Hơn 20 năm trước tôi gặp Trần Hải Sâm, khi cô còn là sinh viên ban thạc sĩ của Đại học Oregon, là một cô gái đã tốt nghiệp ngành cổ sử Đại học Quốc gia Hà Nội với dáng nét trẻ trung, tính tình vui vẻ, cởi mở. Sau này Sâm trở thành bà xã của Luật sư Đinh Ngọc Tấn, một bạn trẻ đã cùng tôi tổ chức nhiều hội thảo từ sân trường đại học và trong sinh hoạt cộng đồng vùng Vịnh San Francisco.
Mấy năm trước tôi được Hải Sâm cho nghe bản nháp những bài hát đầu tiên và tôi đã nhận ra chị có thiên khiếu về âm nhạc, dù không học qua trường nhạc và đến nay chị đã có cả trăm sáng tác.
Trần Hải Sâm dành cho chúng tôi cuộc trò chuyện hôm nay, về con đường đến với sáng tác âm nhạc của chị.
***
Bùi Văn Phú: Khoảng 3 năm về trước, trên Youtube có bài hát “Khóc Con” của chị, nhân sự kiện 39 người Việt tử nạn vì ngộp thở trong một xe thùng chở hàng khi tìm đường vào nước Anh. Đây có phải sáng tác đầu tay của chị?
Trần Hải Sâm: Dạ, đây là bài hát đầu tiên Hải Sâm cho phổ biến trên YouTube. Bài “Khóc Con” được trình bày như một dạng hát mộc, với ca sĩ Đồng Thảo và ngón đàn guitar của nhạc sĩ Công Dũng.
Bùi Văn Phú: Chị có thể cho biết những suy tư, cảm nhận của chị khi viết lên ca khúc này?
Trần Hải Sâm: Bài hát “Khóc Con” được viết cuối tháng 11 năm 2019, sau khi có tin 39 nạn nhân là những bạn trẻ người Việt, rời quê hương tìm đường mưu sinh, mong muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình và cho gia đình còn ở lại. Con đường mưu sinh trên đất người cũng chồng chất những toan tính và đầy rẫy nguy hiểm, để rồi họ đã phải chôn cất ước mơ của mình cùng những hơi thở cuối đời trong một chiếc container băng giá, ngột ngạt trên đất người. Con gái của Hải Sâm lúc ấy cũng độ tuổi như những cô gái trẻ nạn nhân và Hải Sâm liên tưởng đến nỗi đau của những người mẹ mất con, nên đã viết:
“Tội lắm ai ơi, phút cuối cuộc đời của hơn ba mươi đứa trẻ
Thở nốt khí quê người mà nhớ mẹ thương cha
Bỏ xác phương xa, những hình hài khô cóng lại
Chết hết ước mơ rồi ôi muộn quá một ngày mai…”
Hôm nay, hơn ba năm sau, ngồi đây nhớ lại những người con trẻ Việt lưu lạc và vắn số ấy, lòng vẫn không tránh được xót xa.
Bùi Văn Phú: Trong vòng ba năm qua chị đã có gần 40 sáng tác về tình yêu, về quê hương, về phận người Việt đã được các ca sĩ như Hà Trần, Hồng Nhung, Quang Dũng, Hương Lan, Trọng Bắc, Nguyên Khang, Diễm Liên… thể hiện, như thế mỗi tháng chị đều có sáng tác mới. Nguồn cảm hứng đã đến với chị như thế nào để sáng tác, nó đến từ vườn nhà, từ nắng mai, hay trải nghiệm bản thân qua tình yêu, qua nỗi nhớ quê nhà?
Trần Hải Sâm: Trong 3 năm sáng tác, Hải Sâm đã viết được gần 100 bài hát. Đến nay đã có 35 bài đã được phổ biến trên YouTube. Với thơ nhạc, Hải Sâm như một người lữ khách, góp nhặt lại những gương mặt, những mảnh đời, những nỗi niềm để rồi lắng nghe, trải nghiệm và viết lên cảm xúc của mình qua từng lời ca nốt nhạc. Có bài là tâm sự, là trải nghiệm của bản thân, là câu chuyện của lòng mình. Có bài thì là những câu chuyện, những mảnh đời, những nỗi lòng mà Hải Sâm gặp gỡ trên con đường đời.
Ví dụ bài “Nỗi Nhớ Đau Trên Môi Cười” là câu chuyện Hải Sâm viết về nỗi đau của một người bạn khi cuộc hôn nhân bị đổ vỡ. Mỗi lần gặp, người bạn ấy luôn cố gắng nở một nụ cười. Nhưng Hải Sâm thấy nụ cười ấy mới buồn làm sao, dường như nỗi nhớ vẫn còn hằn đau trên môi cười đó.
Bùi Văn Phú: “Con Sóng Đời” do Quang Dũng hát, có những ca từ nghe thật buồn, mà lãng mạn:
“Con sóng đời đập mãi những tương tư
Ta bơ vơ bạc đầu trên biển cạn
Nghe trăm năm ngút ngàn cơn gió trở
Đẩy những bơ vơ, xô ngã lời yêu đầu…”
Chị viết ca khúc này khi nào, trong hoàn cảnh, tâm trạng ra sao?
Trần Hải Sâm: Biển là một mảng đề tài khá lớn trong các sáng tác của Hải Sâm. Hải Sâm yêu biển, không chỉ vì cái mênh mang vô tận của lòng đại dương, mà còn là sự cồn cào của từng con sóng. Đôi khi Hải Sâm tự nghĩ, nếu đời mình là những con sóng thì sẽ ra sao? Và từ những suy nghĩ như thế mà Hải Sâm viết bài “Con Sóng Đời”.
Sóng bơ vơ thổn thức, sóng thét gào những nỗi đau, rồi sóng bạc đầu theo từng ký ức. Sóng chỉ biết yêu, yêu không ngừng nghỉ, dẫu cồn cào và tan nát, sóng chẳng thể đừng yêu. Giữa lòng đại dương trăn trở, con sóng bạc đầu đưa ta đi qua từng câu hứa, mỗi thoáng đam mê, giữa cuộc đời bộn bề những lo toan tính toán, để rồi một ngày:
“Hai vai run gánh đời lên nhắc nhở
Hỏi tháng năm xưa, câu hứa còn đi về?”
Bùi Văn Phú: Ba năm với đại dịch Covid-19, bên Mỹ này mọi người lo sợ trước cơn dịch hoành hành và chúng ta đã thấy người thân quen, người chung quanh phải vào bệnh viện rồi lặng lẽ vĩnh viễn ra đi. Khi dịch lan nhanh trên quê hương Việt Nam, chị đã viết ca khúc “Một Ngày Trên Quê Hương Tôi” có những ca từ vẽ lên hình ảnh cái chết lặng lẽ, cô đơn vì dịch, nghe rất buồn và gây xúc động.
“Nghe tiếng khóc báo người thân tắt thở
Ra đi giữa im lìm
Không hương khói chẳng một vòng hoa
Lặng lẽ hoá ra tro. Lặng lẽ hoá ra tro…”
Lời ca thật quá, có thể làm rơi lệ nhiều người. Nhất là những ai có người thân đã mất vì Covid. Hình như chị viết bài này rất nhanh, vì khi Sài Gòn và các tỉnh thành ở quê nhà toang thì chỉ một hai tuần sau đã có ca khúc này của chị ra đời với giọng hát Trần Thu Hà.
Trần Hải Sâm: Bài “Một Ngày Trên Quê Hương Tôi” được Hải Sâm viết trong một ngày, ngày 8 tháng 8, 2021. Lúc đó Sài Gòn đang chít khăn tang cho sự bùng phát khủng khiếp của nạn dịch Covid. Đây đó cách ly, gần xa phong tỏa. Hơn bao giờ hết, ta cảm nhận được hạnh phúc là những thứ gì đó thật giản đơn. Vì khi những thứ tầm thường giản đơn đó bỗng chốc trở thành xa xỉ, vượt khỏi tầm với, ta mới chợt nhận ra rằng, ta đã từng phung phí, đã từng thờ ơ, hay đã từng quá khắt khe, đã từng quá vội vàng cho một lần gặp gỡ, để rồi:
“Một ngày trên quê hương tôi
Giữa sân trường không còn ai lỡ hẹn
Viên phấn trên giảng đường côi cút nhớ chữ thầy cô…”
Thảm thương nhất là cảnh nhìn thấy từng người thân, bạn bè ra đi trong cô đơn tạnh vắng, không hương khói, chẳng một vòng hoa, cứ thế lặng lẽ hoá ra tro. Vài hôm trước đó thôi, còn bên nhau mắt môi vui cười, tay thon ngực ấm mà giờ chỉ còn lại một nắm tro tàn, để những người thân vẫn còn chưa khỏi bàng hoàng trong nỗi đau thương mất mát.
Trong vòng tháng 8 và tháng 9 năm 2021, Hải Sâm đã viết 4 bài hát về đại dịch Covid. Đầu tiên là bài “Một Ngày Trên Quê Hương Tôi,” sau đó là “Sài Gòn Đổ Lệ,” rồi “Ầu Ơ Lý Mồ Côi” và cuối cùng là “Sài Gòn Hồi Sinh.” Các bài này đã được phổ biến trên kênh YouTube của Trần Hải Sâm Music.
Bùi Văn Phú: “Sài Gòn Đổ Lệ” và “Sài Gòn Hồi Sinh” là hai trong bốn ca khúc của chị sau khi dịch Covid-19 qua đỉnh điểm, khi thế giới có thuốc tiêm ngừa. Chị sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng vì sao lại dành cho Sài Gòn nhiều tình cảm?
Trần Hải Sâm: Hải Sâm sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Một miền ký ức trong vắt, thơ ngây của tuổi thơ Hà Nội vẫn luôn ẩn hiện đi về qua từng lời ca nốt nhạc của Hải Sâm. Đặc biệt là mùa thu Hà Nội xao xác heo may, rượm vàng sắc lá. Thu Hà Nội đượm buồn với mưa ngâu, nhưng nồng nàn bên hoa sữa và rất đời, rất phố trong hương cốm xanh non, ngọt lòng người lữ khách. Hải Sâm đã có những bài hát về Hà Nội như “Hà Nội Tuổi Đi Về,” “Hà Nội Khúc Mưa Thu”.
Sài Gòn không phải là nơi Hải Sâm sinh ra hay lớn lên, không phải là miền ký ức của Hải Sâm, nhưng Sài Gòn là miền mơ ước, miền mong đợi, miền cuốn hút… Sài Gòn không có vẻ đẹp mong manh yểu điệu của mùa thu Hà Nội, mà Sài Gòn luôn bừng lên sức sống. Sài Gòn đẹp chộn rộn trong từng hơi thở, yêu ghét rõ ràng như hai mùa nắng mưa. Sài Gòn của hôm xưa, Sài Gòn của hôm nay, dẫu thay mưa đổi nắng, Sài Gòn vẫn không hề ráo mực trên những áng văn thơ. Sài Gòn có những ước mơ, Sài Gòn có miền đau quá khứ, Sài Gòn trăn trở những kiếp mưu sinh, nhưng Sài Gòn luôn nặng tình trong mỗi lần biến loạn. Sài Gòn vừa trải qua những tang thương mất mát của nạn dịch Covid, thành phố chít khăn tang, đèn đường hai hàng giăng lệ. Nhưng Sài Gòn chỉ quỵ xuống bên những nỗi đau, chứ Sài Gòn không bao giờ gục ngã.
Bùi Văn Phú: Được biết chị tốt nghiệp ngành nhân văn từ Đại học Quốc gia Hà Nội và từ Đại học Oregon, Hoa Kỳ, vậy kỷ năng sáng tác nhạc của chị có từ đâu?
Trần Hải Sâm: Âm nhạc đến với Hải Sâm một cách rất tình cờ, như một bông hoa dại nở muộn. Hải Sâm không qua một trường lớp âm nhạc hay khoá đào tạo nào. Những kiến thức căn bản về nhạc và guitar thì Hải Sâm tự học hỏi qua online, sách vở và bạn bè. Quá trình sáng tác cũng vậy, đó là một quá trình tự học, tự mò mẫm theo khả năng giới hạn và sự cảm nhận của riêng mình.
Đối với Hải Sâm, viết nhạc dường như là một cách làm thơ, dùng nốt nhạc để làm thơ, hay dùng thơ để tuôn ra ý nhạc. Có người sáng tác theo kiểu phổ thơ, tức là có thơ trước rồi phổ nhạc. Có người khác thì viết giai điệu trước rồi sau đó mới tìm lời bỏ vào. Hải Sâm thì sáng tác theo lối thơ và nhạc đi cùng với nhau, nên có thể bẻ thơ theo nhạc, hoặc bẻ nhạc theo thơ, không bị ràng buộc bởi một khuôn khổ đã được đặt trước.
Sau 3 năm sáng tác, nhìn lại, Hải Sâm nhận thấy những sáng tác của mình có lẽ là một sự kết tụ của những năm tháng đọc thơ và đọc sách từ lúc còn bé, cộng với những nhận thức và trải nghiệm cuộc đời sau này của mình.
Văn thơ là nguồn nhựa sống từ khi Hải Sâm bắt đầu biết nói. Ba của Hải Sâm rất yêu thơ và đã dạy cho con mình đọc thơ, nên kiến thức đầu tiên Hải Sâm được học có lẽ là thơ. Nhờ ba tập nói nên lúc 3, 4 tuổi Hải Sâm đã có thể đọc làu làu mấy trang truyện Kiều của Nguyễn Du, dù chưa biết đọc biết viết và chẳng hiểu gì.
Cách dạy con cái của ba Hải Sâm cũng rất đặc biệt, rất thơ. Hải Sâm lúc nhỏ hay thích bỏ tay xuống nước nghịch để khoắng nước cho sóng lên. Ba Hải Sâm không muốn Hải Sâm nghịch như vậy, nhưng ba không la hét cấm đoán, mà chỉ nhẹ nhàng nói: “Con đừng làm như vậy, đau nước. Nước đang ngủ bình yên, con đánh thức nước dậy và khuấy tung nước lên, nước sẽ đau lắm.” Thế là từ đó Hải Sâm không nghịch nước như vậy nữa. Ba dạy Hải Sâm cách nhìn nhận và ý thức những vấn đề xung quanh mình một cách rất thơ, rất đẹp.
Có lẽ, từ nhỏ, đầu óc Hải Sâm đã được, bị, và tự nhồi nhét trong một thế giới của những câu chữ, những ví von, những mày mò và được nhặt hái, gom lại, rồi nhào nặn qua trải nghiệm của đời mình, để đến một ngày, những vốn liếng đó được cơ hội tuôn trào, bộc phá, được Hải Sâm trải lòng thành những tác phẩm của mình.
Nhưng nói cho cùng, khả năng sáng tác đối với Hải Sâm là một Ơn Trên, một món quà số phận mà Trời ban thưởng. Hải Sâm tin là mình không thể đi được tới đoạn đường này trong việc sáng tác nếu không có sự cầu bầu, soi sáng và dẫn dắt của Đức Mẹ Maria.
Bùi Văn Phú: Nhạc Việt chị thích những sáng tác của nhạc sĩ nào?
Trần Hải Sâm: Nếu Hải Sâm chỉ được chọn nêu tên một người nhạc sĩ thì đó là Trịnh Công Sơn. Hải Sâm yêu nhạc Trịnh, vì khi nghe những bài hát của ông, Hải Sâm luôn phải đặt câu hỏi, phải suy nghĩ, phải kiếm tìm. Những màu nhạc rất gần gũi, rất đời, đơn giản nhưng không tầm thường, chân chất nhưng rất thâm sâu. Các bài hát của Trịnh Công Sơn thường đượm màu triết lý, từng ca từ mang nhiều ý tứ ẩn dụ và cách dùng từ rất độc đáo, riêng biệt và rất giàu hình ảnh. Khi nghe một bài hát của Trịnh Công Sơn, Hải Sâm luôn phải dừng lại, phải suy nghĩ, phải tìm tòi, phải tận hưởng. Nó không phải là những cơn gió thoáng qua, mà luôn là một nỗi lòng, một suy tư cùng ở lại.
Bùi Văn Phú: Nếu chọn ba bài nhạc Việt mà chị thích nhất, đó là những bài hát nào?
Trần Hải Sâm: Ba bài nhạc Việt mà Hải Sâm thích là “Hạ Trắng” của Trịnh Công Sơn, “Cô Đơn” của Nguyễn Ánh 9 và bài “Đâu Phải Bởi Mùa Thu” của Phú Quang. Hải Sâm nghĩ sự lựa chọn trên có thể sẽ thay đổi tùy theo mỗi khúc quanh của con đường đời mà mình đang đi qua.
Bùi Văn Phú: Nếu phải chọn một bài hát tiêu biểu nhất của Trần Hải Sâm, đó là bài nào? Tại sao lại là bài hát đó?
Trần Hải Sâm: Câu hỏi này rất khó cho Hải Sâm trả lời. Mỗi bài hát là một đứa con tinh thần với màu sắc hoặc cá tính riêng biệt. Khó mà Hải Sâm có thể nói bài nhạc nào là bài tiêu biểu của mình.
Mỗi bài hát của Hải Sâm là một đứa con tinh thần với sự cộng hưởng của ba yếu tố chính: ca sĩ, nhạc sĩ hoà âm và bài hát. Mỗi bài hát như một cánh diều, không thể tự bay lên, mà nó cần những cơn gió, đó là tiếng hát và nét hoà âm. Mỗi bài hát là một nắm tơ, mà Hải Sâm như con tằm, cố gắng dùng hết nhựa sống của mình để nhả tơ, để tuôn trào mọi ngọn nguồn cảm xúc.
Bùi Văn Phú: Vào cuối tháng 5 này chị sẽ có một sô nhạc ở San Jose để lần đầu tiên giới thiệu những dòng nhạc của chị tới những người yêu thích văn nghệ trong vùng Vịnh San Francisco, có gì đặc biệt trong chương trình này?
Trần Hải Sâm: Vào ngày 21 tháng 5, Trần Hải Sâm sẽ ra mắt show đầu tiên “Tôi Vẽ Đời Em,” với sự góp mặt của các ca sĩ Ý Lan, Hương Lan, Diễm Liên, Nguyên Khang, Thế sơn, Trọng Bắc, Đồng Thảo, Diệu Linh, Anh Tuấn và Quang Khải.
Sô với khoảng 30 bài hát, hơn một nửa là các ca khúc mới, chưa được phổ biến. Hải Sâm sẽ giới thiệu đến quý vị một sự đa dạng từ thể loại vui nhộn như bosanova, twist đến tình tứ uyển chuyển như tango, valse, rồi nhẹ nhàng tự sự như slow rock, bolero và đặc biệt là một số bài hát về quê hương mang đậm chất dân ca với âm giai ngũ cung, nhưng có nét “phóng” cách mới mẻ, có sự đan xen giữa Bắc và Nam, có sự cải hoàn giữa cũ và mới.
Bùi Văn Phú: Cám ơn nhạc sĩ Trần Hải Sâm đã dành thời giờ cho buổi trò chuyện này.
Thành ra hơn được con chó hoang lại cái “ một nước “ tức là không phải là “ dân cùng đinh 3 đời “ mà là “ dân yếm thắm 3 đời “ cho nên còn biết “ thứ bậc vua tôi “ , nhưng mà chưa khá hơn được “ đầu chim “ là mấy , nên vẫn quanh quẩn “ mô tả chuyện đầu chim “ !
Khi nói “ nghe nhạc “ , vì nhạc Trịnh công Sơn quá nổi tiếng, nên họ nói “ nhạc Trịnh” thì ai cũng hiểu ; nó khác với chính trị gia . Hơn thế nữa , họ Trịnh hiếm người có , cho nên không ai nói “ tôi nghe nhạc Phạm “ để nói nhạc Phạm Duy hay Phạm đình Chương !
Vì “ thơ và nhạc “ nó không phải là “ văn xuôi “ nó có sự phóng túng , tưởng tượng của tác giả và khán giả hay độc giả . Ngay như có lần Ba bia viết văn xuôi :” lắng nghe sự yên lặng của bàn ghế , bảng đen .. “ có nghĩa là : “ lắng nghe sức sống … tiềm tàng của 1 lớp học có thể và cần có “ ( mà thực sự đang không có ) !
Vì trong 1 bản nhạc hay 1 bài thơ người ta có thể để tĩnh từ “ dài” ngay cạnh danh từ “ tay” và tĩnh từ “ xanh xao” rất xa danh từ “ tay “ , vì “ tháp cổ “ hay “ mưa bay “ không thể “ xanh xao “ được !
Thí dụ lúc đó TCS viết là “ dài tay em với … “ nhưng mà lúc đó chỉ tìm được chữ đó !
Cái hay của TCS là nhìn tầng tháp cao , cổ kinh , mưa lất phất , nhẹ nhàng , rất “ hợp “ với cánh tay em , dài , xanh xao . ( có thể em không đẹp não nùng , nhưng qua cơn mắt của TCS , em “ hợp “ với “ bức tranh của TCS trong bài ca đó ! Nhất là khi đặt lời cho 1 bản nhạc người ta cần đặt 1 chữ không mấy thỏa mãn nhưng cần thiết để điền vào chỗ trống như chữ “ mấy “ ở đây .
Cái này nó có nghĩa :những thuở anh chỉ nhớ qua đôi mắt em , tay em gầy , xanh xao !
VC và chủ trương buôn lậu con người human smuggling
TAIPEI, March 30 2023 — Taiwanese police have found the bodies of at least seven Vietnamese nationals at sea since last month, authorities said today while announcing the formation of a task force to probe suspected human smuggling.(trích trang báo điện tử, Malaymail)
Có ít nhất 7 xác người được nhận dạng là người VN chết trôi trên biển. Chính quyền Taiwan đang xúc tiến việc điều tra về đường dây buôn lậu người, human smuggling, vào Taiwan làm việc và giả mạo giấy tờ để ở lại trở thành người Đài Loan.
Trần Hải Sâm và nguyên mâm nhạc LUỘC sẽ động não gì để đỡ đạn cho Vi Ci nữa đây, sẽ khóc con … gì nữa vậy ta !
Trích:Trần Hải Sâm: Bài hát “Khóc Con” được viết cuối tháng 11 năm 2019, sau khi có tin 39 nạn nhân là những bạn trẻ người Việt, rời quê hương tìm đường mưu sinh, mong muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình và cho gia đình còn ở lại. Con đường mưu sinh trên đất người cũng chồng chất những toan tính và đầy rẫy nguy hiểm, để rồi họ đã phải chôn cất ước mơ của mình cùng những hơi thở cuối đời trong một chiếc container băng giá, ngột ngạt trên đất người. Con gái của Hải Sâm lúc ấy cũng độ tuổi như những cô gái trẻ nạn nhân và Hải Sâm liên tưởng đến nỗi đau của những người mẹ mất con, nên đã viết:
“Tội lắm ai ơi, phút cuối cuộc đời của hơn ba mươi đứa trẻ
Thở nốt khí quê người mà nhớ mẹ thương cha
Bỏ xác phương xa, những hình hài khô cóng lại
Chết hết ước mơ rồi ôi muộn quá một ngày mai…”
Tin mới nhất, Đài Loan vừa công bố vớt được 16 xác đang phân hủy trôi tấp vào bãi biển Đài Loan và xác nhận 7 xác là người Việt, 9 xác kia chưa xác định. Nhưng tôi tin 9 xác còn lại chắc cũng là người VN chứ không có dân xứ nào lại đi vượt biên bằng đường biển đó.
Sau vụ này, không biết THS có bài gì hay…ai Khóc ai?
Riêng tôi thích nhất câu ngắn gọn của NS Lam Phương:
“Bao năm giải phóng như thế này phải không anh?”
Khóc con
Khóc, khóc nữa và còn..khóc mãi….
Lại mới có thêm 16 người Việt bị chết trên đường vượt biển đến Đài Loan.
Đúng là “nhờ ơn bác và đảng” nên mới có câu hát Để Đời:
bao năm “giải phóng” như thế này phải không anh?
Trần Hải Sâm nguyên mâm nhạc LUỘC!(tt)
Bùi Văn Phú: Được biết chị tốt nghiệp ngành nhân văn từ Đại học Quốc gia Hà Nội và từ Đại học Oregon, Hoa Kỳ, vậy kỷ năng sáng tác nhạc của chị có từ đâu?
Trần Hải Sâm: … Sau 3 năm sáng tác, nhìn lại, Hải Sâm nhận thấy những sáng tác của mình có lẽ là một sự kết tụ của những năm tháng đọc thơ và đọc sách từ lúc còn bé, cộng với những nhận thức và trải nghiệm cuộc đời sau này của mình.
Chị ba này bày đặt ỡm ờ rào đón vậy thôi. Bởi vì đối với lỗ tai người thích nghe nhạc cộng chút hiểu biết căn bản về nhạc lý thì dễ dàng nhận ra sự LUỘC nhạc người khác của bà ta. Cụ thể là luộc nhạc của nữ nhạc sĩ tài danh Diệu Hương. Ngoài ra, theo tôi, bà này không phải làm một mình. Theo lô’ tam tam chế của Vi Ci, nghĩa là có ít nhất tổ công tác tu8` 3 người trở lên cùng làm. Vào Youtube xem và nghe thì rõ. Tên các anh đực rựa gọi là “hòa âm” từng bản thay đổi nhau. Thực chất là viết thay bà Sâm. Xin lỗi, chỉ có mấy anh tư ngố như Bùi VP mới đi nghe nhạc luộc của chị ba THS.
Xuống cho xe chạy đi mẹ ! Nghe kỹ đi, ẹ quá nha ! Ha ha ha !
Tên ns là Trần Hải Sâm, ông thầy cho “nguyên mâm nhạc LUỘC!(tt)”.
Sao em nghe cái …melody giống như…seafood restaurant! Ha ha ha!
Trần Hải Sâm nguyên mâm nhạc LUỘC !
Bà này cóp pi nữ nhạc sĩ Diệu Hương nhiều quá. Bài nào cũng na ná lấy giai điệu ca khúc của Diệu Hương xáo trộn lộ xà ngầu. Còn lời thì dĩ nhiên phải đặt khác nếu không thì bị lộ. Tuy nhiên lời ngọng nghịu lấn cấn chứ không văn chương lưu loát như Diệu Hương. Cũng dễ hiểu. Nếu Diệu Hương là nghệ sĩ sáng tác với một tâm hồn và tài năng thì Trần Hải Sâm làm nhạc với xảo thuật vi tính một cách máy móc quá rõ. Một thứ người máy.
Xuống cho xe chạy đi mẹ ! Nghe kỹ đi, ẹ quá nha ! Ha ha ha !
Tôi bị choáng, khi nghe Cô Trần Hải Sâm ( THS ) nói : ” Hải Sâm yêu nhạc Trịnh ” .
Là người Việt, chẳng có ai gọi HỌ, mà chỉ gọi TÊN, hoặc cả Họ và Tên. Ví dụ, người ta gọi Ông Thiệu, Ông NV Thiệu, chứ chẳng có ai gọi Ông NGUYỄN.
Trong bài Cô THS có nói đến tên Khốn Nạn Trịnh công Sơn ( TCS ). Không ai có thể phủ nhận TCS là 1 Thiên tài Âm nhạc ( nhất là Tình Ca ). Nhưng TCS nằm trong nhóm ” ACQG, TM cs “, cùng bọn với Lý chánh Trung, Lý quý Chung, HT Mẫm, TT Lập, TL Ẩn… đã góp phần đắc lực, làm sụp đổ MN. Thử hỏi, nếu hắn ở MB, hắn có được tự do sáng tác những bản Tình ca nổi tiếng, hay bị bọn lưu manh, bần cố nông, đì cho sói trán, ” Lên bờ, xuống ruộng ” như Văn Cao ?.
Trưa ngày 30/4/75, hắn ôm đàn hát bài ” Nối vòng tay lớn ” ở Đài Phát Thanh SG và kêu gọi mọi người ở lại ( nhất là Văn, Nghệ Sĩ ) để cùng VC xây dựng lại Đất Nước ( sic ! ).
Sau năm 1976, Dân cả nước rách rưới, lầm than… nhai bo bo trẹo quai hàm, nhưng hắn muối mặt, bưng bô cho tà quyền, sáng tác bản ” Mỗi ngày, tôi chọn 1 niềm vui ” .
Điều đốn mạt nhất, là hắn viết : ” Tôi rất xúc động, tự hào khi nghe Bác Hồ nói : MN trong trái tim tôi, vì khi Bác nói MN, nghĩa là có Tôi trong đó ” .
Trích : ” Các bài hát của Trịnh Công Sơn thường đượm màu triết lý, từng ca từ mang nhiều ý tứ ẩn dụ và cách dùng từ rất độc đáo, riêng biệt và rất giàu hình ảnh ” .
Cô THS nói thế, nghĩa là Cô hiểu lời trong nhạc TCS. Trong bài ” Diễm Xưa “, TCS viết :
” Mưa vẫn hay mưa trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao ” .
Tôi xin hỏi Cô THS : Câu in nghiêng, đậm có nghĩa là gì ?. Nếu Cô THS không đọc bình luận này, nhờ Anh BV Phú nói lại cho Cô THS biết.
TB : Tôi có đem câu này hỏi vài người bạn, họ trả lời : ” Chính mày và mọi người không hiểu, cho rằng nhạc TCS đầy triết lý, nên hắn nổi tiếng ” .
LCL.