Đã là cái Tết thứ 35 ở châu Âu, vậy mà không hiểu sao cứ mỗi độ xuân về làm tôi khắc khoải đến khôn cùng. Nỗi nhớ dồn trong nỗi nhớ. Nén chặt lòng mình, có lúc tưởng chừng muốn nổ tung như xác pháo trước hiên nhà. Dù năm nào cũng vậy, chúng tôi cùng nhau ngả lợn, rồi quây quần bên nồi bánh chưng, thoảng mùi khoai nướng sau vườn. Cái sự đầy đủ về vật chất, hương vị ấy, dường như chúng tôi vẫn còn cảm thấy chông chênh, thiếu vắng một cái gì đó. Không chỉ tôi ngơ ngác, mà mọi người ở đây đều suy tư, rồi tự vấn: Có lẽ, nơi chúng ta ngồi thiếu cái hồn và hương đất của quê nhà chăng?
Thật vậy! Mới hôm qua thôi, tôi tạt qua chợ xây dựng (Toom baumarkt) thật may mắn mua được cây đào đang nở hoa thật đẹp. Từ thân đến hoa lá như hình hài thu nhỏ của những cây đào trước sân nhà ở làng Trung Phụng Hà Nội, hay những ngày ở Nam Định của nửa thế kỷ trước trong ký ức tôi. Cây đào đến từ Á Châu chăng? Tôi hỏi. Gã nhân viên nháy mắt cười hóm hỉnh: Có thể, đến từ Việt Nam đấy, và chúng tôi chỉ có một cây duy nhất dành cho ông thôi. Tôi ôm chậu đào về, như thể ôm cả mùa xuân, cả cái Tết của đất Việt vào lòng vậy.
Gần chục năm nay, cuộc sống của tôi dường như chậm lại, nhất là những ngày Tết đến xuân sang. Sự thư thái ấy, càng làm cho con người sống thiên về hoài niệm, với những ký ức đã xa vời vợi. Do vậy, về miền ký ức, tìm lại dĩ vãng, tìm lại kỷ niệm, dù rằng rất nhỏ, song luôn thôi thúc, ám ảnh trong tôi. Dường như, viết cả một cuốn sách gần 300 trang Về miền ký ức, làm sống lại cả cái thuở ấu thơ ấy vẫn chưa đủ, mà phải đợi đến nồi bánh chưng đang sôi, tỏa ra mùi hương quê nhà, dưới ngọn lửa hồng ta vừa nhóm, mới làm hồn người dịu lại giữa ngày xuân, ngày Tết chăng? Vâng! Giữa trời Âu xa xôi và giá lạnh này, tưởng chừng không thể tìm ra cái hương vị đó. Và nhiều người cũng đã hỏi tôi như vậy. Nhưng quả thật, từ bao gạo nếp hoa vàng, thùng đậu xanh cho đến từng chiếc lá dong, hay cái lạt tre, ta có thể tìm thấy thật dễ dàng ở các cửa hàng thực phẩm, siêu thị Á Châu. Và có một nồi bánh chưng xanh rờn ở trời Âu này đơn giản lắm, chứ không hề vất vả và khổ cực như những ngày ấu thơ tôi…
Ngoài vườn tuyết vẫn rơi, trắng xóa, nhìn như đồng muối nơi quê nhà. Lửa đã tắt, bánh đã dền nhừ, hương khói quyện lên ấm hồn người, lẫn mảnh đất nơi ta đang đứng. Vậy mà bất chợt làm ta sững lại. Một tích tắc đó thôi cũng đủ kéo hồn ta về với những ngày ấu thơ khi còn cả cha lẫn mẹ…
Những thập niên sáu, bảy, tám mươi của thế kỷ trước ở miền Bắc, ngày Tết có được nồi bánh chưng, ngoài ki cóp gạo, đậu thịt ra, cái chất đốt cũng là một vấn đề gian nan, khổ cực. Nhớ ngay từ ngày hè, tôi được bố cho đi cùng mua than vụn. Than mang về, bố tôi đổ ra giữa sân. Rồi ra hồ móc đất bùn về nhào trộn đều với than, nắm thành viên cứ như trái cam đen vậy. Phơi nắng, phơi sương cho đến khô cong mới xếp vuông vức vào cạnh cái lò đất ở chái bếp. Chẳng biết từ khi nào, bố tôi kiếm, hay mua đâu đó được cái thùng tôn cũ mỏng, không có nắp. chứa khoảng chừng hai chục chiếc bánh chưng. Cái thùng mảnh khảnh vậy, nhưng xoay vòng luộc, nấu bánh cho cả xóm trong những ngày giáp Tết. Do vậy, nó bị rò rỉ nhiều chỗ, bố tôi phải hì hục giã lá dong (hay lá gì đó?) thật nhiễn bịt, chít vào đó, trông cám cảnh, long đong như cuộc đời ngắn ngủi của bố vậy. Nhưng khi luộc nấu lâu nó lại bong ra, nước nhỏ xuống than hồng nghe cứ xèo xèo, như rán mỡ …Mấy năm sau trở về Hà Nội, mẹ tôi vẫn đắp lò than, gói bánh chưng. Tôi vẫn phải lội xuống hồ cạnh nhà móc đất bùn nhào than cho mẹ. Mãi sau này, khi chuyển nhà ra Ô Chợ Dừa, mẹ tôi mới không đắp lò đất nữa.
Những năm gần đây, tôi thảnh thơi hơn. Tuy ở Đức, song Tết nào tôi cũng gói bánh. Củi nồi, gạo thịt…quá nhiều và thuận tiện. Lần nào luộc bánh cũng nghĩ đến bố, nước mắt tôi như muốn trào ra.
Ngày Tết không cứ trẻ con, mà dường như người lớn khoái đốt pháo. Tôi khoái nhất là cái món lì xì, mừng tuổi, có tiền mua pháo đì đẹt suốt những ngày Tết. Ông anh trên cũng vậy, còn máu pháo hơn tôi. Có lần, mẹ sai anh đi đâu đó. Lúc trở về, thấy tôi chôm hết pháo của mình vừa mua bằng tiền mừng tuổi, ra đường đốt, anh bực lắm. Nắm chặt tay tôi, anh giơ cùi chỏ. Tôi nhắm mặt chịu trận. Nghĩ thế nào, anh lại đẩy tôi ra, lững thững đi về nhà. Mấy hôm sau, thấy anh hết giận, tôi hỏi sao không đánh. Anh bảo, nắm tay mày thấy gầy quá, nên tao không nỡ.
Hôm 23 ngày ông Công ông Táo về trời vừa rồi, anh gọi điện cho tôi. Bật màn hình, thấy anh đang ngất ngưởng với ông em rể bên cạnh cái đùi heo muối lberico Tây Ban Nha, tôi gửi về. Anh bảo, chai Chivas bọn anh tẩn gần hết rồi, chỉ còn cái đùi heo không nuốt được, mặn lắm. Có lẽ, phải thái nhỏ trộn nộm mới ăn được… Tôi nhắc lại chuyện chôm pháo ngày xưa, anh sụt sùi khóc: nhớ chú lắm…nhớ chú lắm, gần chục năm không gặp nhau rồi…Qủa thực, 35 năm nay, tôi chỉ về nước có 4 lần. Lần sau cùng ở nhà được chục ngày, tôi bị trục xuất về Đức, bởi can tội viết văn, làm anh buồn lắm. Anh khóc làm cho tôi cũng chảy nước mắt. Có lẽ, không có gì day dứt, khổ tâm bằng nhìn người (đàn ông) già khóc. Không chịu nổi, tôi đành cắt ngang điện thoại của anh.
Thật vậy, với tôi, đường về nhà, về với anh vẫn còn khó khăn lắm. Và Tết con hổ này, vẫn phải nhắc lại cái giấc mơ từ gần hai chục năm trước tôi đã viết: Ôi! Giấc mơ, vẫn chỉ là những giấc mơ. Đời người như một dòng sông, có đôi bờ khi bồi khi lở. Có hoa lá rất nhiều, nhưng ta cảm thấy cháy ở trong lòng. Bão tố của mùa xuân, bão tố của lòng người biến thành dòng suối trắng đi qua bao năm tháng dài chờ đợi. Và lời hứa kia cũng tan như những bọt bèo. Bởi, đường về nhà còn xa vời vợi:
“ Anh bảo em mùa xuân
Sao chẳng thấy hoa hồng.
Anh bảo rằng yêu em
Sao chưa thấy lời hẹn.
Anh bảo sẽ có ngày
Đưa em về quê mẹ
Mà chờ hoài chẳng thấy.
Có lẽ nào tình yêu
Là đồng khô cỏ cháy
Và những lời anh hứa
Tan theo những bọt bèo.
Mái tóc dài chấm lưng
Anh thường khen thuở ấy
Hóa thành dòng suối trắng.
Em nhìn về nơi ấy
Bão tố đang thét gào.
(Bão Tố- Đỗ Trường)
*Có lẽ, cái Tết 1981 cho tôi sự ám ảnh nhất, bởi suýt chết vì bom nổ thời bình. Cuối năm 1980 Thành (Khâm Thiên) rủ lên xưởng của nhà Nghĩa Chột (Hàng Chiếu) đánh bóng potang xe đạp. Đang đói, và vật vờ, tôi nhận lời ngay, dù chỉ làm đêm và thông cho đến tận đêm 29 Tết. Công việc không vất vả cho lắm, nhưng bụi sắt, bụi gang hơi khó chịu. Đêm 30 được nghỉ, Nghĩa Chột rủ tôi đến nhà bạn hắn cũng thương binh nặng, sống độc thân ở khu tập thể Vĩnh Hồ khật khừ cho vui, rồi quay về xông đất. Đúng lúc pháo rộ lên đùng đoàng, ông Nguyễn Hữu Thọ đọc thư chúc tết, một tiếng nổ như xé trời, làm rung chuyển nơi chúng tôi ngồi. Trần vữa đổ ụp xuống mâm cơm cúng giao thừa. Chúng tôi chạy bổ ra ngoài, thấy mấy căn hộ bên sụp đổ, tiếng la hét trong bụi gạch đất mịt mù. Mọi người ngơ ngác, chỉ biết tiếng nổ phát ra từ nhà ông giám đốc của một nhà máy đóng trên địa bàn Thượng Đình, hay Thanh Xuân gì đó.
Sáng mùng một, trên đường chở mẹ xuống chúc tết bà ngoại ở Nhân Chính, tôi gặp gã bạn thời phổ thông công an Quận Đống Đa, quần xắn móng lợn, đạp xe ngược chiều. Dừng xe, hắn bảo, vừa ở hiện trường, và kể: Nguyên nhân, do gã giám đốc đuổi việc một công nhân là bộ đội phục viên. Tuy nhiên, hoàn cảnh người công nhân rất khó khăn, và nhiều lần cầu khẩn giám đốc cho làm việc tiếp, nhưng đều bị khước từ. Đã đến đường cùng, do vậy, đêm ba mươi, người công nhân này đến nhà giám đốc mang theo ba lô bộc phá, và vẫn năn nỉ xin được hủy cái quyết định đuổi việc lần cuối. Nhưng người giám đốc dứt khoát nói không, rồi ngầm sai con trình báo công an. Và người con chưa kịp quay về, công an cũng chưa kịp đến, thì người công nhân đã cho ba lô bộc phá phát nổ. Vậy là, giám đốc và gia đình, cùng người công nhân tan tành như xác pháo.
Nghĩ, thân phận con người quê tôi, sao mà rẻ mạt đến vậy. Và sau cái đêm giao thừa tang thương, suýt chết đó, tôi rất sợ tiếng nổ và sợ cả pháo…
Leipzig ngày 29-1-2022
Đỗ Trường
Tớ cứ đến độ Xuân về là càng chán cái đất nước chỉ những đứa mất dạy nắm quyền!
Than thở năn nỉ ỉ ôi và cuối cùng là…………NGHIẾN RĂNG chủi Viet Cộng chúng anh, hahhahhahahah. Mây’ Trự này cứ keu ca rằng Cộng Xãng Viet Nam chúng anh khong có tự do dân chủ , khong có đa nguyên đa đảng vì thé khong có hạnh phúc cho nên phái …………….RA ĐI khỏi nuóc thì mói có hạnh phúc vì những noi ấy có “TỰ DO DÂN CHỦ, ĐA NGUYEN ĐA ĐÃNG”. Thế thì sao không ENJOY cái thứ “HANH PHÚC” đó cho thỏa lòng mong uóc mà cứ đau đáu huớng về nuóc CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM là thé nào. Té ra “ĐA NGUYEN ĐA ĐÃNG, TƯ DO DAN CHỦ” của trời TÂY không làm cho mấy TRỰ cảm thấy HANH PHÚC thực sự .
Mà nè cho hỏi các TRỰ ngoài ấy một câu này nha. Bao nhieu năm ở ngoài đó mấy TRỰ đả tham gia vào dòng chính báo chí tại các nuóc sở tại nhiều chưa hay chỉ làm những con GÀ QUÈ ĂN QUẪN CỐI XAY , và cứ ru rú như gián ngày? Anh Phét có cảm tuỏng như các TRỰ là những kẻ đứng bên lề XẢ HỘI bên đó và rất khí thế chỏm mỏ nghiến răng mỏi khi đất nuoc xả hôi Viet Nam có sự cố.
you can reclaim this PoS, him used to be one of you’s all, we never wanted him in the 1st place. Vì đa nguyên nên bên này phải cắn răng chịu đựng loại Đỗ Trường thui . Take him back, we dont care.
Cần gửi cán bộ làm tư tưởng cho Đỗ Trường, were not even missin him nếu hắn quyết định trở về, heck not even surprised.
Đỗ Trường:”Qủa thực, 35 năm nay, tôi chỉ về nước có 4 lần. Lần sau cùng ở nhà được chục ngày, tôi bị trục xuất về Đức, bởi can tội viết văn,…”
Đỗ Trường sinh trưởng ở VN và mặc dù được học hành, đào tạo bởi chế độ việt cộng nhưng sao phải qua Đức sống?
Nhưng khi về VN thăm gia đình thì bị trục xuất vì tội viết văn!
Vậy tội “viết văn” là TỘI gì?
Câu hỏi này dành cho Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Tô Lâm…và những tên khát máu csVN phải trả lời trước lịch sử.
“Ở đâu củng có anh hùng
Ở đâu củng có thằng khùng-thằng điên” Đúng như vậy,chỉ nhiều và ít cho từng loại người và từng nơi. Đổ Trường, chính là bông hoa hiếm hoi giửa
vườn hoa “nghệ thuật” của Miền Bắc CS ! Cám ơn Đ T!
“một công nhân là bộ đội phục viên”
Người Việt ở trong nước cần noi gương anh bộ đội này