S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Lại Chuyện Tháng Tư

15

Tác giả câu thơ thượng dẫn là một chính khách rất tài tử, và vô cùng mờ nhạt. Không mấy ai nhớ rằng ông đã từng giữ những chức vụ như Thủ Tướng, Phó Tổng Thống, và Tổng Thống trong thời Đệ II Cộng Hoà – ở miền Nam Việt Nam.

Dân chúng ở miền đất này thường chỉ nhớ đến Trần Văn Hương như một người lập dị. Ổng hay đi làm bằng xe đạp, trong thời gian là Ðô Trưởng Sài Gòn, và thỉnh thoảng lại sáng tác ra những câu thơ (hơi) kỳ cục:

Ngồi buồn gãi háng, dái lăn tăn…

Ở miền Bắc phần lớn quí vị chính khách đều hành nghề cách mạng một cách bền bỉ, liên lỉ và chuyên nghiệp hơn nhiều. Họ cũng sính chuyện thơ văn hơn, và cách họ làm thơ (hoặc viết văn) cũng gây lôi thôi phiền phức nhiều hơn – cho cả đống người!

Khi ngồi buồn, họ không gãi háng. Lúc rảnh rỗi, họ cũng không chịu viết văn hay làm thơ chỉ để đọc chơi thôi. Văn thơ của họ khiến cho cả nước phải bận lòng, và không ít người phải bỏ mẹ, hay bỏ mạng! Xin đơn cử một thí dụ, một câu thơ nổi tiếng hơn, của một chính khách tăm tiếng (và tai tiếng) hơn nhiều:

Bỗng nghe vần thắng vút lên cao…

Nói theo ngôn ngữ của binh pháp thì tác giả câu thơ vừa dẫn, ông Hồ Chí Minh, là một người cư an tư nguy. Ông Trần Văn Hương thì ngược lại. Ổng cư nguy tư an. Nói cách khác, và nói theo kiểu miền Nam, là thằng chả lè phè hết biết luôn!

Nghiêm túc, khẩn trương, hiếu chiến và hiếu thắng… không phải là quan niệm sống riêng của ông Hồ. Thi đua lập chiến công dâng Đảng, đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào, một người làm việc bằng hai, nghiêng đồng cho nước chẩy ra ngoài… là chỉ thị của “trên” đưa xuống và nửa nước bắt buộc phải (triệt để) tuân hành.

Lè phè cũng không phải là thái độ sống chỉ có nơi ông Trần Văn Hương. Ðó là cung cách chung của hầu hết người dân miền Nam. Sự khác biệt giữa ông Trần Văn Hương và dân chúng, có chăng, chỉ là mức độ.

Không mấy người dân miền Nam, lúc buồn, chịu ngồi gãi háng (suông) như ông Tổng Thống. Họ thường vừa gãi háng vừa nhậu lai rai (vài xị) cho vui – nếu là đàn ông. Họ đánh tứ sắc, đi coi cải lương, hoặc đi cầm đồ để mua sầu riêng ăn chơi cho đỡ ghiền – nếu là đàn bà, ở đô thị. Và họ đi Hồng Kông hay Nhựt Bổn để mua đồ lót và son phấn, nếu là bà lớn.

Họ đi buôn lậu (không chừng) nếu là ông lớn. Và cả đám đều hân hoan chơi tạt lon, thả diều, đá banh, đá bóng, đá dế, đá cầu, đá kiện, đá cá lia thia hay lắc bầu cua cá cọp – nếu là trẻ con, ở thành phố.

Chuyện đánh đấm là “chuyện riêng” của một giới người, tụi lính. Hứng chịu bom đạn, tai ương của chiến tranh là nỗi bất hạnh riêng của một số người khác nữa – đám nông dân.

Những chiến dịch hay phong trào hoàn thành kế hoạch nhỏ, nhi đồng cứu quốc, thay trời làm mưa, quyết tâm thu hoạch vượt chỉ tiêu vụ này vụ nọ… nếu phát động ở miền Nam (e) sẽ không có người tham gia, và tác giả của chúng – chắc chắn – sẽ bị dân chúng cũng như báo chí chửi cho… tắt bếp!

Chuyện Nam – Bắc đánh nhau kết thúc ra sao, vào ngày 30 tháng tư năm 1975, mọi người đều rõ. Viết thêm nửa chữ cũng thừa.

Cuộc chiến tàn. Theo sự hứa hẹn của quí vị lãnh tụ (của phe thắng trận) thì từ đây ta sẽ xây dựng đất nước gấp mười lần hơn, ta cũng sẽ đi tắt đón đầu nhân loại, và ta sẽ chuyển đổi từ ăn no mặc ấm qua ăn sang mặc đẹp…

Chuyện dân Việt ăn mặc (sang trọng và đẹp đẽ) ra sao để từ từ rồi tính tới nhưng riêng về cách họ dùng lon, thay gáo, uống nước thì ngó bộ quá tốn công và rất… cầu kỳ – theo như ghi nhận của nhà văn Bùi Ngọc Tấn :

“Lần về phép này Bá có thêm một thứ quà đặc biệt văn minh khác: Những vỏ đồ hộp nước giải khát các loại. Các mầu xanh, đỏ, hồng, da cam, vàng, lon Heineken, lon Coca Cola, Pepsi Cola, những lon Tiger, San-Miguel, những lon nước ngọt đã uống cạn mà trong những lần xuống tầu đi nước ngoài anh lượm được cho vào túi ni lông mang về…

“Anh Vận chọn ra những vỏ đẹp nhất, mỗi loại một chiếc, không móp, không méo, đem ra giếng súc rửa sạch rồi bầy vào tủ. Và nhặt bốn vỏ lon khác, mỗi chiếc một mầu bảo lũ trẻ con mài trên nền xi măng trong nhà. Mấy đứa trẻ lao vào mài theo đúng hướng dẫn của anh. Tiếng sào sạo sạo sạo ghê người. Chẳng mấy chốc, cái nắp hộp rời ra. Anh xếp bốn chiếc vỏ hộp lên bàn, nở nụ cười mãn nguyện:

“– Làm cốc uống nước…

“Những chiếc vỏ hộp trên bàn, trong tủ, những dấu vết ấy của văn minh làm nhà anh cứ sáng trưng lên, khác hẳn mọi nhà chung quanh. Nhà anh đã có hơi hướm của một thế giới khác, một thời đại khác khi các nhà chung quanh vẫn còn đang triền miên thời làm nương, thời lúa nước.

“Và đến khi lũ trẻ được thoải mái chơi nghịch những vỏ lon còn lại mới thật tưng bừng. Đúng là một ngày hội…” (Bùi Ngọc Tấn. Biển Và Chim Bói Cá. Hội Nhà Văn. Hà Nội: 2008, 436 – 437).

Điều kiện sống, cũng như niềm vui “tưng bừng” trong “ngày hội” của dân Việt, như vừa được mô tả – dường như – có làm cho một số người cảm thấy bất an, hoặc không được hài lòng cho lắm. Tác phẩm Biển Và Chim Bói Cá (trong một buổi hội thảo, do công ty Nhã Nam tổ chức, vào ngày 20 tháng 3 năm 2009) đã được “bình” và “phê” như sau :

“… chi tiết rất quan trọng trong tiểu thuyết. Nhưng đưa quá nhiều chi tiết mà chưa được tổ chức một cách chặt chẽ như Bùi Ngọc Tấn, theo anh không hẳn đã là một thành công. Thanh Sơn cũng nhấn mạnh, sự ngồn ngộn của chi tiết khiến độc giả rất khó đọc, rất mệt để đọc đến những dòng cuối cùng.”

Có lẽ, người ta chỉ cảm thấy bớt mệt (và thở phào nhẹ nhõm) khi Hà Linh – người viết bài tường thuật thượng dẫn – cho biết thêm rằng “Biển và chim bói cá lấy bối cảnh thời bao cấp.” Thiệt là mừng hết lớn.

Đó là một thời đã qua rồi!

Lịch sử đã sang trang. Chuyện cầu cạnh, bon chen, cậy cục, vay mượn, chạy chọt cho có cơ hội được bước xuống tầu viễn dương – làm một chuyến viễn du, hay nói một cách lịch sự và lịch sử là Đông Du – đi đến những chân trời xa lạ (để mang về những cái chai và lon… rỗng) không còn phải là đặc quyền của riêng một giới người nào nữa.

Hai mươi năm sau, kể từ lúc “Đảng dũng cảm và quyết tâm đổi mới,” vào năm 2006, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng còn lớn tiếng hô hào “cả dân tộc hãy bước ra biển lớn.” Mệnh lệnh của ông đã khiến cho dư luận (hết sức) xôn xao và (vô cùng) phấn khích – trong một thời gian rất dài – qua diễn đàn Vươn Ra Biển Lớn, trên Tuổi Trẻ Online.

Nhiều năm sau nữa, sau khi thuyền (đã) ra cửa biển, cuộc sống – xem chừng – cũng không khác trước là bao. Hãy thử đọc một đoạn văn khác, của một ngòi viết khác, về sinh hoạt của một vùng đất khác – ở Việt Nam – bây giờ:

“Cả bản xôn xao khi thấy người lạ xuất hiện. Đám trẻ con hầu hết không quần áo, hoặc trên mình chỉ mang một trong hai thứ, mặt mày chúng trông bẩn thỉu, lem luốc và chi chít vết ruồi vàng bọ chó cắn.

“Tôi hỏi thăm đường đến nhà mấy giáo viên cắm bản, nhưng chẳng có ai biết nói tiếng Kinh cả. Nhìn về phía cuối bản, tôi bỗng thấy một lá cờ đỏ bay phấp phới, đoán rằng đấy chắc là khu vực lớp học, tôi lại nặng nề lê bước về phía đó. Mấy thầy cô giáo thấy tôi xuất hiện, họ không khỏi ngỡ ngàng. Với họ, sự xuất hiện của người Kinh ở bản biên giới này hình như hiếm lắm…

“Có lẽ cuộc sống người dân tộc La Hủ ở Pa Ủ cũng đơn giản như chính những ngôi nhà mái tranh vách phên của họ. Đơn giản đến lo ngại như những liếp phên cứ rung lên bần bật bởi gió rừng. Ở những túp lều bé nhỏ đến chật chội vì quá đông người đó, mỗi nơi lại có một câu chuyện về hoàn cảnh và những số phận con người. Cuộc sống của mỗi gia đình ngày hai bữa sáng, tối phải lót dạ một cách dè dặt với canh sắn, ngô đồ, còn măng và rau sắn thì dường như ngự trị bữa ăn…, để có một nồi cơm độn sắn cũng hết sức khó khăn! (“Thương Lắm Những Búp Non Ở Trên Cành”) Mạnh Hà, phóng viên TTXVN tại Lai Châu).

Thôi chết mẹ! Vậy là khi tầu hạ thủy – vì lu bu nhiều chuyện quá – Đảng và Nhà Nuớc đã quên (hú) những người dân ở miền sâu, miền xa, miền rừng núi rồi. Đúng không?

– Thưa không! Cả đống còn đang đứng (lóng ngóng) trên bờ, chớ đâu có riêng chi mấy đám dân bản địa.

Trong một cuộc chất vấn dành cho những đại biểu quốc hội, Bộ Trưởng Nông Nghiệp Cao Đức Phát cho biết ở thôn quê “vẫn còn hàng trăm nghìn đồng bào chỉ được ăn cơm khi ngày lễ, ngày tết, khi bị ốm!”

Như vậy là đám nông dân, ở miền xuôi, cũng bị bỏ lại luôn sao?

– Chắc vì họ đông quá nên mang theo (e) quá tải chăng?

– Thế còn đám công nhân?

Xin đọc qua đôi dòng tường thuật của ký giả Nguyễn Bay:

“Một ngọn đèn dầu, cái giỏ nhựa đựng đồ nghề đấm bóp, giác hơi, chiếu cói, gối hoa trải sẵn hoặc chỉ là một tấm áo mưa. Thợ giác hơi quanh KCN Tân Tạo đa số là nữ với các ‘chiếu’ trên vỉa hè, ven đường, thậm chí chỉ một mô đất giữa ruộng; hoạt động từ 18g30 đến 3-4 giờ sáng…

“Gần một năm nay, các ‘chiếu’ giác hơi ngày một dài thêm hàng cây số (đường đi Long An, An Sương). Lúp xúp trong bụi cây, bờ cỏ, chúng tôi nhận ra nhiều thợ vốn là công nhân… Những khi tan ca, họ lẫn vào dòng thợ ‘chào hàng’… Tiền công 10.000 – 15.000 đồng/lần, bằng nửa ngày công… làm thợ.”

Dẫy chiếu “ngày một dài thêm” vì vật giá mỗi lúc một tăng mà đồng lương thì không. Lương bổng công nhân Việt Nam không thể nâng cao hơn vì những người lãnh đạo ở xứ sở này đã lựa chọn một … quốc sách thấp – theo lời ông Hồ Xuân Lâm, trưởng phòng quản lý lao động các khu chế xuất – khu công nghiệp TP HCM:

“Chúng tôi đã có cuộc họp với Hiệp hội Doanh nghiệp Đài Loan và tư vấn cho họ hãy trả lương cao hơn để tránh đình công. Họ nói là rất muốn trả cao hơn nhưng không thể vì quy định lương của Chính phủ Việt Nam quá thấp, các đối tác nước ngoài dựa vào đó kềm giá đơn hàng nên có muốn cũng không thể tăng hơn được.”

Nói tóm lại – và vẫn nói theo kiểu miền Nam – là thuyền đã ra cửa biển … mình ên! Nhắc đến miền Nam, tôi lại chợt nhớ đến những chuyến tầu (bay) vội vã rời khỏi Sài Gòn – vào tháng Tư, bốn mươi năm trước – năm 1975. Trên một số những con tầu này chỉ có quí ông quí bà tai to mặt lớn (cùng với của cải, thân nhân và gia nhân của họ) mà thôi.

Bây giờ, sau khi bước ra biển lớn, kiểm điểm lại cũng chỉ thấy dưới thuyền không có ai khác – ngoài những kẻ cầm quyền, cùng với hành lý, thân nhân và gia nhân của họ. Thuyền đi càng xa, khoảng cách giàu nghèo (rõ ràng) càng rộng. Ông bạn Lê Diễn Đức gọi đó là sự đểu cáng thời vươn ra biển lớn.

Phải đốt cả dẫy Trường Sơn, phải hy sinh đến cái lai quần, và hàng chục triệu mạng người – thuộc mấy thế hệ kế tiếp nhau – chỉ để đổi lấy sự đểu cáng như thế thì (đ. mẹ) không chửi thề sao được chớ.

12/02/2010

15 BÌNH LUẬN

  1. Xuân muộn.
    *
    Tháng Tư nắng lóa Sài Gòn.
    Tiết Xuân nóng ấm vẫn còn quanh đây.
    Hôm qua uống tít mù say.
    Với vài người bạn từ ngày tắm mưa.
    Mấy mươi năm ấy đến giờ.
    Nổi buồn thất-trận, mất cờ chưa nguôi.
    Tay nâng mà dạ ngậm-ngùi.
    Sầu chìm chạm đáy, sụt-sùi trong ly.
    Đời ta còn lại những gì.
    Nhà tan, người chết cũng vì bại binh.
    Hởi ơi! Mãi mãi một mình.
    Lang-thang trong cõi phù-sinh mịt-mờ.
    Nép mình sau mấy câu thơ.
    Thấy đời lạt-lẻo, thờ-ơ mà buồn.
    Ngựa đời tung vó bon-bon.
    Hôm qua mất hút, chỉ còn hôm nay.
    Thời-gian chui lọt kẻ tay.
    Làm sao níu được tháng ngày đã xa.
    Phù-du một nắm tuổi già.
    Xa trời, gần đất cũng là tự-nhiên.
    Oằn vai một gánh ưu-phiền.
    Bao giờ thanh-thãn về miền hư-không.
    Thù xưa, hận củ nặng lòng.
    Càng say càng thấy mịt-mùng cô-đơn.
    Nghiêng ly giốc cạn nổi buồn.
    Cạn ly, buồn ấy vẩn còn y-nguyên.
    Tháng Tư nắng lóa Sài Gòn.
    Chia tay tạm biệt, liệu còn gặp nhau
    CPNvL
    ………………………………………………..

  2. Chim quốc-quốc.
    (Trường-khúc)
    Con chim quốc-quốc kêu buồn.
    Tháng Tư thất-thũ Sài Gòn bạn ơi !
    Miền Nam cay-đắng đỗi đời.
    Núi sông ảm-đạm, đất-trời buồn hiu.
    *
    Tháng Tư ấy biết bao đau-đớn.
    Rợ Ba Ðình chộn-rộn xuôi Nam.
    Xe tăng cuốn xích thét-gầm
    Pháo to, súng lớn ầm-ầm rung mây.
    Chiếc mủ cối chắc tay giương súng.
    Ðôi dép râu lúng-túng tìm đường.
    Thôn-quê cho đến phố-phường.
    Miền Nam mờ-mịt bốn phương khói thù.
    Lệnh di-tãn, quân-khu rút chạy.
    Bỏ cao-nguyên, bám lấy đường lui.
    Lính, dân ô-hợp một nùi.
    Ðưa lưng hứng đạn pháo vùi xuống khe.
    Ðường quốc-lộ người xe hỗn-độn.
    Tranh-lấn nhau tìm chốn dung-thân.
    Nơi đây vùng đất Tử-thần.
    Bình-yên phía trước tuy gần mà xa.
    Cuộc tháo-chạy thật là khũng-khiếp.
    Nổi kinh-hoàng nối tiếp thương-tâm.
    Hỡi-ơi ! Chiến-thuật sai-lầm.
    Ðẫy dân với lính xuống hầm tai-ương.
    Ngày Ba Mươi họ Dương quyết-định.
    Là tự mình đọc lệnh qui-hàng.
    Toàn quân buông súng dễ-dàng.
    Ô-hô! Cuộc chiến nhẹ-nhàng như không !
    Cũng có mấy trăm ông trung-liệt.
    Ghét sống hèn, lấy chết làm vinh.
    Nước-non trọn một chử tình.
    Vui lòng tự-sát, hồn linh hóa thần
    Thời-gian đầu người dân phấn-khỡi.
    Họp biểu-tình, hồ-hỡi hoan-hô.
    Ðãng ta cùng với xác Hồ.
    Ung-dung mơ-tưỡng cơ-đồ ngàn năm.
    Ban quân-quãn lăm-lăm tay súng.
    Mắt không rời quần-chúng nhân-dân.
    An-ninh nội-chính hung –thần.
    Thanh-niên cờ đỏ rần-rần dương oai.
    Lệnh của chúng không ai dám cưỡng.
    Nếu to gan nói bướng một lời.
    Nửa đêm chúng sẽ đến mời.
    Dẫn đi mất-tích, trọn đời mất-tăm.
    Việc đốt sách nước Nam chưa có.
    Nay rợ Hồ lại cố thi-hành.
    Lệnh cho thôn-xóm, thị-thành.
    Phải đem nộp: sách phát-hành phía Nam.
    Những quyển sách không làm nên lổi.
    Sao rợ Hồ buộc tội văn-chương.
    Ðem thiêu, đem đốt giửa đường.
    Than-ôi ! Nát bét luân-thường từ đây.
    Ðánh tư-sãn, một bầy kẻ cướp.
    Chúng nhân-danh xác ướp họ Hồ.
    Túi tham cùng máu côn-đồ.
    Lu-loa luận điệu mơ-hồ, lưu-manh.
    Kinh-tế-mới đẩy dân thành-phố.
    Lên núi rừng là chổ giam cầm.
    Trời chiều mưa ướt lâm-thâm.
    Cả nhà đói lạnh khó cầm lệ tuôn.
    Bom mìn củ còn vương khắp chốn.
    Lở chạm vào nguy-khốn như chơi.
    Miền Nam thấm-thía đỗi đời.
    Là dân thành-thị thành người thượng-du.
    Bệnh sốt rét cũng bu cũng bám.
    Quyết không buông cái đám sa-cơ.
    Nào ai học được chử ngờ.
    Miền Nam chơi một nước cờ buông tay.
    Tự-khoe mình là hay là giỏi.
    Rợ Ba Ðình inh-ỏi khua chiêng.
    Ðãng ta thống-nhất hai miền.
    Tư-do, hạnh-phúc có liền một khi.
    Hạnh-phúc ấy con Ky cũng sợ.
    Tự-do kia ở đợ còn hơn.
    Giặc Hồ thật khéo ba-lơn.
    Ò-e quảng-cáo tiếng đờn Liên Xô.
    Ngày lại ngày bo-bo, mỳ sợi.
    Nồi chuối kho ăn với củ mỳ.
    Thời-kỳ quá độ chi-chi.
    Mà sao nó khổ thế ni hở trời !
    Thời Cộng Hòa cơm sơi tràn họng.
    Cộng Sản vô cái bụng trống trơn.
    Thà đừng giãi-phóng thì hơn.
    Giãi chi để khổ, để hờn cho dân.
    Xóm Ba Ðình là quân mọi-rợ.
    Chúng giỡ trò cấm chợ, ngăn sông.
    Bao nhiêu công-sức nhà nông.
    Chúng gom vét sạch cúng ông Nga Tàu.
    Khắp Nam-bộ rầu-rầu ngọn cỏ.
    Kẻ bại-binh thiệt khổ vô cùng.
    Mồ cha cái lủ chúng ông.
    Tham-tàn, bạo-ngược, cuồng-ngông hại đời.
    Dân đói-khát kêu trời không thấu.
    Sức trói gà biết bấu vào đâu.
    Núi cao cùng với biển sâu.
    Không ghi chứa hết tội sâu bọ Hồ.
    Rợ ba Ðình đi Ngô về Hán.
    Giấm-giúi mưu buôn bán nước Nam.
    Ðồng, Phiêu, Lương, Mạnh một đàn.
    Tội-nhân thiên-cổ khỏi bàn làm chi.
    Ôi ! Vận-nước đến khi suy-bại.
    Lủ bí-thư tham, dại cầm quyền.
    Mong cho cái đảng mê tiền.
    Giắt nhau thẳng lối cửu-tuyền đi luôn.
    Khi lộ mặt con buôn dân-tộc.
    Ðảng rợ Hồ hằn-học ra tay.
    Bao nhiêu độc-ác phô-bày.
    Bao nhiêu bi-thảm đọa-đầy miền Nam.
    Người Nam-bộ quyết không cam-phận.
    Phải tìm đường đỗi vận làm người.
    Ðóng thuyền ghổ, vượt trùng khơi.
    Mặc con sóng dử, mặc trời bão giông.
    Tìm tự-do thì không sợ chết.
    Muốn làm người phải biết hy-sinh.
    Biển Ðông thần Chết núp rình.
    Lại thêm cướp biển mặc tình buông-lung.
    Vượt đại-dương trăm hung ngàn hiểm.
    Việc hải-hành kinh-nghiệm bằng không.
    Người-người cương-quyết một lòng.
    Xin giao trăm sự cho ông trời già.
    Cũng có người tai qua , nạn khỏi.
    Ðến Mả-lai hoặc tới In-đô.
    Có người số phận ô-hô !
    Tấm thân hoạn-nạn gởi vô miệng kình.
    Về số phận sỷ-quan, binh-lính.
    Chịu qui-hàng theo lệnh Dương Minh.
    Phải ra đăng-kí khai-trình.
    Ði tù cãi-tạo để thành công-dân.
    Hàng binh-sỷ trên răng dưới dép.
    Ngồi ba ngày lép-nhép là xong.
    Sỷ-quan công-trạng chất-chồng.
    Phãi đi ‘mút chỉ’ khó mong ngày về.
    Trong rừng rậm, sơn-khê heo-hút.
    Hoặc lũng-đèo Việt-bắc xa-xôi.
    Biết bao số phận ngậm-ngùi.
    Chết vì đói-lạnh, xác vùi đất nông.
    Bị trả-thù là không tránh khỏi.
    Bọn rợ Hồ rất giõi hành người.
    Ðọa-đầy tới chốn, đến nơi.
    Trong tù Việt Cộng phận người ra chi !
    Cứ trăm người thì “đi” bốn chục.
    Cãi-tạo là địa-ngục trần-gian.
    Sỷ-quan, công-chức trăm ngàn.
    Xương phơi trắng núi, máu tràn kín khe.
    Lòng độc-ác ghớm-ghê hơn rắn.
    Rợ Ba Ðình thật đáng a-tỳ.
    Thời-gian dù có qua đi.
    Những trang bi-thãm vẫn ghi đời-đời.
    Bọn rợ Hồ giỏi lời lừa phĩnh.
    Miệng bô-bô chuyên-chính vô-thần.
    Chúng đem bán nước, đợ dân.
    Dương-dương trơ-trẽn lạy quân Tàu-phù.
    Ăn cứt Tàu là ngu hơn lợn.
    Ấy thế mà hơn-hớn ngông-nghênh.
    Vẹm ơi ! Hảy tự xét mình.
    Cõng Tàu chống Mỷ đáng khinh bội phần.
    Ðừng cướp đất, đánh dân như thế.
    Hãy thôi trò cưỡng-chế du-côn.
    Ba Ðình đả thối tâm-hồn.
    Rợ Hồ lổ miệng, lổ trôn một bè.
    Thích dể-dàng làm dê làm chó.
    Muốn làm người thật khó lắm thay.
    Ba Ðình Hà Nội chúng bay.
    Ðền bù tội-lổi một ngày không xa.
    CPNvL

  3. Nhân ngày 30 tháng 4 sáp tói, anh Phét gủi các cụ NGỤY COCK TÀN DƯ môt câu chuyện anh Phét đặt tên cho nó là ĐỊA NGỤC PHIẾM ĐÀN để các cụ đọc chơi xem duói ÂM PHỦ bọn Diệm , Thiệu , Minh cải nhau về ngày 30 tháng 4

    Bắt đầu:
    NGO DINH DIỆM: Ê Thiệu và Minh bự, 2 thằng bây biết hôm ni là ngày 30 thang 4 khong vậy

    NGUYEN VAN THIỆU: biêt chứ Diệm, hôm nay là ngày miền NAM tan rả vì tên HO CHI MINH đai gian đai ác, vì hắn mà Miên Nam chúng ta biên mất khỏi thế giới.

    DUƠNG VAN MINH: Ê Thiệu, mi có cần phãi cay cú vơí những lời lẻ trịch thượng du côn, mất dậy như thế hay không? Mạc dù tao đây không thích HO CHI MINH nhưng tao vần nể phục HO CHI MINH về tài chinh trị và viễn kiến, nhìn xa trông rộng. HO CHI MINH từng làm bồi bếp, làm culi, làm bất cứ nghề gì để kiếm sống để muu cầu chuyện lớn và thưc sự HO CHI MINH đả làm chuyện lớn đó là làm cho PHÁP MẼO,ANH,ĐÚC,NHẬT đieu đứng và buộc phải thay đỗi chinh sách đói vói Đong Nam Á.

    NGO ĐINH DIỆM: Hôm ni đúng lá ngảy miền Nam hoàn toàn bị giai phòng và nuớc VIET NAM đang hân hoan kỷ niệm ngày thong nhất dat nuóc và HO CHI MINH còn đuọc nguoi dân VN tuởng tơí hang năm, trong khi bọn mình 3 thằng củng là TON TON của miền nam mà có ai nhớ tơí chi mô, thiêt là buồn đó tuị bây.

    NGUYEN VAN THIÊỤ: Ê Minh bự, mi chính là tên ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản cho nên mi bênh vực HO CHI MINH. Tau còn lạ chi mi nửa.

    DƯƠNG VAN MINH: Tau ăn cơm PHÁP, rối tới ăn cơm MẼO. Mi quên béng hết rồi hả THIỆU? Quốc Gia làm chi có cơm cho tau ăn. Có phải không nào? Pháp nuôi tụi mình, rối tới khi PHÁP bi. Viet Minh bạt tai văng khỏi VIET NAM thì thằng Mỹ nhảy vào và máy vơi tao và cà DIỆM nửa đều ăn com MẼO nuôi cho tới khi MẼO phóc chạy thì Quoc Gia củng tự động biến mất khỏi địa cầu chứ cơm quốc gia bao giờ. Caí gọi là QUÔC GIA làm chi có cơm nuôi bọn mình. Noi cho đúng đi THIỆU.

    NGO ĐINH DIỆM: Ê Minh bự, dù chi thì mi củng làm TON TON cho Mỹ cai trị miền nam dù chì chưa tới 3 ngày, nhưng mi củng không nên nói quá thẳng thắn như rưá, nhục chết, bọn Viet Công chúng nó nghe đuơc thí xấu hổ lắm Minh ơi.

    DƯONG VAN MINH: Diệm ơi, mi nói chi mà ngu ngơ thế. Ngươi VNCH chúng ta cứ luôn woánh giá VIET CỘNG thấp (underestimation) cho nên chúng ta luôn luôn thua là thế. VIET CỘNG chúng nó thừa hiểu bọn mình lá TAY SAI . Khi dân Viet Nam theo Viet Minh đúng lên chống PHÁP thì bọn mịnh theo PHÁP chông lại Viet Minh. Sau khi Viet Minh bợp tai PHÁP văng khỏi Đông Dương thì Mẽo nhãy vào và dân VIET NAM theo Viet Cộng tiep tục đánh Mỹ thì bọn mình lại bám váy thằng Mẽo chống lại VIET CÔNG. Đó lả mốt bằng chứng lịch sử rổi Diêm ơi bao che thế nào nổi nửa, giấy làm sao gói đuợc lửa, vải thưa làm sao che đuợc mắt thánh. khi mà PHÁP cùng như MỶ đều đả là nạn nhân vưà là nhân chứng của THỰC DÂN và ĐE QUỐC.

    NGUYEN VAN THIỆU: Ê Minh bự, mi nói rằng bọn mính ăn cơm Mỹ cơm PHÁP, tao tạm thời chấp nhận là đúng đi. Rưá thì tau củng có thể bào là bọn VIET CONG ăn cơm TÀU cơm NGA hỉ? Bọn chúng đánh nhau suốt, không có TÀU NGA thì chúng nó húp chào ruà chứ làm đêch chi đuợc.

    DUƠNG VAN MINH: Ê Thiệu, mi nói điều này đúng nhưng chi đúng co mốt nửa. Vì răng tao chì nói đúng có một nửa. Chúng ta và bọn Viet Cộng có vai diềm giống nhau và khác nhau nè Thiệu, đề anh mày phân tích cho nghe nè THIÊỤ
    a/Điểm giống nhau đó là Viet Cộng và Chúng TA đều không chế ra đuợc viên đạn nào cà. Hai phiá đều nhận sự giup đỡ từ các nước lớn. TA nhân sư giup đờ từ Mỷ PHÁP và các nước chư hầu như ĐAI HAN, AUSTRALIA, NEWZEALAND, THAI LAN, PHILLIPINE v.v). Viet Công nhân sự trơ giúp từ NGA, TÀU, vá các nước XHCN)

    b/Điểm khác nhau đó là bên cạnh nhận sư giup đở từ MỸ, chúng ta giao trọn quyền cho Mỷ quyêt định trong cuộc chiến. Mỹ phác thảo chiến lược vế ấp chiên lược, gom dân, tach dân ra khỏi VC nằm vùng. Vế chiến thuật thì tại chiến trừong Mỹ phác thào ra chiên thuật TÌm và Diệt của thằng Đai Tướng WESTMORLAND. Mỷ quyêt định đánh ờ đâu, đánh khi nào, đánh lớn đánh nhỏ chúng ta đều răm rắp vâng lòi. Chúng ta không biết gì hết. Chúng ta chì lá thừa hành mẹnh lệnh tứ MỸ. Túm lại chúng ta PHÓ CẢ LINH HỘN và XÁC cho MỸ.

    Trong khi bọn Viet Công khác chúng ta là chúng nhận giúp đở từ NGA TÀU nhưng chúng nó vẩn duy trí đuơc tính độc lập trong quyêt sách. Viet Cộng chúng nó quyết đính đánh ờ đâu và đánh làm sao và đánh khi nào. Nga và TÀu không xen vào quyét định chiến lược chiến thuật của chúng. Viet Công chúng nó biết đánh Mỹ làm sao cho hiệu quã, trong khi thằng MỸ chẵng hiễu tí gì về đ1ât nước VN lại dành trọn quyền Chống Cộng. Mi có thấy sự NGU DỐT của thằng MỸ trong chien tranh không Thiệu, Diêm?

    NGO DINH DIỆm: Ồ té ra 2 thằng bây sau khi vâng lời thằng Mỹ mần thịt 2 anh em tau thì 2 thằng bây ngoan ngoãn vâng lời thằng MỸ từ đâu chí cuối hà THIỆU và thằng Minh bự? Hèn chi này giờ tau nghe 2 thắng bây nói về thằng ĐAI TƯƠNG WESTMORLAND với chiên dịch SEARCH and DESTROY (tìm va diet).

    Té ra là sau khi mần thit anh em tau xong thì 2 thằng bây giao phó Miên Nam cho Mỷ cai trị, dẩn dắt, và cuồi củng là thăng MỸ giao Miên Nam cho Viet Cộng. Rưa’ thì 2 thằng bây đóng tuồng chi trong suốt 12 năm sau khi bắn tau hà Minh bự, THIỆU?

    NGUYEN VAN THIỆU: ê Diệm, ăn nói giử mồm nghen mày. Thằng Mỷ đổ tiền của vào MIEN NAM không nhửng sau khi mi chết mà truớc đó chính thằng MỶ tuồn vào cho mi (DIỆM) 2 tĩ dollars từ năm 1955-1960 phải không Diệm. Mi dùng tiền đó để củng cố mien nam mà nhửng đưá không biết thì cứ cho rằng mi tài gioi siêu phàm còn tao đây tao biết tỏng tòng tong Diêm ơi.

    Chính thằng DEAN RUSK bô trưỡng ngoai giao nói với tau và tài liệu NGŨ GiAC ĐÀI (Pentagon Papers) củng đả ghi lại và tung ra taì liệu đó nghen DIỆM.

    Như tau đả nói ở trên, sau khi mần thịt 2 anh em mi xong rồi thì thằng MỸ tác oai tác quái chẳng coi ai ra chi. Diệm , mi chết rồi thì 23 ngày sau thằng KENNEDEY củng bị bắn chết, sau đó thì thằng LYNDON JOHN SON (LBJ) lên thay thế và hắn mang quân ào ạt vào Miên Nam mot cách ngang nhiên như chồ không người. Khăp mien nam nơi nào củng có lính Mỹ từ Quãng Tri. Gio Linh, Ai Tử cho tơi’ Phú Bài ĐA Nẵng Chu Lai Binh Đinh tơi’ LONG KHÁNH BIÊN HOA tơi SAI GON xuống CÂN THƠ AN GIANG LỤC TỈNH đi đâu củng cò căn cứ lính MỸ.

    Mi biết không Diệm, lính Mỹ tơi đâu thì CHI EM TA (Đỉ ĐIẾM) tới đó. Tao bi quy trach nhiệm là RƯỚC TRAI QUỐC TẾ vào Miên Nam cho chi em ta kinh doanh bằng VỐN TỰ CÓ hay VỐN TRỞI CHO đó Diệm. Bởi thế sau khi bọn CSVN chiêm đươc Miên Nam chúng phải đưa hơn 200,000 CHỊ EM TA vào các trường phục hồi nhân phẩm. Bọn VC chưỉ tao như tắt bếp.

    Ngo ĐINH DIỆM:”Thiệt rứa hả THẸO(THIÊU), rưa thì MẺO đua lính vào bao nhiêu đứa?

    NGUYEN VAN THẸO:”Với tỗng cộng TRAI QUOC TẾ mà tao ruớc vào Miên Nam con số lên tói gần 3 triệu lượt đưá, chúng nó luân phiên (Rotation). Và như mốt kết quã là sau khi VC chiếm mien nam thí đà có tới trên dưới 100,000 đưá con tạp chủng mà tau không thể nào chôi cải được(CON LAI MỸ, CON LAI ÚC , CON LAI ĐẠI HÀN, CON LAI THAI LAN, v v).

    Chúng nó đổ tiền của nhân lực vật lực vào và chúng quyết định hết mọi thứ. Lính chúng ta chi đi theo làm tà lọt cho chúng nó. Cho nên chúng nó khinh ra mặt. Chúng nó còn bào lính chúng ta hèn nhát, cho nên bọn Viet Công nắm bắt đuơc điêu này và tỏ ra khinh bĩ gọi chúng ta lả NGỤY TAY SAI hay là NGUY SAI GON.

    Mà ừ nhỉ, không tay sai thế nào khi mà mọi lệnh lạc đều đuoc dich sang tiếng Viet và chúng ta chì có thi hành. Cho tới khi thằng NIXON lên ngôi ton ton thì lảo ta nghỉ tới việc để cho ngươi Viet wính vơi’ ngươi Viet hay nói mot ccách van hoa là VIETNAMIZATION Viet Nam hoá Chien Tranh.

    Lúc đó chính thức quân đôi ta mới winh trực tiếp voí ViET CONG và chì trong 2 năm từ năm 1973 -1975 thì chúng ta wính không lại và phóc chạy.

    Tom lại như thằng Minh bự nói ơ trên. Chúng ta phó cà LINH HỐN VA XÁC trong tay ngươi Mỹ. Làm bạn vơí Mỹ là thê đó Diệm.

    NGO DINH DIỆM: Ê Thiệu, rưá thì tứ năm 1973 -1975 sau khi thăng NIXON bắt mi ký vào hiêp định PARIS ngày 27 thang 1 năm 1973, tình hình đạn dươc thiếu nghiem trọng cho nên ta thua hay tại lính chúng ta hèn , kể tau nghe xem Thiệu.

    NGUYEN VAN THIỆU: Như tao nói đó Diệm. Sau khi chưong trinh VietNam hoá Chien Tranh đuơc hinh thành và tiep sau đó Hiep Dinh Paris đuơc ky kết thì thằng Mỷ rút khoi Viet Nam. Thực tế thí còn khoảng 6500 thắng CIA nằm lai tai kháp mien nam. Sau khi rút thí thằng NIXON có tiep tục viên trợ them sung đạn, máy bay nhưng ít hơn trước. Lính chúng ta phải đưong đâu trực tiếp voi’ Viet Công , không còn cành đi hành quân có Mỹ kèm như truớc, không có B52 thả bom yêm trợ như truớc và thế là quânn ta thiếu tự tin hon bao gi2ơ hết.

    NGO DINH DIỆM: Thế thì tau nghe nói rằng lính chúng ta chẳng đáNh đâm chi, toàn quăng sung chạy hà THIỆU.

    DUƠNG VAN MINH: Đê tau kề cho mi nghe né DIỆM: chuyẹn lính chúng ta chạy làng là có thiệt, đâu có oan ức chi. Sau trận Phuớc Long, thằng THIỆU tuyen bố để tang cho Phươc Long ngày 11 thang 1 năm 1975, tứ ngày đó lính chúng ta toàn là bỏ chạy. Mi biết không Diệm, hang tram ngàn lính thuộc Quan Đoán ÌI chạy hoảng loạn sau khi Ban Me Thuột thất thủ. Thằng Thiêu thay đổi lệnh lac xoành xoặch khiền chăng đưa nào hiểu dưa nào.

    Cuộc rut lui tai con đuờng 7B là một chiến lược NGU SI của thằng Thiệu khiền hang tram ngàn lình tan rả tai quân khu 2. Không tin mi cứ tìm thằng PHÚ (ho lao) với thăng LÝ hỏi thì biết.

    Lính tráng có đánh đâm mẹ gi đâu mà HẾT ĐẠN với CÒN ĐẠN. May bay A37 và F5 thì bon VC chiêm đuơc và dung nó để thã bomb Tai SAN BAY TAN SON NHẤT ngày 28 thang 4 năm 1975. Tri giá số đạn duơc , vủ khi mà bọn Viet Cong chiếm dươc trị giá tổng cộng là 5 tỉ dollar thời đó. Đó là chiến luơc cuã thăng THIÊU khi hắn làm Tong thong là thế đó DIÊM.

    Tóm laị lính chúng ta chì có đánh đuơc một trận tai XUAN LỘC trong vòng 2 tuần cuoi cuoc chiên đó thôi, ngoài ra toàn là quăng sung liệng đạn chạy trôi chết thôi Diệm. Mày không tin hỏi thằng THIÊU đi xem tao noi sai ơ điễm nào.

    NGO ĐINH DIỆM: Thì ra là rưá. Thằng Thiệu mà hèn đến thế sao trời ơi. Đi giết tau thì hắn mang nguyen cả sư đoàn 5 trong khi găp VC thi lính hắn chạy thục mạng lả rang?

    NGUYEN VAN THIỆU: Ê Minh bự. Nêu là tao thì mày có kế hoặch gi hay sao lúc đó mày không góp ý?

    DUONG VAN MINH: hahahha Thiệu, mày có bao giờ biết nghe ai đâu. Chung quanh mày toàn là một lũ tưóng salon, tướng an chơi, tướng hôi lộ, tướng ăn cắp, tương buon thuốc phiện như thàng ĐANG VAN QUANG, thăng NGUYEN VAN TOÀN, thằng NGUYEN KHAC BINH, thằng HOANG ĐƯC NHẢ toàn là tay chân cũa mày, ai dám xía vào đuơc. Bọn VC lúc đó nó ngồi cuời khinh mày về tài điều binh khiễn tướng tại VÙNG 1 và Vùng 2 đó Thiệu.

    NGUYEN VAN THIỆU:Đề tao quay lại với thằng Minh bự vài điều. Bọn VC nó cươi khinh bĩ chúng ta là NGỤY SAI GON là tay sai này nọ thế thì bọn nó củng chắng tot lành chi Minh bự. Chính thằng LE DUẪN nó reu rao là”TA ĐÁNH lá đánh cho TAÙ cho NGA”. Mi thấy có nhục không Minh bư mà mi còn bênh vực bọn VIET CỘNG.

    DƯƠNG VAN MINH: Ê Thiệu, mày làm tong thông mà nghe câu nói của thằng LE DUãN noí rưá mà củng tin là thiêt thì hèn chi mi thua là phài rồi. TAO thí hiều cau noi đó mot cách chiên lươc hơn. Để tau phân tích cau nói của thằng LE DUAN “Ta Đánh Lá Đanh cho NGA cho TAU” né THIỆU.

    Suốt nhừng năm sau nưà thập niên 60, đúng hơn la vao năm 1969 NGA vá TÀU đà giao chiến voi nhau dọc theo biên giới, căng thẳng gia tăng trong cuối thập niên 1960 dọc theo biên giới dài 4.380 km nơi 658.000 binh sĩ Xô Viết đối đầu 814.000 lính quân Trung Quốc. Vào ngày 2 tháng 3 năm 1969 một đơn vị biên phòng Xô Viết đã bị lính Trung Quốc phục kích. Quân Xô Viết bị tổn thương 59 chết và 94 bị thương. Sau đó họ trả đũa bằng cách pháo kích vào các nơi tập trung quân Trung Quốc tại Mãn Châu và tấn công đảo Damansky/Trân Bảo vào ngày 15/3/1969 bằng vũ khí bí mật T-62 tank. Lực lượng Xô Viết tuyên bố rằng Trung Quốc thiệt mất 800 người trong khi Xô Viết chỉ có 60 chết hoặc bị thương. Trung Quốc tuyên bố chỉ mất vài mạng người, ít hơn nhiều so với thiệt hại của Liên Xô. Đụng độ giữa hai bên tiếp diễn qua mùa xuân và mùa hè năm đó.

    Nhận thấy sự RẠN NỨT giửa 2 đàn anh CS, Lê Duẫn thây sự bất lợi cho Viet Nam khi đang mong đợi nhận sự giup đở từ 2 phiá để tiep tục sư nghiêp gìai phóng Miên Nam, Lê Duẫn ra sức đóng vai trò hàn gắn giữa 2 nước CS đàn anh và do đó LE DUẪN không đứng nghiêng về phiá nào và luon luon tỏ rỏ lập trường đoàn kết trong những nước CS. Tai Viet Nam LE DUẪN thưà biết đầy dẩy tình báo cuả cả LIEN SÔ và TRUNG QUỔC đang theo dỏi sát sao thài độ của VIET NAM xem Viet Nam ngà theo hướng nào để bào cáo về MATXOCƠCA và BAC KINH, cho nên đề dung hoà và duy tri tình trung lập, LE DUẢN phat biểu câu nói “TA ĐANH’ LA DÁNH CHO NGA VA TAU” trong cuộc hop đảng bộ vưà để hoá giải nghi ngờ vưà đuợc long của cà 2 tên CS to đầu đang đóng vai tró quyết đình cho việc toàn thắng GIAI PHONG MIÊN NAM. Và thoạt nhiên mot thoi gian sau thì VIET NAM vẩn tiếp tục nhận đuơc sư. giúp đơ từ 2 phiá hơn truớc đó và LIEN SÔ tiep tục viên trơ cho CSVN tơi ngày chiếm đuơc Mien Nam, cho nên khi tau nghe mi (THIỆU) trích câu nói cua thằng LE DUAN cho đó là bằng chứng làm TAY SAI cuã CSVN thì tau thấy mày thiêt là ……………trinh độ thấp đó THIỆU.

    Mi thây đó THIỆU, Nếu đánh cho NGA cho TÀU thì tai sao bay giò là nước CÔNG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM chứ không lá LIEN bANG SO VIET hoạc CONG HOA NHAN DAN TRUNG HOA. Thấy chưa hiểu chưa Thiệu. Bọn CSVN chúng nò khôn ngoan kheó léo và cực kỳ có tâm lý nhạy bén trong đối ngoaị hơn mi gấp tram lân đó Thiệu.

    NGO ĐINH DIÊM: Ê Minh bư: TAU nghe noi rằng vào nhưng giò cuối cùng ngày 30 tháng 4 bọn đai sứ PHÁP yeu câu mi để cho PHÁP noi chuyên vơí TÀU đề ngăn chận Viet Cong vào SAI GON hà Minh bư, kể tau nghe coi?

    DUONG VAN MINH: Đúng thế DIỆM, Ngày 29 thang 4 thằng đai sứ Merilion (PHÁP) bào tao là để cho ngưoi PHÁP nhảy vào VIET NAM bằng cách PHAP sẻ noi chuyên trực tiếp voi TàU và PHÁP sẻ đề nghị TÀu áp lực Viet Công dừng tiến công vao SAI GON vì ai củng thưa biết rằng TÀU không bao giò, không bao giờ muốn cho VIET CỘNG thống nhất 2 miền nam bắc, do đó PHAP đề nghị tau như vậy nhưng cuoi cùng tao phài noi thẳng là” Đới Tôi đà làm TAY SAI cho PHÁP, và TAY SAI cho Mỹ, bay giờ tôi không thê nào tiep tục sang làm TAY SAI cho TÀU”. Khi nghe xong cau đó tên đai sứ PHÁP Merilion xấu hổ chuốn đi một nước.

    Còn phiá Cộng Sàn thì đơi nào mà họ chấp thuận lởi đề nghị trẻ con đó trong khi họ đả hoàn toàn bao vây SAI GON. Bọn TÀU rất cay cú về điều này vì cho rằng CSVN phớt lờ tất cà nhửng dự tính của TẢU. Bời vi thế sau này mới có chuyện TÀU wính CSVN năm 1979 củng là mộr trong những nguyen nhân này

    NGO DINH DIỆM: Rưá thì mi lên làm TON TON để mần chi Minh bự. Mi lên ton ton chỉ để đầu hang Viet Cộng thôi sao?

    NGUYEN VAN THIỆU: đúng thế, thằng Minh bự lên làm ton ton chi để dâng Mien Nam cho bọn CỘNG SAN. Lich sừ sè nguyen rũa mi nghen Minh bự.

    DUƠNG VAN MINH: Ê Diệm và THIỆU; Nếu mà noí bị lich sữ nguyền rũa thì chính 2 thằng bây mời là tội NGÀN NĂM THIEN CỔ. 2 thằng bây toa rập với Mỹ nhằm chia cắt Viet Nam lâu dài. Ê Diệm có phải chính mi đả từng tuyen bố môt câu sặc muì TAY SAI “Biên giới nước MỸ trải dài tận Vĩ TUYẾN 17”, câu nói đó có xứng với tôi đồ muon đời thien cồ hay không Diệm?

    Còn thằng THIỆU ranh con kia. Mi ôm chân thắng Mỹ ròng rả 10 năm. Mi tham quyền cố vị bằng mưu ma chước quỹ để ngồi ghế TON TON TAY SAI cho tơi giờ phút cuối. Giở phút mà bất cứ ai lên thay củng sể hành động như tau thôi. MI (Thiệu) tứ chúc vào ngày 21 thang 4, cái ngày mà mi thấy cái Miên Nam chi còn thoi thóp tính bằng ngày. Caí ngày mà thằng LE MINH ĐÃO vọt chạy sau khi tuyen bố “VIET CONG muốn chiếm Xuan Lọc phai bước qua xác chết cũa hắn”. Cái ngày mà cà một quân đội hơn 1 triêu lính tuột áo quần lính tai cac gốc phồ khăp các tinh thành mien nam, cái ngày mà hơn 160 tướng tà đả cao bay xa chạy thì cái ngày đó , TAO chính TAO , Dưong Van Minh đứng mủi chịu sào, chịu tiếng mang lời, đứng ra đảm nhiệm vai trò lich sử là CHÂM DÚT CHIEN TRANH, CHÂM DUT ĐỔ MÁU mốt cách ngu xuẫn, CHÂM DỨT TÀN PHÁ môt cách không cần thiết, thế thí giửa TAO và 2 thằng bây , NGO ĐINH DIÊM và NGUYEN VAN THIỆU ai mang tội NGAN NAM THIÊN CỔ với lich sử.

    DIÊM VƯƠNG: Thôi Thôi Thôi, trong 3 thằng bây thằng nào củng là TAY SAI NGOAI BANG, chì khác nhau ờ mức độ. Toán là cá mè một lưá bên tám lạng bên già nửa cân. Chi có thằng MINH bự là có quyêt định sang suốt đó là TUYEN BỐ ĐÂU HÀNG VÔ DIÊU KIỆN để châm dút chiên tranh, cham dút tàn phá, châm dưt đổ máu mot cách vo nghiả. Vi lẻ đó, tao thay mặt cho uy quyền của DIÊM VƯONG :

    1/ Ta cho phép thằng MINH bự sẻ trơ vở ê trần gian sau khi hoàn thành 1 triệu năm đền tội vì đà toa rập giết thăng DIÊM mà khong qua xet xữ.

    2/Ta ra lệnh cho TRƯỠNG NGỤC lôi 2 thằng NGO ĐINH DIỆM và NGUYEN VAN THIỆU tống xuống tầng thứ 18 địa ngục để đền tội PHÃN DÂN HẠI NƯỚC, TAY SAI NGOAI BANG,DIÊU ĐỨNG DÂN TÌNH.

    Haỷ mau cút xéo khuất mắt ta.

    • Phét ơi, đảng csvn của mày chỉ là bọn cướp nhà cướp đất.
      Hãy xem đây: 30/4/2015 nhắc nhở cho người dân miền Bắc nhớ rằng: để có được như ngày nay, hơn 2.500.000 bộ đội đã hy sinh trong chiến tranh 1954-1975, hơn 300.000 bộ đội vẫn còn mất tích, cả nước có hơn 137.000 Bà mẹ VN anh hùng. Hiện có hơn 4000 nghĩa trang liệt sĩ trên khắp 63 tỉnh thành, là nơi an nghỉ của các bộ đội đã hy sinh trong chiến tranh VN, có hơn 780.000 thương binh, và hiện vẫn còn 9 triệu người có công cách mạng (đang được lãnh tiền phụ cấp 1 triệu mỗi tháng) chiếm 10% dân số cả nước … (Theo Bộ LĐ và TBXH, Mặt Trận Tổ Quốc)

  4. Sài Gòn bô-lê-rô.
    *
    Sài Gòn nổi nhớ không nguôi
    Niềm đau gói kín của người li-hương.
    Biển Đông, lặng-lẽ lên đường.
    Lynh-hồn phố-xá vấn-vương con tàu.
    Mai này trôi giạt về đâu.
    Nhấp-nhô con sóng bạc đầu trùng-dương.
    Mai này mây gió viển-phương.
    Ngậm-ngùi vĩnh-biệt quê-hương Sài Gòn.
    Phố xưa còn đọng trong hồn.
    Đường xưa in mãi vết mòn trong tim.
    Ngàn trùng tăm cá, bóng chim.
    Rừng xa, chim Việt vẫn tìm cành Nam.
    Quê người vạn dặm xa-xăm.
    Sài Gòn chốn củ vẫn nằm trong tim.
    Ngày xưa dù đã đắm chìm
    Nhưng, tôi người lính Việt Nam Cộng Hòa
    Vẫn còn ấp-ũ câu ca
    Vẫn còn thương nhớ ngôi nhà quận Tư
    Sáu năm binh nghiệp có dư
    Bỗng dưng mất hết, một giờ trắng tay
    Hòa-bình trăm đắng, ngàn cay
    Bốn mươi năm ấy đến nay vẫn buồn
    Quê hương chớp bể, mưa nguồn
    Ngàn năm vọng mãi tiếng hờn miền Nam.
    CPNvL

  5. Săp tói thi lại thêm một cái tháng 4 nửa lại về. Thé là thâm thoát đả 47 cái tháng 4 tù ngày mà Nguy cong đuôi phóc chạy.

    47 năm , gần 1/2 thê kỷ thé mà NGUY COCK TÀN DƯ cứ loay hoay đòi LẬT CỘNG BẰNG MỒM khi mà quỹ thời gian của các cụ NGUY COCK TAN DƯ xem ra ngày càng cạn kiệt. Viet Cộng chúng anh thì cứ ngày càng phính ra. Bu MẼO xem không còn cách nào hơn là quay lại…………bưng bô cho VIET CONG chúng anh vì ngoài VIET CONG chúng anh ra thì đám NGUY TAN DƯ kể như là đả đi vào sọt rác của lich sử, chăng mong gì bọn này . Chao ôi vất đổi sao dời.

    Thoi thì đây là năm thứ 47 , anh Phét mòi các cụ NGUY COCK đọc lại máy vần thơ…….con cóc nhưng chứa đầy ắp sư kiên lich sữ.

    Thấm thoát thế đả 47 năm
    Lưu vong xứ lạ kiếp ăn mày
    Cứ tưởng đâu rằng chỉ vài năm
    Ngụy về đánh cộng láy lai quyền

    Nào ngờ không dể như nói phét
    Xưa kia súng đận cao ngút trời
    Nào MẼO nào ÚC nào Thai Lan
    Nào Newzeland vói Đại Hàn

    Sáu nuóc huà theo đàn anh MẼO
    Phụ lực chung súc trừ Viet Cộng
    Cậy mình súng đạn nhất hành tinh
    Tác oai tac quái Ngụy kênh đời

    Xe Tank Đai bác vói Tàu bò
    Hạm đội số 7 Mẽo giúp sức
    Bao vây Viet Cộng quyét không nhường
    Trên troì day dạc vói chim sắt
    Nào B52 vói bom chùm

    Nào A37 vói F5
    Nguyen từ bom hơi đuọc tính vào
    Phen này NGỤY tưởng cá hóa rồng
    Có đàn anh MẼO, NGỤY huyen hoang
    Tiền của đô la, cứ an xài

    Tivi tủ lạnh, MẼO tuá vào
    Các sét A kAI, nhạc xập xình
    Thiên đuờng là đây hỏi anh em
    An choi trác táng NGỤY quên đời

    Tù Thiẹu cho tới tên lính quèn
    Vợ 1, vợ 2 rồi vợ 3
    Ngụy cứ an chơi như bao giò
    An choi chua thoả, Ngụy ăn cắp

    Tham ô tham nhũng mọi giai tầng
    Lính ma lính kiễng Ngụy ăn chia
    Thế roì việc gì tới phải tới
    Mệt mỏi cau mày MẼO đăm chiêu

    TA đánh Viet Cộng , đánh cho ai
    Tiền của dân ta, ai đang xài
    Của cải dân ta, ai đang hưởng
    Để nuoi cái đám NGỤY bất tài

    Ăn tham ,ăn cắp như thảo khấu
    Nghỉ rồi mọi việc đua ra bàn
    Quyet đinh PARIS tại tọa đàm
    21 tháng Giêng năm 73

    NIXON quyet định căt cổ THIỆU
    Néu cư’ lỳ lợm làm KÝ SINH
    Ông sè căt cổ néu Mày(THIÊU)lỳ
    Haĩ quá Thiệu vội vàng răm rắp

    Nghe theo quyet đinh của quan thày
    Ký xong Thiệu biet rỏ mình khờ
    Ma Mãnh troì oi, chính NIXON
    Con Cáo ẩn mình giò ló mặt

    Thư từ trao THIỆU , Nixon hứa
    Viet Cộng duong oai, tao trả thù
    Tai nghe ù ù, Thiệu vẩn tin
    Rồi lúc cái gì đến phaỉ đến

    Phuoc Long Song Bé, rợp cờ hồng
    Mồng 10 tháng 1 năm 75
    Viet Cộng tién về làm lịch sữ
    Ngụy Chạy từ đó , chạy loanh quanh

    Phuoc Long that thủ ngay sau đó
    quăng súng liệng đạn, Ngụy te cò
    Về SAI GON, Ngụy xum xoe họp báo
    Phuoc long Song Bé kể như tàn

    Viet Cong không dừng tai điểm đó
    Vùng 2 Chien thuật, trong tầm ngắm
    MÔng 10 tháng 3 trong năm đó
    Ban Me Thuọt ầm ầm đại pháo

    Vủ bão xe Tank, Viet Cong vào
    Ngụy lần nửa , co giò chạy tiép
    BAN ME THUỌT vê tay Viet Cong
    Pham van Phú, ngu si quyet đinh

    Đuòng 7B , một chién thuật ngu đần
    Dai ngoàn nguèo cả hàng chục cây số
    Làm mồi ngon cho Viet Cong bắn vào
    Thé là tan tác mot vùng ÌI

    Ngo quang Trưỡng tên tuóng măt luỏi cầy
    nám trong tay 6 sư đoàn thiện chiến
    KHong dám woanh’ cho dù chỉ mot trận
    Toàn chạy làng, chạy làng và chỉ chạy

    Từ Ái Tử Quảng Tri rồi Mỹ Chánh
    Huế, Thuận An, Ngụy bèn tìm ra biển
    Vào Đà Năng và cuoi cùng rã đám
    NGO QUANG TRUÓNG chuồn lên HQ5

    Thé là xong NGỤY TAN TÀNH VÙNG I
    Thiệu hoảng vía lệnh cho NGUYEN VAN TOÀN
    Phan Rang vành đai, Toàn chỉ huy
    Nguyen Vỉnh Nghi lo củng cố tàn quân

    Cùng tuóng KHôNG QUẦN PHẠM Ngoc Sang
    Cá hóa rồng Thiệu sẻ tưởng thưởng
    Khong giừ đuoc Phan Rang , Toàn vọt chạy
    Viet Cộng vào tòm cổ NGHI và SANG
    Đang lổm ngổm bò truờn duói ống cống

    Thé là xong Bộ Chi Huy Tiền Phương
    Thiêu hoảng hốt dốc tàn lực vùng ÌÌI
    Sư 18 mong đuọc cá hóa rồng
    LE MINH ĐẢO bụp xoè vói báo chí

    “Tao Se đánh cho VC biét muì ”
    12 ngày sau LE MINH ĐẢO chuồn
    Ngãi Giao, Bình Giả Đảo trốn chui
    Bà Riạ Vung TÀU ĐÃO sa cơ

    Thu góp tàn quân về Xa Lộ
    MINH ĐẢO thất thần mặt láo liên
    Xong đơì VUNG ÌÌI, THIỆU khóc lóc
    Diển văn daì thòng THIỆU từ chức

    Huơng già lên thay rồi tói MINH
    Thay qua đổi lại NGỤY làm hài
    30 tháng 4 trưa ngày đó
    Xe TaNK Giaỉ Phóng cờ rợp bóng

    Vế SAI GON , bộ đôi của con dân
    Oai phong lẩm liệt như thánh GIÓNG
    Canh cỗng quyền lục NGỤY SAI GON
    Sập đổ lăn cù, đống săt vụn

    Cờ đỏ rọp troì, tiếng loa vang
    Ngụy chạy tan tác, coì áo quần
    Cỏi luon giày vớ, quẳng ba lô
    Ket thúc mot đòi quân hại nuớc

    Chấm dứt cái nghiệp LINH ĐÁNH THƯÊ
    47 năm rồi như hom qua
    30 tháng 4 laị hiện về
    Vàng son mot thời NGỤY luyến tiếc

    Néu như thé này như thé khác
    Ta đau có phaỉ kiếp lưu vong
    an mày quoc tê đòi ô nhục

    Nghỉ lại mà tức thằng Viet Cộng
    Dép rau nón cồi chẳng bằng ai
    Ấy thế mà ta lại thua hoài

    Thầy ta MẺO PHÁP lại còn đau
    Điện Biên năm nào chưa ráo mực
    Nóc Nhà tháo chạy MẼO cuồn cờ
    Nhục này ai trả cho thù này

    Thoi thì con cháu nhớ lấy lời
    Làm lính đanh thuê nhó xin đừng
    Làm kiếp Ký Sinh lại đừng luon
    Lich Sữ muon đoì chịu nhục chung .

    Nguy Van Phet’ viet xong na(m ngoai’ .

  6. Lợi tức trung bình mỗi năm tính theo đầu người từ 1960 đến 1962 thời TT Ngô Đình Diệm :

    China 92 76 70 ( Trung cộng )
    No.VN 73 74 54 ( Bắc Việt )
    S.Kor 155 92 104 (Nam Hàn )
    S.VN 333 204 154 ( Việt Nam Cộng Hòa )
    ( Đô la Mỹ)

    Lợi tức trung bình mỗi năm tính theo đầu người vào năm 2020 thời tên Hán ngụy Nguyễn phú Trọng :

    China 10,434
    Nam Hàn 31,631
    Viêt nam 2785
    Lào 2629
    Thái 7186
    Phi 3298
    Mễ 8329
    ( Đô la Mỹ)

  7. Việt nam ngày nay dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản NGU HÈN THAM ÁC :

    RFA- 9/10/2017: “… Cháu Hồ Văn Lũy, học sinh lớp 5, dân tộc Vân Kiều ở Dakrong, Quảng Trị, chia sẻ là suốt nhiều năm nay, kể từ ngày hiểu được các ngày Tết là gì, cháu và các bạn cùng xóm chẳng bao giờ có được quà Tết Nguyên Đán hay bánh Trung Thu. Bởi do cha mẹ các cháu ở đây nghèo quá, tiền ăn còn không có thì lấy đâu ra tiền mà mua bánh Trung Thu.

    “Cháu chỉ ước mơ làm sao sau này lớn lên vẫn được đi học và học để trở thành bác sĩ, chữa bệnh cho bà con trong xóm, nếu có được nhiều tiền thì cháu sẽ mua bánh Trung Thu có nhưn lòng đỏ trứng gà cho ba mẹ. Bởi ba mẹ của Lũy cũng chưa biết đó là loại bánh gì.

    Trích đoạn từ các bài viết của tác giả Tưởng Năng Tiến trong vài năm qua :

    * Trường học vùng cao cho học sinh vẫn còn tường đất, mái gianh, rất nhiều nơi ở Sơn La, Lai Châu… các em đi học không có cầu bắc qua sông, phải bơi, bám giây cáp rất nguy hiểm, nhiều em phải bỏ học, có em bị chết đuối.

    * Các em đến trường mong manh trong chiếc áo mỏng, chân đất không giày dép . Đến trường, học sinh phải tự đu dây kéo bè, ghe tự vượt sông đến trường .Trong một trường hợp “bi thảm,” 19 em học sinh trong 57 em học sinh trường Lãng Khê, Nghệ An, phần lớn là gái, chết không tìm được xác, trong buổi sáng mùa mưa năm 2007, nước sông chảy xiết, thuyền nhỏ, chở nặng chết máy, bị sóng đánh chìm.

    * Trẻ em mình đã thiếu ăn, áo quần phong phanh, đi chân đất, đu dây, leo rừng, qua suối đến trường, trưa may ra chỉ có củ khoai hay trái bắp. Trường học ở cao nguyên lại nhếch nhác, nhiều nơi không có vách, gió lạnh như cắt da thịt.

    v…v…

  8. Các công ty ngoại quốc trả lương cho công nhân ở Việt nam rẻ như bèo !
    (Trích ) BBC – 3 tháng 8 2021 :

    “Chúng ta hãy so sánh tiền lương của quãng 2,7 triệu công nhân ngành may mặc ở Việt Nam và ở vài quốc gia khác .

    “Người công nhân may mặc ở những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn (vùng 1) lãnh lương căn bản là hơn 4,9 triệu/tháng VND cộng với phụ cấp về tay nghề và điều kiện làm việc độc hại, tổng cộng là hơn 6,1 triệu/tháng VND. Với số giờ làm 48 tiếng/tuần, lương mỗi phút làm việc là 533 VND, tính ra tiền USD là 0,0229 USD/phút (= 1,374 USD/giờ).

    “Mức lương công nhân nghề may mặc ở các quốc gia khác, ví dụ như Thổ Nhĩ Kỳ là 0,0596 USD/phút, như Romania là 0,159 USD/phút, Bangladesh 0,0201 USD/phút, Miến Điện ( 0,0161 USD/phút.

    So sánh như vậy để thấy rằng các công ty quần áo ở Âu châu hay Mỹ châu trả lương cho công nhân Việt Nam qua các xí nghiệp may mặc chỉ bằng 1/10 lương công nhân ở xứ hậu cộng sản Romania hay 1/3 lương ở Thổ Nhĩ Kỳ, và chỉ tương đương với công nhân Bangladesh, Miến Điện .

    “Báo Nhân Dân của đảng Cộng sản VN viết về một công nhân:

    “Tiền lương không đủ sống cũng dẫn đến các hệ lụy như 31% số lao động không tiết kiệm được gì từ tiền lương, 37% luôn ở trong tình trạng vay nợ từ bạn bè, người thân để bù đắp thiếu hụt chi tiêu, 96% không bao giờ hoặc hiếm khi đi ăn hàng. Đặc biệt, có 23% số công nhân đang sống trong các điều kiện nhà ở tạm bợ và 44% cho biết đang sử dụng nước giếng và nước mưa.”
    “Công nhân ngành dệt may, giày dép, đồ gỗ có mức lương tồi tệ nhất.
    “Ở những ngành nghề khác, lương công nhân có khá hơn, song cũng không vượt trội, bởi theo thống kê chỉ có quãng 10% công nhân Việt Nam là có tay nghề vững vàng, được lãnh số lương cao tương xứng “.

  9. 23/04/2019 – Vietnamnet.vn :“Các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam, họ chỉ tuyển dụng được lao động Việt nam làm việc chân tay trong các dây chuyền gia công, lắp ráp giản đơn ; họ phải thuê chuyên gia, thợ kỹ thuật lành nghề, đội ngũ quản trị doanh nghiệp từ các nước ngoài .

    ” Hàng năm , hàng trăm nghìn lao động của Việt Nam xuất khẩu ra các nước ngoài cũng chỉ đáp ứng được những công việc giản đơn như giúp việc gia đình, làm vườn, thợ xây dựng, dệt may. Ngay cả những người Việt được đánh giá là có tay nghề ở Việt nam cũng chỉ làm được hộ lý, điều dưỡng “.

  10. “Việt Nam Sao Không Thể Phát Triển Công Nghiệp? ” 28/3/19” – Nguyễn Quang Duy: ” Việt Nam vẫn là một nước với nền kinh tế tiểu thương, tiểu nông, ngày càng lệ thuộc vào các công ty đa quốc gia và vào nhập cảng hàng hóa tiêu dùng từ nước ngoài. Các doanh nghiệp tư nhân đóng góp chưa đến 10% GDP, 96% các doanh nghiệp đều nhỏ hay rất nhỏ chỉ được xem là tiểu thương hay tiểu doanh nhân . Việt Nam hiện có 500 ngàn doanh nghiệp tư nhân, nhưng có tới hơn 96% là doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ, 2% doanh nghiệp quy mô vừa và 2% doanh nghiệp lớn “.

  11. Thất-thũ Sài Gòn
    *
    Tháng Tư thất-thũ Sài Gòn.
    Bốn mươi năm, mắt vẫn còn đỏ hoe.
    Tháng Tư, nắng cháy vỉa hè.
    Tháng Tư, súng đạn tràn về phương Nam.
    Tháng Tư ãm-đạm màu tang.
    Tháng Tư li-tán, tan-hoang nước nhà.
    Tháng Tư là của Tàu Nga.
    Người Trung Nam Bắc đều là nạn-nhân.
    Tháng Tư, tháng của vô-thần.
    Không cha, không mẹ chẵng cần anh em.
    Tháng Tư, một tấm màn đêm.
    Trùm lên đất nước một điềm suy-vong.
    Tháng Tư tan nát Lạc Hồng.
    Ai đưa dân-tộc vào vòng tai-ương.
    Tháng Tư không có tình-thương.
    Bạo-tàn, man-rợ, điên cuồng lên ngôi.
    Tháng Tư hũy-diệt giống-nòi.
    Tập-đoàn máu lạnh giập-vùi nhân-dân.
    Tháng Tư máu đỏ mùa Xuân.
    Sài Gòn thất-thũ, muôn phần đắng cay.
    Tháng Tư đau-đớn thế này.
    Ngàn năm nhớ mãi cái ngày Ba Mươi.
    CPNvL

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên