ĐCV: Đủ cho 1 năm chiến tranh thực ra là quá nhiều. Cả người ngoài cuộc (Mỹ, EU) và những người trong cuộc (Nga, Ukraine) có lẽ đều mong chiến tranh kết thúc lắm rồi. Kết thúc ngay mùa đông này, hay tới mùa xuân sau. Vấn đề là kết thúc như thế nào, những phần lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine mà Nga sáp nhập sẽ ra sao. Ukraine không chịu đàm phán trừ khi Nga rút hết quân khỏi các vùng chiếm đóng, kể cả Crimea. Nga tất nhiên không đời nào tự rút.
Châu Âu mệt mỏi, Nga và Ukraine đều thiệt hại nặng nề; một bên là quân lính, có thể tới 50-70 ngàn; bên kia cũng vài chục ngàn lính và thêm nữa là dân thường cùng cơ sở vật chất.
Bài toán Ukraine vẫn chưa có lời giải, trong lúc tình hình chiến sự chưa ngã ngũ.
Ít ai biết Tổng thống Nga lâu và rành rẽ như Andrei Illarionov. Trong một cuộc phỏng vấn, cựu cố vấn kinh tế hàng đầu của Putin giải thích lý do tại sao Điện Kremlin cạn tiền mặc dù doanh thu từ nguyên liệu thô tăng cao, và tại sao ông lại đánh giá sai về Trung Quốc đến vậy.
Ông từng là cố vấn kinh tế của Putin và hiện đang là nhà nghiên cứu kinh tế ở Hoa Kỳ. Trong một cuộc phỏng vấn, Andrei Illarionov giải thích điều gì đã khiến Putin leo thang chiến tranh ở Ukraine, điều mà phương Tây không chú ý đến khi nói đến dữ liệu kinh tế của Nga, và quan hệ của giới thượng lưu ở Moscow với Putin.
Hỏi: Thế giới luôn ngộ nhận, ví dụ như về hiệu quả của các lệnh trừng phạt, hoặc trong đánh giá về Putin. Hãy bắt đầu với ông ta. Ông đã làm việc với ông ta trong một thời gian dài với tư cách là cố vấn. Liệu tính cách của ông ta có thay đổi kể từ đó không?
Đáp: Có và không. Các đặc điểm chính của con người này hoàn toàn không thay đổi. Ông ấy luôn toan tính và hành động một cách hợp lý và có mục đích. Rất cẩn thận khi lên các kế hoạch hành động. Cân nhắc kỹ về tất cả các giải pháp khả thi. Ông ấy yêu thích các chi tiết và tìm lời khuyên từ các chuyên gia.
Hỏi: Nhưng trong cuộc chiến Ukraine, ông ta đã tính toán sai, như Joe Biden từng nói.
Đáp: Ở đây cũng vậy, đúng và không. Nhiều người đánh giá Putin dựa trên xã hội dân chủ, văn minh của bản thân họ. Nhưng ông ta có những tiêu chí khác. Theo quan điểm của ông ta thì ông ta vẫn đang chiến thắng. Tất nhiên, ông không giành được quyền kiểm soát toàn bộ Ukraine, một nửa cũng không. Nhưng ông ta vẫn cho rằng có thể tách Ukraine ra khỏi Biển Đen, điều này vẫn khả thi.
Những gì ông ta đã đạt được là việc sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine. Thậm chí nếu bây giờ có tin đã có 90.000 người chết, ông ta vẫn có thể tỉnh bơ và nói đầy mỉa mai họ là vật hiến tế, nhờ nó nên đã giành được một khu vực có tới sáu, bảy triệu người. Từ năm 2000, ông ta đã đề cập đến việc giải quyết vấn đề nhân khẩu học của Nga.
Hỏi: Hãy quay sang vấn đề kinh tế: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hiện nay dự báo GDP của Nga trong năm 2022 sẽ bị âm 3,4%, thay vì âm 6% như trước đó. Và cho năm 2023 sẽ âm 2,3% thay vì 3,5%. Người ta đã sai ở đâu trong việc đánh giá tiêu cực từ trước đến nay? Có phải vì đã dựa vào các chỉ số sai?
Đáp: Anh hỏi câu này rất chuẩn. Bởi vì mọi người thích nói Putin đã sai, nhưng không ai muốn thừa nhận sai lầm của chính mình. Hầu hết mọi người đều đánh giá sai, sai lớn nhất là đánh giá quá cao sự hội nhập của Nga vào nền kinh tế thế giới. Sự hội nhập này chỉ một chiều, tập trung vào cung cấp dầu mỏ và khí đốt.
Vì giá dầu cao kể từ đầu cuộc chiến, Nga đã có thu nhập ít nhất cũng ngang như trước đây. Vì vậy, mọi thứ đang diễn ra khá bình thường ở Nga. Nhưng có một thảm họa đang rình rập mà Putin đã biết nhưng không muốn đề cập đến vì nó nguy hiểm cho ông ấy. Và điều này, ngay cả ở phương Tây, hầu như không ai nhìn thấy hoặc biết đến.
Hỏi: Đó là gì?
Đáp: Tình trạng dự trữ vàng và ngoại hối. Tại đây, một thảm họa đang diễn ra đối với Putin, nó đang diễn tiến rất phức tạp. Dự trữ đã chính thức giảm 16% trong bảy tháng rưỡi của cuộc chiến. Chỉ riêng điều đó thôi đã là tồi tệ. Nhưng đó mới chỉ là một nửa bức tranh.
Hỏi: Vậy hình hài của toàn bộ bức tranh như thế nào?
Đáp: Vào ngày 18 tháng 2, sáu ngày trước khi bắt đầu cuộc chiến, số dự trữ là 643,2 tỷ đô la. Kể từ đó, nó đã giảm 102,5 tỷ đô la, tức 16%.
Nhưng con số này không bao gồm khoảng 300 tỷ đô la bị đóng băng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây mà Nga không thể tiếp cận. Theo đó, vào đầu cuộc chiến, Nga chỉ có 343 tỷ đô la dự trữ có thanh khoản. Nếu người ta trừ đi 102,5 tỷ, chỉ còn lại 240 tỷ, tức giảm 30%!
Hỏi: 102,5 tỷ này là để đổ vào cuộc chiến?
Đáp: Con số 102,5 tỷ tương ứng với chi phí chiến tranh, theo báo cáo của Điện Kremlin. Nhưng người ta có thể rút ra điều gì ở đây? Nếu phương Tây không đóng băng 300 tỷ đô la vào đầu cuộc chiến, thì lượng dự trữ của Nga sẽ đủ cho 47 tháng chiến tranh. Vì vậy, Putin đã tính cuộc chiến kéo dài 4 năm. Tuy nhiên, do các biện pháp trừng phạt, chúng chỉ đủ cho hai năm, và bây giờ chỉ là 17 hoặc 18 tháng.
Một vấn đề khác là một phần dự trữ còn lại là quyền rút vốn đặc biệt tại IMF, vốn không thể được sử dụng dễ dàng. Và 130 tỷ đô la, hơn một nửa, được đầu tư vào vàng, việc sử dụng chúng cũng bị tác động bởi các lệnh trừng phạt – vì vậy việc bán vàng sẽ rất khó khăn và chỉ có thể bán được với giá rẻ. Nói tóm lại: trên thực tế, lượng dự trữ chỉ đủ cho già một năm thôi.
Hỏi: Giả sử không còn dự trữ nữa, thì sẽ như thế nào?
Đáp: Nếu ngân hàng trung ương không thể cung cấp đô la cho những người muốn đổi đồng rúp lấy đô la thì đó sẽ là một thảm họa tiền tệ, và một cuộc rút tiền ngân hàng ồ ạt có thể xảy ra. Khi các ngân hàng sụp đổ, nền kinh tế có thể sụp đổ ngay lập tức, bất kỳ cuộc chiến nào cũng sẽ bị chấm dứt. Doanh thu đô la từ việc bán dầu và khí đốt sẽ vẫn còn, nhưng chi phí chiến tranh sẽ tăng rất nhiều. Và Nga không thể xuất khẩu thêm dầu và khí đốt, đặc biệt là khi các biện pháp hạn chế xuất khẩu của phương Tây đang phát huy hiệu lực.
Hỏi: Putin có thể huy động tiền bằng cách tăng thuế, thúc ép các tập đoàn như Gazprom trả cổ tức đặc biệt, như ông ta đã làm, hoặc phát hành trái phiếu chính phủ.
Đáp: Trong cả ba trường hợp, ông ta sẽ nhận được thêm tiền rúp, vì ông ấy không thể đi vay của nước ngoài trong thời gian chiến tranh. Ông ấy chỉ có rúp để chi trả, nhưng các tác nhân kinh tế lại muốn có đô la và đòi đổi những đồng rúp này. Putin sẽ cần nhiều đô la hơn, không chỉ để mua hàng hóa trên thế giới hoặc trả tiền cho các nhà ngoại giao của ông ta ở nước ngoài, mà còn để giữ sự cân bằng giữa đồng rúp và đô la trong nước.
Nếu không, có nguy cơ xảy ra tình trạng đồng rúp mất giá, lạm phát và rút tiền ồ ạt được mô tả ở trên, theo đó nhu cầu đối với đô la Mỹ tăng sẽ làm đồng rúp mất giá hơn nữa. Và điều đó cuối cùng có thể dẫn đến một thảm họa chính trị. Putin đang lo sợ trước điều này, và đó là viễn cảnh kinh dị đang đến gần. Trong hoàn cảnh chiến tranh, dự trữ vàng và ngoại hối là một chỉ số quan trọng hơn nhiều so với tình hình sức khỏe kinh tế, điều mà mọi người đều đang xem xét.
Hỏi: Với tính cách của mình Putin sẽ phản ứng như thế nào đối với nguồn dự trữ ngày càng cạn kiệt như vậy? Ông ta liệu có những hành động khó lường hơn không?
Đáp: Người ta không cần phải trông chờ bất cứ điều gì, mọi thứ đã hiển hiện rồi. Ông ta đã thực hiện một loạt biện pháp cực kỳ táo tợn, trưng cầu dân ý, động viên một phần, khủng bố bằng các cuộc ném bom, lớn tiếng gây gổ chống phương Tây, đe dọa dùng vũ khí hạt nhân… Tất cả những điều đó thể hiện sự tuyệt vọng của Putin. Ông ta muốn kết thúc chiến tranh trên thế mạnh.
Hỏi: Nhưng thiếu tiền có lẽ không phải là lý do duy nhất cho điều này?
Đáp: Còn có hai lý do khác. Một là việc nhận ra rằng cuộc chiến tranh tiêu hao, mà ông ta tiến hành từ cuối tháng Ba đến cuối tháng Tám, không chỉ không khả thi về mặt tài chính về lâu dài, mà các tổn thất về vũ khí, khí tài cũng tăng vọt. Trong khi tỷ lệ tổn thất của Ukraine so với Nga trung bình là 1 – 4 kể từ tháng Hai, và có thời điểm gần như 1 – 1, nó đã tăng lên 1 – 8 kể từ cuối tháng Tám theo hướng bất lợi cho Nga. Và điều này bất chấp thực tế là dân số Nga đông gấp 4 lần dân số Ukraine.
Hỏi: Và nguyên nhân thứ hai để Nga phải ngừng cuộc chiến tiêu hao là gì?
Đáp: Thái độ của Trung Quốc. Hồi tháng hai, Putin đã có thể ký kết “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” với Trung Quốc. Ông ta đã xây dựng mọi thứ trên cơ sở này. Phải nói rằng nếu Trung Quốc thực sự giúp đỡ, thì số phận của Ukraine đã an bài. Nhưng Trung Quốc đã không làm điều đó, mặc dù hàng tháng Putin đều cử sứ giả của mình tới Bắc Kinh chầu chực. Đó là lý do tại sao Putin đã tính đến cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 15 tháng 9 tại Samarkand.
Nhưng ông Tập đã từ chối Putin cả viện trợ kinh tế lẫn quân sự. Và giờ đây, Trung Quốc cũng đang xa lánh về mặt ngoại giao với Nga. Trong thông cáo báo chí của mình, Điện Kremlin vẫn nói về mối quan hệ đối tác chiến lược, trong khi ông Tập nói rằng mối quan hệ đối tác chiến lược chỉ giới hạn trong các cuộc tiếp xúc qua điện thoại, và chủ yếu bao gồm các lĩnh vực thể thao, văn hóa, mối quan hệ giữa các tỉnh và từng công dân. Vì vậy, nếu Putin có đánh giá sai tình hình đâu đó, thì đó là về quan hệ với Trung Quốc. Đối với ông, sự xa rời của Trung Quốc là một đòn đánh hiểm dưới thắt lưng.
Hỏi: Hệ quả là gì?
Đáp: Putin muốn nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh này. Do đó ông ta đẩy mạnh leo thang trên tất cả các mặt trận để có con bài mặc cả trong các cuộc đàm phán về một thỏa thuận ít nhiều có thể chấp nhận được, kiểu như Minsk 3 hoặc Istanbul 1, hoặc bất cứ thứ gì. Ông ta đang tăng cường hù dọa Ukraine, châu Âu và Mỹ, để buộc các nước này tham gia thương lượng và đi đến một thỏa thuận.
Và bạn đã thấy những phản ứng ở phương Tây, bắt đầu từ Giáo hoàng, đến Elon Musk hoặc Orban, những người đang thúc đẩy một thỏa thuận hòa bình. Joe Biden cũng đang lừa Putin bằng cách nói về một ngày tận thế sắp xảy ra. Chỉ có Thủ tướng Anh Truss cho biết tên lửa hạt nhân sẽ được đáp trả bằng tên lửa hạt nhân. Đây là cách mà đáng ra cả tập thể phương Tây phải phản ứng. Putin muốn có một cuộc gặp với Biden, vì cuối cùng ông ấy là người quan trọng nhất ở phương Tây.
Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài
Nguồn tiếng Đức
Nguồn tiếng Việt Nghiencuuquocte
Không ai biết chính xác vũ khí Nga còn bao nhiêu và đã ném và Ukraina bao nhiêu . 70 năm hơn chế độ Xô Viết tồn tại thì đủ hiểu số lượng vũ khí tồn kho . Có ném 10 năm nữa cũng chưa ăn thua gì . Hết
Dự trử hậu cần của NGA chỉ còn khoảng 1 năm thì đánh làm chi nửa chời ơi, kekkeekkekke. Nga không mau đầu hàng Ụ CÀ đi là vừa, không thì……..chạy không kịp đấy.
Hảy bắt chuóc đại tuóng Tong Tham Muu NGUY SAI GON Cao Van Viên là khi đạn duọc của NGUY SAI GON còn đủ khả năng chien đáu trong vòng 6 tháng thì chính ong ta đề nghị BUONG SÚNG và cho lính chạy làng vì 6 tháng đạn dươc không đáng đê? NGỤY thực hiện lòi thề TỔ CUỐC , RANH DỤ , TRÁNH NHIỆM truóc khi hết đan., kakkakkakakak.
Bỏi thế cau nói chiến đấu tói……..VIÊN ĐẠN CUOI CÙNG chỉ là mồm loa mép dãi của đám TUÓNG TÁ NGUY SAI GÒN khi ngồi trên chiếu bạc và nằm bên gái Đỉ mà thôi.
Chớ có tin vào mà hối không kịp
Nga suy yeu’ kinh té, quan su, ddo’ là co hoi tot’ cho Tap mo mong lan’ chiem’ vung Sibérie.
Tap da² và dang ” trong’ co² Tau” o² Sibérie co’ nghia là dua dan Tau qua vung gia’ lanh sinh song’. 20 nam sau Sybérie dan so’ Tau se² dong hon dan so’ Nga o² vung Sibérie. Lieu luc’ do’ Tau Sybérie ddoi’ doc lap thi Nga se² dau dau’, nhuc’ oc’.
Cuộc chiến giữa U-cà và Nga rất khó kiểm chứng về tổn thất cả 2 bên, nhưng chúng ta ddefu hiểu Mẽo, NATO cũng như Nga đã và đang sử dụng mạng truyền thông bóp méo sự thật về chiến sự. Còn Nga săp hết vũ khí hay không chẳng thằng nào con nào trong chúng ta biết và Tập Cận Bình có viện trợ kinh tế, quân sự cho Putin hay không chỉ có Chúa và Tập biết.
Nhưng sau ngày 8-11-22 này, CH nắm cả Lưỡng viện tại Hoa Cầy thì U-cà hết tiền, hết súng đạn…. là cái chắc và phải thoái chạy như VNCH tháng 4 gãy súng.
Wait & See!
Anh Phét tin chắc chắn rằng NGA sẻ không chạy làng cởi áo tuột quấn, chạy làng tháo giày lột vớ, chạy làng quăng súng liệng đạn, chạy làng quên cha bỏ mẹ, chạy làng quên ông bỏ bà, chạy làng thừa chết thiếu sống, chạy làng vô hồn kỳ trận như đám NGUY SAI GON 47 năm truóc.
Chạy làng kiểu NGUY SAI GON thì từ xua tói nay chua có ai bằng. Nếu mà anh Phét mà là một TÀN DƯ NGUY COCK hom nay thì anh Phét sẻ chỉ dám nghiền ngẩm lich sữ CHẠY LÀNG của mình năm xưa đê? tự thẹn vói lich sữ chứ không đủ can đảm đê?………..TƯ SỨONG như đám Tàn Du Ngụy Cock hải ngoại hom nay.
Putin ở Ukraine lâm vào cái thế “gân gà” của Tào Tháo năm xưa. Chỉ có điều là hễ ai giở giọng Dương Tu ra là bị Putin diệt gọn và êm ngay. Nhưng dẫu sao họ Tào cũng còn sáng suốt đánh giá tình hình và cuối cùng cũng phải lui binh. Còn Putin thì trước sau cũng chỉ là một thằng vừa khùng, vừa tham lại vừa ác, sống chết mặc bây, cho nên quân Nga vẫn tiếp tục sa lầy và tổn hại là vì thế.
“Nhưng ông Tập đã từ chối Putin cả viện trợ kinh tế lẫn quân sự. Và giờ đây, Trung Quốc cũng đang xa lánh về mặt ngoại giao với Nga. Trong thông cáo báo chí của mình, Điện Kremlin vẫn nói về mối quan hệ đối tác chiến lược, trong khi ông Tập nói rằng mối quan hệ đối tác chiến lược chỉ giới hạn trong các cuộc tiếp xúc qua điện thoại, và chủ yếu bao gồm các lĩnh vực thể thao, văn hóa, mối quan hệ giữa các tỉnh và từng công dân. Vì vậy, nếu Putin có đánh giá sai tình hình đâu đó, thì đó là về quan hệ với Trung Quốc. Đối với ông, sự xa rời của Trung Quốc là một đòn đánh hiểm dưới thắt lưng.”
Tại sao Tập lại “đâm” sau lưng Putin thì không thấy bài viết đề cập. Mặc dù trước đó, 15/9/2022, Putin có qua Tàu gặp Tập và cả hai cùng tuyên bố hai nước “hợp tác không có giới hạn”. Đó là vì theo tính toán của Putin chỉ vài ngày tới một tuần là Nga chiếm được Ukraine. Nhưng thực tế là cả Putin và Tập đều đánh giá sai sự hỗ trợ cấp thời của Mỹ và EU đã làm đảo ngược tình hình. Ngay từ ban đầu chính Mỹ cũng nhận định sức mạnh quân sự của Nga rất mạnh và kêu gọi tổng thống Ukraine ra nước ngoài lánh nạn. Không chiếm được thủ đô Kyiv trong một tuần như tính toàn làm cho quân đội Nga bị rối loạn vì tiếp tế hậu cần, và kể từ đó là quân Nga thua và bỏ chạy.
Tại sao Tập trở mặt với Putin có thể vì Tập sợ Mỹ và EU. Chính Tập cũng tin là Putin sẽ chiếm Kyiv mau lẹ. Nhưng sự can thiệp không giới hạn của Mỹ và EU, gửi vũ khí ồ ạt trợ giúp Ukraine làm cho Tập cũng không ngờ. Sự kháng cự của tổng thống Ukraine và phản ứng của Mỹ cũng như EU đưa đến cuộc chiến của Putin bị sa lầy làm cho Tập quay lưng không còn muốn giúp Putin như hứa hẹn. Tập cảm thấy bất lợi khi Putin bị sa lầy trong cuộc chiến.
Tóm lại là khi thấy Putin không thắng và chiếm được Kyiv thì Tập sợ không còn muốn giúp Putin. Nay chiến tranh đã kéo dài được 8 tháng. Chiến tranh chưa đầy một năm mà hầu như tất cả các bên đều thiệt hại nặng. Không chỉ riêng Nga và Ukraine mà kinh tế thế giới như suy sụp vì chiến tranh và lạm phát. Họ không còn muốn chiến tranh mà chỉ muốn ngồi xuống nói chuyện. Mỹ đã có manh nha dù ngày mai bầu cử CH hay DC chiếm Quốc Hội thì chiến tranh cũng phải chấm dứt trong mùa đông này.
nv
Tóm lại là khi thấy Putin không thắng và chiếm được Kyiv thì Tập sợ bị Mỹ cấm vận như Nga nên không còn muốn giúp Putin.
nv
Mỹ không tham chiến vì không muốn chiến tranh trở thành thế chiến nhưng Mỹ trợ giúp Ukraine rất nhiều là vì không muốn Nga thắng và liên kết với Tàu để đối đầu với Mỹ. Như đã phân tích nhiều lần từ trước khi xảy ra chiến tranh là Mỹ phải ngăn không cho Tập và Putin kết hợp thành một trục xấu chống lại thế giới. Nga bây giờ đã quá suy yếu và nay mỹ muốn Ukraine đối thoại với Nga để chấm dứt chiến tranh. Putin không còn đủ sức đe dọa được EU. Mục đích của Mỹ đã đạt được và muốn hai bên đàm phán. Nếu Putin muốn gầy dựng lại quân đội và kinh tế hùng mạnh trở lại phải tốn thời gian ít nhất cũng mất 20 năm nữa, bằng thời gian Putin cầm quyền. Nhưng nay Putin đã 70 tuổi, không còn cơ hội để xây dựng lại nước Nga như sau khi Liên Xô sụp đổ.
Cuộc chiến này thiệt hại cho tất cả về mặt kinh tế. Đất nước Ukraine bị tàn phá hầu như toàn diện. Bây giờ thì EU không còn sợ Nga như trước. Mỹ và EU sẽ đổ tiền ra xây dựng lại Ukraine để cùng phát triển kinh tế. Riêng Putin, ông ta có thể không nhận thua cuộc chiến vì cho rằng đã lấy thêm được một phần lãnh thổ của Ukraine nhưng Putin không thể không thừa nhận thất bại nặng nề về quân sự, kinh tế, tài chánh, và quân đội hoàn toàn suy yếu không còn đủ sức xâm lăng hoặc đe dọa được NATO. Nguồn lợi dầu hỏa và khí đốt cũng không còn là vũ khí bắt chẹt được EU. Sau cuộc chiến này EU sẽ thay đổi, bớt để lệ thuộc vào dầu khí của Nga. Mỹ tiêu hao gần 20 tỷ bao gồm cả vũ khí viện trợ cho Ukraine nhưng sẽ thâu về hàng trăm tỷ tiền bán vũ khí cho EU. EU sẽ tăng ngân sách quốc phòng và mua thêm vũ khí của Mỹ. Họ cần mua để dự trữ sau khi tiêu thụ một số lớn vào chiến tranh và đồng thời Mỹ thắng vì đã phân rẽ không để Nga Trung liên kết đối đầu. Cuộc chiến cũng làm thay đổi địa chính trị khi vài nước trung lập trước đây giờ muốn gia nhập vào NATO và Ba lan muốn Mỹ đặt nguyên tử ở nước mình. Coi như Putin thua đậm về địa chính trị vì không đạt được mục tiêu mà ngược lại làm cho NATO có thêm thành viên càng mạnh hơn và đoàn kết hơn.
Kẻ hưởng lợi là Tập. Liên minh kiểu gì mà Tàu không mất một viên đạn cho chiến tranh mà còn được hưởng lợi mua dầu với giá rẻ của Nga rồi bán lại cho nước khác kiếm lời. Tập tiếp tục ngồi cai trị nước Tàu thêm 5 năm nữa. Sự “liên kết không có giới hạn” cuối cùng chỉ có Putin và nước Nga lãnh hậu quả. Giờ thì Tập lo xây dựng sức mạnh quân đội để bắt đầu thôn tính Đài Loan trước khi về già. Tập đã không giúp khi Putin gặp khó thì khó mà trông mong Putin sẽ giúp Tập. Nếu chiến tranh Tàu và Đài Loan xảy ra thì Tập cũng sẽ gặp khó như Putin bây giờ là không có đồng minh. Mỹ đã sẵn sàng. Liệu 5 năm kế tiếp Tập có lấy được Đài Loan hay lại sẽ là một Putin thứ hai?
nv
Bao giờ cuộc chiến ở Ukraine chấm dứt ,hay nó sẽ kéo
dài đến bao lâu ,theo tôi ,khó mà tiên đoán được .
Đây là một cuộc chiến xâm lược của Nga tiến hành, chớ
không phải là cuộc chiến vệ quốc . Nga phải thủ một số
vũ khí và tiền bạc để đề phòng trong trường hợp có kẻ
khác lợi dụng cơ hội Nga yếu kém mà tấn công nước Nga .
Putin không thể tung hết viên đạn cuối cùng vào chiến
trường Ukraine . Putin có vũ khí nguyên tử ,không ai dại
gì mà tấn công Nga,nhưng những người như Putin ,không
thể không chuẩn bị phòng thủ ,đối phó với nội chiến hay
các vùng đất chư hầu làm loạn chẳng hạn . Putin kéo
dài chiến tranh bằng lợi tức của dầu hoả hiện nay ,bán
dầu hỏa để có hoả tiễn của Bắc hàn ,hay drone của Iran …
Hiện nay Putin đánh vào hậu phương của Ukraine ,hạ
gục kinh tế hậu cần để Ukraine lệ thuộc vào ngoại viện
của Tây phương ,một khi Tây phương mệt mỏi cắt nguồn
viện trợ .Putin có thể thắng ở một mức độ nào đó .
Có thể nói kết quả của cuộc chiến Ukraine là một hàm
số ,có quá nhiều biến số . Sự giúp đỡ của Tây phương cho
Ukraine là một biến số ,bao nhiêu ,bao lâu ,chỉ đủ để phá
hoại ,làm suy yếu cỗ máy chiến tranh của Putin hay để
Ukraine toàn thắng ,tống cổ Putin về cố thổ ?
Trung cộng và Tập có nhảy vào vòng chiến hay không ?
Tập chỉ đứng ngoài để chọn thời cơ ,thời gian thích hợp
để nhảy vào tiếp sức cho Putin ? Hay chỉ nhảy vào để
tìm lợi thế trên bàn cờ chánh trị thế giới ,đặt vấn đề đổi
chác với Tây phương ?
Với tinh thần chiến đấu của Ukraine hiện nay,tôi nghĩ
nếu Tây phương cắt viện trợ ,họ cũng không bỏ cuộc.
Không có vũ khí áp đảo ,họ cũng đủ sức gây rối loạn
cho Putin, không thể yên ổn để chiếm giữ những vùng
đất đạt được trên bàn đàm phán ,nếu có .
Cuộc chiến này sẽ kéo dài ? Kéo dài đến bao lâu ,khó
mà tiên đoán được . Quá nhiều ẩn số và biến số .
Tất cả đều là biến số, không có gì là chắc chắn, và cũng không có ai tiên đoán được kết quả cuộc chiến sẽ ra sao mà chỉ nhận định theo những gì đang diễn biến. Putin là kẻ chủ mưu gây chiến tranh mà cũng không lường được hậu quả; tổng thống Mỹ cũng vậy thôi. Họ vạch ra chiến lược và chiến thuật và muốn như vậy như vậy nhưng có xảy ra như ý muốn hay không lại là chuyện khác. Cũng có khi họ phải thay đổi chiến lược ban đầu theo tình hình thời cuộc, khách quan, hoặc khi các bên có những thay đổi bất ngờ, hoặc như thời tiết hay thiên tai v.v…
Vũ khí nguyên tử chiến lược và chiến thuật, cũng như những vũ khí tối tân phi nguyên tử để phòng thủ quốc gia thì Nga vẫn còn, không bất cứ ai dại đem hết ra chơi xả láng để nhà trống cho địch bất ngờ tấn công hoặc quân ta đảo chánh lật đổ. Một mình nước Nga không thể chống lại cả một khối NATO có Mỹ đứng sau lưng, cả về mặt vũ khí, quân sự, kinh tế và tài chánh. Chiến tranh càng kéo dài càng thê thảm cho cả Nga và Ukraine vì họ là bên trực diện với cuộc chiến. Mỹ và NATO chỉ viện trợ vũ khí, nên xét cho cùng, hai nước Nga và Ukraine vẫn là hai nước thiệt hại nặng nhất về người và của. Nhưng tinh thần chống quân xâm lăng của người Ukraine đã chứng minh 8 tháng qua. Họ bị xâm lăng, bị mất đất, bị giết, nên bao lâu quân Nga còn chiếm và còn ở trên lãnh thổ của họ thì họ vẫn chiến đấu ngay cả khi Mỹ và NATO cúp hoặc giảm bớt viện trợ. Tôi không nghĩ Mỹ sẽ cúp, cả Voi và Lừa, mà sẽ giảm tùy theo sức khỏe của quân đội Nga. NATO cũng vậy, nhưng vì EU gần Ukraine hơn Mỹ nên họ lo lắng về an ninh nước họ nhiều hơn so với Mỹ.
Tập sẽ không dại nhảy vào cuộc chiến vì bên nào suy yếu hoặc thua đều tốt cho Tàu và cho Tập. Nga, Mỹ, NATO càng suy yếu nước tàu tự trở nên mạnh vì không bị tiêu hao vào chiến tranh. Tàu sẽ trở thành cường quốc số hai mà không cần ra quân đụng trận với nước nào. Mục tiêu của Tập là ở sân nhà và Đài Loan. Tập cũng có rất nhiều mối lo về kinh tế, về đầu tư nước ngoài, về bong bóng bất động sản, về covid ,và về chuyện nội bộ. Làm sao giữ vững quyền lực và tính kế, vạch con đường chiến lược 5 năm tới hơn là lo chuyện của Putin và cuộc chiến bên ngoài. Mỹ cũng chỉ giúp Ukraine trong một giới hạn nào đó để làm suy yếu nước Nga. Mọi thứ Mỹ đều dồn về vùng Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Putin đang thua nên Mỹ và Tàu không còn coi cuộc chiến của Putin là quan trọng ngoại trừ Putin liều sử dụng vũ khí nguyên tử thì mọi chuyện sẽ lại có diễn biến khác.
nv
Thé là Nga chi? còn khả năng chống chọi UCRAINE trong vòng 1 năm nủa thôi. Liẹu rằng NGA có bỏ chạy làng giông như NGUY SAI GÒN khong dị hả. Theo như lảo CAO ZANG VIEN thì NGUY SAI GON lúc đó chỉ còn đủ đạn duọc trong vòng 6 tháng cho nên bỏ chạy làng truóc cho chắc.
Đề nghị NGA nên tham khảo vói đám TÀn DƯ NGUY COCK tại MẼO để lên ké hoach HOW TO RUN FAST and SAFE, kakkakakkak