Ngày 11/3/21 ghi dấu nước Mỹ và cả thế giới đã trải qua một năm co cụm sống với Covid-19, một loại siêu vi khuẩn xuất phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc bên Trung Quốc và lây lan ra khắp nơi trong năm 2020, gây khủng hoảng y tế toàn cầu vì chưa có thuốc chữa.
Ngày này năm ngoái Tổ chức Y tế Thế giới WHO công bố siêu vi khuẩn xuất hiện vào cuối năm 2019 là một đại dịch, lây nhanh ở nơi phát sinh và đang lan ra thế giới, nhiều nhất ở Ý, Hàn quốc và trên một trăm quốc gia đã có người nhiễm bệnh.
Chiều hôm đó Tổng thống Donald Trump ban hành lệnh cấm du khách vào Mỹ từ châu Âu, ngoại trừ từ Anh quốc.
Khi WHO công bố đại dịch toàn cầu, nước Mỹ mới có hơn nghìn ca nhiễm và chừng ba chục người chết vì Covid. Điều quan ngại là tốc độ lây lan và người nhiễm bệnh có thể chết, nhất là người già và những người có bệnh nền.
Hơn tháng trước đó, ngày 27/1 nhật báo Washington Post chạy tin trang nhất về bệnh dịch mới: “Chinese virus infections and death toll spike” và đưa tin trên 50 triệu người dân ở Trung Quốc bị phong toả và có nhiều người đã chết vì dịch này. Bài báo cho biết CDC, cơ quan kiểm soát bệnh dịch của Hoa Kỳ, xác nhận 5 ca nhiễm tại Mỹ và cảnh báo có nguy cơ lây lan trong dân.
Ngày 31/1 Tổng thống Trump ban hành lệnh cấm du khách từ Trung Quốc vào Mỹ.
Tết Canh Tý rơi vào ngày 25/1/20. Truyền thông đưa tin Vũ Hán như thành phố ma, không bóng người qua lại khi tết về. Trong khi vùng Vịnh San Francisco vẫn có sinh hoạt lễ hội vui chơi đón tết, vẫn tụ họp xem tranh giải Super Bowl sôi nổi giữa đội nhà 49ers và đội Chiefs từ bang Missouri. Diễn hành mừng xuân của người Hoa vẫn tưng bừng trong tiếng pháo rền vang.
Một tháng sau tết, vùng San Francisco mới thực sự dao động trước những tin tức về bệnh dịch lây lan nhanh và gây tử vong cho nhiều người ở các tiểu bang Washington, New York.
Ngày 9/3 du thuyền Grand Princess với hai nghìn du khách, có hai chục người bị nhiễm, được cho vào đậu ở một khu biệt lập tại bến cảng Oakland, California sau khi phải chạy lòng vòng ngoài khơi nhiều ngày.
Du khách được di tản, đưa đi cách li tại những căn cứ quân sự trên toàn nước Mỹ trước khi cho về lại với gia đình. Đó là biện pháp cách li triệt để nhất để phòng lây lan bệnh dịch trong nước Mỹ.
Nhưng sau đó các biện pháp phòng dịch trên nước Mỹ chỉ mang tính tự nguyện. Nhiều người xét nghiệm với kết quả dương tính, giới chức y tế cũng chỉ khuyến cáo về nhà tự cách li với người thân, không có các trung tâm cách li cho người bệnh.
Khi số người bị nhiễm nặng tăng lên và bệnh viện hết chỗ là lúc khủng hoảng y tế xảy ra tại nhiều nơi ở Hoa Kỳ, nặng nhất là New York.
Giữa tháng Ba 2020 California có 150 ca nhiễm và vài người chết. Vùng Vịnh San Francisco mới có vài chục ca và đã ban hành lệnh ở trong nhà – Shelter-in-Place. Trường học đóng cửa. Cơ sở thương mại, nhà hàng ăn, quán rượu, khu giải trí ngưng hoạt động. Giáo đường, đền thờ cũng cài then. Nói chung chỉ còn những siêu thị, cây xăng và ngân hàng mở cửa. Vùng vịnh San Francisco là khu vực đầu tiên ở Mỹ có lệnh cấm túc.
Ít ngày sau, lệnh đóng cửa được Thống đốc Gavin Newsom ban hành cho toàn tiểu bang. Các trường lên kế hoạch chuyển qua dạy trực tuyến cho đến hết niên học.
Một vài lần tôi lái xe chạy vòng vòng quan sát. Sáng thứ Hai đầu tuần mà xa lộ thật vắng cho tôi cảm giác lo âu như chưa bao giờ có. Chiều xuống, đường phố không còn chút sinh động, vắng lặng như thành phố ma.
Tương lai rồi sẽ ra sao. Có đủ nhu yếu phẩm trong những ngày tới. Bệnh dịch sẽ kéo dài bao lâu? Có hy vọng gì cho nắng ấm sẽ làm Covid biến đi như Tổng thống Trump nói?
Động đất lớn năm 1989 rung chuyển cả vùng, làm sập xa lộ và một mảng cầu Bay Bridge. Biến cố 9/11 gây chấn động toàn nước Mỹ. Nhưng chưa lần nào nỗi lo lắng kéo dài như trong mùa dịch này. Bao giờ cuộc sống sẽ trở lại bình thường?
Mùa hè đến trong nắng ấm và yên lặng. Cách li và phòng chống được nới lỏng. Hàng quán cho ngồi ăn bên ngoài. Nơi thờ phượng mở cửa cho cầu nguyện với số người giới hạn. Nhưng số ca nhiễm và người chết dường như không giảm. Mỗi ngày xem truyền hình hiện lên con số lây nhiễm, số ca tử vong toàn cầu và tại nước Mỹ mà lo.
Đợt bùng phát cuối năm của bệnh dịch mới kinh hoàng và tôi cảm nhận được là Covid đã đến gần. Người thân quen chết bên miền Đông, nhiều người gần gũi trong gia đình, trong cộng đồng vật vã với cơn bệnh nhiều ngày.
Chỉ sau một năm Covid đã lây lan cho gần 30 triệu người Mỹ, với 530 nghìn tử vong. Covid đã làm đảo lộn đời sống kinh tế và chính trị Hoa Kỳ.
Tổng thống Trump vì Covid mà không còn được đa số dân tín nhiệm cho một nhiệm kỳ thứ hai. Nếu không có nó, chuyện tranh đua vào Bạch Ốc năm 2020 sẽ căn cứ vào thành tích phát triển kinh tế như mọi khi. Vì Covid mà sinh hoạt kinh tế đóng băng, cách tổ chức bầu cử thay đổi và gây tranh cãi với kết quả mà cho tới giờ Donald Trump cũng chưa chấp nhận thua cuộc.
Đến nay đã có tất cả 120 triệu người nhiễm bệnh và 2 triệu 700 nghìn tử vong trên toàn thế giới.
Nhiều người thắc mắc vì sao một cường quốc như Hoa Kỳ lại có số ca lây nhiễm và tử vong cao nhất thế giới.
Hai yếu tố đưa đến khủng hoảng y tế nguy hại nhất cho nước Mỹ trong năm qua là vì một nước dân chủ và Covid đã bị chính trị hoá.
Chính trị hoá vì Cộng hoà và Dân chủ ngay từ đầu đã có cách nhình khác nhau về phòng chống Covid. Tổng thống Donald Trump, đại diện cho phía Cộng hoà, xem thường nó nên không quyết tâm ngăn ngừa. Ông cho là bệnh dịch cũng như cúm hằng năm rồi sẽ mau chóng qua đi, nên không ra lệnh đóng cửa sinh hoạt kinh tế.
Các thống đốc tiểu bang, tuỳ theo là người đảng Cộng hoà hay Dân chủ cũng có các chính sách phòng chống khác nhau. Thống đốc Dân chủ như ở California, New York ban hành lệnh cấm túc, đóng cửa doanh nghiệp sớm hơn những nơi có thống đốc Cộng hoà như Texas, Florida.
Vì chế độ dân chủ, việc lãnh đạo có chính sách giới hạn sinh hoạt không được mọi người dân đồng tình. Ở California, khi có lệnh cấm tụ họp, đóng cửa cơ sở thương mại thì vẫn có người không tuân lệnh. Một nhà thờ trong khu vực San Jose vẫn mở, giáo dân vào hát, làm việc thờ phượng vì mục sư cho rằng lệnh cấm nhà thờ mở cửa là vi phạm tự do tôn giáo. Có chủ cơ sở thương mại không đóng cửa vì muốn tự do mưu sinh. Chính quyền địa phương phải đối phó, từ cảnh cáo, thu hồi môn bài, tới tranh tụng trước toà án.
Vì thế đã có phong trào đòi bãi nhiệm Thống đốc Gavin Newsom và việc xin chữ ký đang được tiến hành. Đã có 2 triệu người ký tên, hơn số 1.5 triệu cần có để văn phòng bầu cử tiểu bang tổ chức bầu cử bãi nhiệm trong những tháng tới.
Trước khu Grand Century ở San Jose thường có một bàn lấy chữ ký bãi nhiệm vì có người Việt cho rằng Thống đốc Newsom không cho cơ sở thương mại mở cửa làm ăn, gây thiệt hại tài chính. Có người không tin vào cách Đảng Dân chủ đối phó với Covid khi xen vào cuộc sống của dân, giới hạn nhiều sinh hoạt.
Đến nay Tổng thống Joe Biden lên làm lãnh đạo đã gần hai tháng và tranh cãi về Covid vẫn làm chia rẽ nước Mỹ. Luật cứu trợ 1 nghìn 900 trăm tỉ đôla vừa được ban hành khi đem ra thảo luận tại hai viện quốc hội đã không được sự ủng hộ của bất cứ dân cử Cộng hoà nào. Vì Đảng Dân chủ đang nắm đa số cả hành pháp lẫn lập pháp nên luật được chấp thuận.
Covid đã làm rúng động chính trường Mỹ trong năm qua và còn tiếp tục ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, chính trị Hoa Kỳ trong những năm tới.
Tổng thống Biden nhận những khủng hoảng cũng như thừa hưởng thành quả của nhiệm kỳ Tổng thống Trump.
Khủng hoảng là số ca lây nhiễm và tử vong của Hoa Kỳ cao nhất thết giới, còn thành quả là thuốc tiêm chủng đã có từ ba tháng qua. Việc tiêm chủng cho dân đang được khai triển trên diện rộng để đến đầu tháng 5 mọi người lớn nếu muốn chích ngừa đều có thuốc. Tổng thống Biden hy vọng đến Lễ Độc lập 4/7 thì gia đình, người thân có thể xum họp ăn mừng.
Sau nhiều tuần với thuốc chích, hiện đã có khoảng 10%, hơn 30 triệu dân Mỹ đã được tiêm chủng phòng ngừa Covid. Tổng thống Biden có kế hoạch đưa con số lên đến 100 triệu trong những tuần lễ tới.
Một số tiểu bang, hầu hết với thống đốc Cộng hoà, như Texas, Iowa, Mississippi, Oklahoma, Wyoming, Montana, North Dakota đã bãi bỏ các giới hạn liên quan đến Covid, kể cả việc đeo khẩu trang, dù giới chức y tế cảnh báo điều đó có thể làm tăng lây nhiễm và tử vong trở lại. Các tiểu bang West Virginia, South Carolina, Connecticut và Arkansas cũng nới lỏng nhiều giới hạn để thương mại hoạt động trở lại.
Riêng California đang theo chính sách bốn mầu, căn cứ vào số ca nhiễm và số người phải nhập viện. Mầu tím hạn chế nhiều sinh hoạt, mầu đỏ cho mở cửa sinh hoạt bên trong với số người giới hạn, mầu cam cho sinh hoạt bên trong với số người nhiều hơn và mầu vàng là khi đời sống sinh hoạt trở lại bình thường.
Các thành phố quanh vùng Vịnh San Francisco nhiều nơi lúc này vẫn còn trong mầu tím hay đỏ. Hy vọng cho mùa hè sắp đến, có nắng vàng rực rỡ.
© 2021 Buivanphu
Sau mot năm voi Covid19 , nuoc Mẽo choàng tỉnh dậy thì phải đối đàu vói mot nuoc TÀU khong khoan nhuọng , nhún nhừong nhu truóc. Qua cuoc hop MỸ TRUNG tại Alaska ai củng có thể nhìn tháy là TÀU đả phang lại những cáo buọc của MẼO vè nào là Nhan Quyền, Hong Kông , Tân Cuong , Biên Đông v.vv.
Bên cạnh đó, TÀU còn chọt lại MẼO về Nhân Quyên khi mà nạn kỳ thị da màu ngày càng xem ra bủng phát tai MẼO khién MẼO khó lòng áp đặt TÀU nhu truóc.
Washington đặc biệt chỉ trích Trung Quốc về các động thái tăng cường kiểm soát chính trị tại Hong Kong, những đe dọa của Bắc Kinh với Đài Loan và cách đối xử với người Duy Ngô Nhĩ mà theo Mỹ là ngược đãi, “diệt chủng”.
Đáp lại, trong bài phát biểu dài 15 phút, ông Dương tố Washington sử dụng “sức mạnh quân sự và bá quyền tài chính nhằm mở rộng thẩm quyền và chèn ép các nước khác”. “Mỹ lạm dụng cái gọi là an ninh quốc gia để cản trở giao thương bình thường và kích động một số nước công kích Trung Quốc”, Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc nói. Ông Dương còn đánh giá nhân quyền ở Mỹ đang ở mức thấp, với việc người da đen bị giết hại.
Bây nhieu thôi củng đủ cho thien hạ thế giói tháy rằng TRUNG QUOC khong còn chấp nhận kiểu đôi’ thoại KẺ TRÊN, KẺ DUÓI như xua mà bay giò là mot cuoc đói thoai SONG PHUONG , CONG BẰNG giủa 2 cuòng quóc ngang nhau.
Phen ni nội các JOE BIDEN củng khong dể áp đặt giá trị của MẼO nhu NHAN QUYÊN , DAN CHỦ, TU DO NGON LUAN lên TÀU như truoc đay. Mệt cho MẼO đấy nghen vì nuoc MẼO có quá nhiêu ván đề về NHAN QUYỀN, DAN CHỦ nội tại mà khong giai quyet đuọc thi khi mở mồm ra phê phán TÀU thì sẻ bị phang lại và khó đở lắm lắm à nghen.
Sau mot năm vói COVID , Xả hội MẼO xem ra rôi’ loạn xà ngầu á nghen. Nạn kỳ thị màu da túi bụi. Trắng kỳ thị đen, Đen kỳ thị Vàng, Trắng kỳ thị Vàng bắn nhau chí chóe , hahahhahah. Ngụy Tàn Dư 3/// bay giò hét dám vác cơ 3/// đi nghenh ngang rồi nghen , bô’ bảo củng chẳng dám.
Ùh hén , mà sao NGỤY Tàn Dư to mồm nào là Nhan Quyền, Dan Chủ, Tu Do Ngon Luận, Cong băng Xa Hội, sao bay giò tịt ngòi trón trong nhà khong dám ló mạt ra la hét chửi rũa nhu truóc mà chỉ dám len lén bò lên mang cào bàn phím để làm cách mạng thôi , hahhahaha.
Có mot lảo NGUY TAN DƯ 83 tuỏi bị bọn Mẽo trắng đấm cho bầm mặt tháy kinh quá. Ngụy Tàn Du đâu rồi khong vác cờ 3/ “vạn năng” ra giật sạp nuoc MẼO xuóng coi nào, hehehhheeh.
Tin tù cộng đồng NGỤY đua ra đay nghen, hong phai VC viet đau nghen.
Ông H.O. Việt Nam bị Mỹ trắng tấn công ở San Francisco
heo hãng thông tấn AP, nghi can Steven Jenkins, 39 tuổi, tấn công một cụ ông trên đường số 7 ở khu trung tâm thành phố San Francisco. Sở Cảnh Sát San Francisco cho hay nghi can bị một bảo vệ đuổi theo và đấm một cụ bà khi đang bỏ chạy.
Lảo Nguy Tàn Dư này tên Ngọc Phạm, 83 tuổi. Sau khi bị đánh, ông lảo Ngụy Tan Dư té xuống đất, bị chảy máu và bầm vài chỗ trên đầu. Ông còn bị nứt xương mũi và có thể bị chấn thương cổ.
Vô báo Nguoi-viet mà đoc và xem lảo NGỤy TAN DƯ bị MẼO winh’ cho bầm tím thay ớn.
Bọn NGUY TAN DU đâu rồi mau đòi nhân quyền cho NGUY TAN DU ngay tai MẼO truóc đi rồi sau đó hảy chỏm mỏm vê thuong vay khóc muón cho Kình khủng bố nghe chua. Đúng là mot đám KHON NHÀ DẠI CHỢ
Nhan Quyền Dan Chũ, Cong Bằng, NGUY TAN DƯ mau đi đòi cho đồng đội NGỤY NGỌC PHAM mau lên.
Động đất, hoặc khủng bố 9/11, hoặc sóng thần v.v… là những tai họa chỉ xảy ra ở một nơi, một vùng, hoặc một quốc gia và chấm dứt ngay sau đó. Tuy ảnh hưởng có khi kéo dài cả năm nhưng nó không mang tính chất đe dọa nhân loại rộng lớn toàn cầu như trận đại dịch virus, và phải đợi có thuốc chủng ngừa thì mới hy vọng kiềm chế được tai họa. Thường kéo dài có khi một vài năm mới tìm ra thuốc chủng ngăn ngừa để đem cuộc sống trở lại bình thường cho nhân loại. So với trận đại dịch Tây Ban Nha xảy ra năm 1918 đã cướp mất hàng trăm triệu sinh mạng thì lần này con người đã mau chóng tìm ra thuốc chủng nhờ tiến bộ và văn minh hơn thế kỷ trước. Nhưng có một khác biệt là thiên tai khác với nhân tai, và nhiều nước, điển hình là nước Mỹ, đã lấy dịch Wuhan virus, gọi là Covid-19, bị hai đảng chính trị hóa nên con số lây nhiễm và tử vong tăng cao hơn nhiều quốc gia khác, đưa đến nạn kỳ thị chủng tộc. Tới hôm nay, thuốc chủng đã có nhưng dịch vẫn chưa hết mà tệ nạn kỳ thì chủng tộc ở nước Mỹ tăng cao chỉ vì con Covid-19 này.
Vụ bắn chết 8 người tại vài tiệm masage ở Atlanta là đáng báo động. Khi vô cớ tấn công hay bắn giết những người khác chủng tộc thì đó là hành động kỳ thị chủng tộc, hoặc nếu không thì là khủng bố. Virus Covid-19 xuất phát từ Tàu, và chỉ vì người gốc Á có cùng một màu da với người Tàu mà bị người da trắng hành hung hoặc bắn giết thì không thể biện minh không phải là kỳ thị. Đó đích thị là kỳ thị chủng tộc. Những vụ người da trắng vô cớ đánh người già gốc Á là hành động kỳ thị chủng tộc. Dù chỉ là những hành động cá nhân lẻ tẻ, nhưng khi vẫn không có biện pháp ngăn ngừa, để giết chết nhiều sinh mạng thì vấn đề đã lên tới đỉnh điểm. Chính quyền phải cấp tốc có hành động. Quốc Hội và chính quyền của tổng thống Biden nên có những biện pháp bảo vệ tất cả mọi công dân của mình.
Nước Mỹ là một quốc gia hiệp chủng, đa ngôn ngữ, văn hóa, và hùng mạnh bậc nhất thế giới là nhờ di dân. Quốc Hội Hoa Kỳ phải có luật bảo vệ công dân, chống làm suy yếu sức mạnh của nước Mỹ.
nv
Ngoài ra thì người châu Á phải biết bảo vệ cho nhau. Bất cứ khi nào thấy người khác bị tấn công thì phải bằng mọi cách nhảy vô bênh vực. Ngày trước thì nhiều khi còn bị luật pháp trói tay nhưng bây giờ thì ai ai cũng biết chúng ta là nạn nhân. Nói xin lỗi, nếu bị tấn công thì vơ được vật gì thì cứ đập kẻ tấn công bằng vật đó. Mình phải sống thì mới có mặt được ở tòa án.
Theo như bác DCLCC kêu gọi thì phe ôm chân Voi hay chùi đít Lừa đều phải đoàn kết lại để chống bọn phân biệt da trắng là thượng đẳng, da đen second class và Cờ Vàng là tầng lớp bét rem, tận cùng xã hội điên khùng tại Mẽo.
Bọn thượng đảng da trắng chúng không những uýnh người Việt người Hoa và còn vô cớ bắn chết 6 người Hàn quốc nếu chúng nổi điên khi nhìn thấy dân Á châu.
Bây giờ bọn Hồ ị Chảy, Cu boác Hồ, Bú Cu bác Hồ, Nói Leo, Tudocom…. phải đoàn kết lại không còn phân biệt phe ông chân Voi hay phe chùi đít Lừa nộp đơn vào hội chống bọn thượng đẳng da trắng do Trump làm chủ tịt.
Thấy chưa, bọn cờ vàng bị phe Voi, phe Lừa xúi nay mới biết thế nào là gìa mà còn dại. Còn có dám vác cờ vàng 3 sọc đi nghênh ngeng trên đường phố Mẽo nữa không, biết đâu có thằng Mỹ trắng nó …. pằng vài băng là về với cụ Diệm.
Cái vấn đề là những người đã chọn Mỹ là nơi để sống và lập nghiệp vẫn có sự chọn lựa và quyền tự vệ chính đáng như mọi người khác. Chỉ có đám ngu xuẩn sống trong nước của mình đời này sang đời khác lại để cho bọn cộng sản kỳ thị lý lịch tới 3 đời, để bị bọn chăn trâu áp đặt mình và gia đình vào đường cùng mà không dám phản ứng. Làm người thì phải khôn ngoan là vậy.
Con số bị nhiễm được công bố không bao giờ là con số thực tế cả. Lý do là việc phát hiện và chẩn đoán bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là phương tiện chẩn đoán, nhân lực, nơi chốn, số lượng người tham gia để được khám, ảnh hưởng bởi chính trị và kinh tế. Khi một con số được công bố thì nó có nghĩa rằng “với tình trạng hiện tại thì chúng tôi chị khám phá ngần đấy người bị nhiễm”, nó không đồng nghĩa là chỉ có bao nhiêu đó. Tương tự khi người ta bắt đầu quan tâm đến bệnh dịch ở Vũ Hán thì phải hiểu rằng nó đã lây lan từ vài tháng trước và chắc chắn đã vượt khỏi biên giới để ra tới quốc tế rồi. Nguồn bệnh đã đi theo các doanh nhân, khách du lịch từ Trung quốc ra vào các nước một cách âm thầm. Chính vì Covid-19 không gây tử vong cao như những bệnh dịch khác và triệu chứng cũng không khác với cảm cúm bình thường nên đa số người bị nhiễm không ngờ nó lại là một loại cúm mới. Tôi tin rằng rất nhiều trong số các vị đã từng bị nó rồi nhưng không biết. Chỉ hy vọng những biến thể mới của loại cúm này sẽ không khiến người đã bị sẽ dính thêm lần nữa. Xin hãy chích ngừa để tự giúp mình và giúp người.