Về tượng đài “Bàn tay Hy vọng” trong Camp Pendleton

3
Gia đình Luật sư Lưu Nguyễn Đạt trước tượng đài “Bàn tay Hy vọng” trong một lần trở về thăm Camp Pendleton (Ảnh do LS Lưu Nguyễn Đạt cung cấp)

Lịch sử về người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ bắt đầu với cuộc di tản 130,000 người ra khỏi Việt Nam khi xe tăng và bộ đội cộng sản tiến vào Thủ đô Sài Gòn ngày 30/4/1975.

Khi đó, những người rời Việt Nam bằng máy bay hay thuyền bè được đưa đến đảo Guam, đảo Wake và căn cứ Hải quân Hoa Kỳ ở Subic Bay, Philippines, trước khi vào các trại tị nạn trên đất Mỹ.

Trại đầu tiên trong nội địa Hoa Kỳ được mở ra để đón tiếp người Việt tị nạn là căn cứ Thuỷ quân Lục chiến Camp Pendleton ở miền Nam California. Sau đó chính phủ Mỹ đã mở thêm các trại ở Fort Chaffee, Arkansas; Eglin Air Force Base ở Florida và Fort Indiantown Gap ở Pennsylvania.

Camp Pendleton đã đón đông người tị nạn nhất, 50 nghìn người hầu hết là từ Việt Nam và một số ít từ Cam Bốt. Từ trại này nhiều người đã được các nhà thờ, cơ quan thiện nguyện trong vùng Quận Cam bảo trợ ra sinh sống, làm lại cuộc đời và khai sinh ra Little Saigon, thủ phủ của người Việt tại Hoa Kỳ.

Khi trại Camp Pendleton đóng cửa vào cuối tháng 9/1975 và các lều trại được gỡ bỏ, di tích duy nhất còn lại về người tị nạn là tượng đài mang tên “Bàn tay Hy vọng” do Luật sư Lưu Nguyễn Đạt, kiêm họa sĩ điêu khắc gia, nguyên Tổng Thư ký của Hội Hoạ sĩ Trẻ trước 1975 thực hiện thiện nguyện, bất vụ lợi.

Theo lời tác giả: “Tác phẩm này đã được sự hưởng ứng quý báu của Tướng Chỉ huy trưởng Thuỷ quân Lục Chiến Paul Graham là để tưởng niệm cuộc di cư vĩ đại của người Việt tị nạn cộng sản, đợt đầu tới California, sau khi Sài Gòn thất thủ.”

Tháng Tư 2015, Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Alan Lowenthal (Địa hạt CA-47) đã trao bằng tuyên dương cho Tiến sĩ, Luật sư Lưu Nguyễn Đạt (PhD, LLB/JD, LLM – Michigan State University), tác giả của “Bàn tay Hy vọng” để ghi nhận những thành công và đóng góp của ông cho đất nước Hoa Kỳ trong dịp Kỷ niệm 40 năm Tháng Tư Đen và Hành trình đến Tự do của Cộng đồng Người Việt.

Nhân dịp 30/4, Luật sư Lưu Nguyễn Đạt hiện sống ở Fairfax, Virginia, đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn qua email về tượng đài “Bàn tay Hy vọng” xây dựng trong trại Camp Pendleton 47 năm trước.

***

Bùi Văn Phú: Xin ông cho biết ông đã rời Việt Nam khi nào vào trong hoàn cảnh như thế nào?

Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Ngày 19 tháng 4 năm 1975, tôi tình cờ gặp ông Keyes Beech tại đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn khi ông vừa tới từ Hồng Kông. Keyes Beech từng làm trưởng phòng của nhật báo Chicago Daily News tại Sài Gòn vào những năm 1969-72, lúc đó nhà tôi là bà Phùng Thị Hạnh, tốt nghiệp khoa báo chí từ Michigan State University năm 1965, làm phóng viên và phụ tá cho Keyes Beech. Ông hỏi ngay “gia đình Ông và Hạnh vẫn còn ở đây sao?” Tôi trả lời, “Chúng tôi chưa có phương tiện gì cả!”. Keyes Beech bèn hẹn gặp chúng tôi ngay ngày hôm sau tại Hotel Continental. Trưa ngày 20 tháng 4 năm 1975, chúng tôi cùng 3 con tới gặp Keyes Beech tại nơi hẹn. Ông đã thu xếp sẵn một xe du lịch và lập tức đưa chúng tôi vào phi trường Tân Sơn Nhứt, nơi tập trung các phi vụ Air America. Chỉ vài tiếng sau, lúc xẩm tối, máy bay cất cánh, tắt đèn để tránh đạn từ dưới bắn lên và một mạch bay tới đảo Guam, đáp xuống phi trường Andersen. Chúng tôi bùi ngùi và bàng hoàng khi biết mình đã rời bỏ Sài Gòn, đã rời bỏ Việt Nam từ ngày tháng đó.

Bùi Văn Phú: Khi nào thì gia đình ông đến trại Camp Pendleton ở miền nam California? 

Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Lúc ở Guam, tôi và ông Tony Lâm (sau là nghị viên thành phố Westminster, dân cử gốc Việt đầu tiên tại Mỹ) thay nhau thu xếp việc tiếp cư, chỗ ăn, chỗ ở, cũng như giúp đỡ liên lạc thân nhân thất lạc cho các gia đình mới tới Guam và sau đó điều chỉnh hồ sơ tị nạn cho họ tại các trại Andersen và “Tin City”. Gia đình tôi mãi tới giữa tháng Năm 1975 mới rời khỏi Guam, sau khi thu xếp cho đa số dân chúng có dịp nhập cảnh Hoa Kỳ hay Canada. Và cũng vào ngày tháng đó, gia đình chúng tôi tới trại tiếp cư tị nạn cộng sản tại căn cứ Thủy quân Lục chiến, Marine Camp Pendleton, sát cạnh hai thành phố San Clemente và Oceanside, ở phía bắc San Diego, miền Nam California. Trong giai đoạn tiếp cư nhân đạo hậu chiến tranh Việt Nam, Camp Pendleton là căn cứ quận sự đầu tiên dành tiếp nhận hơn 50 ngàn người tị nạn đa số đến từ Việt Nam, với chương trình “Operation New Arrivals” lớn nhất về mặt lịch sử không vận nhân đạo của Hoa Kỳ.

Bùi Văn Phú: Ông còn nhớ ba-rắc hay lều trại đã sống qua ở đó?

Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Sau khi tới phi trường El Toro vào ban đêm, chúng tôi lên xe buýt và được chở thẳng vào “Thị Trấn Lều” (Tent City) tại trại San Onofre. Trước đó vài tuần, Marine Camp Pendleton được chính quyền Hoa Thịnh Đốn ra chỉ thị khẩn cấp tạo dựng trong địa hạt trại Telega và trại Onofre “Thị Trấn Lều” với tổng cộng 8 barracks, để sẵn sàng đón tiếp người Việt tị nạn.

Khi chúng tôi bước chân vào một căn lều vải, thuộc barrack 5, sát cạnh một nhà thờ nhỏ, màn chiếu quần áo nhà binh vừa phát khi nhập trại không đủ ấm, nhưng cũng tạm cung cấp một cảm giác an toàn, yên ổn. Sáng dậy mới biết lều mình đặt trên bãi cỏ hoa ice plant, gần nơi nuôi rắn cho binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ trải nghiệm tác chiến trong cảnh rừng thiêng nước độc.

Trung tâm quân sự Camp Pendleton nằm trên thung lũng sát bờ biển, chung quanh là triền núi hùng vĩ, xa xa bò rừng (bisons) được thả hoang, rất lạ lùng cho đám di dân bất đắc dĩ chúng tôi.

Do đó, ngay sau khi Sài Gòn thất thủ, và sau thời gian ngắn tạm trú tại Guam và Phi Luật Tân, từ 18 ngàn người rồi đến hơn 50 ngàn người Việt tị nạn lần lượt được đưa vào Camp Pendleton để làm thủ tục nhập cảnh theo “diện Parole”, hay di dân chính trị. Từ từ người tị nạn di chuyển tới các tiểu bang của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ, sau khi được bảo lãnh. Gia đình cuối cùng ra khỏi Camp Pendleton là vào tháng Chín 1975.

Bùi Văn Phú: Đời sống trong Camp Pendleton của gia đình ông cũng như người tị nạn lúc đó ra sao?

Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Nói chung, đời sống trong trại rất chu đáo, an ninh, trật tự, không hề có xáo trộn nào đáng kể trong suốt thời gian chúng tôi ở đó. Các binh sĩ Thuỷ quân Lục chiến Hoa Kỳ và các nhân viên thiện nguyện tới trợ lực trại rất lễ độ, ân cần, sẵn sàng giúp đỡ, chỉ dẫn cho người tị nạn khỏi bị ngỡ ngàng, buồn tủi, nhục nhã thêm.

Về mặt vật chất, đồ ăn thức dùng đều tươm tất, cơm ba bữa, sáng, trưa, chiều tối. Thức ăn đầy đủ, đôi khi thừa mứa, trở nên phí phạm vì có lúc không hợp khẩu, xa lạ.  Lần đầu tiên ăn lê xanh (Bartlett Pear) dân chúng mình gọi là “ổi mỹ”. Bánh mì, bơ, sữa, trứng đúc, thịt thà, hoa quả, bánh trái, v.v… dân chúng tự lấy thả cửa, nhiều khi bỏ phí đầy ngập thùng rác. Phòng ăn, phòng tắm sạch sẽ, có binh sĩ đón tiếp nồng hậu, dọn dẹp chu đáo. Khách tị nạn đâu có biết đó là những dịch vụ, những quà tặng bằng mồ hôi nước mắt của công dân Mỹ từng đóng tiền thuế vụ để chu cấp thực phẩm và nhu cầu an sinh xã hội cho những ai cần tới.

Đa số dân tị nạn tới đây với tay trắng, hoang mang tột độ vì rất xa lạ với ngôn ngữ, văn hoá, lẫn môi trường sinh sống nơi nhập cư. Ngày này sang tháng nọ, dân chúng tìm kiếm thành phần bảo trợ nơi hiệp hội, hay chỗ cá nhân, bạn bè thân thuộc đang trú ngụ tại đất liền.

Riêng gia đình chúng tôi cũng rất vất vả vì hoàn cảnh bận bịu con thơ. Nhà tôi mang thai con út; chỉ một tháng sau, con đã sinh nở tại Navy Hospital, Oceanside, trong Camp Pendleton. Chúng tôi đặt tên con út là Lưu Việt, để nhắc con lưu giữ đức độ văn hoá và truyền thống Việt trước kia tốt đẹp. May mà con gái đầu, Lưu Huệ Chân, 9 tuổi đã mạnh dạn chăm sóc mình, tắm rửa giặt giũ lấy, xếp hàng cùng các em ăn uống, lấy phần ăn cho bố bận việc trong trại, cho mẹ nặng nề sắp đẻ.  Hai con trai, Lưu Thiên Kỳ 6 tuổi và Lưu Thế Khải 2 tuổi rưỡi vui đùa với lũ bạn cùng lứa, tự túc bảo vệ lẫn nhau. Vì tự lập sớm, nên sau này khi lớn lên các cháu đều tháo vát, thông minh và thành công. Đặc biệt là các cháu khi chọn nghề nghiệp đều có tính cách nhân bản, phục vụ người hoạn nạn.

Ao ước chính của từng gia đình hay cá nhân lúc đó là xuất trại bằng mọi cách hợp pháp, hợp cảnh, nhưng đa số mong muốn trú ngụ ngay tại tiểu bang California, vừa ấm áp, vừa giáp biển Thái Bình Dương, mà bên kia lại gần gũi với Biển Đông, với Quê hương Đất tổ, mà họ đau đớn bỏ lại, một cách oan uổng, bất khả cưỡng, bất đắc dĩ.

Bùi Văn Phú: Đã trải qua đời sống của một người tị nạn, ông thấy những trải nghiệm đó cho mình bài học gì?

Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Sau này dân tị nạn mình khi hội nhập đời sống trọng luật, trọng sinh hoạt của nền dân chủ Hoa Kỳ và tại các nước tự do nhân bản, mới biết xót xa khi phải gánh vác trọng trách công dân, đối với mình và tha nhân. Quyền và trách nhiệm sống còn sẽ từ từ tới với chúng ta. Những ai từng thoát khỏi “địa đàng đỏ” cộng sản cần phải chia sẻ trách nhiệm bảo trọng và khai triển xã hội nhân bản mình vừa nhận hưởng cho thật tốt đẹp.  

Tiện đây, cũng xin nhắc diện nhập cảnh của dân tị nạn cộng sản là thuộc thành phần tị nạn chính trị là khác với tị nạn kinh tế vì người tị nạn nhập cảnh Hoa Kỳ với thẻ Parole (nhập cảnh danh dự/có điều kiện). Sau 5 năm sinh sống và trú ngụ hợp pháp, người Việt tị nạn chính trị có thể lập thủ tục thi nhập quốc tịch Mỹ. Về mặt quốc tế công pháp, người Mỹ gốc Việt (không song tịch) không thể bị chế độ cộng sản Hà Nội xập xí xập ngầu gọi là “Việt Kiều”.  Danh xưng này chỉ dành riêng cho những ai là công dân Việt làm việc, hay học hành tại hải ngoại, mà vẫn còn quốc tịch Việt hay có thông hành Việt Nam.

Bùi Văn Phú: Là tác giả của tác phẩm điêu khắc “Bàn tay Hy vọng” được dựng trong trại Camp Pendelton, ông có thể nói về việc thực hiện tác phẩm này được bắt đầu ra sao?

Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Chỉ ít lâu tới Camp Pendleton, gia đình chúng tôi quen thân với Trung tá Tuyên úy David Plank, đang phục vụ tại trại Onofre. Ông có dịp giới thiệu tôi là luật sư kiêm hoạ sĩ điêu khắc gia với Tướng Paul Graham, vị chỉ huy trưởng Camp Pendleton.  Khi gặp nhau lần đầu, tôi tỏ ý muốn làm một tác phẩm nghệ thuật ghi lại sự hội nhập của người tị nạn Việt Nam trên Đất Hứa Hoa Kỳ. Tôi vội lấy giấy và bút phác hoạ Bàn Tay Trái Nâng Niu Hai Trẻ Việt, một đứa vươn đứng thẳng, một đứa đang bay ra khỏi bàn tay. Tôi giải thích thêm: “Bàn tay trái gần tim nói lên chân tình dìu dắt của chúng tôi và và sự đón nhận của cộng đồng Hoa Kỳ đối các thế hệ trẻ đến tị nạn trên Đất Hứa Hoa Kỳ. Đó cũng là hy vọng hướng thượng của thế hệ trẻ con em chúng tôi muốn thành đạt trên mảnh đất tự do nhân bản này”. Tôi đặt tên tượng đài này là “Hand of Hope – Bàn tay Hy vọng”.

Tác phẩm đã được sự hưởng ứng quý báu của Tướng Chỉ huy trưởng Thuỷ quân Lục Chiến Paul Graham là để tưởng niệm cuộc di cư vĩ đại của người Việt tị nạn cộng sản, đợt đầu tới California, sau khi Sài Gòn thất thủ.

Có lẽ vì một hiện tượng tâm linh siêu việt nào đó, đề nghị của tôi đã được Tướng Paul Graham ưng thuận tức thì, tương đồng ý hợp, không một chút dè dặt ngần ngại gì.

Bùi Văn Phú: Trước khi dựng tượng đài, ông có làm mô hình thu nhỏ không?

Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Như đã nói trên, tất cả là tình cờ và may mắn mầu nhiệm. Đứng trước Tướng Paul Graham và Trung tá Tuyên úy David Plank, tôi lấy giấy và bút phác họa “Bàn tay Hy vọng”.  Không ngờ, chỉ với một mảnh nháp đơn sơ đó, một dự án điêu khắc tượng đài lớn trên đất Mỹ, trị giá cả trăm ngàn Mỹ kim lúc đó đã thành hình.

Bùi Văn Phú: Công tác xây dựng tượng đài “Bàn tay Hy vọng” đã được tiến hành ra sao, trong bao lâu?

Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Chỉ vài ngày sau, một Trung tá Công binh Thuỷ quân Lục chiến đã cùng tôi chọn lựa địa điểm xây dựng tượng đài, gần Barrack 8, đầu cổng trại. Sau khi đã chọn địa điểm, ông cho kéo máy tới đào móng sâu 8 feet, vuông 8 feet, làm nền sâu. Tượng đài cao 8 feet phía trên mặt đất, với cổ tay chôn sâu 8 feet đặt trên móng vuông 8 feet, đắp cao từ đưới đất theo hình chóp (pyramidal), tất cả đúc bằng xi-măng-cốt-sắt (rebar reinforced concrete), theo khuôn gỗ (concrete formwork), rồi đục đẽo bằng khoan đục hơi điện để hoàn tất chi tiết.

Có lúc tôi hàn sắt bằng lửa điện và quên đeo kính nên đã bị ánh sáng làm loá gần mù mắt, phải vào nhà thương rửa mắt.  Sau đó vài hôm, vẫn còn choáng váng, nên khi dùng máy đục hơi, tôi ngã từ trên cao khung bàn tay còn khuôn thép, sống mũi va vào thanh sắt làm chảy máu cả buổi. Cũng hay, tôi đã để lại mồ hôi và ít máu trong lòng tượng đài “Bàn tay Hy vọng”.  

Công trình kéo dài gần hai tháng và được hoàn tất chu đáo với sự trợ giúp bởi hai Trung sĩ Thuỷ quân Lục chiến trẻ, không chuyên nghiệp, nhưng khoẻ mạnh, nhiệt tình. 

Khi mọi chi tiết tưng đài “Bàn tay Hy vọng” đã hoàn tất, chúng tôi gọi công binh đem xe đổ đất phủ đầy móng tượng đài và chung quang đắp một bãi cỏ mở rộng đón đợi. 

Bùi Văn Phú: Ông có thể nói rõ hơn về ý nghĩa của tượng đài với hai đứa trẻ trong “Bàn tay Hy vọng”

Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Trên “Bàn tay Hy vọng” chỉ thấy sự hiện diện của các trẻ em, vì mục đích chính của người Việt tị nạn cộng sản khi vượt thoát tới “Đất Hứa” (Promised Land) tại Tân Thế Giới, sau biết bao nguy biến, là để bảo toàn cho con cháu, cho thế hệ trẻ Việt cơ hội đứng dậy để khởi phát một cuộc sống chu toàn nhân bản, đầy đủ tự do và phẩm giá con người. 

Liên hệ trực tiếp với thời điểm kết thúc tiền đồn trận tuyến ý thức hệ, từng đợt từng đợt người Việt đã “bỏ phiếu chống cộng” bằng chân, bằng thuyền, trong cảnh phiêu lưu tị nạn chưa từng thấy trước đây và cho tới nay, gần 4 triệu người Việt đã bỏ nước thoát cộng, bỏ lại tất cả để thoát hiểm.

Bùi Văn Phú: Sau 47 năm “Bàn tay Hy vọng” vẫn còn đó trong Camp Pendleton, ngày nay nhìn lại biểu tượng này ông có cảm nhận gì, có gì nhắn lại cho thế hệ mai sau?

Luật sư Lưu Nguyễn Đạt: Cách đây 47 năm, đúng vào Ngày Độc Lập Hoa Kỳ 4/7/1975, công trình điêu khắc “Bàn tay Hy vọng – Hand of Hope” đã được tôi hoàn tất và trao tặng cho trại Thuỷ quân Lục chiến Marine Camp Pendleton với sự hiện diện của Tướng Paul Graham, Trung tá Tuyên úy David Plank, gia đình tôi và một số đồng bào tới tham dự lễ khánh thành.

“Bàn tay Hy vọng” ngoài tính cách biểu tượng, còn là mô hình dấn thân hoàn tất sứ mạng làm người Việt tân tiến, tử  tế với những thế hệ Việt trẻ thành công và thành nhân.

Điển hình như Lưu Huệ Chân, 9 tuổi lúc tới Camp Pendleton, lớn lên là Managing Consultant tại cơ quan Food and Drug Administration, với văn bằng MA, Business Administration. 

Lưu Thiên Kỳ, 6 tuổi khi tới Camp Pendleton, là luật sư thuộc Luật sư đoàn New York, với văn bằng JD và Master Public Health; từng làm các chức vụ Office of Foreign Disaster Federal Director do Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm; Senior Director of the Disaster Resilience Leardership Academy tại Đại học Tulane; Chief Operating Officer của International Medical Corps.

Lưu Thế Khải với bằng MS về Disaster Management, chỉ 2 tuổi rưỡi khi tới Camp Pendleton, từng phục vụ Quân đoàn Vệ binh với cấp bực Captain, National Guard Military Police tại Kabul, Afganistan năm 2004; đã giải ngũ và nay là Safety Consultant cho cơ quan NASA.   

Lưu Việt, sinh tháng 6/1975 tại Navy Hospital, Oceanside trong Camp Pendleton, nay là Visual Effect Producer cho Universal Studios & Netflix, Hollywood, California.

Theo tôi, cuộc ra đi của người Việt tị nạn cộng sản có rất nhiều ý nghĩa. Trước nhất là tỏ rõ lập trường của những người Việt tự trọng, khao khát tự do và tôn trọng giá trị nhân phẩm, nên không thể sống chung với con người cộng sản phi nhân, phi nghĩa. Thứ hai là nuôi dưỡng “Hy vọng” sắt đá khôi phục danh dự và quyền làm người. Đó cũng là cách tạo dựng lại một không gian an toàn, vượt tiến cho hậu duệ, như biểu tượng “Bàn tay Hy vọng” dựng trên xứ người với những đứa trẻ tụ hợp “đứng thẳng” và sẵn sàng “bay ra khỏi bàn tay” cưu mang. Chỉ bằng đường lối thẳng thắn, vươn cao và khởi tiến, người Việt tị nạn mới chắp nối cho họ, cho con em họ cái thế đứng vững vàng làm người tử tế, mạch lạc để trở thành những công dân tiến bộ xứng đáng với cuộc sống mới mà người tị nạn đã chọn với giá rất cao, đôi khi cần phải hy sinh tột đỉnh.

Sau này, cứ mỗi 5 năm, Cộng đồng Người Việt Tự do đều sum họp chung quanh “Bàn tay Hy vọng” tại Camp Pendleton, rồi kéo tới thành phố Westminster, Quận Cam, Nam California, để tưởng nhớ Quốc nạn Tháng Tư 1975 và Hy vọng duy trì chính nghĩa Dân chủ Tự do, tử tế, nhân hoà cho hậu duệ người Việt tị nạn trên Đất Hứa.

Chú thích cho hình:

H01: Xếp hàng trong giờ ăn ở trại tị nạn Camp Pendleton năm 1975 (Ảnh do LS Lưu Nguyễn Đạt cung cấp)

H02: Hình ảnh lúc vừa khởi công xây dựng tượng đài “Bàn tay Hy vọng” (Ảnh do LS Lưu Nguyễn Đạt cung cấp)

H03: Ba người con của Luật sư Lưu Nguyễn Đạt là Lưu Huệ Chân, bên phải, Lưu Thế Khải và Lưu Thiên Kỳ bên tượng đài “Bàn tay Hy vọng” khi vừa hoàn tất (Ảnh do LS Lưu Nguyễn Đạt cung cấp)

H04: Bảng ghi ý nghĩa của “Bàn tay Hy vọng” và ngày khánh thành 4/7/1975 (Ảnh do LS Lưu Nguyễn Đạt cung cấp)

3 BÌNH LUẬN

  1. Chu choa ui, sau 47 năm sống tại THIEN ĐUÒNG MỸ CUỐC , BUI VAN PHÚ liệt kê ra toàn MS, MA, JD, PRODUCER không à. Rứa thì ngót gần 80 ngàn tiệm NEO(NAILS) đang tận dụng trung bình 400,000 KỶ SƯ NEO thì không tháy BUI VAN PHÚ khoe ra là the nào hả. Nghề nào củng là nghề mà lị. Ôm chân thúi MẼO ĐEN củng là……..JOB. Lần sau BUI VAN PHÚ nhớ đừng giả NGU nửa nghe chưa.

    Chuyện khác nửa đó là cái trại Camp Pendleton tiep đón nguòi tị nạn trọng thị lắm và giò đây sau 47 năm có mot số MS, MA, JD, Producer v.v.vv làm rạng danh công đồng……..TỊ NẠN VIET CỘNG.

    BUI VAN PHÚ còn quên chuyện khác đó là một đám tuóng tá NGỤY SAI GON bao gồm NGO QUANG TRUỎNG, NGUYEN CAO KY, NGUYEN VAN MINH, NGUYEN VAN TOÀN gồm nhiều tuóng khác và mot số đại tá sau khi bỏ lính phóc chạy tói đuọc đáo GUAM và chui rúc trong các BARRACKS tụ tạp vói nhau tán gẩu và bốc phét. Câu chuyện đuoc ghi lại bỏi Frank Snepp , một cụu truỏng cụm tình báo MẼO CIA trong cuón sách Decent Interval xuat bản 1978 và tái bản nam 2002 sau đó. Duói đây là nguyen van mẩu chuyện trong cuón sách đó. Mòi các Tàn Dư Ngụy Cock thuỏng thức cái “DŨNG KHÍ và TỤ TRỌNG ” cùa các tuóng NGỤY SAI GÒN.

    ““In the mean time, other vietnamese notables were given a devastating lesson in humility. Shortly after arriving in GUAM, several of the dêfeated ARVN generals were brought together in one of the old metal baraccks. An exhausted General Toan, the former of MR. 3 COMMANDER, was pushed into the meeting in a wheelchair, and Gẻneral Truong, the defender of DANANG was suffering from a such an acute case of conjunctivitis he could not find his way to a chair.

    Moments later , an American naval officer marched in and demanded that gẻnerals remove their uniforms.”Can’t we at least keep our shoulder stars? one of them asked. “NO,” the American replied. “You have no army, you have no country any more.” IT was as if the Republic of Vietnsm had never existed at all.

    Trích ở trang 573

    Anh Phét không dịch ra đâu nghen , để vậy cho nó bớt NHỤC.

  2. Ngả Ba Chú Ía Bùi Văn Phú và Ngả Năm Chuồng Chó Cù Mai Công, là một cặp đặc-công văn-hóa của Việt Cộng.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên