S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Chùa xưa người cũ

16

Tôi không có duyên lắm với những người phụ nữ cầm bút, đặc biệt là những cô hay những bà làm thơ, kể cả Bà Huyện Thanh Quan. Vấn đề hoàn toàn chả phải vì lý do cá nhân, hay tư riêng gì ráo. Điều không may chỉ vì tôi gặp nữ sỹ hơi quá sớm, thế thôi!

Thuở ấy, thuở mười ba mười bốn, tôi mới bước chân vào trung học mà đã giáp mặt với nàng thơ rồi. Có hôm, tôi vừa hối hả rời sân bóng đá (chạy vào phòng học) mồ hôi chưa kịp ráo lưng, đã nghe vị thầy phụ trách môn Việt Văn trầm giọng đọc bài Thăng Long Hoài Cổ :

Tạo hoá gây chi cuộc hý trường,
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Đá vẫn 
trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn chau mặt với tang thương…

Tôi vừa cắm cúi ghi chép, vừa khuých tay thằng ngồi cạnh :

– Cuộc hý trường là cuộc gì vậy cà?
– Không biết.
– Thăng Long ở đâu?
– Không biết luôn.

Thằng bạn chung bàn của những ngày xưa thân ái đã xa xôi và phôi pha ấy (nay) chả hiểu đã lưu lạc phương nào, sống chết ra sao? Còn tôi, sau cái cuộc hý trường (1975) thì lâm vào cảnh đời tha phương cầu thực và tha hương cho mãi đến bây giờ. Chiều qua, ở một góc trời xa, tôi tình cờ đọc lại một truyện ngắn (“Mái Chùa Xưa”) của Võ Hồng và mới chợt hiểu (thấm thía) thế nào là nỗi niềm hoài cổ :

Làng tôi có ba ấp, mỗi ấp có một ngôi chùa. Tôi ở ấp Quảng Đức, lên năm tuổi đã biết tên chùa là Châu Lâm…, đã thấy ông thầy chùa đầu tiên trong đời, thỉnh thoảng đi về trên con đường xuyên qua xóm.

Ngoại trừ cái áo nâu dài mặc đi ra đường là tươm tất, còn khi ở chùa thì thầy mặc áo vải thô vạt hồ màu xám có nhiều mụn vá nơi vai hoặc nơi cùi chỏ. Cái vạt áo nhọn làm cho dáng thầy từ mảnh mai trở nên gầy gò… Đi ra đường thì thầy mang guốc sơn, còn ở chùa thì mang guốc bằng gỗ cây sầu đông tự thầy đẽo lấy. Quai guốc là một mảnh da trâu cứng.

Một cảnh chùa nghèo nàn như vậy không thể ban phát lợi lộc vật chất cho ai hết, nhưng nhờ đó mà nó trở nên thân mật với mọi người. Ai muốn ghé chơi chùa cũng được, ghé vào giờ nào cũng được, cửa Tam quan gần như không bao giờ đóng. Nhà chùa không phải coi chừng kẻ trộm cắp vì chẳng có chi đáng để trộm cắp…

Trải qua cuộc chiến giằng co, ấp Quảng Đức của tôi đã thành bãi chiến trường. Đồng bào bỏ nhà cửa ruộng vườn lũ lượt gồng gánh ra đi. Ngôi chùa xưa chắc còn tịch liêu tàn phế hơn xưa, những con chim chào mào chìa vôi chắc cứ ngang nhiên làm tổ ngay ở chái sau, hiên trước.

Cuối cùng “cuộc chiến giằng co” rồi cũng đến lúc kết thúc, hoà bình được tái lập. Chùa chiền nhiều nơi được trùng tu với qui mô lớn, đạt kỷ lục thế giới bởi những quần thể tu viện mênh mông và những pho tượng phật khổng lồ. Đây đều là những công trình tập thể, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều thành phần xã hội – theo nhận xét của T.S. Nguyễn Xuân Diện :

“Để tạo thành được những Chùa Bái Đính, Chùa Ba Vàng, Chùa Tam Chúc, Chùa Yên Tử như hiện nay, phải hội đủ ba mặt: Chức sắc Phật giáo + Chính quyền huyện đến tỉnh sở tại + Đại gia. Thiếu một trong ba thì không thể nào vẽ ra được các khu kinh doanh như vậy.”

Sau khi đã “vẽ” xong “các khu kinh doanh như vậy” thì vấn đề kế tiếp là điều hành, quản lý. Đây là giai đoạn cần sự “can thiệp” của Chính Quyền Trung Ương và Bộ Nội Vụ, với những ban ngành “có nhiệm vụ đào tạo sư sãi để ‘yểm’ Hội Phật Giáo Việt Nam, để trấn giữ hệ thống chùa toàn quốc.”

Phương thức tổ chức này được nhập khẩu (nguyên con) từ nước bạn Trung Hoa Vỹ Đại :

“Tất cả các nhóm tôn giáo dựa trên đức tin ở Trung Quốc, bao gồm 41 viện nghiên cứu Phật giáo trên toàn quốc, đều được Ban Tôn giáo Chính phủ [State Administration of Religious Affairs] giám sát.” (“The decline and fall of Chinese Buddhism: how modern politics and fast money corrupted an ancient religion.” South China Morning Post, Sep. 21, 2018 translated by Hoàng Kim Bảo).

Chỉ có điều hơi khác là ta “can thiệp” rất vụng về và “giám sát” quá sống sượng nên đã gây rất nhiều điều tiếng :

Từ Thức: “Qua cửa BOT của chùa VN ngày nay, người ta bước vào thế giới ma quái của oan hồn, của ‘vong’ ngất nghểu, ra rả đòi tiền như nặc nô đòi nợ.”

Nguyễn Văn Tuấn: “Thuở đời nay nhà sư đã xuất gia mà ăn thịt chó, uống tiết canh, hút thuốc lào, uống rượu Tây, say xỉn bí tỉ. Đó không phải là nhà sư nữa (chưa nói đến bậc chân tu), mà là dân ‘giang hồ’ rồi.”

Đặng Văn Sinh: “Có những hòa thượng vốn là nhân viên công lực hàm cấp cao tót vời, khoác áo cà sa trụ trì ở những chùa lớn theo dõi nhất cử nhất động của giới tăng ni phật tử.”

Mạnh Kim : “Những gì đang diễn ra khiến diện mạo Phật giáo ngày càng bi thảm là kết quả của chính sách ‘nhuộm đỏ’ Phật giáo, trong lớp áo ‘Đạo pháp và Dân tộc’ ra đời từ đầu thập niên 1980.”

Vương Trí Nhàn: “Ngày Phật đản… Sao ở giữa cảnh đèn nhang nghi ngút của chùa Quán Sứ, giữa bao nhiêu cụ bà thành tâm cúng vái, lại thấy một vị sư tuổi còn thanh niên, có nét mặt trông như một trung đoàn trưởng, tiểu đoàn trưởng nào đó, mà tôi từng thấy ở các mặt trận.”

Những vị sư “có nét mặt trông như một trung đoàn trưởng nào đó” – đôi lúc – vẫn tưởng rằng mình đang ở giữa mặt trận nên đã phát biểu như một chiến sĩ (thực thụ) khiến công luận không khỏi bàng hoàng: “Chúng ta phải quyết tâm xây dựng quân đội nước ta mạnh như là quân đội của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Ảnh: vietnamnet

Bây giờ thì còn tìm đâu ra một ngôi chùa nhỏ bé, nghèo nàn nhưng thân thiết như chùa Châu Lâm trong ký ức tuổi thơ của Võ Hồng :

“Ai muốn ghé chơi chùa cũng được, ghé vào giờ nào cũng được, cửa Tam quan gần như không bao giờ đóng. Nhà chùa không phải coi chừng kẻ trộm cắp vì chẳng có chi đáng để trộm… Sự liên hệ giữa dân xóm và nhà chùa là một liên hệ tinh thần, dầu không sâu đậm thiết tha nhưng mà lúc nào cũng sẵn sàng hiện diện. Khi có niềm đau nỗi buồn quá sức giải quyết của người thì về chùa để tìm sự an ủi và hy vọng. Nhà có tang mời thầy tụng kinh siêu độ, nhà có người đau ốm trầm kha mời thầy tụng kinh cầu an.

Mười năm một lần, ban trị sự Ấp tổ chức đàn tràng mời thầy hành lễ, làm chay múa lục cúng suốt ba ngày đêm để cầu an cho dân chúng cả Ấp. Người lớn trẻ con, thanh niên thiếu nữ dập dìu tới dự, áo quần tươm tất mặt mày tươi vui khiến tôi nghĩ rằng đây vừa là lễ Tạ Ơn cho mười năm đã qua vừa là Lễ Cầu An cho mười năm sẽ tới. Cỗ bàn dọn ra, ai có mặt cũng được mời ngồi và cầm đũa thọ trai, không phân biệt kẻ lớn người nhỏ kẻ sang người hèn. Y như trong những ngày lễ lớn làm chay ở chùa vậy.”

Những vị tu sĩ “mặc áo vải thô vạt hồ màu xám có nhiều mụn vá nơi vai hoặc nơi cùi chỏ, mang guốc bằng gỗ cây sầu đông tự thầy đẽo lấy” cũng đều đã biệt tăm/biệt tích. Những người muôn năm cũ/ Hồn bây giờ ở đâu?

16 BÌNH LUẬN

  1. Đảng Cộng Sản đã coi Phật giáo như quốc giáo khi họ đã chiếm lãnh trọn đầu não của giáo hội PGVN ngay sau 30/4/75, dẹp tan GHPGVNTN di sản miền Nam để lại, khuất phục những sư lãnh đạo cũ từ trung ương đến các trụ trì tại các chùa chiền, thay thế vào đó những sư QDoanh.
    Hậu quả nhiều thập niên sau, đạo lý Phật giáo suy thoái trong “tín đồ” và hàng nguỵ sư tăng đang làm “công tác” gọi là “hoá đạo”.
    Đây không phải là lần đầu trong lịch sử nước nhà khi Phật giáo đi vào khủng hoảng. Cuối đời nhà Lý và Trần, hai triều đại mà Phật giáo là quốc giáo, cũng đã trải qua sự thoái trào như hiện nay.
    Nhưng phải chăng lịch sử Việt Nam đi song hành và chia chung số phận cùng với đạo Phật?

    Tạm gác qua các yếu tố lịch sử, ở đây chúng ta hãy thử cùng suy nghiệm về hiện trạng đạo Phật từ góc độ tôn giáo – nhấn mạnh về bản sắc giáo lý và phương cách tiếp cận trong bối cảnh văn hóa và con người Việt Nam đương đại – nhằm tìm hiểu bản sắc quan hệ nầy trong những thay đổi và chuyển tiếp của Phật giáo và của Đảng Cộng sản…

    “Tại sao Phật giáo Việt Nam đang suy thoái?

    *Phật giáo Việt Nam đang suy thoái mấy lâu nay là hiện tượng không phải lỗi ở tự thân “Phật giáo”, được hiểu là
    Giáo lý nhà Phật (đã có từ trước 30/4/75),
    Giáo hội và
    Phật giáo đồ tại miền Nam. (Phật giáo miền Bắc không được xem là Phật giáo nguyên thuỷ như trong Nam).

    Bản thân sự suy thoái đó cũng chẳng hề là tai hoạ gì đối với “Đế chế chính trị” CSVN;

    Bởi vì chính nó – CSVN, đã thiết kế nên hậu quả đó từ lâu, từ trước cả tháng 4/1975.
    Từ rất lâu, dưới mắt các nhà chiến lược CSVN, Phật giáo là một lực lượng chính trị quan trọng mà đảng phải nắm và điều khiển theo ý đồ của mình sớm nhất có thể khi tiến chiếm được miền Nam.

    Để đạt mục đích đó, CSVN phải tách PG ra khỏi truyền thống của nó,
    và nhập nó trở lại với đời trần tục – lục dục thất tình, tham sân si dâm…, đưa nó vào trần tục, hủ hoá đám tu sĩ…từ đó tách họ ra khỏi đức tin của quần chúng tín đồ.
    Toàn bộ tiến trình suy thoái nầy, do đó, mấy lâu nay đã đi đúng đường lối chính sách CSVN “vạch ra và thi hành” suốt 47 năm miền Nam trong tay họ.

    Nói cho cùng, đây chính là thành quả của mục tiêu chiến lược tiến hành tôn giáo vụ của CSVN, đáng để họ ăn mừng thay vì lo ngại.

    Tại sao suy thoái ư?
    Tại vì:

    *Ý đồ chiến lược của CSVN riêng nhắm vào khối Phật giáo miền Nam sau “giải phóng” là:
    – Giải thể lãnh đạo tại trung ương GHPGVNTN và tu sĩ trong hệ thống đang trụ trì tại các chùa lớn toàn miền bằng nhiều biện pháp, thay thế họ bằng cán bộ nhà nước đã cạo trọc đầu và khoác cà sa, tạo nên giàn cán bộ mới của cái gọi là GHPGVN quốc doanh, nhằm tiếp quản bộ máy của giáo hội cũ từ trung ương đến địa phương, thống lĩnh và điều khiển hoạt động hoằng đạo để nắm vững khối quần chúng Phật giáo đồ miền Nam hướng theo sách lược cai trị của nhà cầm quyền.
    – Triển khai tiệm tiến các chiến dịch “trần tục hoá” môi trường tu hành và “dung tục hoá” sinh hoạt trong giới sư sãi cũ thuộc PGVNTN còn trụ lại chùa cũ (vì họ đã trót dấn thân vào con đường tu hành nương tựa cửa Phật, và chẳng thể trở lại vật lộn mưu sinh trong cuộc sống trần tục, sau khi một số khác thì có điều kiện bám gia đình đã hoàn tục).
    Nêu gương dẫn đầu cho đợt “chuyển biến chuyển hoá” nầy là đám cán bộ nguỵ trang thượng toạ đại đức tăng ni mới, mà đảng bổ nhiệm về lãnh đạo mọi sinh hoạt tại chùa.
    Sự chuyển biến xoá bỏ ranh giới đạo/đời – tu không cần khổ hạnh diệt dục, không cần ăn chay; tu vẫn hưởng thụ tiện nghi đời thường (TV, iphone, âm nhạc, máy lạnh, xe máy xe hơi, lên sân khấu showbiz ca diễn…) nhằm bình thường hoá đạo-đời, đưa “tu sĩ” vào các mối quan hệ xã hội trần tục…
    Toàn bộ sách lược trên vốn là mục tiêu chiến lược của thế lực thống trị nhằm làm suy yếu hình thái đạo hạnh Phật giáo vốn có hàng trăm năm trước tại miền Nam – thầy tu luôn ăn chay, không được phép phạm ngũ giới, nam nữ thụ thụ bất thân, thường trực đè nén ham muốn khoái lạc…
    Sự mở cửa, tháo cũi sổ lồng nầy nhằm huỷ bỏ hệ thống đạo đức phẩm hạnh chân tu của tăng ni Phật giáo chân chính vốn đã bắt rễ lâu đời trong chùa chiền và Phật giáo đồ miền Nam trước 4/75,

    *Biện pháp thực hiện: Thầm lặng chấp nhận/không khe khắt cấm đoán răn dạy, nghiêm trị vi phạm – đồng nghĩa cho phép – giới chức sắc tăng ni vi phạm các giới luật nhà Phật trong giáo lý khắc dục:
    thoải mái tìm lạc dục, ham hưởng thụ tiện nghi trần tục,
    phạm giới trong ăn uống (không cấm đoán rượu thịt sát sinh), bỏ qua vi phạm trong sắc dục (lén lút quan hệ thân xác),
    Vô tư vi phạm tham sân si (đam mê kiếm tiền, đam mê danh vọng, đam mê chùa lớn khách đông, bon chen háo thắng trong cạnh tranh thế tục)
    Tóm lại, buông lõng trong bảo vệ đạo hạnh bản thân thì vẫn ok nếu “thầy” khéo léo kín đáo đừng để tai tiếng…!
    Đồng thời với sự thoái hoá đạo hạnh trong giới “cán bộ xuất gia” dưới mắt Phật giáo đồ quốc nội mà sẽ làm sụp đổ niềm tin Phật học, một hệ thống hình thái tín ngưỡng thiên về thần quyền, mê tín dị đoan để tạo nên thói sống vong thân, cuồng tín, quên thế sự…
    ngày càng lao thêm vào sinh hoạt cầu vọng danh lợi phú quý, chạy chọt cúng bái thần thánh để thoát tội lỗi cầu bình an, xem đó là lý tưởng sống, sống vươn lên địa vị, tài sản ngày càng cao bằng cách đấu tranh giành giật đạp lên đầu nhau…quên hết thế sự!

    Đó chính là mục tiêu lớn nhất phải đạt theo lời nguyền của Marx: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, cần phải triệt tiêu!
    Và CSVN đã thành công !

  2. Phật-giáo Duy-vật

    chủ-trương lớn của đãng và nhà-nước.
    Hiện nay,
    ủy-ban lý-luận trung-ương
    đả
    soạn xong bộ kinh “Phật-pháp Duy-vật”.
    Vậy,
    nhiệm-vụ của đãng-viên

    phải gương-mẩu đi đầu,
    lãnh-đạo quần-chúng nhân-dân,
    giúp quần-chúng nhân-dân
    thấm-nhuần đại-trà giáo-lý Duy-vật.
    Có như thế
    thì mới
    tiên mau, tiến mạnh, tiến vưng-chắc
    lên
    xả-hội chủ-ỉa.
    Khi
    tiến lên tới đó
    thì
    phải xây nhà-ỉa cho thật nhiều.

  3. @hobeton: bỏ làm thơ con cóc đi , rồi tập đọc văn chương “ Bút Trà “ , “ Tùng Long “ đi ! Lôi báo Sài Gòn mới ra mà đọc ! Hay đọc Chú tư Cầu của Lê xuyên cũng được !

  4. Tởm nhất là thằng Thích Nhất Tiền, hay còn gọi là Thích Nhặt Tiền ở chùa…Giả Ngộ.

    May là đức Phật “từ bi hỷ xả”, nên Ngài không bắt tội mấy thằng…trọc trong cái gọi là nhà nước CHXHCNVN…yêu nghiệt – dùng hình tượng của Ngài để làm ác, làm giầu trên đau khổ của dân tộc VN.

    Bá ngọ mấy thằng trọc đỏ…đít!

  5. Phật-giáo Việt Nam

    cái may-mắn rất lớn,
    ấy là
    đãng và nhà-nước cho phép
    giãng
    Phật-pháp bằng bộ kinh
    ‘Phật-giáo duy-vật’
    do
    ủy-ban lý-luận
    trung-ương-đãng
    biên-soạn.
    *
    Chẵng bao lâu nửa,
    chúng-sinh Hà Nội
    sẻ
    nhảy tót lên tòa sen
    để
    thành Phật.

  6. Thế giới thực dụng tư bản đã phá hoại giá trị trọng sĩ , đưa những tỷ phú trở thành thần tượng cho tuổi trẻ hôm nay hướng đến .

    Tệ hại gấp bội , chế độ Xã hội chủ nghĩa cộng sản lại sản sinh một tầng lớp tỷ Phú đỏ liên kết với chính quyền phá hoại chữ “ sĩ “ một cách tàn bạo , trắng trợn để tiến lên một xã hội “ vô sĩ “ , một xã hội chủ nghĩa mặt dày .

    Tiền và hưởng thụ tại VN hôm nay như một thước đo cho một giá trị con người được tôn trọng . Kẻ không tiền , không biết hưởng thụ cho dù có cấp bậc , địa vị nào cũng đều bị xem thường , bị khinh dễ .

    Một chế độ xã hội chủ nghĩa VN mặt dày đã dẫn đến nội loạn tham nhũng hối lộ . Trọng lú vừa muốn diệt tham nhũng nhưng lại không có kẽ sĩ chí công vô tư để thay thế , khiến VN hiện nay lâm vào thế khủng hoảng cán bộ , một chức vụ không tồn tại tin tưởng lâu đài .

    Nội bộ chính quyền , nội bộ Đảng CS vì phương châm loại trừ ngụy Đảng viên đưa nhau vào thế thủ , dấu sẵn dao hô sát lẫn nhau .

    Chính quyền csvn thế nào thì Phật giáo quốc doanh cũng y chang . Thầy chùa , thầy tu cũng chỉ là thầy chạy theo nhà nước kiếm bã phồn vinh lợi Lộc .

    Chữ “ Sĩ “ của người việt đã mất một cách trắng trợn nhất từ khi có nền kinh tế thị trường định hướng XHCN chẳng giống ai . Phải kết hợp ba môi trường gia đình , học đường , xã hội mới tạo nên được một kẽ Sĩ đúng nghĩa được tôn trọng .

    Chùa chiền thì có , tu sĩ thì không vì chỉ là bọn thầy tu quốc doanh vô sĩ . Phật giáo VN cũng đang đi trên đường mạc vận .

    • “Phải kết hợp ba môi trường gia đình , học đường , xã hội mới tạo nên được một kẽ Sĩ đúng nghĩa được tôn trọng”
      Trong giòng chảy mạnh của con thác duy vật, cá liệu có lội nổi ngược giòng?
      Hiệu số của tốc độ cá đạt được đối với tốc độ giòng chảy lôi cả bọn đi, lôi cả ba môi trường gđ, hđ, xh…liệu có xem là một thành tích khôi phục nên chữ Sĩ?

  7. Nghề buôn Phật
    phát-triễn rất mạnh

    miền Bắc.
    Tôi
    chẵng hiểu tại sao.
    Ai biết,
    xin chỉ tôi với.

  8. Mấy ông nhà văn
    đúng là
    lạc-hậu thời-sự rất nặng.
    Các chùa
    đả
    lập chi-bộ hàng chục năm nay rồi,
    thưa
    quý-ông nhà văn.

  9. Thầy chùa VC, ăn nhìu ĩa lớn đống

    Đặc điểm của Phật Giáo và chùa chiền VC:

    – Công trình hoành tráng to lớn
    – Sư thầy mặt mũi non choẹt búng ra sửa
    – Quần thể kinh tế kết hợp du lịch
    – Dịch vụ tâm linh phong thủy bát nháo
    – Kiến trúc mô hình và vật liệu madze in Chị Nà

    Thật ra, VC theo đúng tư duy và động thái chủ nghĩa duy vật vô thần truy tầm hạnh phúc tứ khoái trần gian: ăn ngủ đ. ĩa. Ăn nhìu ĩa lớn đống ! ha ha ha !

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên