Tống Văn Công: TBT Nguyễn Văn Linh – Vĩ nhân tôm cá

5
"Ta nhờn nhợn cái há mồm vĩ nhân tôm cá. Khạc ra đủ điều thằng nọ con kia"

Từ 17 đến 20 tháng 10 năm 1988 Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ 6 đã bầu ông Xuân Cang Tổng biên tập báo Lao Động vào Ban lãnh đạo Tổng Liên đoàn, phụ trách Trưởng ban Tuyên giáo. Tổng Liên đoàn Lao động tổ chức thăm dò chọn Tổng biên tập mới bằng hình thức bỏ phiếu kín. Có lẽ vì tôi đã làm tốt cuộc đấu tranh với Tổng cục trưởng Tổng cục Cao su, nên số đông cán bộ, phóng viên báo Lao Động bỏ phiếu chọn tôi làm tổng biên tập. Ông Phạm Thế Duyệt chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động đã vào Sài Gòn gợi ý tôi ra Hà Nội nhận trách nhiệm tổng biên tập báo Lao Động. Khóa trước tôi từ chối, nhưng lần này tôi muốn nhận vì để chứng tỏ, dù ông Nguyễn Văn Linh quyết “đánh” cho chết, tôi vẫn sống đàng hoàng. Từ Đại hội IV, không khí dân chủ đã đem lại hy vọng sáng tạo. Tôi cũng muốn nhân dịp này góp phần đổi mới báo Lao Động, đưa nó ra khỏi ngăn kéo của cán bộ công đoàn, góp mặt trên các sạp báo cả nước.

Đại hội IV, Lê Đức Thọ muốn tranh ghế Tổng bí thư với Trường Chinh, để nội bộ được yên, người ta chọn phương án Nguyễn Văn Linh, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh thi thố tài năng ra sao mọi người đã biết. Ở đây chỉ xin kể đôi việc ông chỉ đạo tổ chức Công đoàn.

Ông Mai Văn Bảy chủ tịch Liên hiệp Công đoàn thành phố Hố Chí Minh cho biết, vì ông đã tích cực bảo vệ tôi, chống lại chỉ thị của Nguyễn Văn Linh là phải khai trừ Đảng và khởi tố tôi, do đó ông Linh đã gây mọi áp lực buộc Mai Văn Bảy phải rời khỏi mọi chức vụ ở thành phố. Bà Hoàng Thị Khánh là người được đề cử lên thay Mai Văn Bảy. Ông Linh cũng không đồng ý. Nhiều người cho rằng chỉ vì Hoàng Thị Khánh tính thẳng thắn, dám nói trái ý ông. Ông Linh chỉ đạo đưa ông Nguyễn Văn Tư, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng,Tổng cục trưởng Tổng cục Đường sắt về làm Chủ tịch Công đoàn thành phố. Đây là chuyện chưa từng có cho việc chọn người cho chức vụ này. Được Tổng Bí thư giới thiệu, ông Nguyễn Văn Tư đắc cử Chủ tịch Công đoàn thành phố, rồi đi dự Đại hội Công đoàn toàn quốc và đắc cử Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động ngoài ý muốn của cả ông và ông Linh. Vậy là bà Hoàng Thị Khánh lên thay ông Tư ngoài dự liệu của ông Linh.

Ở Đại hội Công đoàn toàn quốc, ông Nguyễn Văn Linh cho rằng những cán bộ đang có trong hệ thống công đoàn không ai xứng đáng lên ghế Chủ tịch. Ông chỉ thị đưa ông Nguyễn Văn An, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó ban Ban Tổ chức Trung ương ứng cử chức Chủ tịch. Ông đến đại hội thuyết phục đại biểu bầu cho ông Nguyễn Văn An. Đại hội chia tổ thảo luận, 100% không đồng ý chọn ông Nguyễn Văn An làm chủ tịch với lý do: Ông này chưa bao giờ làm công tác công đoàn. Cuối cùng ông Linh phải cho rút ông An và chỉ thị Đại hội bầu một người trong các phó chủ tịch nhiệm ký vừa qua. Ông hứa sẽ đưa người đắc cử chủ tịch bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng. Một lần nữa, Đại hội cũng không bỏ phiếu theo chỉ đạo của ông mà bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Tư làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Sau này dư luận cho rằng ông Nguyễn Văn An là người may mắn nhất trong vụ Đại hội Công đoàn bác chỉ thị của ông Linh, bởi vì nhờ bị thất cử mà ông An không bị kẹt ở Công đoàn, có cơ hội để đến Đại hội 7 được bầu vào Bộ Chính trị làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương, rồi kế tiếp là Chủ tịch Quốc hội!

Khi tôi ra Hà Nội làm Tổng biên tập báo Lao Động khoảng nửa tháng thì có cuộc họp của Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động. Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đến huấn thị về công tác công đoàn thực hiện Nghị quyết của Đảng. Đứng trên lễ đài nhìn xuống cử tọa, chạm mắt tôi đang ngồi cạnh chủ tịch Nguyễn Văn Tư, ông Linh cau mày, nói như hụt hơi. Tuy biết ông đang khó chịu, nhưng tôi không thể ngờ ông tiếp tục ra “đòn thù dai” đối với tôi. Sau khi nói chuyện với hội nghị, ông Linh gặp riêng Chủ tịch Nguyễn Văn Tư chỉ thị: “Có lẽ các đồng chí không biết rõ tay Tống Văn Công nên đã bổ nhiệm hắn làm tổng biên tập cơ quan ngôn luận của tổ chức giai cấp tiên phong. Tôi đề nghị chọn người khác có quan điểm giai cấp công nhân thật vững vàng để thay ngay anh ta.”

Ngày hôm sau, ông Nguyễn Văn Tư triệu tập Đảng đoàn Tổng Liên Đoàn Lao động phổ biến chỉ thị của Tổng bí thư. Tất cả đều kinh ngạc vì thấy vô lý, nhưng chưa biết phải đối phó thế nào. Ông Đinh Gia Bảy, Ủy viên Đảng đoàn, Trưởng ban Tổ chức là người có trách nhiệm về nhân sự, phát biểu: “Ngay sau khi có chỉ thị của Tổng bí thư, chúng ta đã họp bàn cách giải quyết. Như vậy tức là chúng ta rất nghiêm túc thực hiện chỉ thị của đồng chí ấy. Do đó, theo tôi chúng ta có trách nhiệm làm cho đồng chí ấy hiểu vì sao chúng ta chọn Tống Văn Công làm Tổng biên tập. Trừ ông Bí thư Đảng đoàn Nguyễn Văn Tư, tất cả những người còn lại đều quen biết tôi không dưới 5 -10 năm. Phó bí Đảng đoàn, Ủy viên Trung ương Cù Thị Hậu quen biết tôi từ khi bà còn là cô thợ dệt, tôi với tư cách nhà báo đã gặp gỡ bà ở xí nghiệp, đến thăm gia đình, hỏi chuyện và viết nhiều bài đăng báo, in sách. Bà nói: “Anh Công nhà báo đi sát công nhân và tổ chức công đoàn. Anh đã viết nhiều điển hình của ngành dệt và ở các ngành nghề khác. Anh là người sang lập và đồng sang lập hai tờ báo của Công đoàn. Chúng ta chọn một người như vậy làm tổng biên tập là đúng đắn. Về chuyện riêng, ai cũng biết ở cuộc hôn nhân đầu tiên anh không hạnh phúc.” Anh Dương Xuân An từng trả lời phỏng vấn của tôi khi anh là chủ tịch công đoàn ngành xây dựng kể: “Tống Văn Công có quan hệ rất tốt với các công đoàn ngành và các cơ sở, tìm hiểu mọi chuyện rất cặn kẽ. Một lần tôi được phỏng vấn, nghe cách đặt vấn đề, tôi biết tay này đã nắm chắc mọi chuyện ở đây, ta phải hợp tác cùng mổ xẻ những mắc míu, chứ không thể nói xuôi chiều”. Chị Hoàng Thị Khánh quen biết tôi khi chị còn làm Chủ tịch Công đoàn quận 10, tôi làm Trưởng ban Tuyên giáo kiêm Tổng biên tập báo. Mỗi người nêu một chuyện để chứng minh rằng Tống Văn Công có năng lực và tinh thần trách nhiệm trong công việc, không phải là người xấu. Tất cả các ý kiến phát biểu được ghi vào biên bản, cuối cùng tổng hợp lại thành bản báo cáo “kính gửi đồng chí Tổng bí thư”. Mấy hôm sau, Chủ tịch Nguyễn Văn Tư cùng với Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trần Trọng Tân đến gặp Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trình các văn bản nói trên. Theo Chủ tịch Nguyễn Văn Tư kể lại, suốt buổi làm việc hôm đó Tổng bí thư chỉ nghe, không nói, cũng không có ý kiến nhận xét. Từ đó cho tới hết nhiệm kỳ, ông Nguyễn Văn Linh không có ý kiến về báo Lao động và cá nhân tôi. Đến năm 1993 khi có Tám Đăng (Phó tổng biên tập, nguyên trợ lý báo chí của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh) vu cáo tôi làm bình phong cho một âm mưu diễn biến hòa bình do Lý Qúy Chung (nguyên Bộ trưởng trong chính phủ Dương Văn Minh) cầm đầu, ông mới gởi thư “cố vấn” cho Đỗ Mười chỉ đạo Tổng Liên đoàn Lao động cho tôi “về vườn”.

Thời chống Pháp, tôi có nhiều năm công tác ở Sở Giao thong – Liên lạc Nam Bộ, sau đó là Đội Thông tin – Liên lạc thuộc Phòng Tham mưu Bộ Tư Lệnh Nam Bộ, những nơi có điều kiện để biết tên tuổi, chức vụ, địa chỉ của các nhà lãnh đạo, vậy mà tôi chưa hề nghe tên ông Nguyễn Văn Cúc (tên cúng cơm của Nguyễn Văn Linh). Đến thời chống Mỹ, tôi được biết Nguyễn Văn Linh là phó bí thư Trung ương cục miền Nam (bí thư là Nguyễn Chí Thanh, sau năm 1968 là Phạm Hùng). Năm 1969 trong lễ tang Cụ Hồ, lần đầu tiên tôi nhìn thấy ông Linh, người trẻ nhất trong những ông Ủy viên Ban chấp hành Trung ương ở lễ truy điệu tại Hội trường Ba Đình. Sau 30-4-1975, ông Linh làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn. Lúc này tôi làm tổng biên tập báo Lao Động Mới của Liên hiệp Công đoàn Giải phóng miền Nam do ông Nguyễn Hộ làm chủ tịch. Bạn tôi anh Trương Quang Lộc (tức Trương Tịnh Đức phụ trách trường báo chí của Mặt trận Dân tộc Giản phóng miền Nam) bảo tôi: “Mày ơi, ông Nguyễn Văn Linh làm to vậy chứ dốt lắm. Đến bất cứ cuộc hội nghị nào ông cũng chỉ nói ‘thế giới chi làm ba phe, có bốn mâu thuẫn’”. Tháng 3-1982 ông Linh bị thất sủng, rời khỏi Bộ chính trị khóa Đại hội 5, xin về làm bí thư Thành ủy Sài Gòn thay ông Võ Văn Kiệt được điều ra Trung ương. Ở đây ông thừa hưởng kết quả “xé rào” của ông Võ Văn Kiệt. Chính môi trường này tạo cơ hội để ông trở thành Tổng bí thư ở Đại hội 6. Nhưng đó là một trong những lý do kiến ông tìm cớ dìm ông Võ Văn Kiệt.

Năm 1990 phong trào dân chủ nổi lên mạnh mẽ ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô. Ở trong nước Trần Xuân Bách đòi đổi mới chính trị, văn nghệ sĩ đòi tự do sang tác. Nguyễn Văn Linh đã dung mọi thủ đoạn nhằm bảo vệ sự độc quyền của Đảng cộng sản: Đi Thành Đô cầu hòa với địch, cách chức Trần Xuân Bách, chỉ đạo cách chức nhà văn Nguyên Ngọc, giữa hội trường Ba Đình dịp mừng ngày Quốc khánh năm 1990, ông ta công khai gọi “con Dương Thu Hương chống Đảng, thằng Nguyễn Quang Sáng hư hỏng”. Báo Lao Động Chủ Nhật ngày 9 tháng 9 năm 1990 đã phê phán hành vi vô văn hóa ngày bằng bài tiểu phẩm có tựa đề “Hai năm, ba chữ” của nhà báo Nguyễn Anh Định. Bài báo kể chuyện Bưu điện tỉnh Quảng Ninh phải mất hai năm mới huấn luyện các nhân viên tổng đài điện thoại nói được ba chữ “dạ, tôi nghe” khi trả lời khách gọi tới thay cho cách trả lời trước đây “muốn gặp ai”, “gọi gì đó?” Bài báo kết luận “dù phải mất hai năm chỉ đưộc có ba chữ, nhưng ta hãy cứ mừng, bởi ngay bây giờ đây, trên diễn đàn công khai, người ta còn văng thằng nọ con kia cơ mà”! Báo phát hành hôm trước, hôm sau anh Hoàng Trọng Đỉnh nguyên phó tổng biên tập báo Lao Động đã nghỉ hưu đến thăm tôi, vừa khen vừa tỏ ra lo lắng: “Các cậu to gan, liều lĩnh quá! Đọc bài này ai cũng biết là phê bình Tổng bí thư. Xóm cán bộ về hưu chúng mình xôn xao bình luận, nói chung là đồng tình với các cậu”. Sau đó ít lâu, từ Sài Gòn nhà thơ Nguyễn Duy viết bài Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ có hai câu “tức cảnh”: “Ta nhờn nhợn cái há mồm vĩ nhân tôm cá. Khạc đủ nghề thằng nọ con kia”.

Tống Văn Công
Trích Hồi ký Tống Văn Công: Đến Già Mới Chợt Tỉnh từ trang 234 đến trang 240

5 BÌNH LUẬN

  1. Mục diễn đàn nhiều lỗi cần sửa. Nhóm kỹ thuật cần xem xét lại. Tôi đã post mấy lần có cái được cái không !

  2. Cách nay vài năm, báo đảng, báo lề phải tung ra loạt bài ca ngợi Nguyễn Văn Linh. Cái băng đảng cộng Việt tôn cho Linh là người nhanh chóng, thức thời, quyền biến … chủ động nối lại mật đàm với Bắc Kinh, rồi sau đó cùng với các trùm khác trong băng đảng qua họp hội nghị Thành Đô bên Tàu, chính thức nối lại bang giao với Tàu cộng trong thế lòn cúi khúm núm. Mặc dù trên chính trường quốc tế lúc đó Tàu cộng cũng đang rất cần Việt Nam bang giao thân thiện vì sau khi Liên Xô tan rã thì Tàu cộng lúc đó không có ai là thân cận cả, nhưng Linh và đồng bọn cần Tàu hơn để giữ cho chế độ đứng vững trong cơn sóng gió quốc tế đang thổi bay chủ nghĩa cộng sản vào thùng rác lịch sử.

    Như vậy thì đúng là Linh có công giữ cho băng đảng cộng kéo dài quyền cai trị nhân dân Việt Nam. Và cũng đúng là Linh có công mở đầu thời kỳ Bắc thuộc cuối thế kỹ 20 ở Việt Nam.

    Lịch sử Việt Nam sẽ kết tội Linh là kẻ đầu đảng rước voi Tàu dày mả tổ Việt, kẻ chủ động cõng rắn cắn gà nhà, kẻ mãi quốc cầu vinh, trùm Việt gian phản quốc. Linh là kẻ “Ta thà làm tôi tớ cho kẻ thù phương Bắc, chớ nhất định không để cho những người dân chủ yêu nước làm Vương nước Nam”

    Tội của Linh và băng đảng sẽ được nhân dân Việt Nam xử bằng cách đào mồ bọn chúng, lấy xương ra đập nát rồi quăng xuống biển Hà Tĩnh, Quảng Bình nơi biển bị nhiễm độc không con cá nào sống sót .

  3. ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH

    Rồi lịch sử cũng sẽ bày ra hết
    Từng chút thôi mà sẽ có còn gì
    Chuyện ngày xưa kể lại Tống Văn Công
    Qua hồi ký phơi bày ra cũng tốt

    Đấy mặt trái của cuộc đời là vậy
    Kiểu tuyên truyền trong chế độ độc tài
    Làm dân ngu ở mãi thế mê lầm
    Chỉ chóp bu một vài tay lợi dụng

    Điều đó cũng có gì đâu mà lạ
    Dân trở thành lũ cá nhốt vào chum
    Có thấy chi ngoài rặt cái tối tối um
    Để nắm thóp tha hồ chơi khẩu hiệu

    Giờ chợt tỉnh nhưng già rồi cũng thế
    Đã tàn hương và nhan sắc trôi theo
    Khóc buồn cho một thân phận bọt bèo
    Bởi trải cảnh kiểu cành chim lá gió

    PHƯƠNG NGÀN
    (27/3/17)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên