Bài học cho Trung Quốc từ Ukraine

12
Ảnh The Diplomat

Các chuyên gia cho biết Trung Quốc đang rút ra các bài học từ vũng lầy Ukraine của Nga. Hai học giả và bốn nhà ngoại giao thuộc châu Á và phương Tây có quen biết với các chiến lược gia Trung Quốc cho rằng phía Trung Quốc đang thảo luận trong các nhóm trò chuyện riêng tư, đưa ra quan điểm của họ về sự can dự của phương Tây vào Ukraine và những gì được cho là thất bại của Nga. 

Mặc dù kết luận của các chiến lược gia Trung Quốc vẫn chưa xuất hiện trên các tạp chí quân sự chính thức hoặc phương tiện truyền thông nhà nước, việc Nga chưa đè bẹp được quân đội Ukraine là chủ đề chính dẫn đến những lo ngại về việc các lực lượng chưa được thử lửa của Trung Quốc sẽ hoạt động như thế nào trong trường hợp thống nhất Đài Loan bằng vũ lực.

Học giả Zhao Tong từ văn phòng của Carnegie Endowment for International Peace tại Bắc Kinh cho biết: “Nhiều chuyên gia Trung Quốc đang theo dõi cuộc chiến này theo cách họ đang hình dung chuyện này sẽ diễn ra như thế nào nếu xảy ra giữa Trung Quốc và phương Tây.”

Cách tiếp cận của Nga trong giai đoạn đầu của cuộc chiến đã không khuất phục được các lực lượng Ukraine, điều này đã khuyến khích cộng đồng quốc tế can thiệp bằng việc chia sẻ thông tin tình báo, viện trợ thiết bị quân sự và Nga bị cô lập về kinh tế.

Ông Zhao nói: “Trung Quốc có thể nghĩ đến việc tiến hành một chiến dịch quân sự toàn diện và mạnh mẽ hơn nhiều ngay từ đầu để gây kinh hoàng và khiếp sợ cho các lực lượng Đài Loan nhằm có một lợi thế lớn. Các chiến lược gia Trung Quốc tin rằng có được lợi thế đó sẽ ngăn các lực lượng thù địch can thiệp.”

Học giả Collin Koh thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore cho rằng cách tiếp cận như vậy sẽ tạo ra những vấn đề riêng cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc PLA.

Ông cho biết: “Nếu bạn định gây ‘kinh hoàng và khiếp sợ’ cho Đài Loan bằng  lực lượng áp đảo trong giai đoạn đầu, sẽ có rất nhiều thương vong về dân sự. Điều đó sẽ làm cho việc chiếm đóng trở nên khó khăn và sự phản đối của quốc tế sẽ cứng rắn hơn. Người Trung Quốc bây giờ không thể mang ảo tưởng rằng họ sẽ được chào đón như những người đi giải phóng cho người Đài Loan và sẽ được người Đài Loan hỗ trợ.”

Đài Loan cũng có kho tên lửa nhiều hơn Ukraine, cho phép họ tấn công phủ đầu vào lúc Trung Quốc chuẩn bị lực lượng hoặc cho phép họ tấn công vào các cơ sở bên Trung Quốc sau khi bị xâm lược.

Cả Bộ Quốc phòng Trung Quốc và Cục Đài Loan sự vụ của Trung Quốc đều không trả lời các yêu cầu bình luận về các nhận xét nêu trên.

Các chiến lược gia Trung Quốc cũng lo lắng về việc Nga đang loay hoay đối phó với sự giúp đỡ quân sự gián tiếp của phương Tây, một yếu tố mà Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt trong kịch bản Đài Loan.

Trong chỗ riêng tư, các chiến lược gia Trung Quốc tranh luận về sự cần thiết phải cạnh tranh tốt hơn trong cái gọi là cuộc chiến thông tin, vốn làm phức tạp vị thế của Nga trên chiến trường.

Bên cạnh việc cô lập Nga về mặt kinh tế, các nỗ lực ngoại giao của phương Tây và cách đưa tin về các hành động tàn bạo trong khu vực chiến sự khiến cho việc viện trợ cho Ukraine trở nên dễ dàng hơn và Nga khó tìm kiếm sự ủng hộ  từ bên ngoài hơn.

Học giả Zhao nói rằng đối với các chiến lược gia Trung Quốc, một trong những phần quan trọng nhất của cuộc xung đột hiện nay là các quốc gia phương Tây đã thành công trong việc vận động dư luận quốc tế  và rõ ràng đã thay đổi phản ứng của quốc tế đối với cuộc chiến.

Một số chiến lược gia Trung Quốc tin rằng việc làm chủ thông tin đã tạo ra ấn tượng rằng quân Nga đánh đấm rất tệ so với thực tế.

Học giả Zhao nói: “Có rất nhiều thảo luận về việc Trung Quốc cần hết sức quan tâm đến lĩnh vực thông tin này.”

Một số nhà phân tích lưu ý rằng chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đã được chuẩn bị rất lâu trước khi các lực lượng Nga tấn công vào cuối tháng Hai, Nga điều quân áp sát biên giới trong mấy tháng liên. Chuyện đó đã giúp ngành tình báo dễ dàng theo dõi và nhiều lần được các chính phủ Hoa Kỳ và các nước khác báo động.

Alexander Neill, người điều hành một công ty tư vấn chiến lược tại Singapore cho biết: “Tấn công Đài Loan sẽ gặp thách thức lớn hơn nhiều về mặt hậu cần so với Ukraine, và chuẩn bị sẵn sàng cho một lực lượng xâm lược quy mô mà không bị phát hiện sẽ vô cùng khó khăn”.

Trong nhiều thập niên, các nhà lãnh đạo quân sự của Trung Quốc cũng đã dựa vào Moscow không những về vũ khí mà còn cả học thuyết về cấu trúc và chỉ huy.

Các lực lượng Nga và Trung Quốc đã tổ chức các cuộc tập trận chung ngày càng lớn trong những năm gần đây, trong đó có cuộc tập trận vào tháng 9 năm 2020 ở Nga, sử dụng các vũ khí tổng hợp quy mô lớn.

Các kết quả từ sự hợp tác này đang được đánh giá lại.

Vào năm 2012, PLA đã tổ chức các đơn vị tương tự như Tiểu đoàn Chiến thuật (BTG) của Nga – được quảng cáo là các đơn vị nhanh nhẹn, cơ động và có khả năng tự cung tự cấp. Nhưng các BTG của Nga đã sa lầy ở Ukraine và đã để lộ khuyết điểm là dễ bị tấn công.

Nga cũng đã để lộ sự yếu kém khi phối hợp chỉ huy nhiều đơn vị trong cuộc chiến Ukraine. Các nhà phân tích Trung Quốc lo ngại một cuộc xâm lược của Trung Quốc qua eo biển Đài Loan – được nhiều người coi là một thách thức quân sự lớn hơn nhiều – sẽ gặp phải những vấn đề tương tự, vì nó đòi hỏi sự hợp tác nhịp nhàng giữa các Bộ Tư lệnh các miền Nam, Đông và Bắc mới được thành lập gần đây.

Các lực lượng của Nga tại Ukraine đã gặp phải tình trạng rối loạn chỉ huy và tinh thần xuống thấp. Các nhà phân tích nói rằng không rõ quân đội Trung Quốc – chưa được thử thách kể từ khi họ xâm lược miền Bắc Việt Nam năm 1979 – sẽ hoạt động như thế nào trong một cuộc xung đột thời hiện đại.

Chuyên viên Neill ở Singapore nói: “Chúng ta đã thấy những dấu hiệu vô kỷ luật đáng báo động của quân đội Nga, đó là lời nhắc nhở rằng chúng ta không biết rất nhiều điều về việc quân đội Trung Quốc sẽ như thế nào dưới những sức ép của chiến tranh. Dù họ được tuyên truyền chính trị nhiều cách mấy đi nữa, chúng ta cũng không rõ họ sẽ kiên cường đến mức nào.”

(Theo Reuters)

12 BÌNH LUẬN

  1. Vì tiền mà Solomon có quan hệ tốt với Đài Loan. Và cũng vì tiền mà Solomon phản bội lại Đài Loan giao tiếp cho Tàu Cộng vào. Tiền của Đài Loan đã không còn “mua” được Solomon khi Tập bỏ ra nhiều nhiều tiền hơn nữa để mua và bây giờ được tự do ra vào. Dù thủ tướng Solomon có nói và hứa gì thì chắc chắn Tàu sẽ lập căn cứ và đóng quân mà cả Mỹ, Úc và thế giới bắt đầu lo lắng. Mỹ đang có chiến lược quay trở lại quần đảo này để ngăn ngừa và bảo vệ lợi ích chiến lược cũng như an ninh chính nước Mỹ khi Tàu đã vươn ra tới biển lớn. Đây là vấn đề hệ trọng. Bất cứ nước nào làm chủ biển cả sẽ làm chủ được cả thế giới. Đây là bài học cái gì chưa mua được bằng tiền thì bỏ nhiều tiền ra nữa để mua và nhiều nhiều nữa cho tới khi mua được. Đài Loan mất sự ủng hộ của Solomon là vì vậy. Nhưng nếu không có đủ tiền để mua cái lớn thì hãy mua cái nhỏ hơn. Ví dụ như sinh mạng một con người có ảnh hưởng tới những vấn đề lớn, hoặc là chiến tranh để giải quyết mọi thứ mà tiền không giải quyết được. Bài học cho “Trung Quốc” không phải chỉ cho Tập mà cho chính Mỹ và thế giới tự do.
    nv

  2. @ Nguyễn Văn
    (Do những nội dung trong còm của NV quá súc tích, nhiều vấn đề, nên còm @ của SK hơi dài. Xin quí bạn lượng thứ)

    NV:
    “Có rút được kinh nghiệm nào từ bài học của Nga xâm lăng Ukraine Tàu Cộng cũng không dám tấn công đánh Đài Loan vì hai lý do. Thứ nhất là chưa đủ sức về mặt quân sự, cả về hài quân, không quân và lục quân đều không mạnh bằng Nga,…“

    # *phải nói ngay, lục quân không ai mạnh bằng Tàu, với nguồn bổ sung vô tận, ý chí chiến đấu đã cài đặt như robot, phải điên khùng tiến lên nếu không muốn bị bắn vào ót, vào lưng (như đã thấy ở chiến trường bắc Triều tiên 1952-53; Marshal D. McArthur còn dội, phải cầu xin được dùng vũ khí nguyên tử!)

    Tuy nhiên lục quân khổng lồ cũng vô ích, vì Đài loan nằm trên biển cách đại lục 180km, được vũ trang từ răng tới bải biển, lòng biển, trên không.
    * Hải quân Nga thuộc loại ẹ trên thế giới.
    Một cụ hàng không mẫu hạm duy nhất, từng ì ạch hải hành dọc Đại Tây Dương trên đường đi đề fi lê tới Anh quốc, gây ô nhiễm môi trường vì phun khói đen suốt lộ trình, giúp những trận cười sảng khoái.
    Nói của đáng tội, nước Nga tiếng là rộng bao la, với biên giới 57.792 km tiếp giáp với 14 quốc gia, nhưng vùng biển để giao thông nhạy cảm thì lại rất nghèo:
    Nga tiếp giáp vài biển nội địa vô dụng, biển Đen, Caspian, Azov… vì không có outlet. Biển bao la suốt hàng chục nghìn km phía bắc lại thuộc Bắc Băng dương, đông đặc quanh năm, lạnh giá bất thường, không dám đưa hạm đội vào để chết cứng ở đó.
    Bờ biển đông bắc Á của Nga, tiếp giáp Nhật bản, thì khá thuận lợi để hải hành, nhưng đối thủ của Nga nằm hết về phía Tây Âu; đánh một vòng tròn từ Nhật ngược qua đó thật bở hơi tai;
    cạn hết lương thực nước uống, hết cả nhiên liệu; không chừng thuỷ thủ vượt biên luôn thể!
    Ở đây chỉ còn lại Nhật cựu thù, đang đòi lại mấy hòn đảo bị Nga hôi của hồi thế chiến 2 kết thúc, lúc đế quốc quân phiệt Nhật đang cho tay vào còng số 8.
    *Chỉ không quân Nga là đáng gờm về tính năng hiện đại của hoả lực lẫn kỹ thuật không chiến. Thế thôi.

    *Về tổng lực, tiềm năng chiến tranh của TQ mạnh hơn Nga nhiều lần nếu Nga xử TQ kiểu giống Ukraine hiện nay.

    Tàu thì khôn lắm, dại gì đối mặt, cứ lai rai chơi kiểu dâu ăn tằm trên đất Nga dọc biên giới, bằng cách xua dân đói khát vượt biên kiếm ăn, ở lì tại các tỉnh xa xôi mà Nga không kiểm soát được; chờ cứt tàu hoá bùn thôi.

    NV:
    “…(Tàu) cũng sẽ bị Mỹ và đồng minh đoàn kết chống lại như đang chống Nga đang bị bây giờ, và đặc biệt là Đài Loan là một hòn đảo chứ không cùng biên giới như Ukraine và VN. Thứ hai là Mỹ Nhật và Úc đều quyết tâm bảo vệ Đài Loan.”

    # Hoàn toàn chính xác rằng ‘Mỹ và đồng minh đoàn kết chống lại (TQ) như đang chống Nga đang bị bây giờ,’

    Nhưng ‘đặc biệt Đài Loan là’ một bằng chứng giá trị của tự do dân chủ để so sánh với đại lục như một tương phản với nó, khi sau 2/3 thế kỷ nó đã tiến bộ vượt bậc dựa trên những gì ít ỏi mang theo được trong cuộc tháo chạy khỏi địa nguc năm 1950.
    Là tấm gương sáng của văn hoá nhân phẩm tự trọng tự lực tự cường và đoàn kết cộng đồng vì lý tưởng tồn tại độc lập tự do.
    Là lý do đầu tiên để Mỹ và toàn thể đồng minh vùng tây Thái bình dương quyết tâm bảo vệ Đài loan mạnh hơn cả bảo vệ Ukraine!
    Hơn nữa, lý do thầm kín, thuộc động lực ưu ái riêng của Mỹ đồng thời liên hệ quyền lợi của nhiều đồng minh, đó là:
    Đài loan là tiền đồn sẵn sàng phục vụ đơn đặt hàng của ân nhân Mỹ,
    -về chuyên ngành chip cao cấp cho dây chuyền công nghệ cao của Mỹ + Phương Tây.
    -về phối hợp, cộng tác toàn tâm toàn ý với chiến lược quân sự khu vực trọng tâm Bắc Á của Mỹ trong công tác tình báo, do thám từ xa…
    Và khi cần, Đài loan sẽ là những sư đoàn xung kích tiền phương,
    sẵn sàng vì ‘lý tưởng chung đối phó với kẻ thù chung’.

    Còn nơi nào tận tình, ngoan ngoãn hơn Đài loan?

    Mất Đài loan, là gảy đổ một trụ cột chiến lược trong chuỗi trụ cột Nhật, Hàn, Đài và Philippines của lực lượng Mỹ và đồng minh trong thế trận Indo – Pacific

    NV:
    “Mỹ không đối đầu trực diện với Nga mặc dù gửi vũ khí trợ giúp Ukraine chống lại Nga. Quyền lợi của Mỹ không nhiều ở Ukraine nhưng Mỹ đã thay đổi chiến lược, mục đích của Mỹ là làm cho Nga suy yếu cả về kinh tế và quốc phòng ít nhất là 10 năm hoặc 20 năm, không còn đủ sức đe dọa xâm lăng láng giềng và Âu Châu và cũng sẽ không đủ sức để cùng liên kết với Tàu Cộng khi Mỹ chuyển trọng tâm đối đầu với Tàu Cộng ở Á Châu Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.”

    # tôi cho trường hợp Mỹ giúp Ukraine mang động cơ khá phức tạp:
    Thoạt đầu:
    *Trên lý: Ukr không là thành viên NATO, Mỹ-NATO khong có quyền gửi quân trực tiếp giao chiến với Nga.
    Nhưng một khi Nga chà đạp mọi luật lệ, điều lệ Quốc tế và LHQ, thành viên LHQ có quyền làm nghĩa vụ hổ trợ bảo tồn công pháp qt.
    *Trên tình: Ukraine nhiều lần đã xin gia nhập, nhưng vài thành viên xấu bụng, đặc biệt “Đức cản” trở, khiến giờ này Ukr bị ác thú cắn xé dã man. Mạc cảm tội lỗi khiến Mỹ và nhiều nước còn lương tri không thể bình chân như vại, phải xả hầu bao cứu giúp nạn nhân vô điều kiện.
    Và một nguyên tắc chiến lược phòng thủ của phe tự do dân chủ, là không cho phép đối thủ xé rào để tạo tiền lệ.
    Im lặng là đồng ý, nên họ phải nhảy nhổm lên ngay, phản ứng ngay, để tránh một mai bọn xâm lược thấy dễ làm càn.
    Ai biết Nga còn cho quân vượt biên bao nhiêu nước cựu CS đang là đối tượng nằm trong mưu đồ “thu hồi” của Putin?!
    Ba Lan sẽ là kế tiếp, hay là 3 nước Baltic?

    Không có động cơ vì quyền lợi quốc gia gì của Mỹ ở đây cả!

    Tuy thế, tình cờ và hoàn toàn mang tính cá nhân; gia đình Biden, nghe nói cả bản thân một “ông lớn” nào đó nữa, thời Obama, từng có dây mơ rễ má tiền bạc kinh doanh gì đó ở xứ nầy, mà cuộc tranh cử 11/2020 ở Mỹ đã ồn ào một dạo trên báo chí.
    Ai biết, chút tình cũ nào đó đang góp phần vào chuyện nóng bỏng hôm nay?

    Giai đoạn sau gần 2 tháng:
    *Mỹ chợt nhận ra: Nga chỉ mạnh miệng, không mạnh lực như đã đã ba hoa “đáp trả” khiến Mỹ nhiều phen quá tưởng tượng, sợ bóng sợ gió bấy lâu.
    Liền tương kế tựu kế: nó muốn chết cho nó chết!
    Đây là một bước ngoặc chiến lược, của riêng Mỹ hoặc có tham mưu của đồng minh NATO, không thể biết:
    – dẫn Nga lún sâu vào vũng bùn kháng chiến yêu nước của Ukr, tiêu hao nội lực gồm quân sự, chảy máu ngân sách, ảnh hưởng tê liệt ngoại thương.
    – kéo dài cấm vận nhân danh chính nghĩa chế tài tội phạm xâm lược, nhưng thực ra là mở rộng và kéo dài nạn xuất huyết nội lực của Nga; mà Nga, vì thể diện người hùng, không thể đơn phương bước ra khỏi lồng giao đấu!

    NV:
    ‘Thế kỷ 21 các nước cộng sản và độc tài làm ăn với tư bản đã trở nên giàu mạnh đe dọa cả thế giới mà tư bản tài phiệt là nguyên do.’

    # tôi nhớ, trước 4/1971, Chiến tranh Lạnh đang ở cao điểm, Mỹ không công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và không xây dựng quan hệ với Bắc Kinh.

    Người Mỹ không được phép tới Trung Quốc!

    Đây là “chiến lược cách ly nhân loại khỏi loài rắn độc, hổ báo” của Free World, cũng là tên của một tạp chí phát hành toàn cầu, nhằm bao vây triệt để loài hung bạo trong khu rừng của chúng –
    mà thế giới tự do gọi là “bên kia bức màn sắt, ở LX/“bức màn tre”, ở TC – tức là hệ thống Quốc tế CS.

    Nhờ thế,
    CS LX-Đông Âu đã còm cỏi tàn lụi dần;
    Trung cộng lam lũ đói kém lạc hậu ngóc đầu không nổi, không đủ sức hung hăng bành trướng, chỉ lo cố thủ sống sót!
    Cũng bởi thế, chiến lược bao vây cách ly đã giúp nhân loại sống an toàn trong thế giới của riêng mình, trả tự do lại cho hàng trăm triệu lương dân ở Đông Âu, LX.

    * Nhưng Kít + Nít đã phá vỡ vòng cô lập toàn diện đó vào tháng 4/1971, từ non tính, từ cầu hoà vì nhát gan trước CS, và vì tên Do Thái trong thế giới ngầm của nó. Thua !
    Cũng là do Trung cộng nát óc động não, dụ khị bằng ngoại giao bóng bàn, và Mỹ thời nầy mắc bẫy vì không kiên trì giữ vững bức màn sắt, còn ảo tưởng về người CS!
    Giá Kít Nít không gây nên tội lỗi nầy, Đặng đâu có lộng ngôn về chiến lược mèo đen-mèo trắng.
    Ám chỉ ai? Với ai?
    Với loài rắn rết cùng nhau trong khu rừng xhcn thôi, tương lai cùng đen thui cả!

    Cho nên “cộng sản và độc tài làm ăn với tư bản” là nói hơi nghịch chiều. Nên ngược lại.
    Tới thời mình, B. Clinton, B. Obama lại đã đổ thêm dầu vào đám cháy nhà Mỹ.
    Cho nên đừng mỏi miệng kêu gọi lòng ái quốc từ phố Ưall, bảo nó chừa ham tiền.
    Tài phiệt chỉ thương tiền, vốn không có mùi.
    Rốt cuộc, các trùm tư bản nhanh chóng lộng kiếng danh ngôn của Đặng đặt lên bàn thờ thần tài và cám ơn lời mặc khải.

    CS Tàu không phí một giây phút nào để hút hồng cầu và gây nhiễm trùng nước Mỹ nói riêng và hệ thống tư bản nói chung suốt từ đấy…
    cho đến năm 2016!
    Peter Navarro, Mike Pompeo đã đánh động thế giới qua loa kèn Trump, cao điểm đối phó vào nửa cuối nhiệm kỳ.

    NV:
    ‘Đã tới lúc phải có thay đổi. Phải diệt cộng sản và độc tài trước khi họ diệt mình. Nếu muốn sống còn được hưởng tự do thì chính bọn tài phiệt phải thay đổi ngưng làm ăn tiếp tay với bọn cộng sản và độc tài Nga’

    # nhớ lại, phải mất bao nhiêu thập niên để y tế thế giới tiến bộ nhét được vào lương tri con người văn minh lời khuyên “cách đánh răng cho đúng; bổn phận phải rửa tay thường xuyên; muốn tránh bịnh phải tránh lạm dụng muối, đường, mỡ, rượu…”

    * Diệt cộng thì không thời nào găng và tích cực hơn thời kỳ trước Kít-Nít, 2 thập niên 50, 60.
    chiến tranh lạnh toàn cầu; chiến tranh nóng Triều, Việt;
    chống du kích Mã lai, thanh trừng Cộng sản Indonesia đưa tới sụp đổ triều đại thân Cộng của tt Sukarno;
    chận CS xâm nhập Mỹ Latin đưa tới khủng hoảng tên lửa tại Cuba…

    – tất cả đều đã là những nổ lực “diệt Cộng”qui mô lớn và tích cực hơn bao giờ hết!
    * Toa thuốc nay đã bị đề kháng, đã hết linh nghiệm,
    khi vũ khí của Đặng, Giang, Tập là tiền! Và xẩm nữa!

    Với tiền, CS Tàu
    – xây dựng tiền đồn mang tên Viện Khổng Tử,
    – đánh vào lòng tham không đáy của phố Wall,
    – mua chuộc các big techs, các gã khổng lồ truyền thông…
    – mua chuộc trí thức sừng sỏ ở các Đại học danh tiếng Mỹ,

    Với xẩm + tiền, CS Tàu cài gián điệp, kết nạp Mỹ gian làm nội tuyến!

    * Giờ này đâu còn Cộng, trên thực chất lẫn danh nghĩa. Nó đã biến chủng.
    Biến tướng của Cộng còn xấu xa nguy hiểm hơn chính “Cộng thiệt” thời LX:
    * đó chính là giai cấp tư bản đỏ thoát thai từ bản chất “đạo đức giả cách mạng”, vốn thành công lừa bịp nhân dân khi chưa cầm quyền, và lộ nguyên hình sau chiến thắng,
    Nay chúng bắt tay cộng sinh cùng tư bản Phương Tây, cùng lên đỉnh hạnh phúc cho riêng chúng với nhau!

    Tuy nhiên, trong lúc Âu Mỹ lim dim an tâm hưởng thụ, CS vẫn tỉnh táo thực hiện kế hoạch của họ.
    Mở được mắt ra vào 2016 thì đã muộn!

    Bản chất con người là mê khoái lạc, dẫu biết phải trả giá.
    HIV-AIDS đã chẳng đến với loài người qua orgasm đấy sao?!
    (Chỉ là ẩn dụ nhỏ nhoi so với ma lực của tiền!)

    Quên tiền sao đành mà đòi “phải thay đổi, phải ngưng làm ăn tiếp tay…”?

    Cũng quá dài rồi, xin kiếu NV.

    • Cám ơn SaKim đã phản hồi và phân tích.

      Về tổng lực, quân đội Tàu chỉ đông hơn chứ không giỏi hơn quân Nga. Thông thường một quân đội đi xâm lăng tinh thần chiến đấu không cao khi so với quân cố thủ không còn đường sống khác, và nếu vũ khí hai bên tương đương thì quân xâm lăng khó mà thắng chỉ trừ khi được sắp đặt vì lý do chính trị. Quân Tàu đông nhưng không có kinh nghiệm chiến tranh, hơn nữa, tấn công Đài Loan sẽ thiệt hại hơn là Đài Loan phòng thủ, không dễ như chiến tranh trên đất liền mà phải vượt biển. Đài Loan chỉ cần chờ bắn chìm vài tàu đổ bộ là chiến cuộc sẽ kết thúc mau lẹ. Nếu Đài Loan liền biên giới như Nga và Ukraine thì Đài Loan khó mà tồn tại tới ngày nay dù Mỹ có yểm trợ dồi dào. Lấy kinh nghiệm chiến tranh Triều Tiên và VN thì thấy rõ là vậy. Còn một lý do nữa là nếu Putin thắng Ukraine thì Tập mới dám hy vọng và dám đánh Đài Loan vì sẽ có liên minh không giới hạn. Tàu đang hỗ trợ Nga trong cuộc chiến Ukraine và nếu Nga thắng thì Nga cũng sẽ hỗ trợ Tàu chiếm đảo Đài Loan. Nhưng nếu Nga thua Ukraine thì Tàu sẽ lùi.

      Biết được sự liên kết tương thông giữa hai kẻ bành trướng Tập và Putin nên Mỹ phải thay đổi chiến lược và NATO cũng vậy, quyết viện trợ cho Ukraine dù có thiệt hại về kinh tế hoặc thiếu dầu khí từ Nga. Có thể nói cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine là cuộc chiến lớn mở màn cho thế kỷ 21 mà nếu không cứng rắn khối Âu Châu và Mỹ sẽ thua. Nhưng Putin chủ quan, tưởng có sức mạnh nguyên tử răn đe phủ đầu, cộng thêm cả Âu Châu đang phụ thuộc Nga về năng lượng và dầu khí, lại chiếm Crimea quá dễ dàng mà Liên Âu và Mỹ làm ngơ nên Putin coi thường liền liên kết với Tập phát động chiến tranh. Sự phản công của Mỹ và NATO cùng mấy nước trung lập là sáng suốt. Không chỉ cứu Ukraine mà có thể cứu cả thế giới. Vấn đề chiến tranh lên cao tới đâu là tùy thuộc vào Nga và Tàu nhưng sẽ không có chuyện NATO và Mỹ nhượng bộ để mất Ukraine.

      Không để cho Ukraine được vào NATO như các nước Đông Âu khác là Mỹ, Đức, và cả khối NATO đã tính trước hết từ lâu rồi chứ không phải bây giờ xảy ra chiến tranh. Họ dùng Ukraine làm trái độn Đông và Tây để kìm hãm Nga. Dù cuộc chiến thắng hay thua thì vấn đề Ukraine và Nga với NATO và Âu Châu cũng sẽ không thay đổi về địa chính trị trừ khi tương lai sau này các nước muốn chiếm và chia nước Nga. Chiến tranh thế giới sẽ phải xảy ra nhưng mức độ và sự lan rộng tới đâu tùy thuộc vào phản ứng ban đầu của Mỹ và NATO. Nếu vẫn xìu xìu, sợ Putin răn đe dùng vũ khí nguyên tử, để Nga thắng Ukraine thì chiến tranh sẽ ran rộng tới Á Châu với Đài Loan, VN và Đông Nam Á, kéo theo Mỹ, Nhật, Úc, Ấn sẽ tham chiến chống Nga Tàu và nguy cơ hủy diệt sẽ rất cao. Nhưng Ukraine thắng thì chiến tranh sẽ chấm dứt được một thời gian đợi có những biến đổi khác. Biến đổi này chính là kinh tế thế giới và các nước. Hãy nhìn lại xem có phải kinh tế Nga và Tàu lớn mạnh nên họ mới dám nghĩ tới đi xâm lăng gây chiến tranh? Nhưng nếu kinh tế suy yếu thì chẳng đời nào Tập và Putin dám nghĩ chống Mỹ và chống thế giới tư bản tự do.

      Các cuộc chiến nhỏ nhiều năm nay không giải quyết được những vấn đề nóng của thế giới mà phải có chiến tranh với các nước lớn để phân chia lại lợi ích kinh tế khi kinh tế tư bản đang trong thời kỳ bị tư bản đỏ thao túng. Địa chính trị chỉ là để phân định thể chế nhưng làm ăn kinh tế thì không có giới hạn và không biên giới. Đó là lý do Mỹ làm ăn với VC và Tàu Cộng, nhưng tới một lúc nào đó thì phải sắp xếp lại. Tư bản là vậy. Nó chính là quyền lực ngầm mà chính phủ cũng chỉ là công cụ nó dùng để dẫn dắt thế giới hòa bình hay chiến tranh.
      nv

  3. Trích : “Trong nhiều thập niên, các nhà lãnh đạo quân sự của Trung Quốc cũng đã dựa vào Moscow không những về vũ khí mà còn cả học thuyết về cấu trúc và chỉ huy. Các lực lượng Nga và Trung Quốc đã tổ chức các cuộc tập trận chung ngày càng lớn trong những năm gần đây,…”
    Nhưng … :” Các kết quả từ sự hợp tác này đang được đánh giá lại.”
    Đương nhiên rồi thằng Tàu đã sáng mắt khi thấy quân đội xăm lăng Nga đánh đấm quá tệ ở Ukraine cho nên cần suy nghĩ lại về chiến thuật và học thuyết chỉ huy ( lỗi thời và cứng nhắc thời Liên Xô ) của các tướng lãnh Nga .
    Còn thằng em út VC thì sao ? Vẫn còn u tối , cho nên chúng nó đang chuẩn bị tập trận chung với quân đội Nga . Chúng nó ( quân đội VC + bò đỏ DLV ) lúc nào cũng coi Tàu cộng và Nga ( Putin ) là thần tượng , là số một , đến nỗi thốt lên những lời ngu muội khi xưa :”
    “Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ, đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ”.

  4. Trong lần điên đàm gần đây Ông Tâp đả nói vơi Putin :” Cậu làm ăn như
    con..cù..c..!! làm tở kẹt..!” Thật vây không kẹt sao được! Đai Loan còn
    đó.! Ai củng biết về Quân đôi thì Tết Ma-rỏc Tàu mởi hơn Nga. Chủ Tạp ăn nói làm sao với bà Thái anh Văn! Thôi rồi Lượm!

  5. Có rút được kinh nghiệm nào từ bài học của Nga xâm lăng Ukraine Tàu Cộng cũng không dám tấn công đánh Đài Loan vì hai lý do. Thứ nhất là chưa đủ sức về mặt quân sự, cả về hài quân, không quân và lục quân đều không mạnh bằng Nga, cũng sẽ bị Mỹ và đồng minh đoàn kết chống lại như đang chống Nga đang bị bây giờ, và đặc biệt là Đài Loan là một hòn đảo chứ không cùng biên giới như Ukraine và VN. Thứ hai là Mỹ Nhật và Úc đều quyết tâm bảo vệ Đài Loan.
    Tàu đánh Đài Loan hay đánh VC sẽ không có yếu tố bất ngờ. Vệ tinh của Mỹ và đồng minh ngày đêm theo dõi mọi sự chuyển quân sẽ biết ngay. Trường hợp đánh Đài Loan vì cho rằng Đài Loan thuộc của Tàu; còn đánh VC là khi VC phản bội Mỹ. Nhưng Đài Loan thì được Mỹ công khai ủng hộ và VC thì chưa dám phản bội nên mọi chuyện vẫn như cũ đợi Mỹ ngày càng suy yếu. Như vậy là Tàu Cộng vẫn đợi chờ thời cơ.

    Mỹ không đối đầu trực diện với Nga mặc dù gửi vũ khí trợ giúp Ukraine chống lại Nga. Quyền lợi của Mỹ không nhiều ở Ukraine nhưng Mỹ đã thay đổi chiến lược, mục đích của Mỹ là làm cho Nga suy yếu cả về kinh tế và quốc phòng ít nhất là 10 năm hoặc 20 năm, không còn đủ sức đe dọa xâm lăng láng giềng và Âu Châu và cũng sẽ không đủ sức để cùng liên kết với Tàu Cộng khi Mỹ chuyển trọng tâm đối đầu với Tàu Cộng ở Á Châu Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Hiện tại, và cũng như 20 năm qua, Mỹ luôn xem Tàu là đối tác làm ăn cùng chia chác lợi ích chung. Chỉ tới khi Tàu muốn thâu tóm lợi ích của Mỹ và muốn đuổi Mỹ ra khỏi Á Châu Thái Bình Dương thì Mỹ bắt đầu có thêm một chiến lược đối đầu để bảo vệ lợi ích của Mỹ và của đồng minh. Về mặt quân sự thì Mỹ sẽ không để Tàu thao túng vùng biển Hoa Đông và Biển Đông; về kinh tế thì Mỹ phải rút bỏ đầu tư, di chuyển về nước hoặc qua các nước khác, đồng thời tăng thuế nhập hàng hóa của Tàu. Nói trắng ra là nếu muốn đối đầu với Tàu Cộng thì Mỹ phải mạnh tay rút đầu tư, không mua hàng Tàu, và thường xuyên hiện diện vùng biển tự do qua lại để răn đe. Còn nếu vẫn tiếp tục coi Tàu Cộng là đối tác để làm ăn thì Mỹ sẽ không thắng được cuộc chiến sanh tử bảo vệ những gì đang có.

    Thế kỷ 21 các nước cộng sản và độc tài làm ăn với tư bản đã trở nên giàu mạnh đe dọa cả thế giới mà tư bản tài phiệt là nguyên do. Đã tới lúc phải có thay đổi. Phải diệt cộng sản và độc tài trước khi họ diệt mình. Nếu muốn sống còn được hưởng tự do thì chính bọn tài phiệt phải thay đổi ngưng làm ăn tiếp tay với bọn cộng sản và độc tài Nga. Nếu tiếp tục vỗ béo kẻ thù thì hãy lấy cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine bây giờ làm kinh nghiệm. Mất tiền, mất mạng, thiệt hại kinh tế là những mất mát lớn nhưng TỰ DO mới là quan trọng cần phải duy trì bảo vệ vì TỰ DO là vô giá. Hãy hành động ngay bây giờ trước khi quá muộn.
    nv

    • “còn đánh VC là khi VC phản bội Mỹ. Nhưng Đài Loan thì được Mỹ công khai ủng hộ và VC thì chưa dám phản bội nên mọi chuyện vẫn như cũ đợi Mỹ ngày càng suy yếu. Như vậy là Tàu Cộng vẫn đợi chờ thời cơ.

      Xin sửa lại là: còn đánh VC là khi VC theo Mỹ. Nhưng Đài Loan thì được Mỹ công khai ủng hộ và VC thì chưa dám phản bội Tàu nên mọi chuyện vẫn như cũ, đợi Mỹ ngày càng suy yếu. Như vậy là Tàu Cộng vẫn đợi chờ thời cơ.

      “Nếu tiếp tục vỗ béo kẻ thù thì hãy lấy cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine bây giờ làm kinh nghiệm.”

      Xin sửa lại là: Nếu tiếp tục vỗ béo kẻ thù thì hãy lấy cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine bây giờ làm bài học.

      Xin cáo lỗi tất cả bạn đọc.
      nv

  6. …..Tụi tài phiệt tây phương làm ăn với tàu cộng thúi rồi bơm tàu cộng lên y như bơm tụi Nga lên, rồi đám dư luận viên Việt cộng xúm bơm đàn anh Nga tàu lên…….rồi phịa chuyện tàu cộng tấn công đài loan!!! Tóm lại tàu cộng là dương oai diểu võ để lấy le lấy tiếng, quân đội tụi tàu cộng thúi hồi giờ có đánh đấm gì đâu, và y như Nga ai đánh, ai chụi đánh, đánh xong tàu cộng cai trị tiếp??….ai ai cũng sợ tàu cộng và Việt cộng cai trị, công dân các nước này kể cả Nga đều bỏ phiếu bằng chân, có cơ hội là họ qua tây phương để sống….rỏ ràng….Thôi đi mấy thằng tám lếu láo đừng bơm tàu cộng thúi lên nữa, bơm lên như tụi mọi Nga giờ xấu hổ, quân đội Nga vừa lạc hậu vừa vô tổ chức, đánh giặc kiểu…..thí quân, đem quân ra thí….chết như rạ, Putin thí quân NGa đánh giặc kiểu thế chiến thứ 2….thí quân…….Tụi tàu cộng còn tệ hơn như vậy. Tóm lại tàu cộng là nổ là lếu láo….chứ có dám đánh đâu mà rút kinh nhiệm, ai đánh, ai chụi đánh và đánh ai…..thời này thế kỷ 21 rồi, bắt lính đi đánh giặc để chết bỏ…thí quân, thằng ngu nào chụi đánh để cho thằng tập cận bả cai trị đời đời….thằng tập là thằng dốt nát, lếu láo…..______chiến tranh biên giới Việt trung 1979 hàng năm bộ đội VN tưởng nhớ kỷ niệm bị chính CSVN dẹp bỏ vì tình hửu nghị Việt trung….Vậy thử hỏi nếu chiến tranh Việt trung nổ ra một lần nữa ai chụi…..đánh???……Ngày xưa không chạy được chứ giời họ liệng súng chạy hết…………Xin đừng nổ cho tụi tàu cộng nữa, ai dám đánh đâu mà rút kinh nghiệm…toàn là láo lếu mà thôi. Nay kính.

  7. Nếu TQ lợi dụng chiến tranh Ukrain leo thang để tấn công Đài Loan thì có lợi hay hại cho TQ ?

    Những vụ nỗ kho dầu và kho đạn gần đây tại biên giới của Nga tiếp giáp với Ukrain cho thấy Ukrain có thể phản công vào lãnh thổ Nga bằng những loại vũ khí hiện đại như hỏa tiễn tầm xa . Việc này cho thấy hệ thống vận chuyển dầu khí của Nga có thể bị Ukrain tấn công là mục tiêu chính cần thiết hơn là tấn công vào thị trấn hay thành phố Nga .

    Trường hợp Nga tấn công Châu Âu , đương nhiên mục tiêu dầu khí vẫn quan trọng nhất để Châu Âu phản công vì đây là mạch sống duy nhất của Nga .

    Nếu TQ tấn công Đài Loan ở thời điểm này thì càng buộc Ukrain , Châu Âu và Mỹ phải triệt hạ mạch sống dầu khí của Nga càng nhanh càng tốt . Đồng thời cắt đứt con đường mua dầu khí Của TQ đi qua Biển Đông và phong tỏa cấm vận TQ giống như Nga trước khi bùng nỗ thế chiến thứ 3 .

    Nga sống nhờ sản xuất dầu là nguồn lợi duy nhất , TQ cần có dầu để công xưởng thế giới hoạt động . Kẹt dầu sản xuất , không có dầu để chạy nhà máy công xưởng cả Nga lẫn TQ phải quay đầu về về thời kỳ thập niên 1950 .

    Thoát được nền kinh tế chuyên chính vô sản tự sản tự tiêu khốn khổ , được bước chân vào nền kinh tế thị trường tư bản giàu có thoải mái chưa được 20 năm . Liệu rằng nhân dân 2 nước Nga Tàu hôm nay có chấp nhận chịu đựng ?

    Ở vào hoàn cảnh này đương nhiên thế giới tư bản cũng gặp nhiều khó khăn . Nhưng chắc chắn Nga và TQ phải gặp khó khăn gấp chục lần hơn .

    Hôm nay thấy Mỹ và đồng minh đồng loạt kết hợp chống Nga , Tập nhìn lại phận mình , một nước khát dầu nhất thế giới , muốn được yên ổn thì cần phải im lặng hơn là về hùa với Nga hay gây hấn với Mỹ và đồng minh của Mỹ . Hơn nữa hiện nay TQ bị 2 đại nạn trước mắt đấy là thiên tai lũ lụt và ê mặt với thế giới vì thất bại thảm thương khi chống chọi covicd 19 .

    Nếu chiến tranh thế giới thứ 3 xảy ra , TQ sẽ là nước thiệt thòi nhiều nhất vì phải nuôi một số lượng nhân khẩu vĩ đại nhất thế giới .

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên