Hoa Kỳ vớt được chiếc F-35 rơi ở Biển Đông

3
Một phần của chiếc tàu trục vớt tư nhân Picasso, chụp vào ngày 3 tháng 3 năm 2022 trong lúc thực hiện hợp đồng kéo chiếc F-35C (Ảnh của Hải quân Hoa Kỳ)

Hải quân Mỹ thông báo họ đã trục vớt được chiếc máy bay chiến đấu F-35C Lightning II đâm vào boong hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson hồi tháng 1, trước khi trượt và chìm xuống Biển Đông.

Quân chủng này cho biết, một nhóm thuộc Lực lượng Đặc nhiệm 75 của Hạm đội 7 và Trưởng nhóm Cứu hộ và lặn đã có mặt trên chiếc Picasso, một tàu của tư nhân được Hải quân thuê để trục vớt chiếc máy bay phản lực nằm ở độ sâu 3.770 mét

“Máy bay đã được thu hồi bằng cách sử dụng CURV-21, một phương tiện điều khiển từ xa (ROV), có dây cáp nâng và giàn móc chuyên dụng để ràng vào vào máy bay“, thông cáo của Hải quân cho biết.

“Móc nâng cần cẩu của con tàu sau đó được hạ xuống đáy biển và kết nối với giàn móc chuyên dụng, sau đó nâng máy bay lên khỏi mặt nước và đặt xuống tàu Picasso”, thông cáo nói thêm.

Phòng Báo chí của Hải quân Mỹ là cơ quan đầu tiên đưa tin xác tàu đã được trục vớt.

Tin mừng được công bố sau nhiều tuần lễ giữ bí mật và suy đoán kể từ khi có tai nạn vào ngày 24 tháng 1. 

Trong những ngày đầu sau tai nạn, Hải quân cho biết họ đang “sắp xếp các hoạt động thu hồi” chiếc máy bay bị chìm nhưng không cung cấp thêm chi tiết. Vài ngày sau, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản phát đi cảnh báo hàng hải, yêu cầu tàu bè tránh xa khu vực cách đảo Luzon của Philippines khoảng 270 km về phía tây do “các hoạt động trục vớt … cho đến khi có thông báo mới.”

Mặc dù cảnh báo của Nhật Bản không nhắc đến vụ rơi chiếc F-35C; nhưng vì hàng không mẫu hạm USS Vinson có nhiều phần chắc đang hoạt động trong khu vực của Philippines, và 3 trong số 7 quân nhân bị thương được đưa vào điều trị  ở Manila, nên dân trong nghề khẳng định cảnh báo này rõ ràng liên quan với máy bay bị chìm.

Hai tuần trước, Hải quân Hoa Kỳ đã tổ chức một cuộc họp báo ngắn để trình bày về khả năng lặn và trục vớt, nhưng không liên kết thông tin đó với bất kỳ hoạt động hoặc sự kiện đang diễn ra nào.

Các chuyên gia trước đây đã nói chuyện với Military.com lưu ý rằng thủ tục thu hồi như vậy là một phản ứng bình thường mỗi khi có sự cố, nhưng họ cũng lo ngại về việc “thế lực thù địch” có thể nhân cơ hội này tóm lấy máy bay chiến đấu tiên tiến để đánh cắp các công nghệ bên trong, cho nên việc thu hồi càng thêm cấp bách.

Trong thông báo hôm thứ Năm, Hải quân Hoa Kỳ không nói cụ thể địa điểm thu hồi chiếc F-35 mà chỉ nói máy bay sẽ được đưa đến “một cơ sở quân sự gần đó để phụ giúp cho cuộc điều tra đang diễn ra và đánh giá khả năng vận chuyển về Mỹ.”

Chỉ huy của Lực lượng Đặc nhiệm 75, Đại tá Hải quân Gareth Healy, đã ca ngợi khả năng phản ứng và sự linh hoạt của binh sĩ trong đơn vị, giúp Hải quân thực hiện “các hoạt động thu hồi trong vòng 37 ngày sau khi sự cố xảy ra.”

Ông nói thêm: “Xét đến những thách thức đặc biệt của vấn đề này và khả năng kỹ thuật độc đáo của Hải quân, đây là một mốc thời gian đáng được ca ngợi.”

Theo các hình ảnh và video do các thủy thủ trên tàu rò rỉ trên mạng xã hội, chiếc máy bay phản lực và cánh trái đã va vào sàn đáp ở phía sau tàu sân bay vào lúc hạ cánh. Máy bay sau đó trượt bằng bụng dọc theo chiều dài của con tàu trước khi rơi khỏi một bên tàu. 

Hải quân đã truy tố 5 thủy thủ – một sĩ quan và 4 hạ sĩ quan – vì “bất tuân kỷ luật” sau vụ rò rỉ.

Nguyên nhân tai nạn vẫn đang được điều tra.

(Theo Military.com)

3 BÌNH LUẬN

  1. Thua xa Việt Cộng,máy bay tắt máy đậu sẵn trên mây chờ B52 bay qua là xà xuống tung một tạc đạn là banh xác,tính ra có hàng ngàn B52 của Mỹ bỏ xác ở Bắc Việt.

  2. KHà khà khà , thèng MẼO đang định giỏ trò chi đây dị chời. F35 là loại phi cơ chiến đâu’ tân kỳ của MẼO khi không lại BÙM xuống biển Đông, chuyên hoi lạ nhưng có thiệt và đả xảy ra. Thèng MẼO đang định giỏ trò chi đây dị chời.

    Hy vọng thèng MẼO điêu tra cho tói noi tói chốn nghen, đừng có mà vờ vịt như thèng cha LBJ(Lyndon Johnson) ton ton của thèng MẼO lúc đó dàn dựng vu khống VC chúng anh đắnh đắm TÀU MADOX 1964. Duói đây là chứng cứ thú nhận của tên bộ truỏng CUỐC PÒNG Robert Mc Namara :

    Historians have long suspected that the second attack in the Gulf of Tonkin never occurred and that the resolution was based on faulty evidence. But no declassified information had suggested that McNamara, Johnson, or anyone else in the decision-making process had intentionally misinterpreted the intelligence concerning the 4 August incident. More than 40 years after the events, that all changed with the release of the nearly 200 documents related to the Gulf of Tonkin incident and transcripts from the Johnson Library.

    These new documents and tapes reveal what historians could not prove: There was not a second attack on U.S. Navy ships in the Tonkin Gulf in early August 1964. Furthermore, the evidence suggests a disturbing and deliberate attempt by Secretary of Defense McNamara to distort the evidence and mislead Congress.

    Anh Phét tạm dịch thé này cho đám NGUY COCK TAN DƯ rỏ luon vì anh Phét biet răng đám NGUY COCK TAN DƯ mang tieng ỏ MẼO nhưng đa số rất bị hạn chế về khả năng tieng ENGLISH

    Các nhà sử học từ lâu đã nghi ngờ rằng cuộc tấn công thứ hai ở Vịnh Bắc Bộ chưa từng xảy ra và việc giải quyết vần đề dựa vào những bằng chứng sai sót. Nhưng không có thông tin giải mật nào cho thấy McNamara, Johnson, hoặc bất kỳ ai khác trong quá trình ra quyết định đã cố tình giải thích sai thông tin tình báo liên quan đến vụ việc ngày 4 tháng 8. Hơn 40 năm sau các sự kiện, tất cả đã thay đổi với việc phát hành gần 200 tài liệu liên quan đến sự cố Vịnh Bắc Bộ và các bản báo cáo từ Thư viện Johnson.

    Những tài liệu và băng ghi âm mới này tiết lộ điều mà các nhà sử học không thể chứng minh: Không có cuộc tấn công thứ hai vào tàu Hải quân Hoa Kỳ ở Vịnh Bắc Bộ vào đầu tháng 8 năm 1964. Hơn nữa, bằng chứng cho thấy một nỗ lực đáng lo ngại và có chủ ý của Bộ trưởng Quốc phòng McNamara nhằm bóp méo bằng chứng. và đánh lừa Quốc hội.

    Túm lại là lảo TON TON LJB(Lyndon Johnson) cho bọn tay chân phịa ra tất cả chuyên xảy ra vào đầu tháng 8 năm 1964 để tién hành đánh phá miên Băc Viet Nam.

    Anh Phét tin rắng lần này củng là chuyện CONSPIRACY THEORY mà thôi vì thèng MẼO là thèng chuyen môn bày ra MƯU HÈN KẾ BÂN? để kiếm chuyện. Chi có mot điều là nạn nhân của chuyện MUU HEN KẾ BẨN này chăc chắn hỏng pphai? là Viet NAM.

    Vỏ quýt dày chăc chắn sẻ có mónng tay nhọn đê? trừng trị , thé giói hảy chờ xem chuyên gì se? xảy ra trong trò choi HIỂM ÁC này của thèng MẼO.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên