẻ dưới. Có những điều Khổng Tử dạy đúng cho muôn đời như phải giử lễ, nghĩa, liêm, sỉ hay phải tu thân tự sửa mình để ngày mai tốt hơn hôm nay để có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín là các điều mà đời nào cũng tốt. Có điều không còn hợp thời nữa thì phải bỏ

Ông Huỳnh Viên lẫn lộn giữa học thuyết Khổng Mạnh chân truyền với cách diễn giải đạo Khổng bởi các thế hệ đời sau nhằm phục vụ các vua chúa củng cố nền cai trị độc tôn của họ. Khổng giáo với thời gian đã biến đổi từ nguyên thuỷ tới Hán nho, Đường nho, Tống nho, Tân nho…Khổng giáo thời tiên tần (tức là trước Tần Thuỷ Hoàng) rất tiến bộ

1/ Lời ông HV:

Triết lí nho giáo đầy rẫy những mâu thuẫn tự phủ định bản thân. Trong khi một mặt khuyên nam nhi chí tại tứ phương, mặt khác lại ràng buộc “ Phụ mẫu tồn, bất khả viễn du “= Cha mẹ còn sống thì không được đi xa

Đáp: Câu này luận ngữ chương Lý nhân IV: “ Phụ mẫu tại, bất viễn du, du tất hữu phương “ Trần Trọng Kim dịch và giảng: Khi cha mẹ còn, không làm điều gì cho cha mẹ buồn, không nên đi xa, có đi xa thì phải cho cha mẹ biết đi chỗ nào, để cha mẹ khỏi lo, nhỡ có việc gì, còn biết nơi mà tìm. Tôi tưởng rằng ngày nay, con cháu ông HV có đi đâu, cũng nên báo cho ông biết, đó là lẽ thường. Khổng giáo không có dạy cứ phải ru rú ở nhà không thực hiện chí tại bốn phương

Trong sách Khổng học đăng, cụ Phan Bội Châu giảng: Nghĩa vụ loài người ở trên nghĩa vụ làm con, có khi phải đi làm việc quốc gia, không đóng cửa ở nhà mãi được, nên thánh nhân dạy: “ Sĩ nhi hoài cư, bất túc dĩ vi sĩ hĩ “: đã là kẻ sĩ mà chỉ muốn ở nhà cho yên thân thì không phải là kẻ sĩ tốt

2/ HV: “ Còn chuyện ngày xưa cha mẹ mất, phải bỏ việc về nhà, dựng lều bên mồ, 3 năm thụ tang Đáp: Chuyện để tang 3 năm là có, còn chuyện dựng lều là không, chỉ có học trò của KT vì thương thầy mà làm thế sau khi thầy mất

3/ HV: Nam nhi chí tại bốn phương nào mà mục đích học là chỉ để đạt chút công danh để về lo vun đắp cho dòng họ gia đình

Đáp: Học để thi đổ ra làm quan là do chế độ phong kiến tạo ra. Khổng Tử dạy trong thiên Tử Hãn: Tử tuyệt tứ : Vô ý, Vô tất, Vô cố, Vô ngã. Tôi chỉ nhấn mạnh về vô ngã nghĩa là không được chỉ nghĩ đến cái riêng ta, chứ ngài khônghề dạy kẻ sĩ vị ngã, vinh thân, phì gia

4/ HV: Chí tại bốn phương thế nào mà phải lấy vợ sinh bằng được con trai, không thì cứ phải đẻ mãi cho tới khi có thằng con để sau này nó để tang cha

Đáp: Chuyện mong có đứa con trai để nối dõi, không chỉ là ao ước của người theo đạo Khổng, chuyện đó có cùng khắp thế giới, từ Ả Rập đến Ân Độ và các văn hoá khác không hề chịu ảnh hưởng của “ nọc độc Khổng Tử “

5/ HV: Nho giáo dạy:” Thượng bất chính, hạ tấtloạn,” nhưng lại kèm theo câu:” Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung “ là thế nào? Mồm thì bảo thằng trên không ra gì, thì đừng trách thằng dưới, nhưng cho quyền thằng trên được lạm sát thằng dưới, mà thằng dưới  phải chịu chết để khỏi mang tiếng bất trung

Dạy ” phụ bất từ thì tử bất hiếu “, nhưng lại dạy,” phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu,” cha mẹ giết con mình thì có thể từ phụ được không? Con muốn sống thì lại cho là bất hiếu thì nó là thứ đạo lí quái gở gì ?

Để trả lời các câu hỏi trên, tôi xin vắn tắt như sau: Các câu hỏi trên dựa trên các dữ kiện hoàn toàn sai lạc

Hai câu: Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung

Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu

Dịch: Vua xử thần chết, thần không chết là không trung

Cha xử con chết, con không chết là bất hiếu

Chắc chắn không phải chủ trương của nho giáo thời tiên tần (khoảng năm 206 trước Tây lịch) cũng không phải của nho giáo chính thống sau đó Theo Cơ cấu việt nho của GS Kim Định, Câu nói này là của thái tử Phù Tô, con trưởng của Tần Thuỷ Hoàng ,Tôi xin giải thích cặn kẽ cho dễ hiểu: Phù Tô bị đày lên phía bắc để xây vạn lí trường thành cùng với tướng Mông Điềm vì đã dám chống lại chủ trương đốt sách chôn học trò của vua cha, khi TTH đi tuần du tới Cối Kê thì bị bịnh nặng sắp chết, trối lại là phải gọi Phù Tô về gấp để lên ngôi hoàng đế. Thái giám Triệu Cao bàn với Thừa tướng Lí Tư là nếu để Phù Tô lên ngôi thì hai người sẽ mất địa vị và có thể mất mạng, do đó họ sửa chiếu bắt Phù Tô phải chết, tướng Mông Điềm cản Phù Tô đừng nghe lời chiếu giả, Phù Tô không nghe mới nói câu trên, do dại khờ mà PT mất mạng, cũng do dại khờ mà nhà Tần sau đó bị diệt vong

Theo Luận ngữ, Khổng Tử dạy:” Quân quân, Thần thần, Phụ phụ, Tử tử”

Dịch nghĩa: Vua phải ra vua, Tôi phải ra tôi, Cha phải ra cha, Con phải ra con.

Đó là chính danh, ai làm tròn phận nấy thì xã hội mới có trật tự, không có gì là mâu thuẫn cả.

Mạnh Tử dạy:

– Vua coi bề tôi như chân tay, bề tôi sẽ coi vua như tâm phúc

– Vua coi bề tôi như chó ngựa, bề tôi sẽ coi vua như người đi đường

– Vua coi bề tôi như đất cỏ, bề tôi sẽ coi vua như giặc thù ( Có thể giết vua như giết giặc (tqk)

Mạnh Tử cũng dạy:

“ Dân vi quí, Xã tắc thứ chi, Quân vi khinh, thị cố đắc hão, kì dân nhi vi thiên tử “

Dịch nghĩa: Dân quí nhất, kế đó là xã tắc, vua là nhẹ, có lòng dân rồi mới làm thiên tử được. Có lời nào biểu lộ dân chủ hơn? Ngày xưa đi thi mà viết câu này thì: một là thi rớt, hai là mất đầu, ba là tam tộc bị tru di

Có người hỏi Khổng Tử về chuyện Võ Vương giết vua Trụ, ngài trả lời: Ta chỉ nghe Võ Vương giết một người tên Trụ chứ có nghe ai nói Võ Vương giết vua bao giờ đâu, có nghĩa là thiên tử mà vô đạo thì ai cũng có quyền lật đổ Tuân Tử nói: Giết một tên vua tàn bạo, có khác gì giết một tên phu xe độc ác

Tôi tưởng những câu chuyện trên đã minh định quan niệm của khổng giáo về liên hệ vua tôi, và không hề có chuyện cha giết con

6/ Ông Huỳnh Viên viết : Nho giáo dạy: Phu phụ tương kính như tân, vợ chồng kính nhau như khách, Nhưng bắt người phụ nữ xuất giá tòng phu (Lấy chồng phải phụ thuộc vào chồng ), thử hỏi : vợ chồng kính trọng nhau như khách, thì tại sao lại có chuyện tòng phu? Đã tôn trọng lẫn nhau sao lại cho quyền nam hữu tam thê thiếp, còn gái chính chuyên một

chồng?

Theo Wikipedia, vào giai đoạn sơ khai của nho giáo, tam tòng chỉ dùng để định vị trí của người phụ nữ trong gia đình khi làm lễ trước bàn thờ.

– Ở nhà thì đứng sau lưng cha.

– Lấy chồng thì đứng sau lưng chồng

– Chồng chết đứng sau lưng con.

Đó là tài liệu sớm nhất nói về tam tòng theo kinh lễ. Nhưng chuyện tam tòng có gì đáng trách?

– Lúc con gái còn nhỏ thì tòng theo cha, bổn phận người cha là phụ từ, tử ( nử ) hiếu

– Lúc có chồng thì có lời dạy bổn phận người chồng phải đối với vợ tương kính như tân

– Lúc chồng chết thì về ở với con, con phải hiếu thảo với mẹ, vì đạo

Khổng dạy Hiếu đứng đầu trăm nết tốt

Trai ba thê thiếp là để giải quyết vấn đề xả hội thời xuân thu chiến quốc, chiến tranh triền miên, thây chết đầy đồng, chiến tranh cướp đi hàng triệucon trai, nạn trai thiếu gái thừa giải quyết cách sao ?

7/ Ông Huỳnh Viên: Bạn tôi ghi rằng: “ Bà nội tôi, bà ngoại tôi, mẹ tôi, dì tôi, cô tôi, vợ tôi, và cả hai con gái tôi nữa, họ đều là nữ nhân,mà nữ nhân là tiểu nhân…Đau thật khi Khổng Khâu ghi: nữ nhi thường tình, nữ nhi chính thị tiểu nhân.

Đáp : Ai dạy bạn ông HV điều đó, nết tốt nhất của Khổng giáo là chữ hiếu, sao ông Khổng ,ông Mạnh lại dám cả gan gọi các bà mình, mẹ mình là tiểu nhân được

Câu sau đây trong Luận ngữ- Dương Hoá “ Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nan dưỡng dã, cận chi tắc bất tôn, viễn chi tắc oán “

Người ta hiểu sai cố tình hay vô tình không biết đã dịch: “ Duy phụ nữ và tiểu nhân là khó dạy bảo, gần thì vô lễ, xa thời oán hận.

Có hai cách khác nhau để hiểu câu này một cách đúng đắn:

1/ Theo thuyết văn giải tự, chữ dữ có ý là gả cho ai đó, đó là quan niệm chọn rể của Khổng Tử, do đó câu này phải dịch là : “ Nếu mà gả con gái cho kẻ tiểu nhân thì khó mà dạy bảo được, gần con thì nó vô phép, xa con thì con oán hận.

2/ Theo cách hiểu thứ hai thì “nữ tử” có nghĩa mở rộng là “ người nội tâm âm hiểm xảo trá “. Do đó phải dịch là : Những người nội tâm âm hiểm, xảo trá, nhân cách bỉ ổi, là người khó sống chung nhất, gần họ thì họ sẽ vô lễ, xa cách họ thì họ sẽ oán hận. Do đó, câu này không có ý gì miệt thị phụ nữ

8/ HV : Nho giáo dạy người đi học tôn sùng và lệ thuộc quá mức vào vai trò của người thầy ( nhất tự vi sư, bán tự vi sư ) và những sách gọi là sách thánh hiền ( thậm chí cái gì từ nho giáo viết cũng cứ cho là sách nói, sách của ông thánh ) nhưng không khuyến khích sự suy nghĩ, phản biện

Trả lời: Theo thành ngữ điển cố Trung Quốc do Lê huy Tiên dịch, câu nhất tự vi sư, bán tự vi sư chẳng dính líu gì với khổng học. nó bắt nguồn từ đời Đường, có một nhà sư là Từ Kỉ ham làm thơ, làm được mấy câu thơ mai sớm:

Thôn trước trong tuyết dày

Đêm qua mấy cành hoa nở

Ông đem khoe cho bạn là Trịnh Cốc xem, ông này mới sữa lại thay vì mấy cành, không diễn tả được cái ý sớm thành ra “ một cành hoa nở “ Từ đó người ta mới gọi ông Trịnh Cốc là thầy chữ, một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy có giai thoại từ đó

9/ Ông HV nói thêm: Mục đích của việc học là giải phóng tư tưởng và mỡ mang kiến thức, trong khi mục đích học của nho giáo là làm nô lệ cho tư tưởng và kiến thức ( giỏi cỡ Nguyễn công Trứ mà còn lên bờ xuống ruộng nữa là học hành ba chữ lem nhem ) tqk: Ở đây tôi thật không hiểu ông muốn nói cái gì?

Trả lời : Trong Khổng học đăng của cụ Phan bội Châu trang 218:

Tử viết : “ Học nhi bất tư tắc võng. Tư nhi bất học tắc đãi “. Tư là nghĩ, võng là không có gì. Câu này dịch nghĩa như sau: Hể chỉ biết học mà thôi, không biết suy nghĩ, thì có học cũng như không. Nếu chỉ suy nghĩ mà không học thì chẳng được gì.

Tử viết: “Bất viết như chi hà như chi hà giả, ngô mạt như chi hà dã dĩ hỹ”

Dịch: Học phải biết nghĩ, có nghĩ mới sinh ra nghi, vì nghi mà sinh ra nghĩ ngợi, học như thế thì mới hữu ích, người ấy mới có thể dạy cho nên. Nếu có một người tối ngày không biết nghĩ, người như thế thời ta không biết tính sao cho họ nữa ( nghĩa là không dạy được )

Sao lại dám nói là tôn sùng, lệ thuộc quá vào vai trò người thầy ?

Cái học từ chương khoa cử là cái học làm lụn bại nho giáo, chứ đâu phải là cái học khai phóng của Khổnggiáo.

Mạnh Tử dạy: “ Tận tín thư tắc bất như vô thư “ = Tin quá vào sách, không bằng đừng đọc sách

10/ HV : Vợ chồng sống với nhau suốt đời đồng cam cộng khổ,cùng nhau nuôi dạy con cái nên người, thì lại dạy :” phu thê như y phục, huynh đệ như thủ túc “

Đáp : Đây không dính gì tới lời dạy của Khổng Mạnh, đó là lời của Lưu Bị nói trong Tam quốc chí diễn nghĩa

11/ HV : Nho giáo không cổ suý cho thượng tôn pháp luật, mà cổ suý cho việc sùng bái cá nhân ( quan thanh liêm, vua hiền biết thương dân ) nên người dân mặc nhiên nghĩrằng việc bị những kẻ có quyền bóc lột hoặc đè đầu cỡi cổ là chuyện bình thường, còn lâu lâu mới được ban ơn mưa móc thì coi là phước đức phải mang ơn suốt đời. Chính vì vậy, dù có bị

chèn ép, bất công, họ cũng cố gằng chịu và mong chờ một minh quân hoặc liêm quan xuất hiện.

Đáp : Chuyện này là do chế độ phong kiến tạo ra, một lần nữa, tôi muốn lập lại là những chuyện xấu xa của chế độ phong kiến không phải là do giáo dục của Khổng Mạnh. Xin mời nghe về chuyện thượng tôn pháp luật của

Mạnh Tử : Đào Ứng hỏi Mạnh Tử : “ Ông Thuấn làm thiên tử, ông Cao Dao coi bộ hình, cha ông Thuấn là Cổ Tẩu phạm tội giết người thì ông Cao Dao xử trí ra sao ? Mạnh Tử đáp: Cứ theo luật pháp mà thi hành ( nghĩa là phải xử tử ). Hỏi: Vậy vua Thuấn không ngăn cản được sao ? Đáp : Kìa, vua Thuấn làm sao ngăn cản được. Pháp luật đã truyền lại thì phải thi hành

12/ HV 1: Nho giáo đặt trung quân trước ái quốc

Đáp : Làm gì có chuyện đó, như trên đã nói : “ Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh “ vua chúa phong kiến đặt ra luật lệ để bảo vệ tuyệt đối chế độ toàn trị, đâu có phải là chủ trương của Khổng giáo.

13/ HV : Đó là chưa kể mấy bố nghĩa khí rởm, sĩ diện hảo, ra ngoài kết nghĩa với những thứ anh em giang hồ vớ vẩn, bị người ngoài lợi dụng,trong khi vợ con ốm đau gần chết cũng chẳng nhờ được, mà mồm cứ leo lẻo “huynh đệ như thủ túc, phu thê như y phục”.

Đáp : Chuyện này đã giải thích ở trên, những hạng thất phu làm càn vô trách nhiệm với gia đình xả hội nào thời nào chẳng có sao lại bảo là do nộc độc Khổng tử?

14/ HV : Ở thế kỉ 21 mà vẫn còn nhiều người coi nho giáo là  chuẩn mực đạo đức và truyền thống văn hoá dân tộc thì tôi nói thẳng là tiền đồ dân tộc VN còn đen tối lâu dài

Đáp : Tôi cũng xin thưa với ông Huỳnh Viên là : nếu mỗi người VN giữ đúng lời dạy của Khổng giáo chính thống, những chính trị gia biết tu thân để giử lễ, nghĩa, liêm, sỉ thì xả hội VN sẽ lành mạnh và tiến bộ nhanh không thể tưởng

Tôi ước sao có con bò cạp nào chích cho tôi vài “nọc độc Khổng tử “, để tôi khỏi mất công tu thân sửa mình mỗi ngày mà có đủ cả các đức của người quân tử: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

Học trò của đức Khổng Tử là Tử Lộ tên Do hay nói những điều mình không biết, ngài dạy : “ Do ! Hối nhữ tri chi hồ, tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã “. Dịch : Do ! Ta thường chỉ cho con cái cách biết, hễ cái gì con biết thì tự nhận là biết, cái con không biết thời tự nhận là không biết, ấy là biết vậy”. Tôi chỉ là kẻ hậu học, khiêm tốn nói lên những cái tôi biết dựa trên sách vở chớ chẳng dám nói điều gì mà không có dẫnchứng.

Tăng Quốc Kiệt

mùa đông 2022

————————-

Tài liệu tham khảo:

1/ Nho giáo: Trần trọng Kim

2/ Khổng học đăng : Phan bội Châu Chavann

3/ Nho giáo Trung Quốc : Nguyễn tôn Nhan.

4/ Mạnh tử : Nguyễn hiến Lê.

6/ Khổng tử luận : Edward

7/ Khổng giáo luận Hovalaque

8/ Sử Trung quốc: NHL

36 BÌNH LUẬN

  1. Cháu thấy các cụ Còm sĩ người bênh, người đả cái “nọc độc Khổng Tử” và cả Tuân Tử, Trang Tử…thật hay thật hấp dẫn!
    Vì ai cũng phải công nhận những thuyết của những vị “Tử” có này ảnh hưởng Tốt-Xấu đến xã hội VN trong các thế kỷ trước và vẫn còn ít nhiều đến hôm nay.

    Nhưng xin hỏi, tại sao không nghe vị nào so sánh, phân tích cái nọc cực độc của thuyết Hồ…Tử trên đất nước VN hơn 80 năm và ngày càng tệ hại hơn!!!???

    • Hồ là thánh sản nên được VC đem vào trong chùa thờ chung với Phật. Nhưng vì Hồ không có tư tưởng gì cao xa như Y tự nhận nên ảnh hưởng của Hồ chỉ lẩn quẩn trong quần chúng và với thời đại đảng cộng sản của Y, không ảnh hưởng cả ngàn năm như các ngài “Tử” kia. Việt cộng chết thì Hồ cũng “chết”!

  2. Nho Giáo và phụ nữ

    Triết học Nho Giáo dựa trên Âm Dương. Căn bản Âm Dương thì đã xác tín một thứ cân bằng và quân bình ngang nhau rồi. Có người nói, ủa, Nho Giáo Khổng Tử đâu có phải binh vực phụ nữ đâu. Đúng là Nho Giáo về mặt chính trị là đạo của người Quân Tử (đàn ông). Vậy thì Nho Giáo đàn áp đàn bà?

    Không phải suy luận máy móc như vậy. Âm là phụ nữ, Dương là đàn ông. Âm là ban đêm, Dương là ban ngày. Mỗi loại có phận của nó. Con người làm việc ban ngày nhưng nghỉ ngơi ban đêm. Thời gian cũng ngang nhau. 8 tiếng làm việc, 8 tiếng ngủ. Nhưng người ta bàn nhiều về ngày làm việc chứ ít nói hơn về thời gian ngủ. Đó là lẽ tự nhiên.

    Quý vị đừng quên, thời xưa các nước theo Nho Giáo có ông Vua đồng thời cũng có bà Hoàng Hậu gọi là Mẫu Nghi Thiên Hạ. Nho Giáo căn bản hông đàn áp phụ nữ. Chẳng qua theo thời đại lúc đó nguồi phụ nữ chỉ là Nội Tướng quyền uy trong phạm vị gia đình.

  3. Khổng Giáo, lý thuyết chính trị và xã hội học

    Giáo phái nào cũng có phần căn bản triết học và tổ chức hàng giáo phẩm. Thí dụ TCG triết học về Đấng Toàn Năng và Tình Yêu thương với quyển Kinh Thánh, tổ chức cao nhất là Tòa Thánh Vatican. Nho Giáo triết học là Âm Dương Ngũ Hành với sách Tứ Thư và Ngũ Kinh, tổ chức chính là tổ chức chính trị và hành chánh các triều đại Quân Chủ theo hệ thống Nho Giáo (Khổng Giáo).

    Ngày nay các triều dại quân chủ này không còn nữa nhưng triết học Nho Giáo vẫn còn. Các nước như Nhật, Đài Loan, Đại Hàn vẫn còn lưu hành chữ Nho trong văn học giáo dục và ngôn ngữ, cũng như các giá trị trong mối nhân luân giữa cá nhân, với quốc gia, gia đình, hôn nhân đạo vợ chồng, cha mẹ con cái với tình phụ tử tình mẫu tử, anh em, bạn bè, chữ tín trong xã hội, ân, nghĩa v.v

    Chỉ có các nước theo CSCN như China, VN, N.Korea thì họ đào tận gốc trốc tận rễ tổ chức chính trị quân chủ cũng như Nho Giáo. Gần đây, China nhận thấy không thể nào triệt hạ Nho Giáo và Khổng tử trên bề mặt học thuật của thế giới, nhưng có thể lợi dụng tên tuổi đức Khổng Tử để bóp méo và tuyên truyền CNCS của Maoist, thế thôi.

  4. * Mười Ttra đang trả lời BM. Anh nối đuôi theo, là cùng một mạch ý ám chỉ phụ nữ, giới tính mà BM đòi tranh đấu quyền bình đẳng, nhưng riêng anh thì lại muốn liên hệ phụ nữ với những kẻ khốn cùng phải bán thân mưu sinh (tôi xin dài dòng vì ngượng khi lần thứ 2 xài lại từ đ…).

    Mượn Mười để tránh xấu hổ với BM là kiểu nguỵ biện giống con nít ăn vụng rồi giơ tay quẹt mũi.

    Anh Mười chỉ dùng một cách vô tư trong sáng 3 từ chị em ta, thông thường là chỉ phụ nữ theo kiểu nói bình dân. Còn chiẹm ta ám chỉ gái giang hồ là ngôn ngữ trên báo chí miền Nam xưa trong những phóng sự về họ; nghĩa là chính những pv cũng cố tránh chữ đ… Giả định anh Mười có ẩn chút ý thiếu trong sáng nào đó, thì nó cũng là quá phớt nhạt, không hề nhấn mạnh nó bằng bất cứ hình thức nào, nên không ai trách được.

    Chỉ riêng LcL, với cơ địa tâm hồn thế nào mà lại cảm ứng tức khắc với những kỷ niệm nào đó thời thanh niên mới lớn ở chốn xưa cũ nầy, nên nhớ ngay đến ngả nầy ngả nọ, chuồng nầy chuồng kia – như một loại bệnh lý loạn dục, ưa viết đọc dâm ngôn!
    LcL lại viết hoa chữ TA cho bự lên, và còn ký cóp chịu khó dùng kỹ thuật in đậm cả 3 chữ “chị em TA” cho mọi người chú ý; thế mới lại kẹt cứng chứ hahaha…

    * Trước khi viết các còm ở đây, tôi không hề thù anh; anh thù tôi mới đúng, vì xưa tôi hơi hiểu nhầm cho rằng anh là loại như montaukmosquito, nên thường đả kích các còm anh viết. Tôi đã toan xin lỗi, thì anh tấn công tôi trước.
    Còm vừa rồi của anh quá khiếm nhã nên tôi buộc phải phản ứng, không hề ác cảm.
    Nay thì anh đã lộ tư cách và trình độ nhận thức: anh tin tưởng và coi lời thằng tàu khựa nầy là có giá trị, vậy là đủ để tôi rút lại ý định vừa nói.

    * Hết ai anh lại phải bấu víu vào một thằng dư luận viên Tàu hèn hạ montaukmosquito, nổi tiếng lưu manh, đá cá lăn dưa, ăn nói xỏ xiên tây tàu lẫn lộn, chuyên nghề vu cáo, chụp mũ gây nghi ngờ chia rẽ trong cộng đồng còm sĩ trên đcv…để có được “thông tin quí hiếm” nầy à?!
    Cộng đồng trên đcv nầy ai mà không biết xú danh montaukmosquito; họ im lặng phớt qua còm hắn vì đã nhẵn mặt cái thằng luôn xúi VN quay về đoàn tụ với TC như xưa!

    Đúng là cẩu tầm cẩu lang tầm lang rồi!
    Hoá ra anh là đồng chí của thằng wumao nầy à.
    Bí thiệt rồi, hahaha…

    * Hãy tìm đọc còm mới nhất của tôi ở bài chủ có tên “Ngày Phụ nữ Việt Nam” của Tác Giả: Phạm Đình Trọng –
    22/10/2023.
    Một thằng cs không dám viết thế đâu.

    • Ngay phần đầu tiên you viết, you chả hiểu ( hoặc giả vờ không hiểu ) cách hiện của Phản hồi.

      Bài còm đầu tiên của Anh NV Mười, phản hồi đầu tiên là của Anh Bees, kế đến là Chị BM, sau đó là tôi ( LCL ). Lúc này Anh NVM chưa trả lời cho Chị BM. Mãi sau này, Anh NVM mới trả lời cho Chị BM, nên dĩ nhiên còm của Anh NVM nằm dưới còm của Chị BM và TRÊN còm của tôi ( you cứ nhìn thời gian hiển thị, là biết ngay, còm nào trước, còm nào sau ). Thế mà, you Vô Liêm Sỉ, nói rằng Anh NVM đang trả lời cho Chị BM, thì tôi NỐI ĐUÔI theo ! ?.

      Không riêng gì cánh đàn ông ( nhất là Lính Trận ), mà ngay cả phái nữ con nhà Tử Tế, hoặc những nhà Đạo Đức, Mô Phạm…sinh ra, lớn lên ở MN, đều biết rõ nghĩa CHỊ EM TA là rất xấu và dùng để chỉ hạng người nào ?

      Còn you viết : “ Ý nghĩa của 3 chữ CHỊ EM TA là rất TRONG SÁNG ” . You hãy giải thích TRONG SÁNG chỗ nào ?

      Đúng như you nói : You ít khi vào ĐCV. Cho nên you ù ù, cạc cạc chẳng biết tí gì về những bài trên ĐCV. Vì vậy, you nói tôi là bạn của Muỗi Tàu. Đúng là cùng đường, nên you dùng cách Đốn Mạt nhất : VU KHỐNG.

      Trong bài của PĐ Trọng viết liên quan đến Trần Độ, tôi viết bình luận nói rõ về TĐ và PĐT và thằng Muỗi Tàu CHỬI tôi là : Tào lao xịt bộp. Hắn chỉ viết 4 chữ như thế, mà không giải thích đoạn nào, hoặc câu nào của tôi là Tào Lao Xịt Bộp, nên tôi KHINH, không thèm trả lời.

      Muỗi Tàu là thằng KHỐN NẠN ( trước đây, hắn ra sức bênh vực cho thằng giết người HP Ngọc Tường ), nhưng có thể nó khá về Computer, nên nó mò ra được you còn có nick ” VC bỏ đảng “.

      Đây là còm cuối của tôi viết cho you, nên hơi dài, vì người không có trình độ, tráo trở … như you, không đáng cho tôi bận tâm và nhất là MẤT THỜI GIAN.

      LCL.

      • Hãy đọc cái nầy để ngẫm nghĩ về thiên hạ nghĩ về anh như thế nào:

        zxy 24/10/2023 at 14:52
        @LCL
        Người biết tự trọng thì không viết tự làm thấp thấp nhân cách của chính mình.
        Không chửi bất cứ ai ngu khi trao đổi và đừng chụp mũ bất cứ ai nếu không biết về họ.

      • Alin 27/10/2023 at 14:43
        Lê cửu Long chuyên nói xấu người khác sau lưng để tự thổi mình lên mà không biết xấu hổ. Còm nào Long viết cũng vậy.

    • @ Lê cửu Long,

      * Mười Ttra đang trả lời BM. Anh nối đuôi theo, là cùng một mạch ý tứ ám chỉ phụ nữ – giới tính mà BM đòi tranh đấu quyền bình đẳng, nhưng riêng anh thì lại muốn liên hệ phụ nữ với những kẻ khốn cùng phải cay đắng bán thân nuôi miệng (tôi xin dài dòng chỗ nầy để khỏi lặp lại từ đ…).

      Mượn Mười để tránh xấu hổ với BM là kiểu nguỵ biện giống con nít ăn vụng rồi giơ tay quẹt mũi.

      Anh Mười chỉ dùng một cách vô tư trong sáng 3 từ chị em ta, thông thường là chỉ phụ nữ theo kiểu nói bình dân trong Nam trước 75. Còn chị em ta ám chỉ gái giang hồ là ngôn ngữ trên báo chí miền Nam xưa trong những phóng sự về họ; nghĩa là chính những phóng viên cũng cố tránh chữ đ…khi viết bài về họ.
      Giả định anh Mười có ẩn chút ý thiếu trong sáng nào đó, thì nó cũng là quá phớt nhạt, không hề nhấn mạnh nó bằng bất cứ hình thức nào, nên không ai trách được.

      Chỉ riêng LcL, với cơ địa tâm hồn thế nào mà lại camr ứng tức khắc với những kỷ niệm nào đó thời thanh niên mới lớn ở chốn xưa cũ nầy, nên nhớ ngay đến Ngả nầy Ngả nọ, chuồng nầy chuồng kia ở Saigon – như một loại bệnh lý loạn dục, ưa viết đọc dâm thư!
      LcL lại viết hoa chữ TA cho bự lên, và còn ký cóp chịu khó dùng kỹ thuật in đậm cả 3 chữ “chị em TA” cho mọi người chú ý nghĩa tục của nó; thế là đã rõ không chối cãi vào đâu được hahaha…

      * Trước khi viết các còm ở đây, tôi không hề thù anh, tranh luận đả kích nhau ở đây là điều bình thường, có gì để thù oán? Anh thù tôi mới đúng, vì xưa tôi hơi hiểu nhầm cho rằng anh là loại như montaukmosquito, nên thường đả kích các còm anh viết. Tôi đã định xin lỗi, thì anh tấn công tôi trước.
      Còm vừa rồi của anh quá khiếm nhã nên tôi buộc phải phản ứng, không hề vì ác cảm ngày trước.
      Nay thì anh đã lộ tư cách và trình độ nhận thức: anh tin tưởng và coi lời thằng tàu khựa nầy là có giá trị, vậy là đủ để tôi rút lại ý định vừa nói.

      * Hết ai anh lại phải bấu víu vào những còm của một thằng dư luận viên Tàu hèn hạ tên montaukmosquito, nổi tiếng với lời lẽ lưu manh, đá cá lăn dưa, viết lách xỏ xiên tây tàu lẫn lộn; chuyên nghề vu cáo, chụp mũ người khác gây nghi ngờ chia rẽ trong cộng đồng còm sĩ trên đcv…
      để có được “thông tin quí hiếm” nầy à?!
      Cộng đồng trên đcv nầy ai mà không biết xú danh montaukmosquito; họ im lặng phớt qua cả chục còm của hắn mỗi ngày ở đây, vì đã nhẵn mặt cái thằng luôn xúi VN quay về đoàn tụ với TC như xưa!

      Đúng là cẩu tầm cẩu lang tầm lang rồi!
      Hoá ra anh là đồng chí của thằng wumao nầy .
      Vậy là đuôi sam đã ló nhé, hahaha…

      * Hãy tìm đọc còm mới nhất của tôi ở bài chủ có tên “Ngày Phụ nữ Việt Nam” của Tác Giả: Phạm Đình Trọng –
      22/10/2023.
      Một thằng cs không dám viết thế đâu.

  5. Các viện KT là ổ gián điệp là đồn công an của TC cho nên thế giới tẩy chay đúng rồi.

    Nói về Khổng Giáo thì cũng như các giáo phái khác. Con người thời đại khôn thì họ biết sửa đổi chút ít cho hợp thời. Còn ngu thì nhắm mắt đào tận gốc trốc tận rễ các chế độ quân chủ cũng như đạo Khổng.

    Người Nhật, người Đại hàn, Đài Loan đều nghiên cứu và duy trì chữ Nho cũng như Khổng Giáo cải cách hợp thời nên họ là các nước văn minh tân tiến. Còn dân Mít đặc? Mít đặc “mình” thì vốn nhỏ con khoái cái khó ló cái khôn (vặt) thiếu óc tự chủ tự cường, nhìn ra sau lưng thấy shifu China làm sao thì Mít ta làm dzậy cho chắc ăn ! Mít đặc vẫn huờn mắc… đíc ! Ha ha ha !

  6. Tôi thà sống vào thời phong kiến
    Hơn là sống thời Donald J Trump
    Cho dù là văn minh tân tiến
    Cùng bè lũ MAGA lưu manh!

  7. Hihi đầu tuần đọc cả hai ông, Huỳnh Viên và Tăng Quốc Kiệt luận về Khổng Tử thấy vui thiệt. Vui ở chỗ Ngài Khổng Tử dạy suốt từ đầu chí cuối chẳng có chỗ nào dành cho đàn bà “kinh bang tế thế” trong lúc đàn bà là MẸ của tất cả các ông! Nữ hoàng, nữ tổng thống, nữ thủ tướng, nữ bộ trưởng… thời nay quăng đi đâu bi giờ hay họ là “quái thai”?
    Căn bản như vậy thì Khổng giáo chỉ thích hợp trong một giai đoạn của lịch sử, không thể là “vạn thế sư biểu”. Còn, hiện tại, diễn dịch lời Khổng Tử sao cho hợp với ý đồ riêng thì cộng sản là Trùm. Mao từng đem Khổng Tử quăng vô thùng rác (nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) rồi giờ moi ra sơn phết lại, đem mở Viện Khổng Tử khắp nơi. CS Hà Lội đã trân trọng đón rước, được Tập giao chía khóa “danh dự” cho Chủ tịt quấc hụi nữa huhu.
    Phương Tây chẳng có ông bà nào là “vạn thế sư biểu” gì sất nhưng người dân được tư do, hạnh phúc, xã hội cứ thế tiến vù vù mà mọi người phải chạy theo trối chết, thở không kịp… cũng phải chạy hihi. Nghỉ xả hơi, lại dính chuyện ni, giờ phải chạy tiếp… mà hụt hơi cũng chạy 🙂

    • Xin thưa,
      Đâu hẳn chỉ Khổng Tử là người có “thành kiến” với chị em ta. Nếu Mừ tui không lầm thì cả mấy tôn giáo lớn cũng không mấy “công bằng” với mấy…Mẹ. Cao nhân nào biết rõ thì xin phản hồi, Mừ xin cảm ơn trước.
      Tại sao “các tư tưởng lớn” trên trái đất lại không có chỗ cho các bà chứ?
      Xin được lắng nghe.

      • Đúng là vậy như ông Thanh Tra nói vì con người phần đông theo phụ hệ, lấy họ cha, họ chồng, thay vì mẫu hệ; vì mọi thứ bắt đầu từ người đàn ông, trong tôn giáo cũng như ngoài xã hội.
        Cũng có nơi theo mẫu hệ. Và khi người phụ nữ bước chân ra ngoài xã hội thì họ tranh đấu cho nữ quyền và quyền bình đẳng. Trên lý thuyết là bình đẳng, ngay ở các xứ Tây Phương, lady first như Anh Mỹ Pháp, nhưng thực tế vẫn có sự phân biệt nam nữ trong công việc và đồng lương và người đàn ông vẫn là đa số, đi trước người phụ nữ trong mọi vấn đề.

        Một ví dụ cho vui vui là nếu như trời sinh phái nữ không đẻ con truyền giống mà phái nam thì mọi chuyện sẽ phải khác chứ không như ngày nay.

        Thời đại ngày nay, ngoại trừ những nước mà hiến pháp vẫn còn mang nặng tính kỳ thị phụ nữ bởi coi trọng phái nam hơn nữ, và bởi tôn giáo, còn tất cả những nước khác có hiến pháp đều nam nữ bình quyền và phái nữ tỏ ra cũng không thua gì phái nam trong trị quốc tề gia bình thiên hạ. Góp chút ý cho vui vui. Quý vị nào cao kiến mong góp ý thêm.

      • Đức Phật là đàn ông
        Chúa Jesus là đàn ông
        Khổng tử là đàn ông
        Đức A la ,Mô ha mét cũng là đàn ông
        Lão tử cũng là đàn ông
        Vua chúa thời phong kiến hầu hết
        là đàn ông .
        Phật bà cũng là đàn ông mang hình
        dáng đàn bà .

        Tất cả guồng máy xã hội ,đạo đức,
        luật pháp (thành văn hoặc bất thành
        văn) đều được điều hành bởi cánh
        …liền ông .

        Phụ nữ bình quyền,chỉ có giá trị
        tương đối . Giống như xã hội bình
        đẳng,phá bỏ giai cấp,chỉ đạt tới
        khoảng cách gần nhất có thể được
        mà thôi .

      • Thực tế đời sống thì sức mạnh (thể lý) làm chủ. Kinh Thánh thời cựu ước, thời đế quốc La Mã đàn ông ra chiến trận. Thua thì chết. Thắng thì được tất cả, kể cả vợ con của bên thua. Đạo Thiên Chúa, đạo Phật đã có bù trừ. Đức Mẹ Maria, Đức Quan Thế Âm. VN có thêm đạo Thánh Mẫu, Miếu Bà Chúa xứ… Chỉ có Khổng Tử khi nói đến phụ nữ thì nhấn mạnh chữ Tòng. Công, Dung , Ngôn, Hạnh cũng là chữ Tòng, mà Tòng thì không có bản sắc lãnh đạo! Vì thế, hiện tại đạo Khổng đã lỗi thời, ngoại trừ tính nhân văn. Cộng sản thì cố khai thác chữ Trung để buộc đảng viên phải “trung với đảng”. Chính vì điểm này cộng sản và đảng viên đều lạc hậu. Lạc hậu rõ ràng. Do đó nói họ đang đi ngược lại tiến trình văn minh cũng không sai. CS Đông Âu và Liên Xô sụp đổ nằm trong tiến trình này!

        Nhìn xa, không phải vô tình mà Ngô Thừa Ân cho Phật Bà Quan Âm dùng cái vòng kim cô đội lên đầu Tề Thiên. Vì 3 người phò Tam Tạng mỗi người đại diện bản chất “người” rất riêng. Tề Thiên đại diện thuần lý trí nên mới bị khống chế. Thuần lý trí cũng là Nam tính.

        Tui tán dóc vậy đó 🙂

        PS: Hihi còn chiện ni của bác Mừ, chỉ riêng bác biết chớ tui hổng kể với ai khác à nghen. Mấy bà đại gia nói dậy nè “ổng thì miệng hùm, gan sứa”. Hỉu trong sáng, ý là khen bác miệng thì nói hung dữ nhưng cái tâm rất lành. Là mấy bả thích bác lắm đó. Còn có nghĩa nào khác thì bác tự hiểu, hổng ai dám xía vô. Vậy là bác ra phố khỏi phải mang giày patin nữa nghen, nhớ cảm ơn tui đó. Chắc bác vui rùi phải hông?

        • Trung không phải là nhắm mắt đi theo, phục vụ.
          Trung là một đạo đức tối cần cho bất cứ sự kết hợp nào giữa 2 người trở lên triệu ngươi…
          Chữ trung không nói chung chung, phải đặt vào một tình huống, một liên kết, một cộng đồng, một tổ chức nhất định.
          Trung là gì?
          Trung không phải bằng lòng trung thành vô điều kiện và vô ý thức.
          Kể từ sự kết hợp giữa 1 nam 1 nữ với nhau, dù hôn nhân hay bồ bịch, đã đòi hỏi chữ trung, với nhau chứ không đơn phương.
          Quân đội không trung là quân đội sẵn sàng đào ngũ, sẵn sàng làm gián điệp cho địch hoặc bất cứ ai sao?
          Từ quân đội, suy ra, bất cứ cộng đồng, tập hợp, tổ chúc nào của con người cùng chung ý hướng, lý tưởng, sự nghiệp; đã hoàn toàn đầy đủ ý thức về mục tiêu cứu cánh của nó, thì đều phải đòi hỏi chữ trung!
          Trung là không phản bội, chứ không phải trung là cúi đầu vâng lệnh voi điều kiện sai đâu làm đó!
          BM hiểu chữ trung quá phiến diện!

          • Có lẽ bác HP chỉ đọc lướt qua còm của tôi nên có chút nhầm lẫn. Là tôi không định nghĩa chữ Trung mà nhấn mạnh việc cs khai thác chữ Trung để buộc đảng viên trung với đảng… bác xem lại thử coi. Cảm ơn bác, chúc bác vui khỏe.

          • Thì BM vừa đả kích chữ “trung” và chữ “tòng” của KT phải không?
            Cái thứ trung trong “Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung; phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu” và
            thứ “tòng” trong “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”…đúng không?
            Đả kích cái gì là nhằm phủ định nó, chứ sao nữa?

        • Thưa bà
          Lời vàng ý ngọc của bà Mừ tui xin lưu giữ. Tuy nhiên, Mừ có vài điều “tâm niệm” muốn trao đổi cùng bà. Điều một là…xin cho biết tên tuổi và địa chỉ của các nữ đại gia. Điều hai…khả năng tài chính có thể nuôi cơm dài hạn một kẻ luôn trung thành với lý tưởng…mưu sinh-thoát hiểm trong lúc vật giá lên cao hay không?. Điều ba là mấy MẸ có quan hệ giao tiếp rộng với “chính quyền địa phương” để bảo lãnh đám cùi hủi từ khu rừng núi, sình lầy về “tạm trú” ở gần lăng bác để chờ ngày đi họp với Karl Marx không?
          Xin trả lời gấp với…Trung ương trước giờ…khai huyệt.
          Chân thành cảm tạ.

          • Huumm tui hack phone của bác Mừ thấy tùm lum địa chỉ các bà đại gia mà! Bộ mún thêm nữa? Hihi ở tiệm đôi lúc thấy không khí có vẻ căng thẳng tui thường đùa vài câu thì khác hẳn. Ở đây cũng vậy. Nổi nóng như bưng một chậu nước dễ bị nước sóng sánh văng ướt thì chỉ cần quăng lên đó một vài chiếc lá hay nhánh cây nhỏ thì an toàn. Đó là lý do tui thường giỡn chút chút. Vui nghen bác. Hihi

          • Vâng. Xin chúc bà và tiệm cầm đồ sớm trở thành lãnh đạo trong khu vực.

      • Trích : ” Đâu hẳn chỉ Khổng Tử là người có “thành kiến” với chị em TA ” .

        Mạo muội có ý kiến về câu trên. Hai chữ CHỊ EM dùng để chỉ Phái Nữ, Đàn Bà, còn CHỊ EM TA là tiếng lóng để chỉ những Cô gái, Phụ nữ hành nghề ” Bán phấn, buôn hương “.

        Ví dụ : Ngã Ba Chú Ía là xóm CHỊ EM TA và ” Đi thăm Chị Em Ta ” nghĩa là đi giải quyết sinh lý. Cho nên câu trích trên, tốt nhất nên bỏ chữ TA.

        LCL

      • @ Nguyên Văn Mười- Thanh Tra Chính Phủ,
        Tôi xin góp ý vài nét sơ sài, như một còm sĩ, về Tôn giáo đối với phụ nữ như anh thắc mắc, không là cao nhân nào cả:

        * Thật ra thì “đè nén” phụ nữ hầu như là một đặc tính chung của văn hoá nhân loại. Nhưng văn hoá và tôn giáo Tây phương, trái lại, chấp nhận bình đẳng giới tính. Chính phong trào nữ quyền là một hiện tượng mới và bắt nguồn ở Tây phương. Thiên chúa giáo cũng có các soeurs mặc đạo phục tu hành, tham gia việc thiện; các ni cô, ni sư Phật giáo cũng thế.
        Bible kể câu chuyện, Maria Madalena sống xa hoa, đài các nhưng sa đọa, trụy lạc đến nỗi trở nên nô lệ cho ma quỷ
        Tuy thế, Chúa vẫn rộng lượng đón nhận và điều chỉnh lại cuộc của cô gái giang hồ nầy, vếau được phong Thánh. Tín gữu TCG đều biết chuyện nầy; tôi theo Phật nên không rành, có thể sai lầm, xin các bạn chỉnh sửa.
        Với Phật giáo:
        * Đức Phật luôn nhấn mạnh sự hỗ tương trong nghĩa vụ vợ chồng; người vợ có bổn phận đối với chồng, và người chồng cũng có những bổn phận tương đương đối với vợ.

        Một tập tục của Ấn Giáo là sati, hiện vẫn còn lưu hành trong một số cộng đồng tín đồ, theo đó thì cách hành xử cao thượng nhất của người vợ khi chồng chết là chịu chết theo chồng trên giàn hoả. Goá phụ không được phép tái giá và bị xem là “điềm gở”.
        Phật giáo trái lại cho phép goá phụ được tái giá.

        Đức Phật dạy: “Không có giai cấp trong nước mắt cùng mặn, trong dòng máu cùng đỏ và cho dù là nam hay nữ, giàu sang hay nghèo hèn, địa vị cao hay thấp… tất cả đều có khả năng tu tập và giải thoát giác ngộ trong giáo pháp của Như Lai”.

        • Tôi cảm ơn và xin ghi nhận những gì anh trao đổi. Đề tài này chỉ gợi chuyện cho tất cả mọi người ban luận cho vui. Đúng hay sai,thế này hay thế nọ đều do cách nhìn của mỗi cá nhân. Riêng tôi, tôi cho rằng người phụ nữ có những nét đặc thu của riêng họ và khó lòng trở thành những lãnh đạo “tư tưởng” có tầm vóc ảnh hưởng đến cả nhân loại. Họ có khuynh hướng “cá nhân” , chăm lo cho gia đình nhiều hơn là những chuyện…đại sự. Tôi không nghĩ các “tư tưởng lớn” có thiên kiến” với các bà mà chỉ là một sự cảm nhận đồng nhất về họ, về khả năng trước một tập thể.
          Vẫn mong mọi người góp ý.
          Cảm ơn anh.

          • Thực ra, phụ nữ cũng có người tài giỏi không kém gì nam giới. Golda Meir khi xưa là nữ thủ tướng của Israel lúc đang có chiến tranh với khối Ả rập. Bà Von der Leyen là đương kim Chủ tịch Ủy ban Châu Âu. Marie Curie, nhà vật lý, nhà hóa học nữ đầu tiên trong lịch sử đoạt hai giải Nobel, đã được tôn vinh là nữ khoa học gia vĩ đại nhất mọi thời đại, v.v..
            Nhưng do thể chất bẩm sinh là yếu hơn nam rất nhiều về sức mạnh tinh thần và nhiều mặt khác + chức năng thiêng liêng duy trì nòi giống đòi hỏi họ phải nằm nhà nuôi con, nên họ không thể đảm nhận vai trò lãnh đạo quân sự, và tính trên tỷ lệ, họ là thiểu số trong thành đạt đỉnh cao so gới nam; chứ không ai cấm họ vươn cao trừ trong các chế độ thời phong kiến và Hồi giáo.
            Không nhiều người trong họ làm được lãnh tụ đất nước vi họ không thể, chứ không ai cấm.
            Thay vào đó, họ làm mẹ của lãnh tụ cũng đã là quá đủ oách rồi, phải không BM?

    • @ Ban Mai,
      Hôm nay sao bổng dở chứng thế. Thời của KT khác xa một thiên hà với thời của M. Luther King mà. Dẫu ông mục sư da đen nầy có chui vào lại thời KT , chắc chắn ông suy nghĩ sẽ rất rất khác về phụ nữ.
      Thời nào ý thức hệ nấy, chưa kể phong tục tập quán còn khác xa nhau tuỳ địa lý lịch sử mỗi vùng.
      Ngay cả bây giờ cuối năm 2023, vẫn còn tệ trạng coi rẻ phụ nữ ở nhiều nơi như Afghanistan, nhiều vùng ở châu Phi, và phần lớn các quốc gia Hồi giáo, kể cả các chế độ độc tài!
      VC điều nữ gv đi chuốc rượu cho quan lại ăn nhậu thời thằng bộ trưởng gd nói ngọng phùng xuân nhạ đó, phải không?
      * Nhân tiện, xin phép BM cho nhắn vài lời với còm sĩ LcL:
      Văn tức là người. Sao anh lại liên hệ một vđ nghiêm chỉnh là nữ quyền với đĩ điếm chỉ qua lời nói bình thường rất trong sáng “chị em ta”; nhất là anh lại chủ tâm nhắn cho một phụ nữ?
      Tôi ít khi vào đây, nhưng thấy khiếm nhã thì phản ứng, vậy thôi.

      • Trước khi you phê bình, you nên đọc cẩn thận. Câu tôi trích là của còm sĩ Nguyễn Văn Mười- Thanh tra CP, chứ đâu phải là của Ban Mai. Cho nên, tôi trả lời cho NVM, chứ đâu trả lời cho BM.

        Nghĩa của ” Chị Em ” và ” Chị Em Ta “, khác nhau 1 trời 1 vực, thế mà you không hiểu. Đầu óc của you có vấn đề ?. You là đứa THÙ DAI, vì tôi đã phê bình you rất thẳng thắng, trong vụ Mật Ước Thành Đô.

        Có người nói rằng : you có 1 nick khác là VC bỏ đảng ( nhưng rất tiếc là không có bằng chứng ). Tôi đã từng gọi nick ” VC bỏ đảng ” là VC NẰM VÙNG.

        Rút kinh nghiệm nhé ! Lần sau đừng có SỚN SÁC !.

        LCL.

        • Chào anh LCL
          Anh góp ý thì tôi xin ghi nhận. Việc anh hiểu như thế nào là do cá nhân. Xin hiểu là “chị em chúng ta”.
          Cảm ơn anh.

          • Chào Anh NVM.

            Cám ơn Anh đã trả lời. Nếu Anh viết : CHỊ EM CHÚNG TA, thì quá đúng, tôi không bao giờ lên tiếng.

            Tôi không biết tuổi của Anh, cũng như Anh người MN hay MB. Những người sinh từ 1930 đến 1955 ở MN, đều biết rõ nghĩa của CHỊ EM TA là không tốt.

            Vì Huệ Phan viết : ” CHỊ EM TA là lời nói bình thường, RẤT TRONG SÁNG ” “, tôi thấy hắn QUÁ NGU, mà muốn lên mặt Dạy người khác, nên nổi nóng, CHỬI ngay.

            Hắn muốn nhờ Cô BM công kích tôi. Một thằng LÍNH TRẬN như tôi, đã nhiều lần ” vào sinh, ra tử “, thì SỢ gì ai. Tôi chỉ SỢ LẼ PHẢI.

            Thân. LCL.

          • Tôi có người quen, một anh trước 1975 làm thợ ở hãng đúc gang. Anh ta có một vợ và mười đứa con. Người quen thường gọi anh là “Bảy đúc” thì không sao. Không hiểu tại sao anh ta lại giãy nảy mỗi lần tôi thân mật gọi…lích lem của hắn. Thôi thì lỗi tại tôi mọi đàng. Chúc anh vui khỏe.

        • @LCL
          Người biết tự trọng thì không viết tự làm thấp thấp nhân cách của chính mình.
          Không chửi bất cứ ai ngu khi trao đổi và đừng chụp mũ bất cứ ai nếu không biết về họ.

  8. Khác nhau căn bản của thời đại phong kiến và ngày nay là từ những quốc gia ông Vua làm chủ thiên hạ tiến tới DÂN CHỦ, dân làm chủ, nhà nước và chính quyền là của Dân và do Dân bầu chọn.

    Các quốc gia cộng sản, như VN cộng sản hoặc như Tàu cộng sản chẳng hạn, cộng sản cai trị đất nước và dân chẳng khác gì thời phong kiến vua chúa cai trị mà còn ác độc hơn chế độ phong kiến vì không có bất cứ một sự tự do nào tồn tại dưới chế độ cộng sản.

    Vua xưa cũng từ nổi lên cướp chính quyền và truyền lại đời sau, chẳng khác gì cộng sản ngày nay. Chẳng có dân chủ. Ai mạnh thắng thì làm vua, ai thua bị cho là giặc. Và cộng sản cũng vậy, họ nổi lên cướp nước cướp chính quyền.

    Các ông Khổng ông Mạnh cũng giống như các “nhà trí thức” cộng sản ngày nay, dùng lời nói để bảo vệ chế độ. Các ngài dạy, đứng về mặt đạo đức và xã hội là để an dân và trị quốc an bình là đúng, để ông vua tiếp tục làm vua cai trị, nhưng về mặt chính trị thì chẳng khác gì là tuyên truyền như cộng sản tuyên truyền ngày nay để cộng sản được tiếp tục nắm quyền lực cai trị đất nước. Lời nói của mấy ngài ngày xưa có tác dụng để trị quốc an dân nhưng coi quốc gia là của Vua chứ không phải của Dân. Chẳng khác gì cộng sản cai trị đất nước với mấy anh trí thức đỏ ngày nay.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên