Đức: Những ngày cầm quyền cuối cùng của bà Merkel

6
Từ trái, Malgorzata Jeziorska, bây giờ là giảng viên hóa học lượng tử; Joachim Sauer, chồng bà Merkel; và nhà lãnh đạo tương lại của Đức tại trường đại học ở Bachotek, Ba Lan, năm 1989. (Bogumil Jeziorski/AFP/Getty Images)

Sau 16 năm cầm quyền, triều đại của Thủ tướng Đức Angela Merkel sắp kết thúc. Bằng việc tự ý rút lui khỏi cuộc bầu cử toàn quốc vào tháng này, bà sẽ trở thành thủ tướng đầu tiên của Đức rời chức vụ theo ý mình.

Nếu các cuộc điều đình để thành lập chính phủ mới vẫn chưa dứt khoát sau cuộc bỏ phiếu ngày 26 tháng 9, bà có thể vượt qua cựu Thủ tướng Helmut Kohl để trở thành nhà lãnh đạo tại vị lâu nhất của nước Đức đương đại. Bà là người thâm niên nhất trên chính trường châu Âu – đến độ giới trẻ Đức không nhớ thủ tướng nào khác ngoài bà.

Những người ngưỡng mộ bà đã ca ngợi bà đủ thứ, từ thủ lĩnh của thế giới tự do đến tầm bà Trưng bà Triệu thời hiện đại – những vai mà bà nói mình không dám nhận. Tuy nhiên, bà đã nhiều lần được xướng tên trong số những phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Tổng thống Mỹ Obama gọi bà là một lãnh đạo chính trị xuất sắc tầm toàn cầu.

Nhưng bà để lại một di sản phức tạp. Có người khen phong cách chính trị khiêm tốn, hướng tới sự đồng thuận của bà. Có người cho rằng bà thiếu những quyết định táo bạo, đặc biệt là khi đối mặt với một nước Nga hung hăng và một Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ .

Năm 2015, bà đã mở cửa cho hơn 1 triệu người tị nạn, chủ yếu đến từ Syria bị chiến tranh tàn phá. Nhưng thời gian cầm quyền của bà cũng chứng kiến chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy, khiến cho nhiều người cực hữu đã lọt vào quốc hội.

Dù được mệnh danh là “thủ tướng khí hậu” nhờ những lời hứa về môi trường, bà rời nhiệm sở trong lúc Đức là nhà sản xuất than ô nhiễm lớn nhất thế giới.

Các nhà sử học sẽ tranh luận về di sản của bà trong nhiều năm tới. Điều chắc chắn: sự ra đi của bà sẽ để lại một khoảng trống sau cuộc đời làm chính trị của bà kéo dài hơn ba thập niên, bắt đầu trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh đang hấp hối.

Bức tường Berlin

Sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989 đã mở ra cơ hội chính trị cho Merkel, người con của một mục sư bên Đông Đức cộng sản. 

Trong một bài phát biểu tại Đại học Harvard vào năm 2019, bà kể lại mỗi ngày bà phải đi ngang qua bức tường đó để đi làm tại một viện khoa học. “Bức tường Berlin đã hạn chế cơ hội của tôi. Nó cản đường tôi theo cái nghĩa đen của nó.”

Bà 35 tuổi khi cái biểu tượng lâu bền nhất của Chiến tranh Lạnh sụp đổ thê thảm. “Nơi mà trước đây chỉ có một bức tường u tối, một cánh cửa đột nhiên mở ra. Đối với tôi cũng vậy, đã đến lúc để mình bước qua cánh cửa đó. Khi đó, tôi đã bỏ dở công việc của một nhà khoa học và bước vào chính trường. Đó là thời khắc lý thú và kỳ diệu ”.

Lịch sử đó, theo nhiều cách, đã định hình nền tảng chính trị của Merkel khi bà cố gắng muốn Đức và châu Âu trở thành một cầu nối giữa Đông và Tây.

Tôi luyện trong chính trị

Khi bà tham gia chính trường, bà thăng tiến rất nhanh. Bà gia nhập đảng Dân chủ Ky-tô giáo – một đảng lâu đời, bảo thủ và do nam giới thống trị – và được bầu vào Quốc hội, Bundestag, vào năm 1990. Nhờ có sếp là ông Kohl, thủ tướng Đức lúc đó đỡ đầu, bà được bổ nhiệm làm bộ trưởng phụ nữ và thanh niên; một năm sau, bà trở thành phó chủ tịch đảng. Trong thời gian đầu làm chính trị, bà có biệt danh là “cô gái của Kohl”.

Nhưng trong một động thái khiến nhiều người trong chính trường Đức sửng sốt, bà đã phê phán Kohl trong một bài vào tháng 12 năm 1999 và kêu gọi người quan thầy cũ của mình từ chức. Tới giờ, bà vẫn giải thích sự tín nhiệm của ông Kohl và của đảng đã bị tổn hại trong một vụ tai tiếng quyên góp.

“Vì vậy, toàn đảng phải làm lại từ đầu, đảng phải tự tin để tranh đấu với đối thủ chính trị trong tương lai; ngay cả khi không có con ngựa chiến cũ, như Kohl thường thích tự gọi mình như vậy.”

Sau này Kohl xác nhận về câu chuyện đó: “Tôi đã kết nạp kẻ giết mình, tôi đã để cho con rắn trườn trên cánh tay tôi.”

‘Từng bước nhỏ’

Thắng lợi bầu cử cực kỳ mỏng như lưỡi dao cạo đã đưa Merkel lên nắm quyền vào năm 2005. Không mấy ai mong đợi sẽ có thay đổi sâu rộng và các nhà phê bình cũng không nghĩ rằng bà sẽ tồn tại lâu.

Trong bài phát biểu đầu tiên với tư cách thủ tướng, bà nói: “Nhiều người sẽ nói chính phủ liên hiệp của tôi sẽ tiến hành nhiều bước nhỏ chứ không phải một bước lớn. Tôi sẽ trả lời họ: Vâng, đó chính là cách chúng tôi sẽ làm.”

Bà nhậm chức trong một thời kỳ nước Đức tương đối ổn định, nhưng châu Âu sắp sửa bị ảnh hưởng bởi những cuộc khủng hoảng liên tiếp.

Bão tố trong khu vực dùng Euro

Khi cuộc khủng hoảng nợ của khu vực đồng Euro bắt đầu lan rộng vào cuối năm 2009, bà Merkel đã giúp chỉ đạo các nỗ lực để cứu đồng tiền chung của lục địa. Bà lập luận: “Nếu đồng euro sụp, châu Âu sẽ sụp.”

Cố gắng cột chặt túi tiền của châu Âu, Merkel đã trở thành gương mặt đại diện cho sự tiết kiệm, khắc khổ của Bắc Âu. Bà trở thành một nhân vật bị nhiều người ghét ở các nước như Hy Lạp khi họ bị buộc phải thắt lưng buộc bụng. Báo chí Hy Lạp so sánh bà với Hitler, và trong nhiều năm, các chuyến thăm của bà tại đây được đánh dấu bằng các cuộc biểu tình.

Cuối cùng, bà đã giúp Đức và khu vực đồng euro trấn áp được mối đe dọa. Hồi gần đây, bà cho biết bà đó là một trong những thành tựu lớn nhất của mình khi làm thủ tướng.

Làn sóng di dân

Có lẽ thời điểm quan trọng nhất trong sự nghiệp chính trị của bà Merkel là vào năm 2015 khi số lượng người tị nạn đến châu Âu bắt đầu tăng lên. Nhiều người đã chạy trốn khỏi cuộc nội chiến ở Syria và thực hiện các cuộc hành trình nguy hiểm bằng đường biển đến châu Âu.

Merkel đã mở ra cánh cửa của Đức. Trong một nhận xét thường được đưa ra sau khi thăm một trung tâm tị nạn vào tháng 8 năm đó, bà cam đoan với công chúng Đức: “Wir schaffen das” – “Chúng ta làm được mà”.

Tổng thống Mỹ Obama phải thốt lên vào thời điểm đó: “Bà ấy đang ở lề phải của lịch sử.

Nhưng lập trường thân thiện với người tị nạn của Merkel đã gây chia rẽ trong các nước châu Âu và tại Đức, phe cực hữu lại mạnh thêm, trong lúc sự ủng hộ của người dân đối với bà giảm đi.

Đại dịch

Vào thời điểm thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng mang tính lịch sử tiếp theo, bà Merkel đã học được tầm quan trọng của việc giao tiếp rõ ràng và thẳng thắn. Khi một số nhà lãnh đạo thế giới tỏ ra do dự, bà nổi bật với cách tiếp cận dựa trên khoa học.

Đại dịch đã bộc lộ một số khuyết điểm của đất nước, bao gồm cả sự thiếu linh hoạt đã cản trở việc triển khai vắc xin. Nhưng đa số người Đức ủng hộ sự lãnh đạo của bà Merkel trong lúc có đại dịch.

Đông và Tây

16 năm cầm quyền của bà Merkel đã chứng kiến ​​sự thay đổi trật tự thế giới. Washington đã gây áp lực buộc Đức phải có lập trường cứng rắn hơn đối với Nga và Trung Quốc; nhưng vì đã từng lớn lên trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, bà Merkel nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phải tránh một cuộc chiến tranh khác.

Bà đã cố gắng tách biệt các hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Quốc và chủ nghĩa bành trướng của Nga khỏi các vấn đề thương mại và kinh tế, do đó, đôi khi bà cũng thấy mình lạc lõng với các nước láng giềng châu Âu.

Nhiều lúc, mối quan hệ của bà với Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng có căng thẳng và đối nghịch nhau. Nhưng bà nói rằng điều quan trọng là phải giữ cho các kênh đối thoại được mở. Bà cho biết mặc dù bà dị ứng với chó, đúng ra là sợ chó, nhưng có lần trong một cuộc họp song phương Putin đã mang vào phòng họp chú chó Labrador to đùng của mình vào và bà nghĩ rằng Putin muốn áp đảo tinh thần bà.

Trên cương vị thủ tướng đã trải qua 4 đời tổng thống Hoa Kỳ, bà vẫn cam kết gắn bó với liên minh xuyên Đại Tây Dương, ngay cả khi quan hệ đôi bên bỗng nhiên đặc biệt căng thẳng dưới thời Tổng thống Trump. Trong một khoảnh khắc đáng nhớ vào năm 2018, tài khoản Instagram chính thức của Merkel đã đăng một bức ảnh cho thấy bà đang cúi người xuống bàn như thách thức Trump trong khi Tổng thống Mỹ ngồi ở phía bên kia bàn và khoanh tay.

Kế tiếp là gì?

Năm nay 67 tuổi, Merkel cho biết bà không tìm một vai trò chính trị mới. Bà chưa biết phải làm gì kế tiếp “Tôi có muốn viết lách, diễn thuyết, đi bộ trên đường mòn hay không? Tôi có muốn ngồi nhà không? Tôi có muốn đi du lịch thế giới không?” 

Merkel thường từ chối các câu hỏi về di sản của mình, nói rằng bà không thích phân tích lịch sử và bà muốn tập trung hoàn thành công việc được trao, thay vì nghĩ đến quá khứ hoặc mình sẽ được lịch sử nhắc nhở như thế nào.

Nhưng tại một buổi tâm tình với quần chúng ở thị trấn ven biển Stralsund vào năm 2019, khi người ta hỏi bà muốn lũ trẻ của 50 năm nữa rút ra kết luận gì về bà sau khi đọc sử.

“Bà ấy đã có cố gắng,” là câu trả lời. 

(Theo WP)

6 BÌNH LUẬN

  1. Bà Merkel làm lợi cho nước Đức , dân Đức ngưỡng mộ và ca ngợi
    bà là điều rất đúng ,không có gì để càm ràm cả .

    Nhưng tôi là người ngoài nước Đức . Hành động phá rào buôn bán
    làm ăn với Trung cộng ,là một điều đáng trách . Hành động này
    khiến Mỹ và các nước khác ,sợ mất thị phần đối với mấy tỷ dân
    Trung hoa kia ,đã khiến họ mở toang cửa để làm ăn với Trung cộng .
    Vì hành động cạnh tranh thị trường này mà khiến Trung cộng được
    lợi thế trong việc chèn ép để chuyển giao cộng nghệ cho Tàu .

    Bây giờ thì hàng hoá của Tàu cạnh tranh được với tất cả thị trường
    nội địa của Âu,Mỹ . Tạo ra con quái vật ngang ngược Trung cộng ngày
    nay,không thể nào kìm chế được , lỗi của bà Merkel của Đức và tay
    tổng thống mì ăn liền Bill Clinton của Mỹ lớn lắm .

  2. Đánh giá sự nghiệp cuộc đời chính trị của bà thủ tướng nước Đức (đúng ra là Chancellor of Germany) Angela Merkel có lẽ để người dân nước Đức đánh giá là đúng nhất là vì bà là người Đông Đức phục vụ cho quyền lợi của nước Đức.

    Bà Merkel có 2 lợi điểm mà người thầy tiền nhiệm hoặc bất cứ lãnh đạo nào cũng không có được là vì; thứ nhất là bà là một người xuất thân từ Đông Đức đã từng sống dưới chế độ cộng sản mà nước Đức chọn bà làm thủ tướng sau khi thống nhất là vận may vì cần có sự đoàn kết đất nước; và thứ hai bà một phụ nữ ăn nói mềm mỏng dễ thuyết phục các chính khách nam trên thế giới. Tại sao bà cầm quyền được lâu như vậy thì cũng bởi 2 lợi điểm trên nên dễ làm bạn với Putin và cộng sản nước Tàu. Cho nên, để có được lợi ích cao cho nước Đức mà bà không ngần ngại xé rào làm ăn riêng với các nước cộng sản này hơn là chia xẻ lợi ích chung với Mỹ và EU dù vẫn sống nhờ cây du che chở của nước Mỹ để bớt chi tiêu về quốc phòng. Và khi thế giới bị khủng hoảng tài chánh, kinh tế suy trầm, thì kinh tế nước Đức vẫn vững như bàn thạch. Bà làm việc chỉ cho quyền lợi nước Đức, tuy nhiên, khi bà nhận người tỵ nạn vào nước Đức thì bị chính người dân Đức phản đối chống lại bà vì quyền lợi của người dân bị va chạm.

    Tóm lại, đương nhiên ai cũng thừa nhận là Tây Đức giàu có, tuy vậy, bà Merkel có công đưa Đông Đức sau thống nhất thoát cảnh nghèo đói mà vẫn giữ vững nền kinh tế nước Đức mạnh nhất Âu Châu nên đã được lòng cả nước.
    nv

    • 15 năm sau khi Đức thống nhất, A. Merkel mới cầm quyền, cho nên bà đã không phải chịu ảnh hưởng xấu của cuộc tái hợp 2 miền Đông Tây đã một thời sóng gió vè mặt kinh tế, xã hội…làm suy nhược một nước Tây Đức cực kỳ phồn vinh hào phóng đối nội lẫn đối ngoại.

      Chính thủ tướng Helmut Kohl, cha đẻ của nước Đức thống nhất mới là kẻ phải đương đầu với các biến chứng của sự xáo trộn nầy, sự xáo trộn khiến nước Đức không còn tràn đầy sinh lục như xưa,
      khi Helmut Kohl quá tha thiết giấc mộng thống nhất với bất cứ giá nào, dành mọi ưu đãi cho người anh em phía Đông:
      đồng Mark Đông Đức, chỉ bằng giá trị 1/4 đồng Tây Đức khi GDP Đông Đức bằng 1/5 Tây Đức, đã được Helmut Kohl cho sang bằng ngang nhau sau thống nhất; lương công chức phía Đông được giữ nguyên khi họ tiếp tục công việc cũ tại phía Tây, và nhiều khoản trợ cấp xã hội hào phóng cho thất nghiệp, cho việc dạy nghề, nâng cao chất lượng, năng suất lao động vốn rất thấp ở Đông Đức…
      Đó là chưa kể dân Đông qua Tây bị xem là có tác phong lao động uể oải, câu giờ…vì mặc cảm nơi mới đến, kể cả tâm lý hưởng thụ, lười biếng từ những tệ đoan trong nền sản xuất cũ.
      . Dân Tây Đức phẩn nộ về thực tế nầy; họ cảm thấy mình phải chịu gánh nặng vô lý nầy! Xã hội Đức có phần chia rẽ và chỉ trích việc thống nhất có phần cảm tính, vội vã.
      Báo Times đã có một số in hình bìa biểu tượng nước Đức thống nhất là một cây đại thụ bị cưa cụt, từ cái gốc to tướng mọc lên 2 chồi con nhỏ xíu, ý nghĩa đó là nước Đức đang bắt đầu mọc lên lại!

      Bà Merkel hoàn toàn thoát khỏi các khó khăn sóng gió nầy.

      Là một viên chức cựu cs, bà không hề dị ứng với các nước cs như Tàu, hay cựu cs như Nga, thế nên dễ dàng chung mâm chung đũa với họ. Buôn bán trục lợi từ TQ; hợp đồng liên doanh cùng Nga trong đại dự án Dòng Chảy Phương Bắc ll một thời đã làm cho Trump rất bực mình. Ăn nằm với địch thì khi nó trở mặt chỉ có chết.
      Thế nhưng Merkel lại bám riết Mỹ xin được bảo vệ. Mỹ rút bớt lực lượng tại Đức đưa qua Ba lan thì bà liền la lối, giận dỗi Mỹ ra mặt!
      Đức là một kẻ thực dụng ích kỷ, có phần xảo trá…dưới thời Merkel; có lẽ là hậu quả tất nhiên của gene Cs bàng bạc trong con người đứng đầu hành pháp của cường quốc kinh tế này vậy!

      Đúng như NV nói, Merkel chỉ tốt với chính dân Đức thôi!

      • Đúng như HuePhan nói thời gian đầu nước Đức mới thống nhất thủ tướng Helmut Kohl và dân Tây Đức gánh rất nhiều khó khăn và chắc chắn là phải vậy vì đó cũng là cái giá ban đầu Tây Đức phải gánh chịu khi muốn thống nhất và bà Merkel may mắn tiếp nhận sau khi nước Đức yên hơn và léo lái tới ngày nay.
        nv

        • May mắn cho nước Đức . Phía tự do tư bản đứng
          ra làm cuộc thống nhất cho phía cộng sản,những
          cái xấu ,ghê tởm nhất của xã hội cộng sản đã được
          bao dung và dễ dàng hội nhập vào cái xã hội văn
          minh của nước Đức .

          Ở Việt Nam,thì ngược lại . Người cộng sản đã làm
          cuộc “thống nhất” đất nước . Những cái dối trá ,lọc
          lừa,xấu xa ghê tởm nhất lên ngôi ngự trị .
          Bây giờ cả một đất nước chìm vào bi kịch, không
          có lối thoát .

          • Người Đức không bao dung và dễ dàng cho phép hội nhập vào đất nước họ cái chủ nghĩa ma quỉ cs.
            Đức là nạn nhân của chính họ, khi họ hoan hô đi theo lãnh tụ Đệ Tam QX sau những ức chế chính trị để lại từ Đệ nhất Thế chiến. Để rồi họ phải sống kinh hoàng trong địa ngục Quốc xã và Thế chiến 2.
            Số phận của tội phạm chiến tranh nằm trong tay những kẻ thắng trận. Họ bị chia chác, chia đôi. Và 1/2 rơi vào tay cs LX là hậu quả của một hoà ước sau Thế chiến.
            Họ như cô gái bị bán vào chợ nô lệ của giang hồ chính trị. Triều tiên cũng thế, khi rơi vào tay LX và Tàu cộng.
            Phần còn lại, Tây Đức và Nam Hàn, có diễm phúc được Tư bản bảo kê. Ai cũng thấy thiên đường ở đâu.

            VN là số phận đen như mõm chó mực.
            Nếu Quang Trung còn thọ đến 80 tuổi, biết đâu Ông đã là một Minh Trị Thiên hoàng.
            Không Nguyễn Phúc Ánh không Bá Đa Lộc, không HCM không ĐBP; không Geneva 54 KHÔNG PARIS 72…và KHÔNG SAIGON 30/4/75!
            Và dĩ nhiên không một VN bất hạnh hiện nay.

            Mẹ kiếp số phần!
            Quả báo của Triều Minh Mạng xoá Chiêm Thành Chân lạp chăng?!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên