Đi nghe nhạc Trần Hải Sâm ở San Jose

20
Nhạc sĩ Trần Hải Sâm trong chiều nhạc “Tôi vẽ đời em”

Chiều Chủ Nhật 21/5 vừa qua chương trình nhạc “Tôi vẽ đời em: dòng nhạc Trần Hải Sâm” đã diễn ra trên sân khấu Elizabeth A. Hangs tại Santa Clara Convention Center với sự tham dự của gần 700 khán giả yêu thích văn nghệ vùng San Jose, trung tâm sinh hoạt văn hoá của người Việt ở miền bắc California

Chương trình hết vé trước đó cả tuần nên một số khách chọn cách mua vé tại chỗ trước giờ khai mạc đã phải thất vọng ra về vì không còn vé. Nhiều người đến nghe là vì sự quí mến dành cho một nhạc sĩ vùng Thung lũng Hoa vàng, có người vì tò mò muốn biết về một dòng nhạc mới.

Nhạc sĩ Trần Hải Sâm người gốc Hà Nội, qua Mỹ từ cuối thập niên 1990 như là một sinh viên ban thạc sĩ ngành nhân văn tại Đại học Oregon. Sau khi tốt nghiệp, cô về California sinh sống và mới chỉ bước vào con đường sinh hoạt nghệ thuật trong vòng ba năm qua. Đến nay cô đã sáng tác khoảng 100 ca khúc, một số đã lên Youtube, thể hiện qua các giọng ca được nhiều người biết đến như Quang Dũng, Trần Thu Hà, Hương Lan, Hồng Nhung, Diễm Liên, Tuấn Ngọc, Nguyên Khang, Thế Sơn v.v…

Chúng tôi đến thính đường đúng 2 giờ 30 chiều như ghi trên vé. Bên ngoài hành lang gặp mấy bạn trong nhóm cựu sinh viên Đại học Berkeley và các bạn khác từng gặp nhau trong các buổi văn nghệ bỏ túi ở nhà Sâm. Đến 3 giờ chương trình khai mạc với đôi lời của anh Lý Trần, trưởng ban tổ chức.

Nhạc sĩ Diệu Hương, tác giả của các ca khúc nổi tiếng như “Vì đó là em”, “Phiến đá sầu” đã giới thiệu nhạc sĩ Trần Hải Sâm và dòng nhạc của cô. Hai người nữ nhạc sĩ, một từ Quận Cam và một từ Thung lũng Hoa vàng có dịp quen biết nhau trong gần một thập niên qua và có chung niềm đam mê âm nhạc nên thân thiết với nhau qua những lần cùng đi chơi, qua những bữa ăn, những buổi văn nghệ bỏ túi ấm cúng tại tư gia của vợ chồng nhạc sĩ Trần Hải Sâm và phu quân là luật sự Đinh Ngọc Tấn. Theo Diệu Hương, những ca khúc của Trần Hải Sâm là những dòng nhạc văn vẻ, duyên dáng và dễ thương, ca từ của nhạc Trần Hải Sâm cũng là những thương yêu, hờn giận nhưng giầu cảm xúc và đầy khát vọng của một loài chim lạ, hướng về những chân trời mới lạ, sâu thẳm.

“Tôi vẽ đời em” gồm 29 ca khúc của Trần Hải Sâm, hầu hết là những bài hát không nằm trong số hơn 20 ca khúc đã được phổ biến trên Youtube.

Diễm Liên và Thế Sơn trong một bài song ca (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Bốn ca sĩ “cây nhà lá vườn” vùng San Jose là Đồng Thảo, Diệu Linh, Anh Tuấn và Quang Khải đã khai mạc chương trình bằng “Tình đến” với âm điệu tươi vui, du dương

Tình đến

Cho màu mắt úa em tôi dịu êm

Nghe từng hơi thở xua tan màn đêm

Yêu cài lên tóc, em buông niềm đau

Đêm dài nương náu, ta mơ ngày sau…

Mỗi ca khúc của Trần Hải Sâm là cảm xúc về một chuyện tình, từ phương Đông cổ xưa với mối tình éo le giữa Thuyền Quyên là cô học trò với người thày dạy mình là Khuất Nguyên. Bài hát do Hương Lan thể hiện:

Dòng đời ai tắm bên sông nhớ

Đẩy tấm Thuyền Quyên dạt bến chờ

Giọt tình ai khóc đêm trăng ấy

Cạn hết lòng chưa đặng ghé bờ

Bên trời Tây có chuyện tình giữa một nhà văn và cô gái làng chơi, trong tác phẩm cổ điển “Trà hoa nữ” của Alexander Dumas fils đã là nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ viết lên ca khúc “Nhân dáng một niềm đau” mà Nguyên Khang cho là khó hát nhất trong các bài hát của Trần Hài Sâm mà anh thể hiện. Nguyên Khang kể là trong những lần tập dượt với nhạc sĩ Vũ Quang Trung, người lo phần hoà âm phối khí cho chương trình, anh hay nói đùa là nên đổi tên thành “Nhận dạng một niềm đau” vì có ai biết được nhân dáng của niềm đau ra sao.

Yêu em nhung gấm phôi pha

Yêu em hương phấn trăng hoa

Yêu em mơ ước phai nhoà

Yêu em tình đau bội xoá. Xoá yêu đi…

Nhạc Trần Hải Sâm có những khúc dân ca, những bài ca mang âm hưởng cổ truyền với giai điệu ngũ cung đã đem đến cho khán giả sự cảm nhận gần gũi với văn hoá Việt, với quê nhà Việt Nam. Ca khúc “Tiếng quê” đã được Ý Lan thể hiện mang nét truyền thống của quê hương:

Ý Lan trong tà áo dài duyên dáng (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Ai về, về thăm chốn, chốn quê xa

Cho tôi là tôi gửi chút ớ,

miếng quà, là quà nước non

Ầu ơ tiếng nước trong nôi

Chiều hôm ai hát ớ, chứ đứng ngồi,

đứng ngồi mà tiếng quê

Mấy năm vừa qua nạn dịch Covid-19 giết chết mấy chục triệu người trên thế giới và Việt Nam cũng không tránh được thảm hoạ này. Trần Hải Sâm đã viết mấy ca khúc về nỗi kinh hoàng và niềm đau do dịch gây ra cho nhiều gia đình người Việt ở quê nhà. Một trong những ca khúc được nhiều người nghe trên Youtube là “Một ngày trên quê hương tôi”, hơn 200 nghìn lượt xem, với giọng hát Trần Thu Hà, mà một bạn trên Facebook là Sĩ Nguyễn sau khi nghe đã gửi bình luận như sau: “11h trưa ngày 4/8/2021 người Chồng ra đi, 11h 30 trưa ngày 4/8/2021 (tức là 30 phút sau, cùng ngày) người Vợ nối gót ra đi bỏ lại đứa Cháu 2 tuổi vì thế nghe Trần Thu Hà hát tôi muốn nghe và ko muốn nghe. Đau Đớn Lắm.” Lời chia sẻ trên khiến Trần Hải Sâm cảm động và viết lên ca khúc “Ầu ơ lý mồ côi” đã được ca sĩ Hương Lan trình bày trong chương trình.

Mồ côi tội lắm ai ơi 

Sông sâu vắng mẹ ngược đồi thiếu cha

Cò con lẻ bóng sương sa

Đìu hiu bếp lửa mẹ cha không còn

Trong phần giới thiệu bài hát này, nhạc sĩ Trần Hải Sâm tâm sự: “Thảm dịch đã lấy đi biết bao nhiêu sinh mạng những người con của Sài Gòn.  Con mất cha, vợ mất chồng, con thơ mất mẹ… Sinh ly tử biệt luôn là nỗi đau tận cùng của những mất mát tổn thương. Càng đau lòng hơn khi người ở lại là những em bé mồ côi không nơi nương tựa, đôi mắt ngây thơ buồn ngơ ngác không tìm ra một điểm náu, bàn tay quá bé nhỏ không nắm nổi một niềm tin.”

Hương Lan đến với chương trình qua những khúc dân ca đã nhận được những tràng pháo tay nồng nhiệt từ khác giả.

Hương Lan hát dân ca “Lý mồ côi” gây xúc động trong lòng khán giả (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Chủ đề của chương trình nhạc hôm nay là “Tôi vẽ đời em”, theo lời giới thiệu của Trần Hài Sâm là “Trong bức tranh ‘Tôi vẽ đời em’, chúng ta không thấy rõ ràng các nét như môi, mắt, mũi, miệng… mà người thiếu nữ được phác họa bằng những hình ảnh trừu tượng:

Ngồi yên em nhé, tôi vẽ đời em

Hồn nhiên như nắng, tuổi mới chạm vai

Bàn tay bé dại, nâng niu cuộc tình

Về hình ảnh “tuổi mới chạm vai”, trong nhận thức của Trần Hải Sâm, đôi vai tượng trưng cho sự gánh gồng, cho lo toan vất vả. Đôi vai là sự trải nghiệm của cuộc đời, là bề dày của cuộc sống. “Tuổi mới chạm vai” mang hình ảnh người con gái đang ở cái độ tuổi trăng tròn, vừa mới bước vào, chạm vào cuộc đời này.

Đứng trước cái vẻ đẹp trong trắng thơ ngây của “tuổi mới chạm vai” đó, người thi hoạ sĩ ngã lòng yêu, nhưng đã ở cái tuổi xế chiều:

Đời tôi như gió, nhặt lá vàng rơi

Mùa thu quá vội, đi ngang phận người 

Nên người thi họa sĩ chỉ yêu một cách tôn thờ và muốn vẽ lên một bức tranh tình yêu, như muốn giữ lại muôn thủa cái vẻ đẹp ngây thơ, hồn nhiên đó.”

Ca sĩ Trọng Bắc đến từ Sài Gòn góp mặt trong chương trình (Ảnh: Bùi Văn Phú)

“Tôi vẽ đời em” đã được trình bày qua giọng hát Trọng Bắc, một ca sĩ từ Sài Gòn vừa đến California được mấy hôm, với âm điệu qua nhiều cung bậc và được khán giả chào đón một ca sĩ từ phương xa với một bài ca mới bằng những tiếng vỗ tay vang.

Với những ca khúc chưa quen thuộc với người yêu thích văn nghệ, các ca sĩ đã mang đến cho khán giả chiều hôm đó những khám phá về dòng nhạc của Trần Hải Sâm, qua Diễm Liên với “Tình cát”, “Thu lỡ làng” hay song ca với Thế Sơn qua “Tình đã quên lối”; qua Đồng Thảo với “Mộng tàn canh”, Anh Tuấn với “Quên lối đường tơ” hay Diệu Linh qua “Thu khát”, Quang Khải với “Nỗi đau của ngày”.

Thính đường đông kín khán giả tham dự chương trình (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Chấm dứt chương trình, một người quen nói với tôi rằng chị đã rơi nước mắt khi nghe Hương Lan hát bài “Lý mồ côi”. Một bạn khác nhận xét nhạc Trần Hải Sâm có vài ca khúc dễ đi vào lòng người và khen ban tổ chức đã thành công trong việc giới thiệu một nhạc sĩ mới và đã được sự chú ý của giới yêu thích văn nghệ đến dự đông kín cả thính đường.

Đối với người nhạc sĩ, như lời cô tâm sự khi bước ra sân khấu giới thiệu dòng nhạc của mình trong buổi chiều hôm nay, là:

“Sau ba năm sáng tác, hôm nay Trần Hải Sâm được đứng ở đây, trong một khán phòng rộng lớn như vầy, được chia sẻ với quý vị những ca khúc của mình, thực sự là một bất ngờ kỳ diệu, một bước rẽ đặc biệt đối với Trần Hải Sâm. Âm nhạc đến với Sâm một cách rất tình cờ. Có lẽ đó là sự an bài của Thượng Đế.

Mỗi sáng tác như một bông hoa dại sau vườn nhà, sần sùi những cảm xúc, thô ráp những nỗi đau, hay ngất ngư một niềm vui bình dị. Những bông hoa dại đó chỉ mong được được mang nhựa sống của mình toả hương làm đẹp cho đời.

Dòng nhạc Trần Hải Sâm như một con thuyền chở đầy những bông hoa dại đó và muốn được ra khơi. Sự có mặt của quý vị trong live show này giúp tạo nên dòng nước đầu tiên để đưa con thuyền ấy ra khơi.”

Bùi Văn Phú

20 BÌNH LUẬN

  1. “ ầu ơ tiếng nước trong nôi “ mà con chó dại đặt câu hỏi là “ nước gì ?!” . Nó là câu nhạc của Phạm Duy “ tiếng nước tôi từ lúc nằm nôi “ đí ngài “ học giả “ ạ !!

  2. Lời ca robotic máy móc trong nhạc THS

    THS, cái tên Tàu đến 90%. Không gốc Tàu thì cũng là người mê Tàu. Kiểu như có người lấy tên Tàu Lý Nhã Kỳ vậy. Họ Trần người Tàu rất nhiều. Phụ nữ VN hiếm ai tên Hải Sâm. Có những cái tên đọc lên thì biết là Tàu hay Việt. Thí dụ: Lý Tiểu Yến, Vương Thục Quyên, Phùng Hiểu Tuyền, Quách Thái Phụng … Có nhiều % bà này người Tàu lai Việt.

    Nhân dáng một niềm đau
    (THS)

    Tôi yêu em bờ môi hé nhân gian
    Buông dung nhan cài hương tóc miên man
    Môi đi hoang từng hơi thở địa đàng
    Nét cong yêu huyền phơi cơn khát trần gian

    Phân tích:

    . Tôi yêu em bờ môi hé nhân gian => môi hé thì chỉ thấy nhăn răng chứ nhân gian gì ở trong đó.

    . Buông dung nhan cài hương tóc miên man => nhan là khuôn mặt, dung nhan chỉ giới hạn trên khuôn mặt. Khuôn mặt không thể di động như tay chân nên không thể nói buông hay nắm được. Lại còn cài hương tóc miên… man nữa thì đếc biết là rì cả.

    . Môi đi hoang từng hơi thở địa đàng => hơi thở yếu mạnh hoặc thơm hay … thúi , hơi thở địa đàng chắc là mới ăn mắm tôm chưa kịp đánh răng.

    . Nét cong yêu huyền phơi cơn khát trần gian => nét cong của phụ nữ chủ íu là bộ phận cái … đíc. Huyền phơi là lòi ra màu đen thui. Hổng rõ bà này thèm khát cái gì ở cái … đíc dzậy ta. Hổng lẽ ghiền hửi … địc ! Ha ha ha !

  3. Trần Hải Sâm
    Nhạc nhái, xào, và ngáo ngố

    Nhái là nhái giai điệu nhạc Diệu Hương đến 95 %. Xào là chiên xào lộn xộn những chữ lời ca vốn đã có trong ca khúc Diệu Hương. Ngáo ngố là ngây ngô ngớ ngẩn bởi những từ, ngoài của Diệu Hương, mà Trần Hải Sâm thêm vào.

    Phân tích:

    Cài nút yêu
    (THS)

    Về bên yêu nhé, mơ ước hanh hao
    Tình lao xao gió, no giấc chiêm bao
    Ngọt môi đong nắng, đôi mắt em nâu
    Ngơ ngác mưa ngâu, rơi đầy phím yêu

    Tình tôi như nắng, ươm những tương tư
    Chờ em cơn gió, lay giấc yêu xưa
    Đời rêu theo đá, cho tháng năm xanh
    Đêm dẫu phong phanh, ta cài nút yêu

    . Về bên yêu nhé, mơ ước hanh hao => hanh hao là nắng nóng bức khó chịu khi độ ẩm, humidity, kém. Đã mơ ước mà còn bực bội khó chịu là cái quỷ quái gì, ngố.

    . Tình lao xao gió, no giấc chiêm bao => câu trên hanh hao nóng bực bội xuống câu dưới thì ô tô ma tíc lao xao gió chỏi… ngang rùi. Chiêm bao là ngủ nằm mơ mà lại “no giấc” thì ngủ thẳng cẳng đếc có chiêm bao mộng mị gì cả, ngáo.

    . Ngọt môi đong nắng, đôi mắt em nâu => hình tượng cái môi gồm các thớ thịt mềm. Bản chất cái môi không có chiều sâu của dung tích, volume, thì làm sao đong … nắng được, ngớ ngẩn

    . Ngơ ngác mưa ngâu, rơi đầy phím yêu => mưa ngâu là mưa tháng 7 tầm tã sụt sùi thì ngơ ngác là cái đếc rì rậy, ngơ ngác diễn tả sự ngây thơ trong trắng con nai vàng ngơ ngác, trong khi mưa ngâu diễn tả sự chia lìa thương nhớ nước mắt đầm đìa, lẩm cẩm.

    Nhạc nhái xào luộc, nhạc Mít … đặc ! Ha ha ha

    • So sánh với Nguyễn Hữu Liêm thì sao? Bên tám lạng, người nửa cân? Liêm triết lên là bà con ngọng, chả hiểu viết cái gì. Mà có cần phải hiểu? Có cần “no giấc chiêm bao”? “Cái ngủ mày ngủ cho lâu…”

    • Cách xài chữ,chọn lựa
      chữ Việt theo kiểu bây
      giờ, của giới “Văn chương
      XHCN”,có nhiều điều đáng
      bàn .

      Đọc những bài thơ của
      mấy nhà thơ thời đại mới,
      lớn lên trong cái nồi văn
      học nghệ thuật của “người
      Miền Bắc có lý luận”,có
      nhiều điều đáng chê trách.
      THS đã sống và giáo dục
      bởi cái xã hội đó,nên bị
      ảnh hưởng rất nặng nề.

      Bài Cài Nút Yêu của THS
      ,có thể nói là một bài tiêu
      biểu ,mang hầu hết những
      đặc thù của “hậu văn chương
      XHCN”. Hãy coi đây như một bài thơ.

      1/ Hậu chứng xài những chữ bóng bẩy,
      cố nhồi nhét vào những chỗ không cần
      thiết của câu văn .

      “Về bên yêu nhé,mơ ước hanh hao.
      Tình lao xao gió ,no giấc chiêm bao
      Ngọt môi đong nắng,cho mắt em nâu
      ……. “

      Một vài chữ mới lạ,sẽ tạo
      cảm giác ,hình ảnh độc
      đáo cho đoạn văn,câu thơ.
      Nhưng nhồi nhét nhiều quá
      sẽ trở nên nhàm,nhảm,
      và tối nghĩa .

      Những chữ: yêu,hanh hao,
      no,đong, …được thay đổi
      để tạo hình ảnh mới lạ,nhưng bị lạm dụng quá
      nhiều,trở thành vô bổ ,vô
      lý .

      Hãy sửa lại để so sánh,theo ngôn
      ngữ đời thường.

      Về bên “em” nhé,mơ ước “hư hao .”
      Tình lao xao gió, “đầy” giấc chiêm bao.
      Ngọt môi “nhuộm” nắng,cho mắt em nâu.
      …… “

      2/ Hoán đổi trạng từ,tĩnh từ nhiều quá ,
      một cách vô tội vạ,đôi khi cả danh từ nữa:

      “Cài nút …yêu” .Chữ “yêu “ được xử dụng
      như danh từ,động từ hay tính từ ?
      “Tình lao xao gió “ ,tình như ngọn gió lao xao
      hay gió thổi cuộc tình một cách lao xao ?
      …..
      Dùng ít ít thôi ,xài nhiều quá,chẳng những
      gây ra hội chứng nhàm ,không tăng hình
      ảnh,âm thanh ,mầu sắc của câu văn là mấy ,
      đâm ra lù mù ,tối nghĩa.

      Còn chừa chút xíu cho
      đầu óc ,cảm được cái nghệ
      thuật ,chớ hơi đâu suy nghĩ hoài

  4. “ Khang kể là trong những lần tập dượt với nhạc sĩ Vũ Quang Trung, người lo phần hoà âm phối khí cho chương trình, anh hay nói đùa là nên đổi tên thành “Nhận dạng một niềm đau” vì có ai biết được nhân dáng của niềm đau ra sao.“. —-
    Trích

    Nguyên Khang tuy là nói
    đùa, nhưng rất đúng .
    “Nhân dáng” xài như một
    động từ,trở thành tối tăm,
    khó hiểu,đôi khi vô nghĩa.

    “nhận dạng” mới là động
    từ .

    • Nhân dáng là hình ảnh. Nhạc và lời “vẽ” niềm đau thành bức tranh hữu hình có thể nhìn thấy được. Nhận dạng là phân tích niềm đau, không nằm ở âm nhạc. Có điều làm ra vẻ đam mê không phải là đam mê, làm ra vẻ sáng tạo không phải là sáng tạo. Cái gì thực sự tiềm ẩn tự nó sẽ lan tỏa như hương thơm của hoa. Cách mà bà THS thể hiện rất “có vẻ”, chỉ vậy thôi. Vui nghen siu fu hihi

      • Trong tự điển (trường
        phái “old school “ )của
        tôi ,không tìm được
        nghĩa của chữ:”nhân
        dáng”. Tôi không cả
        quyết là chữ này do
        THS phịa ra ,thường
        thường thì mấy tay
        triết gia hay thi sĩ hay
        tạo ra những chữ mới,
        còn nhạc sĩ thì bợ về
        và xài lại. THS đặt lời
        nhạc như là một bài
        thơ mang một chút
        “suy luận” của nhân
        tình,đời sống. Nếu
        là bài nhạc ,có thể
        coi phần chữ nghĩa
        không quan trọng,
        âm thanh của giọng
        nói,hát như một nhạc
        cụ. Nếu là bài thơ,thì
        ngược lại .

        Nhạc của THS ,không
        biết phải “thưởng thức “
        kiểu nào cho đúng .

        “Dòng nhạc Trần Hải Sâm như một con thuyền chở đầy những bông hoa dại đó và muốn được ra khơi. Sự có mặt của quý vị trong live show này giúp tạo nên dòng nước đầu tiên để đưa con thuyền ấy ra khơi.”

        Hy vọng con thuyền
        này sẽ ra khơi,riêng
        tôi có một chút do
        dự và cảm thán cho
        ngôn ngữ Việt. Biết
        trách ai đây ,dòng đời
        cộng với dòng ngôn
        ngữ Việt vẫn lặng lẽ
        trôi theo hướng mà
        nó sẽ trôi .

  5. Tò mò vào trang nhạc của
    Trần Hải Sâm .

    Mỗi bài hát được đưa lên
    màn ảnh “đại vĩ tuyến “(nhớ mấy cái
    quảng cáo xi la ma ,thời xưa quá,nên
    xài lại đồ cũ). Bài nhạc nào cũng có phụ
    đề (hát bằng tiếng Việt,phụ đề tiếng …nôm )

    Nếu không có phụ đề,chắc không ai rõ
    được ca sỹ đang hát chữ nào . Lời của
    bài hát thật trúc trắc ,cách đặt câu thật
    khó hiểu . Nhiều chỗ rất tối tăm về văn
    phạm đanh từ được dùng như động từ …
    những chữ mới lạ ,tân kỳ được đặt kế vị
    trí tối tăm,khó hiểu ,bị mờ mịt …
    Chắc là kiểu đặt câu của những người
    lớn lên ở giai đoạn bây giờ. Cứ nhồi
    nhét những chữ mang hình ảnh trái
    ngược nhau để tạo ra một thứ hình
    ảnh ,ngôn ngữ vặn vẹo mới, đâm ra
    không mới được bao nhiêu,chỉ thêm
    tối nghĩa .

  6. @ BM

    Lời ca khúc TCS

    Lời ca khúc TCS ai cũng biết là lãng mạn, du dương, thơ ca. Đó là nói chung đặc tính, còn về ngữ pháp và cú pháp thì tuy TCS tỏ ra tân kỳ hay lập dị không giống ai, nhưng câu ca ý nhạc của mỗi bài nhạc TCS đều được sắp xếp rất văn chương văn học. Tân kỳ là mới lạ, hoàn toàn khác với ngớ ngẩn và vô nghĩa. Thí dụ bài “Như Cánh Vạc Bay” được xem là cách hành văn tân kỳ độc đáo của TCS sau đây:

    Nắng có hồng bằng đôi môi em
    Mưa có buồn bằng đôi mắt em
    Tóc em từng sợi nhỏ
    Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh.

    Gió sẽ mừng vì tóc em bay
    Cho mây hờn ngủ quên trên vai
    Vai em gầy guộc nhỏ
    Như cánh vạc về chốn xa xôi

    Tóc, trong tiếng nói trong văn chương được ví với suối, mây, suối tóc tóc mây. Vai gầy ví với hình ảnh con cò con vạc cao gầy rất phổ thông và hợp lý. Lời ca TCS vì vậy như một bức tranh thiếu nữ rất đẹp.

    Chứ không ngớ ngẩn lẩm cẩm thô tháp dễ gây hiểu lầm hiểu ngược, kiểu như sau đây của Trần Hải Sâm:

    . Ầu ơ tiếng nước trong nôi => nước trong nôi dễ hiểu lầm là nước … đái con nít.

    . Bàn tay bé dại, nâng niu cuộc tình => đã bé dại thì làm sao nâng niu cuộc tình của người lớn.

    THS cố gắng bắt chước Diệu Hương hoặc Trịnh Công Sơn đặt lời ca khúc trữ tình và tân kỳ. Nhưng THS bản chất không phải là nghệ sĩ vốn cần có một cảm thức đặc biệt trời cho, nên Sâm không làm được điều này. Ca khúc THS toàn cóp nhái xào luộc nhạc Diệu Hương 3 phần và Trịnh Công Sơn 1 phần. Tiếc là người Việt hiện nay không còn đức tính tự trọng và thẳng thắn của người cầm bút cho nên cứ lền lền ùi ùi cười cười cho qua. Thế thôi

    • Bác TH khó tính quá.
      Đã là Hải Sâm + bé tí…râu mực với nước nôi mới thành…lẩu hải sản chớ…ha..ha ha!

  7. Hi bác TH,

    Hihi tui nghĩ khác bác, giống như vụ Tô Thùy Yên. Với TTY thì bác “rộng lượng” khi cho rằng thơ ổng nhiều khi bí hiểm nhưng “rất thơ” (poetic) còn với bà nhạc sĩ THS lại đòi thực tế.

    Ví dụ “Ngồi yên em nhé, tôi vẽ đời em” bác coi như một người ngồi làm mẫu cho thợ vẽ. Tui thì “rộng lượng”. “Ngồi yên” là tĩnh lặng. Chỉ có tĩnh lặng mới “thấy” được đáy sâu mà những lao xao bề nổi làm mờ đi. “Tôi vẽ đời em” là khám phá cái sâu lắng đọng đó. “Hồn nhiên như nắng, tuổi mới chạm vai” là nắng sớm, mưa chiều. Nắng đó, mưa đó… đến và đi bất chợt. (Ở vùng biển hay Sài gòn nắng mưa bất chợt là chuyện thường tình) Mất cái “bất chợt” đó là không còn trẻ nữa! “Tuổi mới chạm vai” là vừa bước chân vào đời. Vì bước chân vào đời nên bỡ ngỡ đã “nâng niu cuộc tình”…

    Còn “Tôi như gió”, là tôi hiện hữu nhưng vô hình. Thấy mây bay, lá rụng là biết có gió nhưng gió vô hình. Đến khi “lá rụng” là vào Thu. Đời vào Thu là đã bước vào tuổi xế chiều, “đã đi ngang phận người”!…

    Nếu đòi hỏi ngữ/nghĩa gõ gàng thì nàm thao giải thích được lời nhạc Trịnh Công Sơn? Cho nên chỉ bàn ninh tinh vậy thui chứ không thì… huumm dài thoòng.

    Vấn đề ở đây, theo tui, bẩm sinh bà THS (có thể) là người thích “thương vay, khóc mướn”. Nghệ sĩ “đa tình” mờ hihi (như Trà Hoa Nữ, Thuyền Quyên… ông tác giả có nhắc đến) Trái ngược, TTY lại dùng chuyện huyễn (đá Tiên tri”, con “vượn” thành thiếu nữ (như giải thích của bác) để gửi niềm đau THẬT!

    Như vậy cũng là nghệ sĩ nhưng bà THS và TTY trái ngược nhau.

    Chuyện chính, là chỉ 3 năm mà bà THS “xuất bản” (chữ thời thượng đó nghen hihi) 100 bản nhạc. Vậy 10 ngày/bản. Nhạc sĩ, hát sĩ ngày trước đa số nhờ năng khiếu bẩm sinh, không có thực học, xa rời ánh đèn màu là khốn, nên họ sống chết với nghề. Cứ nghĩ bà THS có chồng là luật sư nên không lo sinh kế, không lo việc nhà thì tính “thương vay khóc mướn” (như tui nghĩ) thuộc loại “khủng”! Nếu thế thì nhạc viết ra liệu có thể hiện được chiều sâu thực của phận người như ý bả “phát biểu” mà ông tác giả ghi lại?

    Thêm điều nữa là ông tác giả cho biết thực học của bà THS, phải chăng muốn “xác nhận” là “tài năng thứ thiệt” chứ hổng phải như “đám xướng ca vô loại”?

    Còn chuyện “cháy vé” của show chào hàng vì dàng ca sĩ gạo cội hay vì tài ngoại giao và quảng cáo của người Bắc (là nghề của chàng mờ hihi) thì khó biết.

    Huhu long weekend nắng và biển thì kem gì bôi lên cũng cháy, gãi lột da. Có điều “cháy “ mà hổng có “khô” chớ “cháy khô” luôn thì tiêu đời hihi… Vui thôi nghen bác.

  8. Ai có công thống nhứt Tổ Quốc?

    Sử gia triều Nguyễn thời phong kiến
    Rằng chính Gia Long người có công
    Năm 1802 thống nhất đất nước
    Người có công thống nhứt non sông!

    Sử gia mọi rợ thời cộng sản
    Rằng đảng và bác nó có công
    Đánh đuổi bọn đế quốc tư bản
    Gom về một mối cả núi sông!

    Lập đi lập lại nghe chán ngấy
    Vậy chớ ai cho ta mùa xuân
    Xuân Đống Đa – mùa xuân chiến thắng?
    Anh hùng áo vải Vua Quang Trung!

    Bạn thấy trước mặt Tòa Đô Chánh
    Tưởng nhớ người anh hùng xuất chúng
    Được mang tên nông dân Tây Sơn
    Đại lộ Nguyễn Huệ lớn nhứt nước!

    Trên hai trăm năm rồi ai có nghe
    Lời giễu cợt Quang Trung Nguyễn Huệ
    Như đã từng nghe chính cụ nghè
    Cụ nghè Ngô Đức Ḱế cuốc mả:

    Ai về âm phủ nhắn Gia Long
    Khải Định thằng nầy phải cháu ông?
    Trong thời phong kiến triều đình Nguyễn
    ̀Cụ Phan coi vua cũng như không!

    Ai có công thống nhứt Tổ Quốc?
    Người anh hùng kiệt xuất Quang Trung!

    Nông Dân Nam Bộ

  9. Người VN và mặc cảm bệnh hoạn: thích nhái người khác và thích được người khác nhái !

    Nói chung ở đâu cũng vậy, sự bắt chước người nỗi tiêng đôi khi cũng rất tự nhiên bình thường. Thí dụ thời trang mặc giống tài tử điện ảnh nào đó. Hoặc công chúng ca hát giống ca sĩ nào đó. Tuy nhiên, nên phân biệt điều này: có thể bắt chước người mình yêu mến hâm mộ nhưng khi sự bắt chước cóp nhái xào luộc nhằm mục đích KIẾM TIỀN, có thu nhập tài chính thì sự bắt chước này đã vi phạm luật pháp và đạo đức.

    Đó là trong một xã hội văn minh và nghiêm minh. Chứ các xã hội rừng rú như VNCS hay China thì không thể nói. Ở Mỹ quý vị thử xào luộc nhái ca khúc của Taylor Swiff, thí dụ, và trình diễn bán vé thử xem sẽ biết ngay.

    Nhưng mà dân VN sống ngay tại Mỹ vẫn cứ nuôi dưỡng cái thói quen bệnh hoạn này. Thích xào nhái người khác và kinh doanh có thu nhập. Chẳng những vậy, chính người bị xào nhái cũng làm ngơ và còn tỏ ra khoái nữa chứ. Bệnh hoạn quá làm sao khá nỗi!

  10. Thuyền quyên, 嬋娟 là gì?

    THS rất dốt, xào nhạc người khác đã là sự vi phạm đạo đức lẫn pháp luật. THS còn rất dốt văn học tiếng Việt. THS viết từ “thuyền quyên” như dưới đây, Sâm nghĩ thuyền chắc là chiếc… xuồng. Dốt quá. Người viết nhạc cũng không cần phải là nhà ngôn ngữ học nhưng chí ít phải nắm vững những gì mình viết vào lời ca khúc chứ. Thuyền quyên viết với bộ nữ 嬋娟 theo từ điển của người Trung Hoa định nghĩa là người con gái xinh đẹp nói chung, cũng có nghĩa là bóng trăng sáng đẹp như khôn mặt chị Hằng trong tiếng Việt.

    trích ca khúc THS:

    Dòng đời ai tắm bên sông nhớ
    Đẩy tấm thuyền quyên dạt bến chờ
    Giọt tình ai khóc đêm trăng ấy
    Cạn hết lòng chưa đặng ghé bờ
    (Tình nhớ, THS)

    嬋娟, chán juān, thuyền quyên

    1. 形容月色明媚或指明月。 Hình dung nguyệt sắc minh mỵ hoặc chỉ nguyệt sắc, vầng trăng sáng
    2. 美女。 Mỹ nhân, người con gái đẹp

    唐.孟郊. Nhà Đường. Thi sĩ Mạnh Giao

    花嬋娟
    泛春泉
    竹嬋娟
    籠曉煙

    Hoa thuyền quyên
    Phiếm xuân tuyền
    Trúc thuyền quyên
    Lung hiểu yên

    Hoa thuyền quyên
    Trôi suối xuân
    Trúc thuyền quyên
    lồng sương mai

  11. Nhạc luộc nhạc xào
    Phân tích phần lời ca ngớ ngẩn vô nghĩa của THS

    Ai về, về thăm chốn, chốn quê xa
    Cho tôi là tôi gửi chút ớ,
    miếng quà, là quà nước non
    Ầu ơ tiếng nước trong nôi
    Chiều hôm ai hát ớ, chứ đứng ngồi,
    đứng ngồi mà tiếng quê
    (Tiếng quê, THS)

    . miếng quà, là quà nước non => đã là miếng là thể rắn solid, mà còn nước la` thể lỏng liquid thế nà thế nào, tiếng Việt nghèo nàn do xào trộn.
    . Ầu ơ tiếng nước trong nôi => nước trong nôi dễ hiểu lầm là nước… đái con nít, ngớ ngẩn.
    . Chiều hôm ai hát ớ, chứ đứng ngồi, đứng ngồi mà tiếng quê => tiếng quê gì mà đứng rồi ngồi, chắc tiếng đánh … dắm hả, thô quá.

    Toàn… bộ lời ca đều ấm ớ ngố ngáo như thế. Chẳng ra ngô khoai gì cả. Đúng là Mít … đặc. ha ha ha !

  12. Nghe văn thơ chưởi chế độ Cọng sản VN , nên nghe các cây bút lớn lên trong XHCN chười mới đả . Nghe nhạc nên nghe các nhạc sĩ miền nam thì mới thấm .

    Nghe nhạc của Trần Hải Sâm cũng như của Diệu Hương có thể gọi Tàm tạm , chưa có gì đặc sắc riêng biệt cá nhân .

    Bảy trăm vé bán sạch nhờ thành phần VN mới qua , Sinh viên VN du học sau 75 là chính . Không có gì đáng ngạc nhiên , ủng hộ gà mình !!!

    Nguyễn Ánh Chín phải lạy Đàm Vĩnh Hưng dừng hát nhạc của mình , không biết thầy Bùi v Phú có hiểu vì sao không ?

  13. Phong trào nhái, cóp, xào, luộc văn nghê, thời VC

    Trước đây, thời VNCH, trong làng văn nghệ văn, thơ, ca, diễn ma9c. nhiên mọi ngưo8ì tôn trọng sự sáng tạo của nghệ sĩ. Nếu lỡ mà bị phát giác đạo văn hay đạo nhạc, đạo tuồng thì ngưo8ì ta rất xấu hổ và coi như kết thúc sự nghiệp. Nhưng hiện nay, thời VC con người có khuynh hướng “mặt dầy” ra. Chuyện sao chép, nhái, xào, luộc người khác được coi là chiện nhỏ. Mặt dầy như da trâu chẳng ai ngạc nhiên. Đời đã có Chế Linh, Duy Khánh, Hoàng Oanh, Thanh Tuyền … thì thôi, nhưng mà không. Thêm hơn chục… rưởi anh chị nhái y chang các ca sĩ này để kiếm ăn cũng huề trớt không ai dám nói gì. Trong những lĩnh vực khác cũng vậy. Điều này cho thấy. Một, dân Mít đặc thời VC ngu quá không có tài năng. Hai, Chính sách tứ khoái của VC ăn ngủ đ. ía tất nhiên sản sinh ra con người không ngoài ăn ngủ đ. ỉa và cóp nhái.

    Quý vị vào youtube, gõ: nhạc Trần Hải Sâm. Quý vị sẽ nghe toàn bộ loại nhạc này. THS cóp, nhái, xào, luộc ca khúc của nhạc sĩ Diệu Hương tài danh rất ăn khác trước đây thập niên những năm 90s và đầu 2000s.

  14. Trần Hải Sâm, nhạc luộc !

    Bà này cóp pi nữ nhạc sĩ Diệu Hương nhiều quá. Bài nào cũng na ná lấy giai điệu melody ca khúc của Diệu Hương xáo trộn lộn xà ngầu. Còn lời thì dĩ nhiên phải đặt hơi khác khác chứ nếu không thì bị lộ. Tuy nhiên lời bài hát ngọng nghịu lấn cấn ngớ ngẩn chứ không văn chương lưu loát như Diệu Hương. Cũng dễ hiểu. Nếu Diệu Hương là nghệ sĩ sáng tác với một tâm hồn và tài năng thì Trần Hải Sâm làm nhạc với xảo thuật một cách máy móc quá rõ. Một thứ người máy.

  15. Trần Hải Sâm, nhạc nhái mì ăn liền!

    Phân tích phần lời ca ngớ ngẩn vô nghĩa của THS

    Ngồi yên em nhé, tôi vẽ đời em
    Hồn nhiên như nắng, tuổi mới chạm vai
    Bàn tay bé dại, nâng niu cuộc tình
    Đời tôi như gió, nhặt lá vàng rơi
    Mùa Thu quá vội, đi ngang phận người
    (tôi vẽ đời em)

    . Ngồi yên em nhé, tôi vẽ đời em => vẽ chân chung chứ vẽ đời cái gì, nổ.
    . Hồn nhiên như nắng, tuổi mới chạm vai => tuổi chạm vai là sao, ngáo.
    . Bàn tay bé dại, nâng niu cuộc tình => đã bé dại thì làm sao nâng niu cuộc tình của người lớn, ấm ớ
    . Đời tôi như gió, nhặt lá vàng rơi => gió thổi lá rụng thì làm sao nhặt lá, xạo
    . Mùa Thu quá vội, đi ngang phận người => 4 mùa qua đi rồi trở lại mỗi năm chứ quá vội đi đâu => lẩm cẩm

    Do đặc tính cóp, nhái,xào, luộc nhạc người khác cho nên hầu hết lời ca khúc, lyrics, của THS đều ngọng nghịu lấn cấn và ngớ ngẩn. Cũng dễ hiểu, vì chúng không xuất phát thực sự từ tâm hồn nghệ sĩ. Chúng được chiên xào từ nhiều tác giả khác nhau trong dòng nhạc trữ tình của Diệu Hương và vài tác giả khác thời VNCH.

    Tóm lại, nói chung thì dân Mít đặc cũng không có gì khá hơn mặc văn hóa nghệ thuật cho nên giới “văn công” nắm bắt khâu này bằng cách nhái luộc lại nhạc cũ của văn nghệ sĩ trước đây vậy thôi. Tiền nào của đó.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên