Giáo dục tích hợp sau 8 năm khởi động vẫn bế tắc

5
Ảnh minh họa. Nguồn báo Thanhnien

 

Lời tòa soạn: Tác giả hiện đang phục vụ được 16 năm trong ngành giáo dục trung tiểu học Hoa Kỳ, một quốc gia đã áp dụng giáo dục tích hợp một cách nhuần nhuyễn.

——————–

Hơn 8 năm qua, từ ngày 28/11/2012 báo thanh niên điện tử đăng bài “Giáo dục phổ thông sẽ theo hướng tích hợp và phân hóa” của B. Thanh giới lãnh đạo giáo dục Việt Nam, những người chủ trương áp dụng giáo dục tích hợp, vẫn chẳng biết gì về giáo dục tích hợp. Họ vẫn chưa xác định được môn học tích hợp có nội dung như thế nào, chưa soạn được chương trình giáo dục tích hợp, chưa soạn được sách giáo dục tích hợp, thêm một sai lầm nặng nề nữa là qui định việc soạn các bài giảng tích hợp là trách nhiệm của giáo viên. Việc qui định như vậy đưa tới nguy cơ sẽ đổ lỗi cho tập thể giáo viên khi giáo dục tích hợp thất bại, và chắc chắn sẽ thất bại.

Trên báo điện tử giáo dục ngày 16/2/2021, bài “Dạy môn học tích hợp, coi chừng sẽ thành thầy bói xem voi” tác giả Cao Nguyên đã viết “Từ năm học 2021-2022, học sinh bậc trung học cơ sở sẽ được học môn tích hợp nhưng nhiều giáo viên vẫn băn khoăn, không biết phải “tích” thế nào cho “hợp”. Bài báo cũng viết tiếp “Những năm qua, trên diễn đàn của Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có rất nhiều bài viết bàn về môn học tích hợp, đa phần các tác giả cho rằng, đây là kiểu lắp ghép cơ học các môn học và giáo viên khó lòng dạy tốt bởi không được đào tạo chuyên sâu (hoặc có chăng nữa thì người thầy cũng rất khó toàn năng – dạy giỏi các môn).”

SAI LẦM TỪ NGHỊ QUYẾT 29-NQ/TU

Ngay trong nghị quyết 29 đã có điểm sai quan trọng là trao trách nhiệm giáo dục tích hợp cho giáo viên. Tinh thần nghị quyết viết ” Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục khuyến khích giáo viên dạy học theo hướng tích hợp, liên môn.” (Bài viết của ký giả Hồng Nhung ngày 8/10/14 đăng trên báo Giáo dục điện tử.) Bài của Hồng Nhung viết tiếp, “Tuân theo nghị quyết 29, bộ Giáo dục & Đào tạo (GDĐT) có cuộc hội thảo (seminar) diễn ra chiều 6/10/2014 tại Hội trường trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội với chủ đề “Dạy học tích hợp: Từ xác định năng lực của giáo viên đến xây dựng chương trình đào tạo” với sự tham dự của GS Jean Paul Bel – nước Cộng hòa Pháp cùng các thầy cô giáo đến từ Trường Đại học Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.” Ký giả Hồng Nhung ghi nhận được ba chủ đề của hội thảo là: Tại sao phải dạy học tích hợp? Đào tạo giáo viên dạy tích hợp thế nào? Thế giới dạy học tích hợp ra sao?

Tiếc rằng qua bài tường thuật này thì trong một cuộc hội thảo quan trọng như thế nhưng cả ba nhân vật chính là PGS.TS Trần Trung Ninh – Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, PGS.TS Đỗ Hương Trà, – Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội , và GS Jean Paul Bel – Chuyên gia Didactic, Cộng hòa Pháp đều không giúp độc giả hiểu giáo dục tích hợp là thế nào. (https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/muon-day-tich-hop-phai-thay-doi-chuong-trinh-va-dao-tao-giao-vien-post150763.gd Muốn dạy tích hợp, phải thay đổi chương trình và đào tạo giáo viên-Hồng Nhung).

