Nhà xuất bản Người Việt Books giới thiệu tập Ký (xuất bản năm 2018) của Đinh Anh Quang Thái “như nén hương lòng thắp tạ những nhân vật của một thời”: Hồ Hữu Tường, Hoàng Cơ Trường, Trần Văn Bá, Nguyễn Tất Nhiên, Như Phong Lê Văn Tiến, Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Chí Thiện, Đoàn Kế Tường, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Bảo Trúc, Trần Hồng Hà …
Tôi quen (hoặc biết) tất cả những tên tuổi vừa kể, trừ Đoàn Kế Tường. Huy Đức, đôi lần, có nhắc đến nhà báo này (trong Bên Thắng Cuộc) nhưng tôi không để ý vì chưa được đọc một tác phẩm nào của ông, và cũng chả bận tâm gì đến một ngòi bút quốc doanh.
Xem Ký Đinh Anh Quang Thái xong, tôi mới biết là mình hơi nông nổi. Đoàn Kế Tường không chỉ viết văn, viết báo mà còn là một nhà thơ với nhiều tác phẩm đã xuất bản từ lâu – ở miền Nam :
– Mùa Hoa Phượng (thơ, 1971)
– Ngày Dài Trên Quê Hương (ký, 1972)
– Lòng Ta Lá Rụng Ven Đường (thơ, 1974)
Ông cũng đã từng trải qua một kiếp nhân sinh với không ít nhọc nhằn, và lắm nỗi đắng cay :
Đoàn Kế Tường là một trong số tù nhân chính trị bị bắt sớm nhất, sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam năm 1975. Anh bị bắt năm 1976, vì tham gia tổ chức phục quốc. Và một tội nữa: Làm báo trước 75, từng viết nhiều bài phóng sự chiến trường ca ngợi quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Đoàn Kế Tường tên thật là Đoàn Văn Tùng, sinh năm 1949 tại làng Đông Dương, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng, Quảng Trị.
Theo lời Tường, năm 13 tuổi, do bố từng là lính cho Pháp nên Tường được vào học Trường Thiếu Sinh Quân-Vũng Tàu, sau đó vào Trường Bộ Binh Thủ Đức, ra trường chọn Lực Lượng Đặc Biệt, đóng ở Cao Nguyên, rồi đào ngũ về quê Quảng Trị, sau làm lính địa phương quân và do cơ duyên tình cờ, trở thành phóng viên địa phương của báo Sóng Thần. Tường gia nhập làng báo từ 1971 với các bút danh: Đoàn Kế Tường, Đoàn Thạch Hãn, Đoàn Thiên Lý, Đoàn Nguyễn, Cỏ Hoang…
Chúng tôi gặp nhau tại phòng 10 khu BC trại giam T30 Chí Hòa, khi tôi chuyển từ trại giam T20 Phan Đăng Lưu sang đây đầu năm 79. Đoàn Kế Tường hơn tôi 5 tuổi, bằng tuổi anh cả tôi. Dù vậy, không câu nệ, anh bảo “gọi nhau mày tao cho thân, anh anh tui tui nghe mệt thấy mẹ.” Tôi vẫn giữ lễ, nhưng ngày càng thân, nên sau tôi chỉ gọi anh là Tường. Và anh gọi tên tôi, xưng “tui”…
Sống chung lâu ngày, tôi biết Tường thường bị giằng co giữa thiện và ác. Lúc có thăm nuôi, Tường hào sảng lắm, đem phát cho những “con mồ côi” trong phòng. Tường bảo, “kệ mạ hắn, ăn cho đã rồi mai nhịn.” Đó là tính THIỆN của Tường.
Nhưng khi giỏ thăm nuôi trống không, Tường không nhịn được mồm. Lúc đó, tính ÁC lộ ra. Tường không ngần ngại “xoay sở” bằng nhiều cách để có tý muối, tý đường, tý thuốc lào. Tường còn táo tợn đến độ “kết bè” với vài bạn tù “bặm trợn” dọa nạt một số tù gốc Hoa có nhiều quà thăm nuôi hòng có thêm cái ăn chờ đợt nuôi kế tiếp…
Ra tù năm 84, tôi đi thoát, Tường vẫn đếm ngày tháng sau chấn song ở trại Chí Hòa. Và rồi Tường cũng được thả. Mừng bạn thoát tù, tôi gửi về chút quà nghèo cho Tường… Rồi nghe tin Tường làm cho báo Công An, ký tên Đoàn Thạch Hãn… Bạn bè còn lại quê nhà nhắn tin, Tường “bệ rạc quá, viết nhiều bài bôi nhọ anh em phục quốc.”
Tác giả ca khúc nổi tiếng “Trả Nợ Tình Xa”, nhạc sĩ Tuấn Khanh, viết trong bài “Nhớ và Quên”: “Trong giai đoạn chỉ có một tờ báo với một giọng điệu nói mà không có nơi phản hồi, anh là một cây viết sáng giá, lấp lánh như một bảo đao. Văn của anh lạnh và khinh miệt khi nói về những người cùng thời với mình. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều, bỏ nhiều thời gian để đi tìm hiểu về sự sắc bén của anh Hãn, để cuối cùng tâm nguyện rằng, dù phải chết, tôi cũng không chọn nghề viết, như cách của anh.”
Xa quê nhà nửa vòng trái đất, tôi không thể phán xét gì về bạn mình. Chỉ thầm nghĩ, cái ÁC trong con người Tường lại lấn cái THIỆN rồi. Tường chết bệnh ngày 3 Tháng Chín, 2014 trong bệnh viện ở Sài Gòn. Nhà báo Huy Đức báo ngay tin này cho tôi, và nói sẽ đến viếng Tường lần chót trước khi thi thể được đưa về với đất ở Hải Lăng. Huy Đức cho biết, ngoài vài người cháu và bạn bè văn nghệ, không có ruột thịt nào bên Tường lúc Tường ra đi…
Đọc bài viết của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, tôi mới biết Tường có lần tự phán “mình rất tiếc đã tự bôi đen đời mình quá nhiều”. Giá Tường được sống trong môi trường khác, tôi tin cái THIỆN trong anh sẽ lấn cái ÁC.
“Giá được sống trong một môi trường khác” thì rất nhiều người cũng khác, chứ chả riêng chi họ Đoàn. Nguyễn Khải, chả hạn, sẽ không đợi đến lúc gần nhắm mắt xuôi tay mới dám mon men “đi tìm cái tôi đã mất.” Nguyễn Đình Thi cũng thế, cũng chả phải “tự phán” bằng những lời lẽ chua chát – vào lúc cuối đời :
Người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ
Tương tự, Hoài Thanh – chắc chắn – cũng đâu đến nỗi “vị người ngồi trên” suốt nửa đời sau. Chế Lan Viên cũng vậy, cũng sẽ chả phải “lựa ánh sáng trên đầu mà thay đổi sắc Phù Sa.”
Điều không may của những nhân vật thượng dẫn chỉ vì họ đã không được “sống trong một môi trường khác,” tử tế hơn – chút xíu!
Huỳnh Ngọc Chênh vừa cho phổ biến một bức ảnh chụp chung của nhiều văn nghệ sỹ rất tăm tiếng (và tai tiếng) của VN, hồi thế kỷ trước, cùng với lời bình phẩm: “Nhiều người trong số nầy là tinh hoa của đất nước ở thế kỷ trước. Lẽ ra họ sẽ tiếp nối phong trào Duy Tân, tiếp nối Tự Lực Văn Đoàn góp phần tạo dựng ra một nền văn học nghệ thuật lẫm liệt cho đất nước. Rất tiếc, chế độ đã biến họ thành phân, và họ cam chịu như vậy để được sống… mòn.”
Theo nhận xét của Văn Biển thì Họ chỉ sám hối khi đã về già, đã hưởng bao nhiêu bổng lộc triều đình. Lúc đó may ra bạn đọc chỉ có lòng thương hại. May là người viết cuối đời cũng được bộc bạch ít nhiều. Lúc sắp chết mới bớt đi được cái hèn và nhát.”
Trước cường quyền và bạo lực thì “hèn” và “nhát” để bảo vệ lấy thân là phản ứng chung của nhân loại, chứ chả riêng chi của một giới người hay dân tộc nào cả. Uy vũ bất năng khuất không phải là một chọn lựa dễ dàng, nhất là khi phải đối diện với thứ nhà nước toàn trị (cùng tất cả những thủ đoạn ti tiện, đốn mạt, đê hèn và tàn ác) như chế độ hiện hành ở VN.
Tuy thế, cứ đổ hết lỗi cho môi trường, hay thể chế e cũng khó được sự đồng thuận của tất cả mọi người.
Tuấn Khanh: “Tất cả chúng ta đã hoặc đang là nạn nhân của chính trị. Nhưng chắc chắn chúng ta cũng có một phần trách nhiệm, không thể chối cãi trong những bước đi của đời mình.”
Phạm Xuân Nguyên: “Vấn đề ở đây không nên hoàn toàn đổ lỗi cho hoàn cảnh cho lãnh đạo. Nguyên nhân chính phải tìm ở trong mình … không một áp lực nào một quyền uy nào của bất kỳ ai bắt buộc được người cầm bút phải bẻ cong ngòi bút của mình nếu chính người cầm bút không tự bắt mình phải bẻ cong ngòi bút.”
Hữu Loan, cây gỗ vuông chành chạnh, có lẽ là minh chứng sống động nhất cho hai quan niệm vừa nêu. Phạm Duy lại là một minh chứng khác, hoàn toàn trái ngược.
Mà nào có riêng chi Phạm Duy. Sướng quá hóa tệ cũng là lẽ thường tình của thế nhân – theo như nhận xét của Lâm Bình Duy Nhiên về tập thể người Việt đang “tị nạn cộng sản” ở nước ngoài :
“Họ, bỏ mặc tất cả. Họ, có điều kiện vật chất nên chỉ chạy về vui chơi, hưởng thụ, mặc kệ đồng bào vất vả, bươn chải sống qua ngày trong cái nhà tù khổng lồ ấy… Tiếc thay, những kẻ như thế ngày càng đông.”
Tôi tự xét mình cũng không khác chi (nhiều) với cái số đông “phú quí năng dâm” này, và cũng chả phải là kẻ có thể sống bất khuất trước cường quyền nên hoàn toàn chia sẻ với sự thương cảm của Đinh Quang Anh Thái với người bạn cùng tù: “Thương Tường. Thương mình… Khốn nạn cái chế độ không có bộ mặt người đày đọa con người!”
Lời bình của bác Thiến Heo rất hay , rất khí tiết : ” Cạp đất ăn cũng không nên quỳ gối trước mặt VC.”
Xuất thân từ Trường Thiếu Sinh Quân-Vũng Tàu, sau đó vào Trường Bộ Binh Thủ Đức, ra trường chọn Lực Lượng Đặc Biệt …, ít nhiều gì ông Đoàn Văn Tùng ( Đoàn kế Tường ) một thời cũng có dũng khí .Thật là tiếc cho ông , cái dũng đó sớm bị mai một .
Một Đoàn Kế Tường ( báo Sống Thần ) trở thành Đoàn Thạch Hãn ( báo Công an VC ) .
Đây là một trường hợp hiếm thấy của một người xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân . Hãy nghe người cũng xuất thân từ trường Thiếu sinh quân (Hồ Ngọc Cẩn) nói với VC trước khi bị xử bắn :” Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo Cộng Sản. Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm”.
Một Hàn Tín luồn trôn giữa chợ khác với Đơn Hùng Tín thà chết không hàng .
Cuối đời , cho dù ông Đoàn Kế Tường có ăn năn tự thán rằng :” Mình rất tiếc là tự bôi đen đời mình quá nhiều “… thì cũng không tránh được miệng đời gièm pha khinh bỉ . Thật tiếc , Ông Đoàn Kế Tường không có khí thái của một Trượng Phu .
“Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu ” Mạnh Tử 孟子 . ( giàu sang mà không hoang dâm, nghèo hèn mà không đổi chí khí, gặp uy vũ không chịu khuất phục, thế mới là Đại trượng phu ).
Đừng nghe
những gì mà người Việt Nam nói.
Đừng tin
những gì mà người Việt Nam viết.
Mà hảy
nhìn kỷ những gì
mà
người Viêt Nam làm.
*
Bọn
nhà văn, nhà thơ, nhà báo
và
nhà thổ
là
cùng chung cha-mẹ.
Đả có
“xướng-ca vô-loại”,
tại sao không có
“văn-thơ vô-loài”.
Nên có
“văn-thơ vô-loài”.
ĐKT
Tôi rất không thích hành vi đạo đức giả. Nhưng không đồng nghĩa là cứ thoải mái vô đạo lý. Ở đời có những nguyên tắc, nhỏ thôi, cho từng người từng hoàn cảnh từng nghề nghiệp. Nếu anh bất kể hoặc phản lại nguyên tắc trong trường hợp của anh thì cũng không sao, nó chỉ khiến anh không khá được. Thế thôi.
Người ta nói tráng sĩ mang gươm thì không thể chịu nhục hay quỳ gối. Đó là nguyên tắc của người cầm gươm. Là tài xế lái xe thì bắt buộc phải biết nơi nào sẽ đến. Đó là nguyên tắc. Là người đại biểu quốc gia thì luôn luôn đứng về phía nguyện vọng của công chúng đã bầu nên mình. Đó là nguyên tắc.
ĐKT có một điều đáng khinh là khi anh ta đầu quân cho một tờ báo chuyên về kềm kẹp và đàn áp của VC là tờ CA/TPHCM. Người khác, dân VC, có thể cộng tác với CA của VC. ĐKT thì không nên. Dầu hèn cũng thể. Cạp đất ăn cũng không nên quỳ gối trước mặt VC. Thành ra, chẳng có biện hộ được gì cả. Vì anh đã phạm vào đức lý nghề nghiệp (ký giả) và nghĩa vụ (quân nhân) của chính anh. Cho nên, đơn giản ĐKT chỉ là đứa hèn và đáng khinh. Hết.
Người Việt hải ngoại, và tổ quốc VN
“Họ, bỏ mặc tất cả. Họ, có điều kiện vật chất nên chỉ chạy về vui chơi, hưởng thụ, mặc kệ đồng bào vất vả, bươn chải sống qua ngày trong cái nhà tù khổng lồ ấy… Tiếc thay, những kẻ như thế ngày càng đông.” (trích, LBDN & TNT)
Câu trên rất lố bịch. Quý vị chỉ cho tôi chổ nào là “tội phạm” khi người khách đến VN du lịch và ăn xài? “đồng bào vất vả, bươn chải sống qua ngày trong cái nhà tù khổng lồ” thì do đâu? Ai dựng lên nhà tù đó? Thành ra rất tù mù rối rắm chả ra làm sao.
Trước đây tôi từng có ý kiến khi có người nêu ra luận điệu: “người Việt hải ngoại phải có trách nhiệm xây dựng quê hương và bảo vệ tổ quốc VN”. Tôi nói với anh ta:
Người công dân ở đâu, họ có trách nhiệm với cộng đồng và đất nước ở đó. Nếu anh đang ở Mỹ và là công dân Mỹ thì:
– Không uống rượu lái xe
– Không quỵt nợ ngân hàng
– Trả tiền bills hàng tháng
– Không khai gian trốn thuế
– Không được hành hạ trẻ em và người già
– Đứng sắp hàng khi mua sắm và lên xe bus
– Không được xả rác ngoài công lộ
– Không được hút thuốc bên trong những nơi công cộng
Nếu anh có thể về lại được nước VNCS thì anh nên về để xây dựng vào bảo vệ nó. Đừng đứng chàng hảng. Ở đời 1 kiểng 2 huê thì sẽ đổ vở chứ chẳng xong bề nào. dĩ nhiên, ở tây ở Mỹ anh vẫn có thể nói về đề tài ớ VN. Nhưng đó là chuyện khác thuộc về truyền thông communication, cũng như người Việt nói về Tây Mỹ.
Người Việt, và mớ bòng bong rối rắm gọi là đạo đức
Sống chung lâu ngày, tôi biết Tường thường bị giằng co giữa thiện và ác. (ĐQAT)
Thiện và ác, good and evil, là một phạm trù thuộc triết học philosophy. ĐKT đâu phải là “triết gia” thì có thật anh ta giăng co về thiện ác hay không. ĐKT là ai? là lính QL/VNCH, ký giả chiến trường báo Sóng Thần. Thế thôi. Là lính, phẩm chất cao cả nhất là chiến dấu gìn giữ quê hương bảo vệ đồng bào. Là ký giả chiến trường, phẩm chất căn bản là dùng ngòi bút và hình ảnh để ghi lại sự chiến đấu của VNCH chống CS xâm lăng. Vì lẽ gì đó mà anh phản bội lại các phẩm chất này thì anh ta đáng trách, anh ta còn có thể là một tội phạm. Hết.
Mỗi người không cần phải viện dẫn những cái quá cao siêu thuộc về đạo đức học, tôn giáo, triết học v.v. để ca ngợi, hay bênh vực người khác bằng những mớ bòng bong như thế. Chẳng đâu vào đâu.
Người VN hiện nay hay nói đến “tấm lòng” “bao dung” “nhân ái” “tổ quốc” bla bla bla nhiều nhất. Toàn là thứ dữ. Nhưng trong thực tế thì chưa chắc. Thậm chí rất ẹ. Tại sao? Là bởi, những phạm trù to lớn nhất cũng dễ bị lạm dụng và lợi dụng nhiều nhất.
Trong xã hội, mỗi người chỉ cần có trách nhiệm hoặc nghĩa vụ với nghề nghiệp, gia đình và cộng đồng môi trường chung quanh. Tôi nghe không ít người VN nói nhà văn cần phải có “tấm lòng” thì tất cả sẽ được giải quyết. Tôi đã có ý kiến, là nhà văn cần nhứt là tài viết. Sống nhờ cây viết thì phải có một ngòi bút sáng sủa, độc đáo, thu hút độc giả. Chứ “tấm lòng” lớn quá. Đừng bao giờ vô lương tâm bẻ cong ngòi bút phục vụ cường quyền đàn áp người cô thế là quý rồi. Không chừng kẻ phục vụ bạo quyền cũng bảo đang vì “tấm lòng” “nhân ái” thì sao. Bao la bùng nhùng quá ai nhận thế nào cũng được. Ha ha ha !
Trích từ CÒM của Ngụy Thiến Heo:
“Là lính, phẩm chất cao cả nhất là chiến dấu gìn giữ quê hương bảo vệ đồng bào. Là ký giả chiến trường, phẩm chất căn bản là dùng ngòi bút và hình ảnh để ghi lại sự chiến đấu của VNCH chống CS xâm lăng ” . Hết trích.
Pà mịa ơi nếu mà lính NGỤY SAI GÒN mà có “PHẨM CHẤT”cao cả chién đấu thì làm gì có chuyện NGỤY SAI GÒN cởi áo tuột quần, bám đuôi đu càng, trần truồng trơ trụi và LAST but NOT LEAST là hệ lụy của một đám TÀN DU NGUY COCK nhếch nhác cay cú khóc lóc chửi rủa nhau trong bóng đêm.
Nhó nhen, Hoạn Lợn, lính nào thi có phẩm chất chiến đấu chứ NGỤY SAI GÒN chỉ là một đám bát nháo vô kỷ luật , tả pí lù mà thôi.
Đừng có bốc phét mà cả thé giói nó lại nhổ toẹt lại vào mặt NGUY SAI GON giống như những hình ảnh năm 1975 nghe chưa.
Phét ơi,
bưng cho mẹ
thau nước và cái khăn,
nhanh lên,
khách đang chờ đấy.
Thời 75 chỉ có Từ kế Tường là “mầm non” lúc đó . Làm quái gì có Đoàn kế Tường . TNT có ở Sài Gòn đâu mà biết ! Bây giờ cứ check Wikipedia rồi viết!
Đoàn Kế Tường và Từ Kế Tường là 2 người khác nhau. Chính vì sự trùng tên này nên Đoàn Kế Tường đã lấy bút hiệu Đoàn Thạch Hãn. Đoàn Kế Tường sinh năm 1949 ở Quảng Trị, còn Từ Kế Tường (tên thật là Võ Tấn Tước)sinh năm 1946 tại Bến Tre, từng làm TTK tờ báo Tuổi Ngọc. Có điều hai tên này sau 1975 đều làm cho báo Công An TP/HCM và Từ Kế Tường về sau mang đến cấp hàm Trung tá CA(có thể hắn ta nằm vùng từ trước), Cả hai tên này đều thuộc lũ khốn kiếp, không biết ông Tưởng Năng Tiến và cả ông ĐQAT nhắc tới làm (chó) gì?n nhắc tời 2 câu thơ : em như cục cứt trôi sông… anh như con chó đứng trông trên bờ” coi bộ còn hay hơn!
Người ta nói “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” là sao? Như Hồ Chí Minh đấy, lưu manh, ác độc, là vì “ở bầu” hay “ở ống”? Hay là tự bản chất HCM nó là như vậy? HCM lý lịch bất minh thì căn cứ vào đâu để nhận xét?
Ông Phạm xuân Nguyên ơi ! Đã có khi nào ông bị viết chỉ nửa trang giấy học trò, chữ viết thưa, mà viết đi viết lại mười lần vẫn bị phê:” chưa đạt, động não viết lại”
Nếu không viết lại thì không được ăn ( mặc dù được ăn thì vẫn đói nhưng chưa chết ngay).
Như vậy chỉ có hai đường lựa chọn: Viết theo ý kẻ có quyền hoặc nhịn đói cho đến chết , tuỳ mình, Tự Do Chết !!!