“Một ngày phiên chợ, u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn. Suốt ngày chúng cứ rúc vào một góc sân và kêu chim chíp bằng một giọng thảm thương, ai oán!”
Những câu trên được trích dẫn từ tập truyện O Chuột mà tôi đã được cô giáo đọc cho nghe, khi còn thơ ấu. Hơn nửa thế kỷ đã qua nhưng tôi vẫn tin rằng mình vừa ghi lại “gần” đúng nguyên văn, theo trí nhớ. Sao tôi cứ thương mãi đôi gà côi cút đó, và có cảm tình hoài với tác giả của đoạn văn dẫn thượng.
Tô Hoài chắc chắn sẽ rất sung sướng khi biết có một người đọc đã nhớ nằm lòng cả một đoạn văn của mình, và (có lẽ) sẽ bớt sướng đi nhiều, nếu biết thêm rằng tôi chưa bao giờ đọc thêm một trang sách nào khác của ông.
Tôi sinh trưởng ở miền Nam, nơi mà trẻ con không đeo khăn quàng đỏ, không thi đua lập chiến công, cũng không có kế hoạch (lớn – nhỏ) nào phải hoàn thành. Chúng tôi chỉ có việc học với chơi, và chơi mới là chuyện chính. Tôi quá mải chơi nên không rảnh để đọc sách vở của bất cứ ai.
Mãi cho đến khi cuộc chiến Bắc/Nam chấm dứt tôi mới bắt đầu để ý đến sách báo. Cũng như nhiều người dân miền Nam khác, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi bỗng hoá ra rất rảnh, và rất … đói!
Tác phẩm duy nhất mà tôi tâm đắc, vào thời điểm đó, là Hồ Chí Minh Toàn Tập. Đây là bộ cuốn sách đồ sộ, giấy in cực tốt nhưng giá rất bèo nên được những bà và những cô bán hàng rong vô cùng ưa thích. Họ cần giấy để gói (hoặc để chùi) còn tôi thì cần một phần ăn nhiều hơn số tiền túi mình có thể mua.
Do đó, dù có đói thảm thiết tôi cũng chả bao giờ xà ngay xuống mẹt xôi hay mẹt bánh. Tôi chịu khó đi (lòng vòng) mua sách, rồi mới mang đổi lấy thức ăn, cho đỡ khổ cái dạ dầy!
Nói tình ngay, lỡ có thấy những tác phẩm của Tô Hoài – trong hoàn cảnh ấy – tôi chắc mình cũng sẽ ngó lơ thôi. Mắt tôi lúc nào cũng chỉ dáo dác, liếc nhìn ra biển, tìm một đường chui.
May mắn là tôi chui lọt.
Lưu lạc mãi, có hôm, tôi tình cờ gặp lại Tô Hoài trong tác phẩm (Cây Bút, Đời Người, nxb Phương Nam 2002) của nhà phê bình xã hội & văn học Vương Trí Nhàn:
“Ngay từ năm 1940, khi bắt tay làm quen với giới sáng tác đương thời, thì đồng thời tác giả Dế Mèn cũng bước vào hoạt động cách mạng… Mặt khác, ngay trong giới cầm bút, ông cũng luôn luôn có hoạt động xã hội của mình, khi là Phó Tổng thư ký Hội Nhà Văn, khi chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, từ đó đẻ ra cơ man nào là đầu việc, là họp hành, mà người ta gọi chung là công tác.” (sđd 264).
Tiểu sử Tô Hoài (như thế) có vẻ lung tung lang tang, ngổn ngang cả đống chức vụ, nhưng không để lại một ấn tượng đậm nét nào về đời người và cây bút của ông. Tô Hoài như luôn bị nhấn chìm vào những đoàn đội hay đoàn thể (vớ vẩn) gì đó, “với cơ man nào là đầu việc”. Toàn là những công việc chán ngán và nhạt nhẽo, tôi đoán thế.
Được thế thì đã phúc!
Cuộc đời của Tô Hoài chán ngán (hẳn) có thừa nhưng nhạt nhẽo thì chưa chắc, và đắng chát với tủi nhục (xem ra) không thiếu – vẫn theo như ghi nhận của Vuơng Trí Nhàn: “Đại khái có thể hình dung như cái cảnh đứa bé bị qùy, thì cũng quỳ đấy, song mắt vẫn liếc về phía mọi người đùa bỡn. Xá gì chuyện này, qùy cho xong nợ, tí nữa lại tha hồ tung tẩy.” (sđd 266).
Tôi thực muốn ứa nước mắt xót xa cho “cây bút” và “đời người” của Tô Hoài khi biết rằng (đôi lúc) ông vẫn phải qùi như thế. Tôi còn e rằng Vuơng Trí Nhàn chỉ khéo miệng mà nói thế (để đỡ tủi cho nhau) chứ chuyện “đùa bỡn” và “tha hồ tung tẩy” làm sao tìm được trong “cây bút” và “đời người” (chật hẹp) của Tô Hoài!
Đến như Nguyễn Tuân – dù vốn tính bất tuân – khi phải mặc đồng phục, trông cũng rúm ró và thảm hại chả kém gì cái hình ảnh Tô Hoài cả. Ở vào hoàn cảnh đó, mới hiểu và thông cảm cho sự cuống cuồng của một người – vốn tính đồng bóng và yếu bóng vía – như Xuân Diệu:
“Xuân Diệu sợ chúng tôi say sưa quá, bốc đồng quá tử vì đạo, rồi không giữ được ngòi bút của mình. Hơn ai hết, ông hiểu về những lưỡi gươm Damoclès thường xuyên treo trên đầu người làm văn nghệ. Khi nói chuyện này đột nhiên giọng ông đột nhiên nhỏ hẳn đi, khe khẽ thì thào. Rồi ông lắc đầu, ông le lưỡi, ý bảo rằng sợ lắm, mà cỡ các cậu thì càng phải nên biết sợ ngay thì vừa, nên nhớ là sau có hối cũng không kịp nữa” (sđd 295).
Xuân Diệu đã chết. Cái cung cách và thái độ ‘đột nhiên giọng nhỏ hẳn đi’, ‘khe khẽ thì thào”, “lắc đầu”, “le lưõi” cũng … chết luôn. Thế hệ của những người cầm bút kế tiếp, không có vẻ gì là hào hứng và sẵn sàng tiếp nhận sự khiếp đảm mà Xuân Diệu muốn truyền đạt cho họ.
Trần Khuê là một trong những người này.
Ông đòi đổi tên Nước, tên Đảng, đòi hủy bỏ điều 4 hiến pháp, đòi Trường Chinh phải xin lỗi Kim Ngọc (bí thư tỉnh ủy Vĩng Phú, tác giả của Khoán 10), đòi Tố Hữu phải xin lỗi những văn nghệ sĩ trong nhóm Nhân Văn, đòi Lê Đức Thọ phải xin lỗi những người trong “vụ án xét lại”, đòi lập Hội Chống Tham Nhũng …
Nói tóm lại là Trần Khuê không để yên cho bất – cứ – cái – gì và bất – cứ – ai, kể cả những nhân vật được coi là untouchable:
“Chúng ta đề nghị Tổng cục thống kê và Bộ tài chính thử tính sổ xem 30 năm qua ta đã tiêu tốn vào lăng Người tổng số là bao nhiêu tiền của… Và thử xem riêng ngân sách dụ chi cho năm 2000 xem có thể xây được bao nhiêu trường học cho một ngàn xã hãy còn tắng về giáo dục ở miền cao. Có thể xây bao nhiêu căn nhà để nuôi trẻ mồ côi … Có thể xây bao căn nhà dưỡng lão cho người già lão cô đơn, không nơi nương tựa. Có thê xây bao nhiêu nhà thương làm phúc chữa bệnh cho người nghèo …” (Trần Khuê – Ng. T. Thanh Xuân, Đối Thoại Năm 2000).
Đến cỡ như bác Hồ (dù đã mồ yên mả đẹp) mà còn bị hạch hỏi đủ điều như thế thì có ai khác mà được không bị … làm phiền. Mọi kẻ có chức quyền, từ Tổng Bí Thư trở xuống – kể cả ông TBT Giang Trạch Dân của nuớc bạn Trung Hoa vĩ đại – đều bị mang ra hỏi tội và chửi mắng (xối xả) vì sự ngu dốt, cũng như tội gian tham – của từng người một!
Thảo nào mà đã có lúc Trần Khuê được mô tả như một Sao Khôi hoặc Sao Khuê. Vì sao này (tiếc thay) lại “khi tỏ khi mờ,” theo nhận xét của một vị thức giả cùng thời – nhà văn Phạm Đình Trọng:
Trần Khuê thấy được giữ lại thi thể Hồ Chí Minh trong hòm kính dù đặt trong nhà hầm vẫn là tênh hênh trên mặt đất, là không thuận ý nguyện cuối cùng, ý nguyện thiêng liêng nhất của người chết, không thuận qui luật tự nhiên, là đày đọa thân xác người quá cố và tạo ra cái thùng không đáy ngốn tiền mồ hôi nước mắt dân. Nhận ra những cái có hại sờ sờ như vậy, Trần Khuê đòi đốt xác Hồ Chí Minh nhưng hồn vía Trần Khuê vẫn thuộc về Hồ Chí Minh.
Sắt son với con người rước họa cộng sản về đày đọa người dân Việt Nam, thờ phụng con người mất gốc không còn hồn Việt Nam là khoảng mờ rất đáng tiếc của ngôi sao Khuê họ Trần.
Kể cũng “hơi” tiếc thật nhưng vẫn hơn rất nhiều vị thức giả (cùng thời) chỉ sống cả đời trong cái khoảng mờ!
“khoảng mờ rất đáng tiếc của ngôi sao Khuê họ Trần”
Hồi tớ lớn lên trong xã hội loài người xã hội chủ nghĩa, con nít VNCH thường bị thiếu ăn, nên ai cho củ khoai thì rất quý . Khoai rớt xuống đất, nhặt lên phủi bụi rùi bỏ vào miệng . Tưởng Năng Tiến có thể làm chuyện này với cục xít Trần Khuê, phủi cái khoảng mờ đó rùi cho vào mồm nhai nuốt ngon lành . Xít trí thức xã hội chủ nghĩa đ/v Tưởng Năng Tiến như củ khoai của con nít nghèo, đói ăn .
Theo tôi nghỉ,
thì ở Việt Nam,
Hồ Chí Minh là đứa
bị
thiên-hạ réo
ông-bà tổ-tiên
nhiều nhất.
Cái tài
“Ăn tục nói phét”
của
Hồ Chí Minh
đả
tới mức thượng-thừa.
“Ăn tục nói phét”
cở như
Trần Khuê
thì
chả thấm vào đâu.
Khầ khà khà, Suót máy muoi năm Tàn Dư Ngụy Cock cứ lòng vòng chờ mong Viet Cộng phản đảng đúng lên làm Cách Mạng cho TÀn Dư Ngụy về huong?
Nào là Bùi Tín , Tran Khue, Tran Đinh , Duong Thu Huong , Vủ THư Hiên , Nguyen Van Đài. Mấy TRỰ này tuần từ lần luọt ra đi KHÔNG BAO GIÒ trở lại và sự nghiẹp GIAT SẬP CONG XÃNG xem ra ngày càng xa vời vợi , hahahahaah.
Còn lại vài trự như NGUYEN VAN ĐÀI, DUONG THU HUONG thì vẩn phải nằm ấp CHERRY chờ thời……………..mà chẳng biét đến bao giò bu MẼO, bu PÁP, bu ANH và tat cả các BU TƯ BẢN mói bật cho cái đèn XANH nào đó để về GIAT SẬP CONG XÃNG., hehehhe.
Có mot điều làm cho anh PHÉT tự hỏi là tại làm răng mà Tàn Dư NGỤY chẳng có thằng nào có mot lá gan to hơn trái NHO để về trực diện vói VIET CỌNG chúng anh cho ra vẻ…………….CAN TRUÒNG mà toàn là nằm ấp CHERRY KHÔ chờ một số ĐANG VIEN VIET CỘNG chúng anh quay xe?
Hiện tại VIET CỘNG chúng anh có tói gần 6 triệu đảng viên hoat động và cong tác trong tat cả các ban nghanh đoàn thẻ từ đia phuong cho toi trung uong và biẻu hiện tính KIEN ĐỊNH lập truòng đó là CHỐnG PHẢN ĐỘNG để giủ vủng mot Viet Nam thanh bình, ổn định và phát triễn trong thoi đại mói.
Thư hỏi môt vài TRỰ ỏ trong nuóc như đám DÂN CHỦ CUỘI trong nuóc và nuoc ngoài như NGUYEN VAN ĐÀI , VỦ THU HIÊN , con số quá cực kỳ khiem tốn thì toi kiép nào mói có CACH MẠNG THÀNh CONG như Tàn Dư Ngụy mong uóc?
47 năm trong giòng chảy của lich sữ thì khong là dài , nhưng 47 năm củng đủ dài để đánh gía mot thực lực chông’ đôi nào đó có súc mạnh, có bản lảnh và có truỏng thành hay không thì đây rỏ rang là đám TÀN DƯ NGỤY cực kỳ bé nhỏ và bế tắc trong muu đồ quá TO LỚN đó là GIAT SAP CONG SÃN để trá tù cho mói nhục 47 nam về truóc.
“biẻu hiện tính KIEN ĐỊNH lập truòng đó là CHỐnG PHẢN ĐỘNG”
Lỗi thằng đánh máy, thiếu 2 chữ “& CHỐNG CỘNG”.
VNCH chờ Đảng tự lăng trì tùng xẻo mình, cho tới khi cầu khẩn VNCH về cho coup de grace, viên đạn ân huệ
Nước Việt có cái hậu quả
như ngày hôm nay,nói
đi nói lại cũng chung
quy do lỗi thằng…đánh
máy. Khốn nỗi thằng đánh
máy này cũng là thằng
tự bơm,tự đi đường rồi
tự kể chuyện.
Không biết có phải vì
trình độ dân trí dân
ta quá thấp ,hay vì “chén
cơm manh áo”, … Mà cho
đến giờ này,hầu như tất
cả mọi người đều nhắm
mắt bịt tai,kể cả những
người trí thức ,loại trí
thức XHCN, đều ca tụng
thằng đó như sấm.
” Hồn vía của Trần Khuê vẩn thuộc về HCM !” (pham đ Trong).Đúng vậy ,khi hồn về cỏi âm(HCM) thì tất nhiên,sống củng như chết thôi. Tính đến hôm nay có đến hàng trăm( không nói hàng ngàn) luân án Tiến sĩ nói về HCM ! Mổi hành vi -mổi đông tác-cử chỉ của HCM là mổi đầu đề cho Luân án.
Tuyển tạp HCM là tâp hơp các lời nói-phát biểu-diển văn của Hồ,do người khác viết (trong số ngừi viết thay đó có cả Trần Đinh -đèn cù). Từ tuyển tâp nầy (rất nhiều tạp) đẻ ra môt số hê luân: Đó là Luân án TS của những thằng bưng -bô,mà bây giờ Đất nước do chính bọn nầy Lảnh đạo.Cụ thế là Trong Lú-TS Đảng! Phải nói dài dòng như vậy,để biết rằng Trân Khuê,hay
trong nước thường gọi là “sao khuê” để nói đến tài năng của Y! Cho dù
có Sao-bắc-đẩu nửa ,mà gởi hồn cho HCM,thì củng không khác gởi-hồn -cho-Quỷ ,thì làm sao không mờ đươc ./
Trước khi Ché Linh đi thi hát thì ca sỉ Việt Ấn (SG)đã hát HÂN ĐỒ BÀN rất khởi sắc
Bài hát này của nhạc sĩ XUÂN TIÊN sáng tác.
Chế độ trước đâu phải là chế độ độc tai toàn trị .kiểu tần thuỷ Hoàng đốt sách chôn sống học trò như chế độ của hồ bắc cụ ?
Một ý khác của nhũng nhà sáng tác thơ văn ,nhạc là khóc than cho Đồ Bàn Chiêm) đẻ than thở ai oán cho dân Việt bị đo hộ bởi giác Pháp .
Một nhà thơ tiền chiến VN ,cung làm thơ than khóc cho nước Chiêm Thành nhưng thật ra là than khóc cho đát nước VN thời Pháp đô hộ …Đó là Chế Lan viên ,Ông lấy họ Chê (Chế Bồng Nga )…Sau này ông đi theo CS,Nam 75 còn hăng máu vịt ,chưởi VNCH búa sua . Gần chét mới thú nhận là theo cs hồ bắc cụ là đi lầm đường !
Nếu xét về mặt ca ngợi ngất trời mây về Hồ do đảng chủ xướng thì lẽ ra Việt Nam phải là nước số một thế giới bởi không có nước nào có được một lãnh tụ dẩn dắt có ngần ấy phẩm giá tốt lành.Nhưng thật sự ngược lại , VN ngày nay đụng một cái là đi mượn , đi xin viện trợ , cấn tài nguyên, bán tài nguyên , bán sức lao động của dân bằng các chương trình xuất khẩu lao động , kể cả chương trình xuất khẩu lao động kiểu massage mà thực chất là xuất khẩu đi bán dâm .Trong nước thì trộm cắp giết người như rươi, kể cả cha con, vợ chồng giết nhau vì lý do không đâu, những người quản lý ngành y thì bán thuốc giả, nâng giá khống, ngành giáo dục thì bán bằng giả, sử dụng bằng giả ,và nhồi sọ những điều xạo láo về bác và đảng( bắt công nhận là thật, đúng) ầm ầm vào đầu học sinh,ngành báo chí , nhà văn, nhà sử thay vì lấy tiêu chí phục vụ nhân dân lại hết lòng phục vụ , ca ngợi bác và đảng hoặc dùng ngòi bút để tống tiền, lăng mạ cá nhân,..Do vậy đất nước dân tình ngày càng nát bấy, hủ bại .Điều quái đản như do mắc phải lời nguyền rũa không dứt ra được, đời Hồ càng xạo nổ , càng phá đất nước khi sống lẫn khi chết thì càng được sùng bái, ngưỡng mộ, ca ngợi như thánh , trong khi dân VN nếu không bị nhiễm tánh nổ xạo do bị buộc , sống, làm việc theo đời Hồ thì cũng thành điên điên khùng khùng ( do bị nhét ba cái đồ bậy bạ vào đầu) hoặc thành nghi ngại lẫn nhau ( tưởng rằng ai cũng nổ xạo bởi chưa từng gặp người có quá nhiều mặt tốt như thế !) .Nay nói về lời nguyền rũa mà có thể đến từ dân tộc cổ xưa như Chiêm Thành vốn bị tổ tiên VN sáp nhập xóa sổ mà còn bị khinh khi ở dơ , ăn bốc , cù lần , ngu đù, thúi địch .Lời nguyền rũa gặp giờ trùng thành linh thiêng truyền đời lâu dần hiễn hiện thành Hồ xuất hiện vào lịch sử Việt khi sống lẫn khi chết phá đất nước dân tộc vô vàn nhưng vẫn tiếp tục được ca ngợi, sùng bái, ngưỡng mộ như thánh. Trước đây có phải bài Hận Đồ Bàn ( nói về mối hờn oán xa xưa của dân Chiêm Thành đối với dân Việt ) do Chế Linh sáng tác ( có dạo CL bị chế độ trước cấm hát!) dường như nhắc nhở dân tộc Việt về luật nhân quả của trời đất là luôn đúng hay chăng ?!