SAI LẦM CỦA GIỚI LÃNH ĐẠO VÀ CHUYÊN VIÊN BỘ GD&ĐT

Nghị quyết 29 chắc chắn do các giới chức lãnh đạo và chuyên viên Bộ GD&ĐT soạn thảo. Trong 8 năm qua tôi ghi nhận được danh tánh một số vị lãnh đạo và chuyên viên Bộ GD&ĐT chỉ đạo cải tổ giáo dục theo hướng giáo dục tích hợp mà bản thân họ không biết gì về vấn đề họ trách nhiệm như sau:

1-Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – Nguyễn Hữu Độ người ký văn bản số 4612/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành từ năm học 2017 – 2018.

2-Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trong bài ” Bộ Giáo dục kỳ vọng lớn vào ‘tích hợp’ và ‘phân hóa’ đăng trên baomoi.com ngày 21/09/2013 của nhà báo Hạnh Ngân,

(http://www.baomoi.com/Bo-Giao-duc-ky-vong-lon-vao-tich-hop-va-phan-hoa/59/11990608.epi)

3-Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới.

4- PGS Mai Sỹ Tuấn, Chủ biên chương trình môn Khoa học tự nhiên, thành viên ban phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới.

5- PGS.TS Trần Trung Ninh – Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

6- PGS.TS Đỗ Hương Trà, – Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

7-Tiến sĩ Lê Đình Thông, giảng viên Trường ĐH Hoa Sen, trong bài “Lúng túng khi dạy học kiểu tích hợp” đăng trên báo Thanh niên điện tử ngày 12/01/2017 của nhà báo Minh Luân.

8-Tiến sĩ Hoàng Thị Tuyết, giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

9-TS Cao Thị Thặng cùng với 5 thành viên (Lương Việt Thái, Nguyễn Thị Minh Phương, Nguyễn Thị Hồng Vân, Vụ Thị Minh Nguyệt) thuộc Trung tâm nghiên cứu Giáo dục phổ thông, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tác giả bản Nghiên cứu với đề tài liên quan tới giáo dục tích hợp trong thời gian 2 năm từ 2008 tới 2010. (http://vnies.edu.vn/detail-thread-view-1-25-355_van-dung-quan-diem-tich-hop-trong-viec-phat-trien-chuong-trinh-giao-duc-viet-nam.html)

10-Chuyên gia giáo dục Nguyễn đình Sơn thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt nam (“Tích hợp và liên môn – Giáo viên đừng dạy như cỗ máy” 

11-Thạc sĩ Hoàng Trường Giang, Phó trưởng khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

12-Thạc sĩ Đặng Danh Hướng – giáo viên trường Trung học phổ thông Hoàng Văn Thụ (Hà Nội) người trả lời cuộc phỏng vấn của Thùy Linh trong bài “Chỉ đạo của Bộ về tích hợp sách giáo khoa hiện hành chỉ làm giáo viên thêm rối” của Thùy Linh, đăng trên báo Giáo dục điện tử ngày 19/10/2017.

13-Phòng giáo dục và đào tạo thuộc UBND Huyện Trần Văn Thời có bài “Hiểu đúng về dạy học tích hợp và dạy học phân hóa” đăng trên trang mạng của họ ngày 21/02/2014.

14-Sở GD-ĐT TP.HCM, cơ quan đã tổ chức tập huấn cho lực lượng giáo viên nòng cốt chuyên môn ở các quận/huyện về dạy học tích hợp.

Tóm lại, qua các bài báo trải dài trong 8 năm qua, giới lãnh đạo và chuyên viên Bộ GD&ĐT vẫn hoàn toàn không biết giáo dục tích hợp là gì trong khi cứ ép buộc các cô thầy giáo phải soạn bài giảng tích hợp. Điều đó dĩ nhiên khiến các giáo viên bức xúc, phản biện nhưng không được giới lãnh đạo trả lời thỏa đáng.

CÔ THẦY GIÁO PHÊ BÌNH LÃNH ĐẠO GIÁO DỤC

Chẳng những rất nhiều cô thầy giáo trung tiểu học, mà cả những cán bộ lãnh đạo như hiệu trưởng (thầy Đoàn Công Tạo hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội) hay trưởng phòng giáo dục quận (thầy Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quận Tây Hồ, Hà Nội) đã viết bài hoặc lên tiếng phê bình, chỉ trích, thậm chí mỉa mai, thách thức giới lãnh đạo Bộ GD&ĐT không biết gì về giáo dục tích hợp mà chỉ thị họ phải thi hành, như quí thầy cô có bài đăng trên báo Giáo dục điện tử sau đây: Thầy giáo Nhật Huy có bài ” Trao đổi thêm với Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết về 2 môn tích hợp” ngày 22/02/18 , Cô giáo Thuận Phương có bài “Chương trình tích hợp Lý – Hóa – Sinh, Sử – Địa có thành lẩu thập cẩm?” ngày 21/01/18, thầy giáo Bùi Nam có bài với thách thức Xin mời thầy Nguyễn Minh Thuyết, thầy Mai Sỹ Tuấn dạy thị phạm 2 môn tích hợp ngày 26/01/18, Thầy Vũ Thái ngày 22/01/2018 có bài “Tích hợp” 1 sách 3 thầy, xin đừng cố đấm ăn xôi”.

Tất cả các bài trên có một số điểm chung mà nguyên văn được trích dẫn dưới đây:

1- “Sau khi công bố dự thảo chương trình các môn học mới, khá nhiều giáo viên ở bậc học trung học cơ sở cảm thấy áp lực và hoang mang.” (Cô giáo Thuận Phương)

2-Không ai hiểu tích hợp là làm thế nào:

Thầy Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ nêu lên băn khoăn về việc dạy học tích hợp liên môn: “Để chuẩn bị, chúng tôi đã tổ chức những tiết dạy mẫu, tìm ra những thầy cô dạy tiết mẫu, nhưng quả thật vẫn rất lúng túng. Khái niệm thế nào là tích hợp liên môn, chúng tôi rất băn khoăn”. Đồng quan điểm này, thầy Đoàn Công Thạo, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Giảng Võ (quận Ba Đình) cho hay: “Để dạy được tích hợp, quận Ba Đình cũng đã chuẩn bị, tổ chức ở nhiều trường. …Nhưng băn khoăn của chúng tôi là về nguồn nhân lực. Chúng tôi tìm đọc câu trả lời của quý thầy Tổng chủ biên, chủ biên môn học “tích hợp” hiện diện trong hội nghị này, nhưng không thấy. Rất mong quý thầy hãy trả lời thẳng những câu hỏi rất cụ thể về “tích hợp”, xin đừng dùng câu chữ ru ngủ dư luận. Nói một cách sòng phẳng, xin quý thầy giới thiệu một vài cuốn sách giáo khoa “tích hợp” Lịch sử với Địa lý; Vật lý, Hóa học với Sinh học bậc trung học cơ sở ở các nước tiên tiến quý thầy đã tham quan cho dư luận được mở rộng tầm mắt.

3-Lãnh đạo tránh né trả lời các câu hỏi:

Thầy Nhật Huy viết “đã nhiều lần đặt câu hỏi với Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết và quý thầy biên soạn chương trình về các bằng chứng thực nghiệm, thực chứng 2 môn “tích hợp” trên thầy và trò trong các trường trung học cơ sở ở Việt Nam, nhưng đến giờ này quý thầy vẫn im lặng.

Cô giáo Thuận Phương viết “Tiếc rằng khi chúng tôi hỏi một đằng thì quý thầy biên soạn chương trình lại trả lời một nẻo, chỉ quanh quẩn với những lý thuyết cũ chưa có kiểm chứng, và không thầy chủ biên nào đưa ra được vài ví dụ thuyết phục cho 2 môn “tích hợp”…Hỏi mãi quý thầy cũng chán không buồn trả lời nữa.”

Thầy Bùi Nam viết “Có rất nhiều nhà chuyên môn, nhà giáo tâm huyết góp ý cho dự thảo chương trình nhưng không được tiếp thu và Bộ hoàn toàn không có động thái gì cho việc thay đổi. Chương trình các môn học được công bố tiếp tục nhận sự phản đối lớn từ các nhà giáo, nhất là việc tích hợp 3 môn Lý, Hóa, Sinh thành môn Khoa học tự nhiên hay 2 môn Lịch sử, Địa lý thành môn Lịch sử và Địa lý. Đó là việc lắp ghép cơ học khi 1 sách 2, 3 thầy dạy. Đó là điều “nhảm nhí” nhất.”

4-Lãnh đạo không dám dậy biểu diễn theo yêu cầu, thách thức của giáo viên:

Thầy Nhật Huy viết: “Chủ biên / Tổng chủ biên của 2 môn tích hợp này cũng không dám dạy thị phạm cho giáo viên xem quý thầy “tích hợp” Lý – Hóa – Sinh, Sử – Địa kiểu gì.”

Thầy Bùi Nam viết “Tôi hy vọng được tận mắt chứng kiến các quý thầy chủ biên về các trường trung học cơ sở trên cả nước giảng dạy một vài tiết Khoa học tự nhiên hay Lịch sử và Địa lý cho chúng tôi được dự giờ, góp ý và đánh giá chính xác về các bộ môn trên, để chúng tôi tin tưởng sự “cao thâm” của các thầy”.

5-Tích hợp để giảm tải chương trình là điều không thuyết phục

Thầy Nhật Huy trích dẫn “Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho hay: “Dạy học tích hợp giúp học sinh rút ngắn quá trình tổng hợp này và góp phần“giảm tải” chương trình.” rồi ông nhận xét, “Chúng tôi cho rằng lập luận này của thầy Nguyễn Minh Thuyết không thuyết phục.

Cô giáo Thuận Phương viết “Tích hợp là biện pháp giảm tải, khái niệm này chúng tôi mới nghe nói lần đầu.”

6-Lãnh đạo giáo dục bày đặt ra giáo dục tích hợp để bòn rút tiền của nhà nước.

Thầy Nhật Huy mỉa mai “Nhưng, có lẽ bù lại…chương trình mới sẽ tạo thêm được rất nhiều “công ăn, việc làm” cho các chuyên gia của Bộ, của dự án và các trường sư phạm.”

Thầy Bùi Nam viết “Chúng tôi có cảm giác, dường như Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các nhà soạn thảo chương trình đang quyết tâm làm để giải ngân nguồn vốn từ ngân sách nhà nước theo kiểu “phóng lao thì phải theo lao” hay “cố đấm ăn xôi”.

THÚ NHẬN THẤT BẠI CỦA MỘT LÃNH ĐẠO GIÁO DỤC

Trong bài “Tiết lộ của Giáo sư Phạm Hồng Tung về ban phát triển chương trình phổ thông mới” đăng trên báo Giáo dục điện tử ngày 16/11/2020, tác giả Linh Hương viết “Tại Diễn đàn giáo dục Vietnam Educamp năm 2020 với chủ đề “giáo dục bền vững trong kỷ nguyên số” diễn ra ngày 14/11, Giáo sư Phạm Hồng Tung, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (Đại học Quốc gia Hà Nội) có chia sẻ trong suốt quá trình tham gia xây dựng chương trình từ khi bắt tay vào làm đến bây giờ thì tâm lý luôn thường trực của ông là cảm giác lo sợ, “Sợ những kỳ vọng, tâm huyết, những điều mình làm không phù hợp với thực tiễn và không đi vào được cuộc sống. Và thực tế đến nay, có những lo sợ đã xảy ra…” Giáo sư Phạm Hồng Tung cũng thừa nhận, tất cả 18 thành viên trong ban phát triển chương trình giáo dục phổ thông do Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đứng đầu đều là những người làm chuyên môn cụ thể ở các lĩnh vực khác nhau song không có ai là nhà phát triển chương trình chuyên nghiệp.” Ông Tung nói tiếp, “Vì hiện nay không có sự lựa chọn khác nên cách làm của chúng tôi có thể chấp nhận được nhưng trong tương lai thì chúng ta cần có đội ngũ phát triển chương trình chuyên nghiệp”. hết trích (https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/tiet-lo-cua-giao-su-pham-hong-tung-ve-ban-phat-trien-chuong-trinh-pho-thong-moi-post213658.gd)”

Vì không làm được chương trình tích hợp nên hiện nay không có sách giáo khoa tích hợp.

KẾT LUẬN

Theo dõi những cuộc thảo luận trên báo Giáo dục điện tử hàng ngày kể từ ngày 28/11/2012, người ta dễ dàng nhận thấy hiện nay giới lãnh đạo và chuyên viên Bộ GD&ĐT HOÀN TOÀN KHÔNG BIẾT MỘT TÍ GÌ VỀ GIÁO DỤC TÍCH HỢP, chưa có chương trình tích hợp và cũng không có sách giáo khoa tích hợp; nên việc bắt buộc giáo viên phải dậy tích hợp là một điều quá sức vô lý và không thể thành công. Có chăng là điều đó sẽ đưa tới hậu quả là giới lãnh đạo giáo dục sẽ chạy tội và đổ lỗi cho tập thể giáo viên khi chương trình dậy tích hợp thất bại (mà chắc chắn sẽ thất bại). Hiện tôi đã chụp khoảng trên 10 ngàn tấm hình toàn bộ các sách giáo khoa tích hợp trong giáo dục trung tiểu học tiểu bang California Hoa Kỳ, quí vị giáo viên nào biết tiếng Anh muốn có hình ảnh bộ sách của lớp mình đang giảng dậy để nghiên cứu về giáo dục tích hợp xin liên lạc với tôi về email: tuongtamfriends@gmail.com . Trong bài sắp tới tôi sẽ giới thiệu một số hình ảnh tất cả các sách của trung tiểu học Hoa Kỳ từ mẫu giáo tới lớp 12.\

Nguyễn Tường Tâm

5 BÌNH LUẬN

  1. Sao mà ngu thế!
    Cái huy-chương FIELDS của Ngô Bảo Châu là do Pháp đào-tạo, Việt Cộng chỉ nhận vơ.
    Hiện nay, Việt Cộng chửi Ngô Bảo Châu như chửi chó.
    *
    Còn mấy cái giải Quốc-tế là giải-thưỡng Gà Chọi.
    Việt Cộng có kế-hoạch lừa-bịp cộng-đồng Thế-giới bằng cách:
    Bọn nó mở khoãng chục cái trường chuyên, rồi tuyễn học-sinh có năng-khiếu vào đó để đào-tạo thành gà chọi chuyên-nghiệp, đám này có nhiệm-vụ đi thi đế lấy giải Quốc-tế lấy thành-tích hàng năm cho Việt Cộng tuyên-truyền. Đứa nào quá tuổi thì loại ra, chọn đứa khác thay vào.
    Cách giáo-dục này, Việt Cộng gọi là: Chiến-lược Gà Chọi.
    Còn thức-tế nhà trường Việt Cộng rất thê-thãm:
    Học-sinh lớp 09 chưa đọc thông viết thạo tiếng Việt.
    Bọn Tiến-sỷ Việt Cộng thì chử Việt chưa rành, viết sai chánh-tả be-bét.
    Tiến-sỷ mà chưa rành tiếng Việt thì đúng là bọn ăn cám xú.
    Thằng Hùng Ngọng, thằng Nhạ Ngọng là điễn-hình tiên-tiến của nền giáo-dục Việt Cộng.
    Như Hồ Chí Minh vĩ-đại chỉ mới tốt-nghiệp Trung-học, mà là “người thầy vĩ-đại” của bọn súc-vật.
    Tỡm chết đi được.

    • Em Ngụy Tàn Du này lại nói điên nủa rồi nghen. NGO BAO CHAU do PÁP đào tạo và đoat giải toán FIELDS, thé thì sao bọn PHÁP khong đào tạo con cháu NGỤY TAN DƯ để đoạt giải toán quoc té như NGO BAO CHAU và hàng chục hoc sinh viet Cong chúng anh nhỉ!

      Nhó nhe em, NGO BAO CHÂU đuoc VC chúng anh đào tạo tại truòng chuyen toán tù tấm bé và At age 15, Châu entered the special mathematics class at the High School for Gifted Students, Hanoi University of Science (Khối chuyên Tổng Hợp – Đại học Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội, formerly known as the A0-class. In grades 11 and 12, Châu participated in the 29th and 30th International Mathematical Olympiads (IMO) and became the first Vietnamese student to win two IMO gold medals, of which the first one was won with a perfect score (42/42).

      Con cháu NGỤY TAN DU có làm đuoc dieu này hông vậy , hahahhaha. Néu di thi giũa NEO thì con cháu NGỤY ………làm tốt .

  2. Đây ko phải một bài bình luận chính trị ông Nguy Van Phet ơi. Đây là một bài nghiên cứu khoa học giáo dục được viết nhằm đối tượng là các chuyên gia giáo dục cao cấp của Việt Nam, mong đóng góp vào việc hoàn thiện nền giáo dục nước nhà. Đất nước không phải của riêng ai mà là của chung ông Nguy Van Phet ơi.

    • Chao ôi cảm on lòng tốt của các bác NGỤY TÀN DƯ Bolsa Cali Phọt Nia về tấm thịnh tình hiêm’ hoi trong viec muón đóng gop y kiến cho nên giáo duc VC chúng anh.

      Nè cho hỏi, thế thi tai sao bác khong mang tâm huyết tài can và trí tuệ của mình đạo tạo con cháu NGỤY tàn dư 3/// làm rang danh cho cộng đồng trong cộng đồng cho tốt truoc đi chứ mà lo cho VC chúng anh xa xôi thế.

      Môt cộng đồng Bolsa nhếch nhác, cắn xé nhau, chia năm xẻ bảy, homeless, an xin đầy dẩy sao bác khong hoàn thiện truoc đi mà lo vác TÙ VÀ cho VC chúng anh vậy.

      Hay là củng gióng như mot nhúm tàn dư lính Ngụy khoái buói bèo thành bọ, vạch lá tìm sâu để trả thù cho mối nhục năm 1975?

      46 năm rồi có cay cú củng không làm gi duọc đâu nghen. Lẻ phải luon đúng về phía dân tộc. Chính nghỉa không bao giò thuộc vè phía phá hoại vọng ngoại cầu vinh.

  3. Cứ theo như bài viết ni thì nền giáo dục của Viet Cộng chúng anh là quăng vào sọt rác hết cho vừa lòng các lảo NGUY TAN DU 3/// và các nhà DÂN CHỦI CUỘI.

    Áy thế mà Viet Cộng chúng anh lại cứ sản sanh ra nào là nhà toán học đoat giải FIELDS, nào là các thí sinh Viet Cộng thi toán quoc té(IMO) hàng năm đều đoat huy chuong vàng , trong khi đám Cuồng MẼO Ngụy Tàn Dư 3 huyen hoang là song trong mot nuoc MẼO có hệ thóng giao dục tuyẹt vói nhát the giói thì con cháu NGỤY TAN DƯ thì 90% đi………giũa NEO(Nails) và số đi học thi chua bao giò mang bất cứ vinh quang nào vè cho cộng đồng NGỤY TAN DƯ 3///.

    Nói có sách mách có chứng nha.

    All six Vietnamese students in IMO 2020 win awards

    Each of the six members of the Vietnamese team participating in the virtual 61st International Mathematical Olympiad 2020 (IMO 2020) brought home a medal or a certificate of merit, including two golds, one silver, two bronzes and a certificate of merit.

    Thí sinh Việt Nam tham gia nhiều nhất là hai kì Olympic Toán học Quốc tế (IMO) (năm lớp 11 và năm lớp 12). Năm 2020, Ngô Quý Đăng (THPT chuyên KHTN, ĐHQG Hà Nội) trở thành thí sinh lớp 10 đầu tiên lọt vào đội tuyển IMO.

    Việt Nam bắt đầu tham gia IMO từ năm 1974 và là nước châu Á đầu tiên tham dự kì thi này[1]. Việt Nam không tham gia các kì IMO 1977 và IMO 1981.[2].

    Cho đến nay (2020) đã có 8 thí sinh Việt Nam từng 2 lần giành huy chương vàng liên tiếp, đó là

    Ngô Bảo Châu tại IMO 1988 (42 điểm) và 1989 (40 điểm)
    Đào Hải Long tại IMO 1994 (41 điểm) và 1995 (40 điểm)
    Ngô Đắc Tuấn tại IMO 1995 (42 điểm) và 1996 (37 điểm)
    Vũ Ngọc Minh tại IMO 2001 (33 điểm) và 2002 (35 điểm)
    Lê Hùng Việt Bảo tại IMO 2003 (42 điểm) và 2004 (36 điểm)
    Phạm Tuấn Huy tại IMO 2013 (33 điểm) và 2014 (32 điểm)
    Nguyễn Thế Hoàn tại IMO 2014 (29 điểm) và 2015 (31 điểm)
    Vũ Xuân Trung tại IMO 2015 (34 điểm) và 2016 (31 điểm)

    Tối 8.1, tại Hà Nội, Bộ GDĐT tổ chức lễ tuyên dương những học sinh THPT đoạt giải Olympic quốc tế năm 2020. Đoàn học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi năm nay đã thắng lớn, với 22 huy chương và giải thưởng.

    Ủa mà sao khong bao giò tháy con cháu NGỤY TÀN DƯ đang ký tham dư thi toán quoc té nhi? Chác giũa NEO ngày đêm cho nên đấu óc hoi bị NGU rồi chú gì. Rỏ khổ! cứ ngoác mồm tự sứơng mà khong biet mình là ai.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên