S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Hồ Chí Minh & lời ai điếu

33

Chương mở đầu Hồi Ký Tống Văn Công có đoạn:

Ông nội tôi có ba người con, nhưng chỉ có cha tôi là trai. Sau khi cha tôi bị bắt vì tội “làm cộng sản”, ông nội tôi sốt ruột chuyện “nối giòng”. Có người mai mối má tôi là Nguyễn Thị Thâm ở làng Giồng Tre (xã An Ngãi Trung) cho cha tôi…

Sau lễ ra mắt, hai họ quyết định các bước kế tiếp theo tập tục. Cha tôi phải tới “ở rể” tại nhà ông bà ngoại tôi. Trong bữa cơm đầu tiên, ông ngoại tôi cầm chai rượu lên hỏi: “Con có biết uống rượu không”? Cha tôi đáp: “Dạ, có chút đỉnh”. Ông ngoại tôi rót đầy ly nhỏ, đưa cho cha tôi. Cha tôi cầm lấy, cám ơn và uống cạn. Ông ngoại tôi cười lớn nói bỗ bã: “Tao thích mày!”

Tui thì thích hết hai ông: ông ngoại và ông cha của nhà báo Tống Văn Công bởi cả hai đều vui tính, hảo rượu, và (chắc) đều là những trang hảo hớn. Bởi tui cũng sinh trưởng ở trong Nam nên nói như vậy (nghe) cũng kỳ kỳ, và e có điều tiếng eo sèo là mình hơi nhiều máu địa phương hay phân biệt vùng/miền.

Để tránh dị nghị, tôi xin mạn phép mượn đôi lời của một nhân vật khác – từ một vùng đất khác – ghi nhận về những nét “dễ thương” của nơi mà mình chôn rau cắt rún :

Về tính cách ham vui của người dân Nam Bộ, tôi có nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Ở cùng phố với tôi, có anh bạn một hôm đến rủ tôi đến nhà anh ăn mừng sinh nhật Bác Hồ ngày 19-5. Đương nhiên là tôi đi. Đúng một tháng sau, anh lại đến rủ tôi đi liên hoan. Tôi hỏi, dịp gì thế? Anh ta bảo, hôm nay “đầy tháng” Bác Hồ!

Chưa hết, anh rủ tôi đến nhà ăn giỗ bà già. Đúng một tháng sau anh lại đến rủ tôi, nói: hôm nay giỗ bà già tôi! Nghe vậy tôi ngạc nhiên quá, vì vừa ăn giỗ tháng trước. Anh hiểu sự ngạc nhiên này nên giải thích ngay: năm nay nhuận hai tháng tám phải giỗ hai lần!

Vẫn chưa hết. Ngày Phật Đản, anh rủ tôi rồi đến ngày Noel mừng Thiên Chúa Giáng Sinh anh cũng đến mời tôi đi ăn mừng. Tôi thắc mắc vì anh theo đạo Phật cơ mà, anh cười, nói tôi đa tôn giáo! Thế nên hèn chi, ca dao Nam Bộ mới có câu: “Ra đường thấy vịt cũng lùa. Thấy duyên cũng kết, thấy chùa cũng tu!” (Lê Phú Khải. Lời Ai Điếu, Westminster, CA: Người Việt, 2016).

Theo T.S Nguyễn Văn Tuấn, tác giả cuốn hồi ký thượng dẫn sinh năm 1942 tại Hà Nội, học văn khoa tại trường ĐH Sư Phạm Hà Nội 1967, làm việc cho đài Tiếng Nói Việt Nam và sau này bị/được ‘lưu đày’ vào Nam. Ông đã nghỉ hưu, nhưng vẫn còn viết cho truyền thông… lề trái.”

Dù ở hoàn cảnh “lưu đày” nhưng Lê Phú Khải yêu quí và rành rẽ Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ít ai sánh kịp. Ngoài gần chục tác phẩm viết về miền đất này, ông còn tìm ra được hằng trăm từ kép mà người dân hai miền Nam/Bắc “chia nhau” (trước/sau hay sau/trước) một cách vô cùng độc đáo :

“… ô dù, ốm đau, buồn rầu, bơi lội, bóc lột, cố gắng, co kéo, chọc ghẹo, chán ngán, chặt đốn, cưng chiều, chén bát, chờ đợi, chửi rủa, chậm trễ, cần thiết, cạn kiệt, chia xớt, đưa rước, dạy bảo, dòm ngó, dọn dẹp, dụ dỗ, đùa giỡn, đùi vế, đau ốm, đĩ điếm, khờ dại, điên khùng, dư thừa, giỡn chơi, đui mù, dòm ngó, dọa nạt, đe dọa, hư hỏng, hao tốn, hăm dọa, hối thúc, hù dọa, hung dữ, ham thích, hoảng sợ, hèn nhát … Ví dụ như đui mù thì người Nam nói đui, người Bắc nói mù.”

Thiệt là bất ngờ và thú vị!

Hèn chi mà giáo sư Nguyễn Văn Tuấn không tiếc lời ca ngợi: “Đây là một cuốn sách cần phải có trong tủ sách gia đình. Một cuốn sách bổ sung tuyệt vời cho các tác phẩm của Vũ Thư Hiên, Bùi Tín, Xuân Vũ, Dương Thu Hương, Trần Đĩnh, Huy Đức …”

Tôi rất tán thành với nhận định (“một cuốn sách tuyệt vời”) và chỉ hơi lấy làm tiếc là đã không hoàn toàn chia sẻ được với nhà báo Lê Phú Khải về vài đoạn văn (ngăn ngắn) trong hồi ký của ông. Xin đơn cử một thí dụ :

“Đó là vào năm 1992, một đoàn nhà báo, gồm toàn những nhà báo có ‘máu mặt’, tổ chức lên Đà Lạt nhằm bênh vực chị Đặng Việt Nga, kiến trúc sư và anh Phương cũng kiến trúc sư, hai chủ nhân của ‘Ngôi nhà trăm mái’ đang bị địa phương bắt tháo dỡ vì nhiều lý do không chính đáng.

Đường xa, hết chuyện bàn, tôi nêu câu hỏi: Nếu bây giờ phải chọn hai gương mặt tiêu biểu cho Việt Nam thế kỷ qua thì các vị chọn ai? Mọi người đều chọn nhân vật số một là Hồ Chí Minh. Vậy còn người thứ hai? Cả xe im lặng. Có vị nói: Võ Nguyên Giáp! Tôi phản đối và đưa ra nhân vật thứ hai là Dương Thu Hương! Cả xe nhao nhao phản đối. Có người hỏi: Dương Thu Hương là cái quái gì mà ông lại cho là nhân vật thứ hai sau Hồ chí minh?

Tôi trả lời: chẳng là cái quái gì mà tự cho mình có quyền đứng ngang hàng và dám vỗ vai nhắc nhở các vị đang cai trị dân chúng, thì đó là dân chủ, là xã hội công dân chứ còn gì nữa! Độc lập và dân chủ là hai phạm trù lớn nhất, được cả dân tộc nhắc đến nhiều nhất trong thế kỷ qua. Độc lập thì Hồ Chí Minh là hình tượng, còn dân chủ thì đến Đại Tướng cũng không dám đối thoại với tổng bí thư Lê Duẩn, Dương Thu Hương là thảo dân mà lại tự cho mình quyền ăn nói ngang hàng với các vị đang đứng trên đầu dân, thì đó là hình tượng của dân chủ. Sau hình tượng của dân tộc phải là hình tượng của dân chủ… Chẳng thấy ai trên xe nói gì nữa!”

Tôi không có mặt trong chuyến xe lên Đà Lạt vào năm 1992, và cũng không có khả năng tranh luận nên xin phép được mượn lời của nhà bình luận thời cuộc Vũ Quang Thuận và bác sĩ Phạm Hồng Sơn để góp ý thêm về ông Hồ Chí Minh – nhân vật mà theo nhà báo Lê Phú Khải là “một hình tượng độc lập tiêu biểu của nước Việt Nam” trong thế kỷ vừa qua.

  • Vũ Quang Thuận: Thằng đó nó khốn nạn lắm. Nó lừa dân mình. Dân mình ngu si không biết lại còn tung hô, dựng nó lên thành thánh.
  • Phạm Hồng Sơn: Theo tôi, hiện nay nếu muốn đất nước có tiến bộ, có dân chủ thực sự hay thậm chí là chỉ muốn chính quyền phải cương quyết hơn với sự đe dọa, xâm lấn từ Trung Quốc thì chúng ta rất không nên lấy “cụ Hồ” ra làm tấm gương, trừ khi chúng ta không có đủ thông tin hoặc chỉ muốn có tiến bộ giả dối, nửa vời và chỉ muốn chính quyền vẫn lệ thuộc Trung Quốc. Chỉ cần xem lại một chút lịch sử chúng ta sẽ thấy điều này rất rõ.

Lãnh tụ nào và chính thể nào đã đưa vòng lệ thuộc, cống triều phương Bắc trở lại Việt Nam gần 80 năm sau khi sự phụ thuộc đó đã bị hủy bỏ hoàn toàn kể từ Hiệp ước Patenôtre 1884? Còn lãnh tụ nào và chính quyền nào nếu không phải là chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bắc những cây cầu “răng môi”, “núi liền núi sông liền sông” cho sự lệ thuộc, cống triều (kiểu mới) phương Bắc trở lại Việt Nam từ năm 1950?

Ai là người vừa là Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch đảng cầm quyền trong lúc ông Thủ tướng Phạm Văn Đồng hạ bút ký một công hàm công nhận lãnh hải Trung Quốc bao phủ cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa? Chắc chắn 54 năm chưa phải là thời gian quá lâu để mọi người quên mất người đó là Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tại miền Bắc Việt Nam), kiêm chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam và là một chí hữu, một “người thầy vĩ đại” đương thời của Thủ tướng Phạm Văn Đồng…

Cái đau xót và đau buồn chính là việc những người bị trị, những người đang mất tự do, bị áp bức, những người không muốn đi theo cái ác lại vẫn quì lạy, sùng kính một con người đã đưa họ từ những xiềng xích thô kệch, rỉ sét sang những gông xiềng êm ả, tinh vi, bền chắc hơn, đã khai sinh ra một chế độ suy đồi mà họ đang ta thán, đã là một ông trùm của các thủ đoạn dân chủ giả hiệu vẫn được duy trì cho tới hôm nay, đã là một chuyên gia về các kỹ thuật mị dân lão luyện tới mức khiến cho cả một dân tộc đa phần vẫn cứ an tâm, ngáo ngác, trông đợi tự do trong gông cùm và thờ kính chính kẻ đã quàng vào họ bộ gông cùm mới.

Tôi không hề có dụng ý mượn lời của Vũ Quang Thuận và Phạm Hồng Sơn để chỉ trích nhà báo Lê Phú Khải. Tôi chào đời trước hai nhân vật này, và sinh sau tác giả của cuốn hồi ký Lời Ai Điếu. Giữa ba ông tôi chỉ (tình cờ) là một độc giả thuộc thế hệ bắc cầu nên thấy cần ghi lại quan điểm của cả ba để rộng đường dư luận!

Courage sometimes skips a generation. Lòng dũng cảm đôi khi bỏ qua cả một thế hệ.

33 BÌNH LUẬN

  1. Phét đâu ra bào chữa cho “bác” cho đảng chứ cứ để bàn dân thiên hạ bôi tro tát cứt vào mặt “bác,đảng như thế thì hết linh rồi!!!???

  2. Giữa ba ông tôi chỉ (tình cờ) là một độc giả thuộc thế hệ bắc cầu nên thấy cần ghi lại quan điểm của cả ba để rộng đường dư luận!

    “Lòng dũng cảm đôi khi bỏ qua cả một thế hệ”

    if i have to guess, cái thế hệ bị skipped là thế hệ của Phạm Hồng Sơn

    Bác Tưởng Năng Thối tâng bốc Lê Phú Khải quá cỡ thợ mộc, thui thì tớ nhắc 1 ý của Lê Phúk Hải

    Trên chuyến xe định mệnh của đất nước & dân tộc, Đảng Cộng Sản là người cầm lái . Và không ai muốn cái xe đó lao đầu xuống vực

    My take, lái cái xe đó qua Trung Quốc

  3. Ta là Hồ Bê Tông.
    Ta là Tổ Sư Nghèo Đói.
    Nơi nào nghèo-đói thì phải dựng tượng ta.
    Đói to thì dựng tượng lớn.
    Đói nhỏ thì dựng tượng bé.
    Bửa đói, bửa no thì dựng tượng bán-thân.
    Ăn độn, húp cháo thì treo hình là được.
    Nhớ đấy!

  4. Bọn văn nô, bồi bút bịa chuyện Quái vật Hồ chí Minh, vào những năm cuối đời, bị các Quái thú Lê Duẫn, Lê đức Thọ tiếm mất quyền hành, sự thật ra sao?

    *** Tuổi trẻ Phú Yên- Diễn đàn của đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh tỉnh Phú Yên

    “Bác Hồ với Tết Mậu Thân 1968”

    ” Giữa năm 1967, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta xuất hiện tình thế mới, có lợi cho ta. Ngày 28-12-1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Bộ Chính trị (Khóa III) họp quyết định một chủ trương hết sức quan trọng: Mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân 1968 nhằm giáng đòn quyết liệt vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. Ngay sau đó, công tác chuẩn bị được tiến hành chu đáo, công phu, tỉ mỉ và hoàn toàn bí mật. Tháng 1-1968, Hội nghị Trung ương lần thứ 14 (Khóa III) thông qua Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 12-1967, khẳng định quyết tâm, mục tiêu và hướng tiến công chiến lược. Ở miền Nam, các binh đoàn chủ lực, theo kế hoạch đang bí mật áp sát vào bàn đạp tiến công. Chỉ thị cụ thể của Bác Hồ cho các chiến trường là:

    “Kế hoạch phải thật tỉ mỉ
    Hợp đồng phải thật ăn khớp
    Bí mật phải thật tuyệt đối
    Hành động phải thật kiên quyết
    Cán bộ phải thật gương mẫu.

    ” Theo lời kể của đồng chí Vũ Kỳ – Thư ký riêng của Bác thì Người đã chuẩn bị thư chúc Tết Mậu Thân 1968 từ độ ba tháng trước đó. Sáng chủ nhật ngày 31-12-1967, Bác ra Phủ Chủ tịch để đọc ghi âm thư chúc Tết. Chị Trần Thị Tuyết ngâm bài thơ chúc Tết vừa để Bác nghe vừa để ghi âm phát lúc giao thừa. Sáng ngày 1-1-1968, Bác gửi Thư Chúc mừng năm mới tới toàn thể cán bộ và đảng viên cả nước. Trong thư, Bác gửi lời chúc mừng đến các nước xã hội chủ nghĩa anh em, các nước bầu bạn và nhân dân toàn thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ, đã nhiệt liệt ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta; chúc kiều bào ta ở nước ngoài, năm mới cố gắng mới, tiến bộ mới! Đối với đồng bào và chiến sĩ cả nước, Bác chúc:

    “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
    Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
    Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.
    Tiến lên!
    Toàn thắng ắt về ta! “

  5. Hai bàn tay của Quái vật Hồ chí Minh không có nhuộm máu dân miền Nam dịp Tết Mậu Thân 68 chi hết á ???

    Vietnam.Net- 31/01/2008 -“Nhớ về Tết Mậu Thân năm 1968 “- TS Trần Viết Hoàn :

    “Kỷ niệm 40 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân – 1968 – một lần nữa khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng và Bác Hồ, tinh thần chiến đấu của nhân dân ta vì sự nghiệp đấu tranh thống nhất Tổ quốc; giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ niềm tự hào dân tộc đã tạo nên bởi những mùa xuân dựng nước, giữ nước. Và thêm một dịp mỗi người chúng ta được ôn lại những vần thơ chúc Tết Xuân Mậu Thân 1968 của Bác Hồ. Ngày 28/12/1967, tại căn phòng ở khu nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Bộ Chính trị (Khóa III) quyết định một chủ trương hết sức quan trọng: Mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân 1968 nhằm giáng đòn quyết liệt vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ.Bác Hồ cùng các uỷ viên Bộ Chính trị họp bàn chiến dịch Tết Mậu Thân 1968. Ảnh tư liệu.Công tác chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968 được tiến hành rất chu đáo, công phu, tỉ mỉ và hoàn toàn bí mật ……

    ” Để động viên quân, dân miền Nam trong cuộc Tổng tiến công này, Bác Hồ đã có ý định vào thăm miền Nam, ý định đó Bác đã viết trong thư gửi đồng chí Lê Duẩn ngày 10/3/1968: “Chú Duẩn thân mến, Nhớ lại hồi Noel năm ngoái, Chú có ý khuyên Bác đi thăm miền Nam sau ngày ta thắng lợi hoàn toàn. Bác rất tán thành. Nhưng nay chỉ đổi chữ “sau” thành chữ trước ngày thắng lợi hoàn toàn, tức là đi thăm khi anh em trỏng đang chuẩn bị mở màn thứ 3. Đi thăm đúng lúc đó mới có tác dụng khuyến khích thêm anh em”.Và, ngoài bài thơ chúc Tết 1968 và bức thư gửi đồng chí Lê Duẩn, Bác Hồ còn có những vần thơ Tết Xuân 1968, mừng miền Nam, mừng thắng lợi của cuộc tổng tiến công Mậu Thân.Tháng 3/1968, Bác Hồ làm bài thơ chữ Hán:Vô đềTam niên bất ngật tửu xuy yên,Nhân sinh vô bệnh thị chân tiên.Hỷ kiến Nam phương liên đại thắng,Nhất niên tứ quý đổ xuân thiên.Dịch thơ:Thuốc kiêng, rượu cũ đã ba năm,Không bệnh là tiên sướng tuyệt trầnMừng thấy miền Nam luôn thắng lớnMột năm là cả bốn mùa Xuân “.

  6. Hồ chí Minh không liên can gì đến Cuộc Tổng Kích Tết Mậu Thân 1968?

    “Những Kỷ Niệm Về Bác Hồ “ – Hoàng Tùng (nguyên Bí thư Ban Chấp hành Trung ương khóa V; Tổng Biên tập Báo Nhân dân; Giám đốc Nhà xuất bản Sự thật của Đảng Cộng sản Việt Nam; Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam các khóa III, IV, V, VI, VII. Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương ) :

    “Về cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa xuân năm 1968, người đưa ra sáng kiến này là đồng chí Lê Duẩn, sau khi đã trực tiếp chỉ đạo mọi mặt công tác ở miền Nam từ năm 1958 (nói đúng hơn là từ năm 1946 đến 1954 và từ năm 1954 đến năm 1957). Bộ Chính trị và Bác quyết định mục tiêu, phương hướng và các vấn đề khác của chiến-dịch. Cuối năm 1967, Bác đi chữa bệnh ở Trung Quốc. Giáp Tết, Trung-ương họp ở Kim Bôi quyết định mở chiến-dịch này. Đồng chí Lê Duẩn trực tiếp chỉ đạo mọi công tác chuẩn bị chiến dịch này ở cả hai miền cùng với Quân uỷ Trung ương và Trung ương cục miền Nam “.

    Le Trung: “…và Bác quyết định mục tiêu, phương hướng và các vấn đề khác của chiến-dịch “.

  7. Quái vật madzê Trung-Xô Hồ chí Minh tàn sát người Việt quốc gia:

    Theo giáo sư Rudolph J. Rummel trong quyển “Death by Government” , trong giai đoạn 1945-1957, CS đã giết những thành phần mà họ gọi là các tầng lớp trí thức, tư sản giàu có, khác khuynh hướng chính trị , và số người bị giết trong giai đoạn này vào khoảng 50000 người .

    Sử gia Vũ Ngự Chiêu, trong tác phẩm Các Vua Cuối Nhà Nguyễn đã gọi là “Thời của những đồ tể”. Ông viết như sau: “Khí thế Việt Minh tỏa rộng nhanh khắp ba kỳ, đánh dấu “thời của những đồ tể”. Cảnh cắt tiết, mổ bụng, khoét mắt, buộc đá ném xuống sông các nạn nhân (mò tôm) lan tràn, gây hoảng sợ và căm phẫn trong nhiều giai tầng xã hội “.

    Tác giả Phạm Văn Liễu (Việt Nam Quốc Dân Đảng) trong quyển Trả Ta Sông Núi đã tường thuật về tình hình ở miền Bắc như sau:“… những vụ ám sát, thủ tiêu, cắt cổ, mổ bụng, buộc đá thả sông (mò tôm) xảy ra như cơm bữa, từ thành thị tới thôn quê .

    Tác giả Vũ Trọng Kỳ trong quyển Bốn đời Chạy Giặc : “Bồng bềnh trên mặt nước, tâm thần tôi luôn luôn hồi hộp vì thấy mạng con người buổi loạn ly như treo trên sợi tóc. Hàng ngày thấy những tử thi, đàn ông, đàn bà, con trẻ, nhiều cái không toàn thân, lõa lồ, mất đầu, hay cụt cẳng, có cái chân tay bị trói, hết thẩy chương, sình, nổi lều bều, theo giòng nước cuốn, hoặc bị mắc vào đám bèo đám rong, quang cảnh thật hãi hùng”.

    Tác giả Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu trong quyển Những Ngày Qua đã viết như sau: “Cộng sản sau đó đã khủng bố dữ dội các tín đồ Phật giáo Hoà Hảo vùng Long Xuyên, Châu Đốc, Trà Vinh, Sa Đéc… Hơn 10 ngàn người đã bị giết và chôn tập thể ở các cánh đồng xa xôi trong Đồng Tháp Mười “ .

    v…v…

  8. Suýt chộp được con Quái Vật madzê Nga-Trung Hồ chí Minh:

    Trong trận nhẩy dù xuống Bắc Kạn, Pháp đã bắt hụt Hồ Chí Minh

    Trong cuốn Street Without Joy, tác giả là sử gia Bernard Fall thuật lại rằng tờ mờ sáng 7-10-1947, Liên đoàn không vận “S” gồm 1137 người lính bất ngờ nhẩy dù xuống bộ chỉ huy Việt Minh tại Bắc Kạn, Chợ Mới và Chợ Đồn. Họ lấy được bức thư của Hồ chí Minh mới viết xong chưa kịp ký, bắt được một ông bộ trưởng và các cố vấn Nhật, Đức quốc xã (những người Đức này hợp tác với Nhật trước đây nay trốn theo VM sợ đồng minh bắt xử tội) . Hồ chí Minh và các lãnh đạo đã trốn thoát.

    Trong cuốn Vietnam At War, tác giả là cựu trung tướng Phillip B. Davidson nói về vụ này như sau: Chiến dịch Léa bắt đầu ngày 7-10-1947 bằng lính nhẩy dù xuống Bắc Cạn và vùng phụ cận, họ đã bỏ lỡ một chiền công rất lớn. Chiến dịch bằng không vận bất ngờ ngay tại bộ chỉ huy Hồ chí Minh, Võ nguyên Giáp và bắt hụt hai người này trong gang tấc. Cả hai nhẩy vội xuống hầm có ngụy trang gần đó trong khi lính nhẩy dù Pháp lục soát các bụi cây xung quanh và trên đầu họ.

  9. Người Việt quốc gia !

    Trong cuốn “Lịch sử đấu tranh cận đại”, tác giả Hoàng Văn Đào thuật lại : Ngày 18/8/45 “Liên Minh Quốc Dân Đảng” có cuộc họp khẩn cấp.
    – Về phía Việt Nam Quốc Dân Đảng ( VNQDD) có Chu Bá Phượng, Nguyễn Văn Viễn, Lê Khang (tức Lê Ninh)…
    – Về phía Đại Việt Quốc Dân Đảng (DVQDD) có Trương Tử Anh, Phạm Khải Hoàn, Đồng Chí Kim …
    Vấn đề đoạt chính quyền ngay vào đêm hôm ấy được đề ra.

    ” Lãnh tụ Đại Việt Quốc Dân Đảng Trương Tử Anh, cũng là một trong 3 lãnh tụ tối cao của Liên Minh Đại Việt QDĐ và Việt Nam QDĐ đã bác bỏ lời khuyên của một chiến sĩ VNQDĐ khác là Lê Khang. Lê Khang đã đề nghị: Phải đoạt chính quyền ngay trong ngày 18-8 để loại Hồ chí Minh và bè lũ . Tuy nhiên , đề nghị của ông bị bác bỏ, Lê Khang và một số đồng chí VNQDĐ đã bỏ đi lên Vĩnh Yên lập chiến khu riêng. Về sau, Lê Khang đã bị CS giết, lãnh tụ Trương Tử Anh thì bị thủ tiêu bí mật, được ghi là mất tích.

    ” Hôm đó, các đồng chí ĐVQDĐ (Trương Tử Anh, Phạm Khải Hoàn, D/C Kim, MV) cho rằng: “Cuộc cách mạng nào cũng chỉ đi tới mục đích là giành lại độc lập cho Tổ quốc”. Thì dầu mặt trận Việt Minh hay đoàn thể nào cũng vậy. Việt Minh nắm được chính quyền, chúng ta sẽ tham gia hướng dẫn họ trên công cuộc phục vụ nhân dân; nếu họ trở mặt , lúc đó chúng ta sẽ lấy nhân dân làm hậu thuẫn mà hạ họ xuống. Vả lại lực lượng của họ có gì đáng cho chúng ta lo ngại? Nếu nay chúng ta dùng võ lực để đối phó trong lúc này ắt có cuộc lưu huyết! Cộng sản chưa thấy đâu mà đã thấy ngay dân chúng bị tàn sát. Sau đây lịch sử sẽ quy tội cho chúng ta là tham cầu địa vị, gây nên cảnh nồi da xáo thịt! Tội đó há riêng một cá nhân gánh chịu!”

  10. Ông Trọng đang đọc lời ai điếu cho HCM bằng cách thành lập các đội đấu tố tham nhũng xuống tận hạ tầng cơ sở .

    Ngày xưa đấu tố vào dân , bây giờ Trọng lú đấu tố vào Đảng xem ra quả báo nhãn tiền .

    Bốn nguyên nhân khiến Trọng phải đấu tố vào đồng chí của mình .
    1 . Trọng hôm nay mới hiểu được chức Tổng Bí Thư chẳng khác chi bù nhìn , mình hò hét thì chúng hưởng .
    2 . Bị đàn em ngay Bộ chính Trị qua mặt .
    3 . Quyền uy bị suy giảm .
    4 . Nếu thành công , Trọng không cần xuống lưng cọp . Nếu thất bại , Trọng theo đường Gobachev .

    Thất bại tung đòn đấu tố tham nhũng đồng chí csvn cầm chắc 9/10 . Nếu Trọng thất bại ắt phải đương đầu với hàng nghìn Nguyễn Tấn Dũng . Lời ai điếu Trọng đang đọc cho ĐCSVN đã khá rõ

    Chính vì vậy , Mỹ đã im lặng chờ đợi VN thay đổi chế độ chính trị trong giai đoạn cận kề .

  11. Trần Đĩnh – tác giả cuốn Đèn Cù – thuật lại rằng : “Lòng trung của Hồ chí Minh đối với Lê Nin, Stalin, Mao Trạch Đông là vô bờ”.

  12. Cuộc cải cách ruộng đất (CCRĐ) của Cộng sản bắt đầu từ năm 1949 đến năm 1956, diễn ra ở Bắc Việt Nam :

    Khởi đầu bằng sắc lệnh số 78/ SL ngày 14-7-1949.
    Giai đoạn thứ hai vào năm 1950, Cộng sản ra sắc lệnh số 20/ SL ngày 12-2-1950. Tiếp đó, ngày 22-5-1950, xuất hiện cùng một lúc hai sắc lệnh CCRĐ số 89/FL và số 90/ FL.
    Giai đoạn thứ ba bắt đầu bằng sắc lệnh ngày 20-4-1953.
    Giai đoạn thứ tư vào cuối năm 1953, Cộng sản ra sắc lệnh CCRĐ ngày 4-12-1953.
    Giai đoạn thứ 5, Cộng sản ra sắc lệnh ngày 14-6-1955. Cuộc CCRĐ đợt 5 chấm dứt ngày 20-7-1956.
    ( Nguồn :”Chính sách cải cách ruộng đất Việt Nam “- Lâm Thanh Liêm

  13. ***Hoàng Tùng – nguyên là tổng biên tập báo Cộng sản Nhân Dân – kể lại : “Mùa hè năm 1952 , Mao Trạch Đông và Stalin gọi Bác sang, nhất định bắt phải thực hiện Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ ). Sau thấy không thể từ chối được nữa, Bác mới quyết định phải thực hiện CCRĐ…..Mùa hè năm 1952, sau khi đi Trung quốc và Liên xô về, Bác chuẩn bị cho hội nghị cán bộ đầu năm 1953, quyết định CCRĐ. Đoàn cố vấn CCRĐ của Trung quốc do Kiều Hiếu Quang làm trưởng đoàn. Kiều là phó bí thư tỉnh ủy Quảng Tây “.

    *** Thư Việt gian Hồ chí Minh viết cho quan thày Stalin xin chỉ thị về Cải Cách Ruộng Đất:

    Đồng chí I.V. Stalin thân mến
    Tôi gửi đồng chí chương trình cải cách ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam. Dự án chương trình do tôi soạn thảo, với sự hỗ trợ của đồng chí Liu Shao-qi và [đại sứ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Xô từ 1949-1951 Wang Jiaxang].
    Mong đồng chí xem xét và cho chỉ thị về vấn đề này.
    Gửi đồng chí lời chào cộng sản.
    Hồ Chí Minh
    31/10/1952
    (Phụ lục 4, Le communisme vietnamien (1919-1991), Céline Marangé, Paris, SciencePo/Les Presses, 2012, tr. 534-535)

    • Hoàng Tùng, ai đồ của đồng chí tiến sĩ Trần Hữu Dũng

      Vợ anh kể cho tôi nghe câu chuyện buồn vì sao họ bỏ nhau. Số là trong khi Thép Mới đi vào Nam (trong chiến tranh), thì Hoàng Tùng đến thăm vợ anh, toan cưỡng hiếp. Vợ anh chống lại, tống con dê già ra khỏi cửa. Khi Thép Mới trở về, nghe vợ mách, anh đã không nổi giận thì chớ, còn mắng vợ: “Cô không được phép nói chuyện này với bất cứ ai. Bôi xấu thủ trưởng của tôi cũng tức là bêu xấu Đảng. Im ngay!”

      Những người Cộng Sản chân chính, quả có khác!

  14. ***Ðiều cần nhấn mạnh là CSVN đã bắt chước y hệt chính sách Cải Cách Ruộng Đất ở Trung Quốc, nên đã cho các cán bộ học tập kinh nghiệm nguyên bản cuộc Cải cách ruộng đất đẫm máu ở Hồ Nam, quê hương của Mao Trạch Ðông.
    Ở Trung Quốc, ngoài ruộng đồng bao la bát ngát, một địa chủ điển hình còn có lâu đài, dinh cơ và quân lính riêng để bảo vệ sản nghiệp, cũng như để đàn áp và bóc lột nông dân.
    Trong khi ở miền Bắc VN, cái mà CSVN gọi là địa chủ đại gian,đại ác thường chỉ có mấy mẫu ruộng, nhưng thuộc thành phần có uy tín ở nông thôn (thường giúp đỡ người nghèo) và có thể trở thành đối tượng đấu tố vì họ được xếp vào hàng chống Đảng và nhà nước.
    *** Chiến Dịch Cải Cách Ruộng Đất, giết chết một cách dã man theo tỉ lệ 5% dân làng, ví dụ một xã có 1.000 dân, phải giết 50 địa chủ, nếu không đủ thì đôn trung nông lên. Vì thế có xã phải giết cả những kẻ chỉ có 5 sào ruộng và tự canh tác lấy, không thuê mướn ai, không làm chủ ai !
    *** Sự tàn sát lên cao vì chính sách “kích tỷ lệ” (nâng tỷ lệ), “đạt chỉ tiêu” (giết đủ số) của CSVN, lấy thí dụ: cứ mỗi xã có 100 gia đình thì dù đủ hay không, có hay không có, đội Cải Cách Ruộng Đất của Xã đó phải tìm cho ra ít nhất là 5 gia đình địa chủ (tỷ lệ 5%), nếu hơn thì càng tốt. Trong 5 gia đình này phải quy cho được 2 gia đình là cường hào ác bá để xử tử. Nếu đội không làm đủ tiêu chuẩn sẽ bị phê bình là thiếu ý thức đấu tranh giai cấp, công tác kém cỏi.
    Cộng sản Việt nam đặt ra chỉ tiêu rằng :
    “Bất cứ ở đâu, dù là tại một thôn xóm nghèo hẻo lánh, cũng phải có ít nhất một địa chủ.
    “Còn những nơi khác thì cứ theo chỉ tiêu rằng tỷ lệ 5% dân số là địa chủ, cho dù những ai không trực tiếp canh tác, nhưng cho người khác làm thuê, cấy mướn đều bị kết án là địa chủ bóc lột dù chỉ có vỏn vẹn một hai sào ruộng.
    “Bên cạnh tội địa chủ, nông dân phải bịa tội để gán cho địa chủ như hãm hiếp phụ nữ, cướp ruộng đất nông dân, đánh đập nông dân, theo Quốc dân đảngv .v. .
    “Những nông dân khác cũng bị ghép vào các tội như cường hào ác bá, làm tay sai cho Nhật, Pháp, cho phong kiến. . .”.
    Theo tác giả Hoàng Văn Chí trong cuốn Từ Thực Dân Đến Cộng Sản, lúc bấy giờ Cộng sản chia nông dân làm 7 bậc: (1).địa chủ (2).phú nông (3).trung nông cứng (4).trung nông vừa (5).trung nông yếu (6).bần nông (7).cố nông.
    Quan trọng nhất là việc phân định thành phần. Quy định này căn cứ vào tài sản của các nông dân , như:
    -Trung nông cứng: có 1 bò, 1 heo, 1 đàn gà.
    -Trung nông vừa: 1 heo, 1 đàn gà .
    Sự thực ranh giới giữa địa chủ và phú nông, quả là huyền huyền ảo ảo, không một người nào có thể biết trước mình sẽ là địa chủ hay phú nông .
    Lại có cả cán bộ Trung Quốc đi theo, họ đòi hỏi nông dân phải phát hiện thêm địa chủ. Lúc này, phú nông, trung nông cứng cũng bị quy kết trở thành địa chủ, trung nông thường bị đôn lên trở thành phú nông.
    Trong chiến dịch CCRĐ , cái chỉ tiêu ác độc ấy là phải giết địa chủ ở mỗi xã cho đủ 5% dân số hoặc nhiều hơn càng tốt, càng được khen thưởng. Theo nhà văn Trần Mạnh Hảo, chính vì các đội cải cách thi đua lập thành tích cho nên con số người dân vô tội đã bị giết một cách dã man đưa con số lên đến hàng trăm ngàn .

  15. Nhà văn Dương thu Hương: “Lúc 8 tuổi, tôi đã phải đi theo các đoàn học sinh để chứng kiến các cuộc đấu tố địa chủ. Sau lưng nhà tôi, ngay đường xe hỏa, một người khác bị vu là địa chủ nên tự tử bằng cách đặt cổ vào đường ray cho xe lửa cán chết. Thật khủng khiếp. Khi 8 tuổi, buổi sáng khi đi tưới rau, tôi thấy cảnh những người chết như thế và điều đó làm cho tôi vô cùng khủng khiếp “.
    Blog Bảo Giang thuật lại rằng : ” Chu văn Biên – bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ – Tĩnh – bắc ghế ngồi trên thềm cao chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng ở dưới sân dằn giọng: -Tao với mi không mẹ không con, mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi, mà mi thì nhất định sẽ chống lại…”. Bà mẹ cắn lưỡi không chết. Ít lâu sau, bà nhảy giếng tự tử .
    Nhà văn Văn Quang : ““Chỉ tiêu” của làng tôi là phải đấu tố 3 anh địa chủ. Thế là ông anh tôi, vốn là con ông chánh tổng, bị lôi ra đấu tố rồi xử bắn. Ðể lại vợ và 3 đứa con nhỏ, có cháu mới 2 tuổi, cháu lớn nhất mới 6 tuổi. Bà vợ anh không chịu nổi cảnh nhục nhã này nên đã đâm đầu xuống ao nhà tự tử. Mấy đứa con nhỏ bị đuổi ra ở một túp lều lá trong khu vườn chè nhà tôi “.
    v…v…

  16. Trong quyển “Death by Government”, tác giả là giáo sư chính trị học Rudolph Rummel viết rằng : Trong giai đoạn 1945-1957, Cộng sản Việt Minh đã giết những thành phần mà họ gọi là các tầng lớp trí thức, tư sản giàu có, khác khuynh hướng chính trị , và số người bị giết trong giai đoạn này vào khoảng 50000 người.

  17. *** Bernard Fall- Ký giả, là tác giả của sáu cuốn sách viết về chiến tranh Đông Dương- viết về cách Hồ chí Minh diệt trừ những người yêu nước chống Pháp : “Với những người sau khi tốt nghiệp trường võ bị Hoàng Phố (Quảng Châu) mà từ chối không theo cộng sản, Hồ dùng một liều thuốc rất công hiệu: Sai đảng viên cộng sản tiết lộ danh tánh họ cho tình báo Pháp. Sở an ninh trong nước sẽ tóm cổ họ ngay khi về tới“.

    *** Bên Nga, Stalin thanh toán Leon Trotsky và đồng bọn thì bên Việt nam, Hồ chí Minh tuân theo chỉ thị cũng vậy.

    William J. Duiker-Tiến sĩ, giáo sư, tác giả một số sách viết về Việt nam – viết rằng: ” Ngày 1/9/1939 , có kẻ trao cho mật thám Pháp ở Saigon đầy đủ danh sách của nhóm Ðệ Tứ với bí danh và địa chỉ của từng người kể cả nơi cư trú địa phương trên toàn quốc. Chỉ trong vài giờ mật thám Pháp đã tóm hết những lãnh tụ đầy đi New Hebrides, New Caledonia, Madagascar và những thuộc địa khác của Pháp xa Ðông Dương… Sau này nhiều sử gia và những chuyên gia về chính trị quả quyết chỉ có Cộng sản Việt nam có tài liệu và khả năng làm một việc có tính tình báo chiến thuật đó “.

  18. Nhận định về việc Việt gian Hồ chí Minh tuân theo chỉ thị của Stalin và Mao trạch Đông phát động chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất long trời lở đất giết hại nửa triệu người Việt, thi sĩ Nguyễn Hữu Loan- tác giả bài thơ nổi tiếng Màu Tím Hoa Sim- đã phê bình rằng :
    ” Hồ chí Minh là thằng mất dạy, không còn giống người nữa…
    ” Nó phát động đấu tố cha mẹ, gọi bố mẹ là tao mầy. Thế thì tôi chống cái đấy, và tôi đi trở lại với cái đạo làm người. Tôi thấy Hồ chi Minh làm cái việc vô đạo, mà tôi dám chửi trước đại hội. Ví dụ như tập họp để “tôn vinh Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh “. Cái bữa tập hợp để tôn vinh đạo đức của Hồ chí Minh ầm ĩ, thì ai đội Hồ Chí Minh là thánh trên đầu, mà tôi thì tôi im , tôi không nói, vì tôi thấy thằng này là thằng mất đạo đức, bởi vì nó phát động Cải Cách Ruộng Đất, nó phát động con đấu tố bố mẹ. Tôi cho thằng này mất dạy, không còn giống người nữa, nhưng mà lúc giờ không ai dám nói.
    Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường – năm 23 tuổi, đậu hai bằng tiến sĩ ở Pháp . Từng về nước cộng tác với Hồ chí Minh – : “Trong lịch sử Việt Nam từ hồi lập quốc đến nay chưa có một cuộc thanh trừng giết dân nào khủng khiếp tàn bạo như cuộc Cải Cách Ruộng Đất (CCRD). Hầu như mọi cuộc đấu tố đều có sự nhúng tay của cố vấn Trung cộng. Điều đó cho thấy chính quyền Hồ chí Minh lệ thuộc ngoại bang như thế nào !”.
    “Hồi Ký Của Một Thằng Hèn” – nhà văn Tô Hoài : Những gì tôi chứng kiến trong “cuộc cách mạng long trời lở đất này” có viết hàng nghìn trang cũng không thể hết. Đó là một cuộc cách mạng vô lý, vô luân, vô đạo đức, tàn bạo nhất được các đoàn chuyên gia giết người, diệt chủng Mao-ít đưa sang Việt Nam để huỷ diệt dân tộc ta.
    Ông Đoàn Duy Thành, nguyên phó thủ tướng CS, trong cuốn “Lý luận Hồ chí Minh” nhận định về CCRD: “Những sai lầm của CCRĐ đã để lại hậu quả lâu dài cho dân tộc, cho đất nước, là sự hận thù, sự lừa dối, xảo trá, vu khống như: tố điêu, ép cung, bịa chuyện… gây tai họa cho bao gia đình .
    Trong Hồi Ký Nguyễn Đăng Mạnh – cựu tổ trưởng Tổ Văn Học Việt Nam, khoa Ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội , tác giả nhiều bộ sách giáo khoa Ngữ văn trung học, giáo trình đại học “ đã nhận định : ““Cải Cách Ruộng Đất là một sai lầm nghiêm trọng. Bắt oan, giết oan hàng vạn người “.
    Trong cuốn sách Từ Thực Dân Đến Cộng Sản, tác giả Hoàng Văn Chí tin rằng 5% dân số miền Bắc tức 675000 người đã chết trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất .
    Nhà văn người Pháp Michel Tauriac đưa ra con số 500000 người là nạn nhân của cuộc Cải Cách Ruộng Đất. Cựu phó tổng biên tập Bùi Tín của báo CS Nhân Dân cho rằng con số nầy cũng hợp lý nếu kể cả người bị giết, bị chết trong tù, bị chết sau khi thả ra và tự tử .

    • “Nhật ký của một thằng HÈN” là của Nhạc Sỷ Tô Hải, ra Bắc vói người cha,nhưng mẹ và cem gái ở lại miền Nam ,nhất định không theo chồng .Cô con gái nhỏ được nuôi dạy ở dưới chin thể vnch và két hôn vói một quân nhân vnch ,sau này lên tướng và di tản quaq Mỹ…Sau 75 vào SG không gặp chị và mộc\ cha thì đề tên con rể là tướng VNCH lập bia,nên tức giận ,lấy búa đập bia và thoá mạ anh chị mình …
      Nhưng sau đó ,có lẻ ll được với gd Chị ở Mỹnên Tô Hãi lai quay ra chống đối CSVN và viết cuốn sách “Nhật ký Một Thằng Hèn” .
      Tự nhận mình là THĂNG HEN và VNCH hải ngoại hoan nghênh !!
      Còn Hồi ký của Tô Hoài nhà văn thuộc lớp NV tiền chiến (tác phẩm hay nhất :Quê Người ” và xuất sắc viết về các động vật. Tô Hoài cùng viết Hòi Ký phê phán VC ,cuốn Cát bụi Chân Ai và Chiều Chiều….(thể văn tiểu thuyết).
      ….

      • Xin sửa lại là :
        “Hồi Ký Của Một Thằng Hèn” – nhạc sĩ Tô Hải : Những gì tôi chứng kiến trong “cuộc cách mạng long trời lở đất này” có viết hàng nghìn trang cũng không thể hết. Đó là một cuộc cách mạng vô lý, vô luân, vô đạo đức, tàn bạo nhất được các đoàn chuyên gia giết người, diệt chủng Mao-ít đưa sang Việt Nam để huỷ diệt dân tộc ta.

  19. Các “tòa án” được tổ chức ra sao trong thời Cải Cách Ruộng Đất?

    *** Luật sư Nguyễn Mạnh Tường – đã có một thời theo Việt Minh – thuật lại trong một cuộc phỏng vấn vể cuộc Cải Cách Ruộng Đất:
    -“Chẳng có chánh án, luật sư gì cả. Phiên tòa được tổ chức ở một bãi sân rộng đâu đó trong làng. Mấy anh thuộc thành phần bần cố nông ngồi ngất ngưởng trên bàn để luận tội, còn mấy người bị gọi là địa chủ thì bị xích cổ, trói chân, trói tay, quỳ mọp giữa sân…”.
    -Có địa chủ nào được quyền tự biện hộ, tự thanh minh cho mình không?
    – ” Không. Lúc đó, ai cũng hồn kinh phách tán cả rồi, mặt mũi xanh rờn, đứng còn không nổi nữa thì nói gì đến chuyện tự biện hộ. Mà ai cho? Cứ bị khép vào thành phần địa chủ là coi như đã chết” .
    *** Đảng viên cộng sản kỳ cựu Lê phú Khải thuật lại rằng : Cải cách ruộng đất đã đưa những ông bà nông dân mắt toét răng đen không biết chữ lên làm chánh án của những “Tòa án nhân dân”, có quyền phán quyết án tử hình và nạn nhân bị đem bắn ngay sau đó. Những thước phim do chính quyền quay mà tôi đã được xem, mỗi lần nhớ đến vẫn khiến tôi lạnh xương sống .
    v…v…

  20. Tội ác Việt gian Hồ chí Minh phát động cuộc Cải Cách Ruộng Đất :

    Nguyễn Minh Cần _ Uỷ viên Thường vụ Thành uỷ Hà Nội, kiêm phó chủ tịch Uỷ ban Hành Chính thành phố Hà Nội : ” Các đội CCRĐ không từ một cách nào hết để “tìm ra địa chủ”,“ tìm ra phản động”, “tìm ra của chìm”, ép buộc con cái “đấu tố” cha mẹ, con dâu “đấu tố” bố mẹ chồng, con rể “đấu tố” bố mẹ vợ, vợ “đấu tố chồng”, anh em “đấu tố” lẫn nhau, trò “đấu tố” thầy, kẻ hàm ơn “đấu tố” kẻ ban ơn, láng giềng hàng xóm “đấu tố” lẫn nhau (cũng có trường hợp cha mẹ bấm bụng khuyên con cái “đấu tố” mình để mong cứu mạng cho con cái)…”.
    Nhà văn Tô Hoài kể lại: “Một cảnh tượng ghê rợn bao trùm khắp làng xóm nơi chúng tôi đóng quân. Người ta bắt “kẻ thù giai cấp” — 99% là bị vu oan — quỳ cả tiếng đồng hồ, hai tay trói giật cánh khuỷu để các ông bà nông dân xỉa xói vào mặt kể tội. Con phải đấu cha, vợ phải đấu chồng, thậm chí quan hệ riêng tư trong gia đình, vợ cả, vợ lẽ, nàng hầu, con ở, cũng thành trọng tội mà kẻ bị xử bị đem bắn ngay trong đêm……Những gì tôi chứng kiến trong “cuộc cách mạng long trời lở đất này” có viết hàng nghìn trang cũng không thể hết. Đó là một cuộc cách mạng vô lý, vô luân, vô đạo đức, tàn bạo nhất được các đoàn chuyên gia giết người, diệt chủng Mao-ít đưa sang Việt Nam để huỷ diệt dân tộc ta “.
    Đảng viên cộng sản kỳ cựu Lê phú Khải thuật lại rằng : “Cả xã hội miền Bắc đã lên cơn nhập đồng cuồng điên trong cuộc đấu tố bắn giết kéo dài đó. Thật khó có thể giải thích những người nông dân nghèo khổ, hiền lành, nhẫn nhục, sống với nhau bao đời trong các làng quê được bao bọc bởi những lũy tre xanh hiền hòa kia… bỗng có ngày họ bị Đảng Cộng sản cho uống thuốc kích độc, kích ác, kích bạo, kích tham… những độc dược dán mác “đấu tranh giai cấp” hay “Mác-Lenin”… để một chị con gái có thể nhẩy chồm lên chỉ vào mặt bố đẻ của mình mà hét: Thằng kia, mày có biết tao là ai không? Và người cha đẻ của chị khúm núm run rẩy thưa: Thưa bà, bà là con của con ạ!!! “.
    v…v…

  21. Hồ chí Minh là người yêu nước?

    Trên tờ báo Thanh Niên phát hành ở Quảng Châu ngày 20/12/26, Hồ chí Minh đã viết rằng: “Cái danh từ tổ quốc là do các chính trị gia đặt ra để đè đầu nhân dân, để buộc những người vô sản phải cầm vũ khí bảo vệ tài sản của địa chủ và quyền lợi của giai cấp tư sản. Thực ra, chẳng có tổ quốc, cũng chẳng có biên giới…Dân tộc chỉ là màu sắc chứ không phải bản chất… Chủ nghĩa ái quốc là điều nguy hiểm“.

    Tháng 3/1931, đảng Cộng Sản Đông Dương công bố nghị quyết Trung ương: “Cuộc đấu tranh giai cấp cần mở rộng và mọi ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc phải được phá hủy tận gốc rễ“.

    Trong “Hồ Chí Minh Toàn Tập”, Hồ chí Minh viết rõ hơn: “Chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lénine và Quốc Tế 3 là một Đảng Cộng Sản Thế Giới. Các đảng cộng sản ở các nước, như là chi bộ, đều phải tuân theo kế hoạch và qui tắc chung. Việc gì chưa có lệnh và kế hoạch của Quốc Tế 3 thì các đảng không được làm.”

    Trong “Lịch Sử Đảng Cộng sản Việt Nam” , Hồ chí Minh xác nhận: “Chúng ta theo chủ nghĩa Quốc tế, không theo chủ nghĩa Quốc gia. Chúng ta phải nâng cao tinh thần đấu tranh giải phóng, nghĩa là hình thức thì dân tộc mà nội dung là quốc tế”.

    Ngày 26/12/1956, trên trang đầu của Tạp Chí Cách Mạng Đồng Minh Hội, Hồ Chí Minh đã viết một bài: “Chủ nghĩa ái quốc cần bị tiêu diệt, để thay thế bằng chủ nghĩa Cộng sản”.

    Trong cuốn “Tuyển Tập Hồ Chí Minh”, xuất bản năm 1960, trong bản “Báo Cáo Chính Trị”, đọc trước Đại Hội Đảng lần thứ II, Hồ chí Minh đã tuyên bố: “Sau ngày Cách mạng tháng Mười (Nga) thành công, Lê-Nin lãnh đạo việc xây dựng Quốc tế Cộng sản. Từ đó, vô sản thế giới, cách mạng thế giới thành một đại gia đình, mà đảng ta là một trong những CON ÚT của đại gia đình ấy”.

  22. Tổng Bí Thư Hoạn Nợn
    Hồ chí Minh thì làm đéo gì có quyền, quyền hành trong tay Lê Duẩn hết
    Nó xây cho cái lăng to mà thực chất anh chỉ là bù nhìn

    Phản hồi

  23. Hồ sinh ra là một sai lầm của lịch sử !
    “Trách ai sinh thứ họ Hồ
    Để cho cả nước như đồ vất đi”

  24. HÔM NAY 19-5 Thơ Nguyễn Chí Thiện.

    Tôi nằm
    Toan làm thơ chửi Bác
    Vần thơ mới hơi phang phác
    Thì tôi thôi
    Tôi nghĩ Bác
    Chính trị gia sọt rác
    Không đáng để tôi
    Đổ mồ hôi
    Làm thơ
    Dù là thơ chửi Bác

    Đến thằng Mac
    Tổ sư Bác
    Cũng chửa được tôi nguệch ngoạc vài câu
    Thôi hơi đâu

    Mặc thây bọn văn sĩ cô đầu
    Vuốt râu, xoa đầu, mơn trớn Bác
    Thế rồi tôi đi làm việc khác
    Kệ cha Bác!

    (Nguyễn Chí Thiện, 1964)

  25. Thường phong tục cúng tế ở VN,nhất là miền Trung,người ta hay dùng mâm cổ “Tam sinh”: có nghĩa là phải cúng đủ 3 con vât trên mâm cổ,thì mới linh thiêng !Không biết trời xui -đất khiến thế nào,cái tên HCM hôi đủ “tam sinh”: Hổ- Chó-Mèo”!.Trong 3 con nầy thì con trước ăn thịt 2 con sau!
    Chó và Mèo ai củng biết 2 con vật thân thiên-gần gủi với con người nhất!
    Có lẽ vì thế,mà dân vN bị Hồ ăn thịt chăng ??(chiêm tinh gia hải ngoại)…

  26. Tôi thấy ở đâu đó người ta nói:

    “Cả đời Bác sống đảo điên/ Việt Nam đểu nhất có tên… Bác Hồ.”… “Ngàn đời oán hận còn vương/ Cụ Hồ “lộng kiếng” muôn phương vui vầy.”

    Phải có làm sao người ta mới chỉ thẳng mặt mà mắng nhiếc như thế chứ!

  27. …….Nga họ dựng lên mao trạch đông và bên VN họ dựng lên già hồ, bên bắc hàn họ dựng lên gia đình trị họ kim____ bên Cuba họ dựng lên Castro………Khốn nạn thay từ hình ảnh láo khoét, hồng quân diệt phát xít, giờ chiến tranh xăm lược Ukraine hình ảnh nước Nga đã bị lột mặt nạ là thằng ăn cướp cạn giết người không gớm tay, đặt biệt lính Nga ăn trộm ve….kêu. Nên giờ những thằng theo Nga bị hố, nói ra thì ngượng mồm, im thì bị chúng chửi. Tóm lại phe theo Nga giờ cãi chày cải cối cho qua chuyện….quá nhục. Già hồ là do tụi NGa tàu mọi dựng lên…..Thằng nào tung hô nó thì giờ thành thằng đồ tể y như Nga ………..____tui cũng cảnh báo là có những trang web tụi Việt cộng giã là ta đây công bằng nói Ukraine thì phải nói NGa, tuy nhiên Nga là thằng ăn cướp còn Ukraine là người vô tội bị ăn cướp, nói vô cho cả hai là đồ….cà chớn, chỉ có web dư luận viên, người Việt hải ngoại đừng bị lôi cuốn vô ăn nói kiểu cà chớn này_____nay kính.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên