Nhà chức trách Nga đang tăng cường sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để theo dõi những người biểu tình đối lập, mò đến tận nhà của họ để bắt – và Nga đang chạy đua với Trung Quốc, sử dụng công cụ này để nghiền nát phe đối lập.
Tuy nhiên, khi các nhân viên an ninh của nhà nước bị nghi giết người hoặc tấn công các nhà báo và các nhà hoạt động đối lập, các camera giám sát đôi khi bị tắt hoặc gặp “sự cố”.
Và hệ thống này bị rò rỉ đến mức dữ liệu theo dõi cá nhân có thể mua với giá không mấy đắt trên thị trường chợ đen khét tiếng của Nga, cùng với tất cả các loại thông tin cá nhân khác. Thậm chí ngôi chợ trên mạng buôn bán lén lút còn có một cái tên riêng: probiv.
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới trong việc triển khai một mạng lưới công nghệ nhận dạng khuôn mặt rộng lớn, trong đó có nguyên một hệ thống riêng để theo dõi và trấn áp dân tộc thiểu số Uyghur. Nước Nga của Putin đang chạy đua để bắt kịp.
Các công ty của Nga như NtechLab đã được nhà chức trách đặt hàng để sản xuất các phần mềm nhận dạng khuôn mặt tinh vi nhất thế giới, giúp nhà chức trách phản công phe đối lập, phe thường hay sử dụng mạng xã hội để vạch trần chế độ vơ vét cho gia đình và cánh hẩu của Nga, phê phán lối sống xa hoa của các đồng minh chính trị của Tổng thống Putin.
Sergei Sobyanin, Thị trưởng Moscow cho biết hệ thống nhận dạng khuôn mặt – được triển khai tại Moscow vào tháng 1 năm 2020 và lan sang ít nhất 10 thành phố khác – hiện được sử dụng trong 70% các cuộc điều tra tội phạm. Moscow có hơn 189.000 camera nhận dạng khuôn mặt, chưa kể hơn 12.300 camera khác trên các toa tàu điện ngầm ở Moscow.
Sarkis Darbinyan, luật sư của Roskomsvoboda, một tổ chức bênh vực quyền về kỹ thuật số có trụ sở tại Moscow, cho biết: “Camera đang được sử dụng ngày càng nhiều để chống những người biểu tình và các nhà hoạt động. Tất cả camera này đều quét khuôn mặt của những người đi biểu tình và sau đó thông tin sẽ nằm trong hệ thống.”
Trong các cuộc biểu tình vào tháng Giêng và tháng Hai phản đối việc bỏ tù lãnh đạo đối lập Alexei Navalny, tổ chức Roskomsvoboda đã nhận được hơn một chục báo cáo về những người biểu tình bị bắt tại nhà hoặc trong tàu điện ngầm Metro, gợi ý rằng những người bị bắt đã bị các hệ thống giám sát theo dõi, luật sư Darbinyan cho biết.
‘Trại tập trung kỹ thuật số’
Kỹ thuật giám sát và nhận dạng khuôn mặt ngày càng được sử dụng rộng rãi trong ngành thực thi pháp luật tại nhiều nước, khiến các nhóm bảo vệ quyền riêng tư phải báo động.
Cơ quan FBI của Mỹ đã sử dụng tính năng nhận dạng khuôn mặt, video giám sát và các phương tiện khác để điều tra vụ bạo loạn ngày 6 tháng 1 tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ. Tại Anh, năm ngoái, cảnh sát South Wales đã thua một vụ án mang tính bước ngoặt khi một tòa phúc thẩm phán quyết rằng công nghệ này vi phạm quyền riêng tư và luật về quyến bình đẳng.
Nhưng ở các quốc gia độc tài lại là một chuyện rất khác.
“Thay vì công cụ được sử dụng vì lợi ích của thành phố, nó đang được sử dụng như một công cụ giám sát toàn diện và kiểm soát toàn bộ công dân”, Sergei Abanichev, một người biểu tình đã bị tù sau khi bị bắt bằng công nghệ nhận dạng khuôn mặt, cho biết.
Anh ta đã ném một cái ly bằng giấy không có nước về phía cảnh sát trong khi đi biểu tình vào mùa hè năm 2019 để tỏ ý phản đối chứ không có ý định gây hại cho ai. Một tuần sau, 9 cảnh sát đặc nhiệm đập cửa căn hộ của anh. Anh ta bị buộc tội gây bạo loạn và gây rối trật tự công cộng, phải ngồi tù một tháng trước khi lệnh khởi tố bị hủy.
Anh nói, trải nghiệm đó đủ để ngăn anh tham gia vào các cuộc biểu tình năm nay. Tuy nhiên, vào ngày 31 tháng 1, khi có hơn 4.500 người bị bắt trong các cuộc biểu tình, cảnh sát đã còng tay anh trong tàu điện ngầm. Họ nói với anh rằng hệ thống nhận dạng khuôn mặt của tàu điện ngầm đã kích hoạt “cảnh báo cao” về anh. Sau đó, anh đã bị thẩm vấn trong nhiều tiếng nhưng cuối cùng được trả tự do. Darbinyan nói rằng có lẽ nhà chức trách chỉ muốn gieo rắc nỗi sợ hãi và hù dọa các nhà hoạt động.
Anh nói: “Nếu ai đó biết họ có thể bị theo dõi, họ có thể thay đổi hành vi. Họ có thể quyết định không tham gia một cuộc tụ tập, một cuộc biểu tình hoặc thậm chí có thể không đi nhà thờ vì họ biết rằng họ có thể bị theo dõi.”
Vào ngày 31 tháng 1, nhà hoạt động Kamil Galeyev phải ngổi yên trong nhà ba giờ trước khi một cuộc biểu tình lớn bắt đầu. Ông nói, cảnh sát không cho ông ra khỏi nhà dựa trên những ảnh nhận dạng khuôn mặt khi ông đi biểu tình ngày 23 tháng Giêng. Sau đó, ông bị tù 10 ngày.
Một nhà hoạt động khác, Mikhail Shulman, bị bắt bên trong tàu điện ngầm vào ngày 31 tháng 1 do kỹ thuật nhận dạng khuôn mặt. Chuyện này khiến anh ấy cảm thấy như thể mình đang sống trong một “trại tập trung kỹ thuật số”, anh viết trên trang web của Roskomsvoboda.
Chợ trời dữ liệu
Dữ liệu giám sát nhận dạng khuôn mặt được đưa vào cơ sở dữ liệu trung ương có tên Trung tâm Tích hợp Xử lý và Lưu trữ Dữ liệu, để các cơ quan thực thi pháp luật và một số quan chức có thể truy cập. Nhưng các quan chức “biến chất” đã mang bán các dữ liệu này trên “probiv”, một thị trường chợ đen đang phát triển mạnh của Nga. Thứ gì cũng có: hồ sơ chuyến bay, hồ sơ điện thoại di động và các dữ liệu khác.
Khách hàng của chợ này là các nhà báo điều tra bê bối của quan chức, các tội phạm muốn theo dõi các mục tiêu tiềm năng, và các thám tử tư được thuê mướn để điều tra vợ chồng, tình địch, nhân viên hoặc đối tác kinh doanh.
Một số cán bộ làm cho Trung tâm Tích hợp Xử lý và Lưu trữ Dữ liệu đã bị bắt về tội giao dịch trên thị trường probiv.
Bà Anna Kuznetsova cho biết năm ngoái, sau khi thấy quảng cáo về dữ liệu nhận dạng khuôn mặt trên Telegram, bà đã trả 200 đô la để nhận dữ liệu từ 79 camera ở Moscow, cung cấp thông tin về thói quen hàng ngày, địa chỉ cơ quan, nhà riêng và tuyến đường của bà.
Nhà báo Andrei Kaganskih đã mua quyền truy cập dữ liệu về bản thân trong 5 ngày từ một số máy ảnh theo dõi khuôn mặt của anh trong hơn một tháng. Ông cho biết chỉ cần 30.000 rúp (khoảng 400 đô la Mỹ) ta có thể mua quyền truy cập vào tất cả các camera của hệ thống.
Theo Washington Post
Thằng Phét đả phá quấy và bôi bẩn trang anhbasam.wordpress.com, với nickname là “chiên da diết kiến nghị”.
Pà miạ bọn Nga vói Tào+ cứ băt chuoc nhau cách ‘quản lý nguòi dân’ bằng các công nghệ tin học tiên tiến quá. Thèng MẼO củng chằng vưà chi à nghen. Cứ mỏi khi buóc ra khỏi nhà đi chợ búa hay đi shopping thì trung bình mỏi nguoi dân MẼO bị chụp hình 14 lần. Không biét bọn MẼO chúng chụp hình là chó gì mà chụp lắm thế nếu khong phải là dùng những camera dó đẻ nhận dạng khi cần thiét.
Thèng Nga voi thèng Tào+ thi đua nhau vé cách quản lý nguoi dân mot cách chăt chẻ như thế là vi phạm nhân quèn lắm đó nghen. Mẽo nên áp lực thêm nưả hoạc nếu cần thiết thì………….trừng phạt chít miạ bọn chúng đi. Néu MẺO trừng phạt mà không hiẹu quả thì cứ viẹc giao viẹc này cho đám NGUY TAN DƯ 3/// Bolsa là có hiẹu quả ngay. Bảo đảm đám này chỉ “TRỪNg TRỊ BẰNG MỒM và xách cờ 3/ đi bieủ tình ” thôi là Nga và Tào+ sụp ngay.
Nhó hồi ngày 6 tháng 1 đâu năm 2021 này không, đám Ngụy Tàn Dư 3/// đả hien ngang chiém và cắm cờ tren nóc Capitol HIll tức là toà nhá quốc hôi của MẼO rồi đó. Sau đó Pelosi , lảnh tụ da sô’ taị Hạ Viẽn phải ra xin lổi và năN nỉ Ngụy Tàn Dư xin lại capitol Hill đẻ làm viẹc không thì MẺO mất toi toà nhà quôc hoị rồi đó. Nên nhó Ngụy Tàn Dư có thẻ dieu khiẻn duoc luon cả thé giói luon dó nghen đừng có mà tuỏng bở.
Phét ơi cháu phá quấy anh ba sàm thì rất là tốt
còn cái trang DCV này không dể đâu cháu à
để bác hỏi ý kiến chuyên gia trung quốc rồi sẻ chỉ đường cho cháu
Tau đang ở La Mã và muốn ị đây, Nhà Xí La Mã mi ở đâu để tau ị vào đầu mày.
Mày cứ ỉa hàng trăm đống vào cái nhà xí La Mã của bác mày.
Phét ơi cháu điên rồi à
sao lại ỉa vào chổ cư trú của bác
may mà bác nằm trong hòm kiếng
nếu bác ở ngoài thì đả dính cứt khắp người
bác sợ quá