S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Thời hậu chiến

5

Tên chị là gì? 

– Thưa em tên Mơ. 

– Mơ gì? Mộng mơ hay quả mơ? 

– Tùy, ai muốn hiểu thế nào thì hiểu… 

– Quê quán ở đâu vậy? 

– Em ở Thạch Thất, Hà Tây. 

– Chị công tác ở cơ quan nào? 

– Thưa, ở ty Văn Hóa Thông Tin Hà Sơn Bình. 

– Chắc chưa vào Ðảng…? 

 Nơi em về trời xanh không em…?” Bên này vĩ tuyến 17 không có một câu hỏi thơ mộng, lãng mạn như vậy … Vì vậy những lời yêu đương được mở đầu bằng “Ðồng chí công tác ở cơ quan nào ?” (Thế Giang. Thằng Người Có Đuôi. Westminster, CA: Nguời Việt, 1987).

 

Ngoài những câu hỏi “thơ mộng” và “lãng mạn” như trên, bên kia vỹ tuyến còn có nhiều câu hỏi (nghe) rất … linh tinh:

Anh không biết bây giờ tháng mấy, em không biết anh đi về đâu, và hết nửa phần đất nước đều chia chung một nỗi băn khoăn (lớn) dù đang trong hoàn cảnh chiến tranh: Kẻ thù ta đâu có phải là người. Giết người đi thì ta ở với ai?

Ở nửa phần còn lại thì không ai mơ hồ về thời gian cả. Mọi người đều biết chính xác ngày/tháng/năm sinh của vị lãnh tụ kính yêu, cũng như thời điểm phân phối khẩu phần lương thực (ngoài tiêu chuẩn) nhân ngày sinh nhật của NGƯỜI.

Cũng chả bao giờ nghe ai hỏi ai “đi về đâu” vì ai cũng biết là mọi con đường đều dẫn ra mặt trận, và đường ra trận thì mùa nào cũng đẹp: những binh đoàn kéo nhau ra tiền tuyến, như tình yêu nối lời vô tận … Chỉ có mỗi một câu hỏi “cảm động” duy nhất được cho phép nghêu ngao trên môi mọi người thôi, dù nghe cũng không tình tứ gì cho lắm: hết rau rồi em có lấy măng không?

Không chỉ bị ám ảnh bởi cái đói mà cả nửa nước (bên kia) còn bị nhồi nặn, và kích động bởi căm thù:

“Phải ngày đêm hành quân để kịp tới chiến trường trước khi hòa bình, trước khi chiến thắng. Vào chậm, chỉ còn mỗi việc thu nhặt ống bơ gỉ, tháo gỡ dây thép gai thôi. Chẳng còn địch đâu mà đánh. Xe trước hát vang: Giải phóng miền Nam chúng ta thề quyết tiến bước. Xe thứ hai tiếp theo hào hùng: Diệt đế quốc Mỹ phá tan bè lũ bán nước. Xe thứ ba tiếp lời: Ôi xương tan máu rơi, lòng hận thù ngút trời.” (Bùi Ngọc Tấn. Biển và Chim Bói Cá. Nhã Nam & NXB Hội Nhà Văn: 2010).

Ở bên này thì không thế. Ngoài những băn khoăn siêu hình về hố thẳm tư tưởng và nỗi dằn vặt triết lý nhân sinh giết người đi thì ta ở với ai (?) có kẻ còn chắp tay nguyện cầu cho chim bồ câu trắng hiện với không ít thơ ngây:

Mẹ già cười xanh như lá mới trong khu vườn
Ruộng đồng Việt Nam lên những búp non đầu tiên
Một đoàn tàu đi nhả khói ấm hai bên rừng …

Thực tại, tiếc thay, hoàn toàn không như dự tưởng:

  • “Tôi từng đi trên những chuyến tàu hỏa hành trình bắc nam mất 72 tiếng đồng hồ, trên đó chất đầy xe đạp, khung xe đạp, vải vóc, đường sữa, gạo, giấy… chuyển từ nam ra bắc. Những chuyến hàng thực chứ hoàn toàn không giả tạo chút nào đổ về nơi từng được coi là hạnh phúc, no ấm. Nhiều người vỡ lẽ, lắc đầu ngao ngán.” (Nguyễn Thông. “Thành Ngữ Mới: Phồn Vinh Giả Tạo”).
  • Bottom of Form
  • “Ở mỗi ga, khoang tàu biến thành cái chợ hay hàng ăn, tùy vào thời điểm. Ngoài sự nghèo đói, lộn xộn, mất vệ sinh và nói chung là kém văn hóa là đặc trưng của những gì xảy ra trên chuyến tàu đó hay cho cả đất nước ta thời đó, điều tôi nhớ nhất và thất vọng vô cùng là: từ Nam ra Bắc tôi hầu như không thấy một nụ cười trên gương mặt một ai cả.” (Trần Thành Nam. “Hãy Trả Lại Rổ Tép Khô Cho Tôi”).

Dự đoán của Trịnh Công Sơn, rõ ràng, hơi trật: Khi đất nước tôi không còn giết nhau/ Mọi người ra phố mời rao nụ cười. Ước mơ của người nhạc sỹ tài hoa, xem ra, cũng khác với hiện thực hơi xa: Mẹ già cười xanh như lá mới trong khu vườn. Cười gì nổi khi con vừa hoàn thành xong nghĩa vụ quốc tế (Giải Phóng Miền Nam) thì đến ngay lượt cháu Giải Phóng Cambodia. Thế là Em Ở Nông Trường Anh Ra Biên Giới:

Từng vai áo phai sẽ xanh thêm đời
Bàn tay làm nên những mùa vui
Từ trên đất này, những con người mới
mọc lên

Mạng người chớ có phải là giá, nấm, hay rau cỏ đâu mà cứ mọc lên hoài vậy được, hả Trời? Hết cuộc chiến ở biên giới phía Tây rồi đến chiến cuộc ở biên giới phía Bắc, cuộc nào cũng phải trả giá bằng hàng mấy vạn sinh linh mà không nghe ai lên tiếng phản đối (hay phản chiến) gì ráo trọi. Cũng chả thấy ai (dám) chắp tay nguyện cầu cho chim bồ câu trắng hiện.

Rồi sau khi bốn phương im tiếng súng, Đảng “dũng cảm và quyết tâm đổi mới” để chuyển đổi sang Kinh Tế Thị Trường (theo định hướng XHCN) thì đất nước lại phát sinh ra thế lực thù địch mới – giặc nội sâm:

Khi đã phải thay phong bì bằng bao tải mới đủ chỗ chứa (hằng triệu Mỹ Kim) tiền lại quả, và khi mà số lượng ma túy bị tịch thu được tính theo đơn vị tấn (chứ không phải ký hay tạ nữa) thì mặt trận nội xâm đã kể như … toang!

Ngoại xâm cũng vậy. Ngày 19 tháng 4 năm 2020, BBC loan tin: Trung Cộng lập hai hai huyện đảo quản lý Trường Sa, Hoàng Sa. Qua hôm sau, Thông Tấn Xã Việt Nam cho biết: “Việt Nam phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa … Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền…”

Trong Lịch sử nhân loại chưa có một cuộc xâm lăng nào bị ngăn chận bởi những lời “phản đối” hay “yêu cầu” (yếu xìu) như thế cả. Thù trong giặc ngoài, nợ công cao lút đầu, đạo đức xuống thấp đến gót chân, không khí ô nhiễm, sông hồ cạn kiệt, rừng núi điêu tàn, đất nước tan hoang… là “thành quả” của cuộc cách mạng vô sản hiện nay ở Việt Nam.

Ông Nguyễn Hộ, một đảnh viên lão thành của ĐCSVN, coi đây là “điều sỉ nhục.” Ông TBT kiêm CTN Nguyễn Phú Trọng thì không, ổng không thấy nhục nhã gì ráo trọi và vẫn nhơn nhơn ban hành Nghị Quyết Về Cuộc Cách Mạng 4.0 với những mục tiêu trời/biển như sau:

  • Năm 2025, internet băng thông rộng phủ 100% các xã, duy trì xếp hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc 3 nước dẫn đầu ASEAN.
  • Năm 2030, mạng di động 5G phủ sóng toàn quốc; mọi người dân được truy cập internet băng thông rộng với chi phí thấp. Kinh tế số chiếm trên 30% GDP; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 7,5%/năm.
  • Năm 2045, Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu khu vực châu Á.

Tuy nghe hơi hoang đường nhưng cũng không khác lắm với những lời hứa hẹn của những nhân vật tiền nhiệm:

Toàn là thần chú và phép lạ cả. Điều mầu nhiệm là tuy chỉ được ăn bánh vẽ nhưng cả nước vẫn không ai kêu đói, và có người cò tấm tắc khen ngon. Mầu nhiệm hơn nữa là một dân tộc dễ chịu (và dễ dậy) tới cỡ đó mà vẫn sống sót được mãi cho đến đầu thế kỷ này.

5 BÌNH LUẬN

  1. XHCN : Xếp hàng cả ngày, xuống hố cả nước, xuống hàng chó ngựa ! :

    Sau khi nhờ may mắn chiếm đoạt được miền Nam năm 75 , thời gian tiếp theo đó cho đến năm 1986, theo giáo sư kinh tế Trần Văn Thọ tại trường Đại học Waseda, Tokyo, mô tả lại rằng “là một trong những giai đoạn tối tăm nhất về kinh tế trong lịch sử Việt Nam. Chỉ nói về mặt kinh tế, nhiều người phải ăn bo bo trong thời gian dài , công thương nghiệp đình trệ, sản xuất đình đốn, vật dụng hằng ngày thiếu thốn, cuộc sống của người dân vô cùng khốn khó “.

    Nguyễn thành Thơ- uỷ viên Trung ương đảng Cộng sản: Hai anh em con tôi, sau những ngày ăn bo bo, khoai bắp, lúc vừa có gạo nấu nồi cháo, em vào bếp múc tô cháo ăn, anh vô bếp thấy em ăn, anh cúi xuống hỏi ‘Mầy ăn gì?’ Người em lấy mặt che tô cháo, anh nắm lỗ tai dỡ lên ‘Mầy ăn cháo gạo không chờ ai ăn’, liền đẩy đầu em xuống tô cháo, mặt đầy cháo, em ngóc đầu dậy lấy tô cháo vụt vào mặt anh, trúng mé mắt máu ra lai láng, vợ tôi vội chở đến bệnh viện Gia Định cầm máu may lại.

    Theo trang mạng factanddetails , lạm phát lên đến mức 700 phần trăm (trong khi hiện giờ, mức lạm phát ở Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Âu châu là hơn 7 phần trăm mà dân chúng đang kêu trời như bộng )

    Tổng bí thư Nguyễn văn Linh( 1986- 91) phê bình về cách làm kinh tế của Lê Duẩn là ” Lãnh đạo gì mà làm ăn như cái ‘con c..’.”

    Rốt cuộc vào năm 1986, Cộng sản Hà nội phải Đổi Mới theo hướng kinh tế thị trường cho tư nhân tự do kinh doanh, rước các nước Tư Bản – luôn cả ” đế quốc sừng sỏ, sen đầm quốc tế Mỹ- vào đầu tư để cứu đói.

    Bình luận gia nổi tiếng người Mỹ Dennis Prager phê bình : “Đảng Cộng Sản Việt Nam đã hy sinh hơn 2 triệu người dân Việt Nam để thành lập chế độ cộng sản. Nhưng cuối cùng họ lại dùng chủ nghĩa tư bản để làm giàu. Vậy 2 triệu người Việt Nam đã chết để làm gì?!”.

  2. “Tôi không thể tự hào là người Việt nữa ” – Trần Thành Nam :

    “…có năm đó, tôi vừa tốt nghiệp cao học kỹ thuật và kinh tế từ Đông Âu, về nước. Đó là những năm tháng gian khổ đặc biệt của đất nước ta dù đã hòa bình, đã sau chiến tranh nhiều năm, … ở một ga miền Bắc Trung bộ, tôi không nhớ ở đâu, hình như ở xứ Thanh, một cô bé khoảng 14-15 đội lên tàu bán một rổ tép khô. Do đông người đi lại bán hàng va chạm, rổ tép khô của cô bé bị rơi đổ hết xuống sàn tàu. Cô bé luống cuống quì xuống gom vội tép lại. Theo bản năng “ga lăng”, tôi lao ngay ra giúp cô bé vơ tép khô lại thành từng đống nhỏ. Cùng lúc đó, nhiều người xung quanh cũng đều xông vào, xúm lại làm như tôi: vơ tép khô của cô bé gọn lại. Tôi nhìn mọi người và nghĩ: “Ồ, mọi người tốt quá! Thế mà mình đã nghĩ dân ta bây giờ không yêu quí nhau như trước nữa…”

    “Chưa kịp nghĩ hết ý trên thì tôi đã đớ người ra khi nhìn thấy mọi người không bốc tép khô vào rổ cho cô bé như tôi mà cho vào những cái túi riêng của họ! Một loáng, sàn tàu đã sạch trơn không còn tí tép khô nào! Và mọi người thản nhiên bỏ đi với những túm tép khô vơ vét được của họ, như không có gì xảy ra… Còn cô bé đứng dậy co dúm thút thít khóc bên cạnh rổ tép khô nay chỉ còn một vốc “.

    • Dân xã hội chủ nghĩa trong nước + trí thức thân Cộng ngoài này vẫn còn tin như điếu đổ . Đồng chí Gs Nguyễn Ngọc Giao, đồng chí tiến sĩ Trần Hữu Dũng, đồng chí gs Cao Huy Thuần … tụi nouveau idiot savants trong nước, tiến sĩ Nhân Quả Nguyễn Ngọc Chu, nhà gáo Chu Mọng Lông, Lê Huyền Ái Mỹ, các nhà báo Mai Quốc Ấn, Nguyễn Tiến Tường … Gs Mạc Văn Trang, nhà văn Nguyên Ngọc … Trí thức Cộng Sản, xít, lũ đó còn tin như điên luôn . Rùi những người đang kính trọng họ như lão Tưởng Năng Thối này nữa .

      Còn nhớ Hà Sĩ Phu, tác giả của muốn thoát Cộng phải thoát Hồ hông ? Ổng ký tên vào cái bản kiến nghị cuồng Đảng cuồng Hồ của Đảng, which mean him givin up trong thoát Hồ thoát Cộng . Dont under-estimate tụi cuồng Hồ, chúng quá đông & hoàn toàn không giới hạn trong những-kẻ-được-xem-là bò đỏ hay dư lợn viên . Cái khác nhau là trình độ, dư lợn viên cấp thấp & cấp cao thui .

      Đ/v tớ, dư lợn viên cấp cao còn có hại hơn cấp thấp . Vì rõ ràng nhiều người (còn) tin họ . Họ dễ dàng giác ngộ lý tưởng cuồng Đảng cuồng Hồ cho người khác hơn . Make no mistake, bọn họ là OG bò đỏ Bona Fide b4 bò đỏ trở thành bò đỏ như hiện nay . Thời đó, họ có danh nghĩa là “trí thức”, & các bác cứ quen miệng gọi họ là như thế . Thiếu 2 chữ “Cộng Sản”

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên