Câu đối Tết Tân Sửu 2021

16

 

Lại khóc lại cười với Trâu

Thấm thoắt đã lại đến Tết con Trâu.

Lạ thật, sao con Trâu lại đi ngay sau con Chuột? Một anh “nhỏ bằng cái nhắt”, khôn lỏi, “chúa thằn lằn” về khoản mẹo vặt và lừa đảo, lúc luồn sâu lúc leo cao, lúc nào cũng thập thò, gây đủ điều tai hại, mà sinh sản cực nhanh, càng bí mật vụng trộm càng đẻ nhiều, nên bị xếp vào loại lưu manh chúa tể. Tiếp theo ngay là một bác to đùng, ngu trung, to đầu mà dại. Cũng “có sừng có sỏ” rất oai, mà bị cái “thằng người homo sapiens” khôn ngoan nó “vặt”nó “dziệt” (1) , lúc sang phải, lúc sang trái, chỉ bằng một sợi dây thừng xỏ mũi. Rồi ta ngộ ra một điều: hai con giáp này xếp liền nhau là phải, bên cạnh anh ngu trung y như rằng xuất hiện lũ lưu manh, lợi dụng khai thác (mà các nhà chính trị vẫn gọi là bọn cơ hội). Hai thứ này cộng sinh, tương khắc nhưng lại tương sinh.

Ai chẳng thuộc mấy câu Ca dao về con Trâu:

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cày cấy vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công ?
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Thật là một bài ca nhân ái. Người và vật đã biết dựa nhau mà sống, bởi hiểu rằng “trong lẽ phải, có người có ta”! Ông chủ mà thương đày tớ, mà xẻ chia quyền lợi với nhau như một kiểu “nhà nước phúc lợi” ở mấy nước văn minh ! Bài ca dao đưa ra một giọng đàm phán, thuyết phục để có đồng thuận, chứ không đem nghĩa vụ ra mà áp đặt.

Nhưng sự đời đâu chỉ có thế.
Đây, một bài ca dao khác về con Trâu:

Ngày thường mày ở với tao
Đến khi mày yếu thì tao tuyệt tình
Thịt mày nấu cháo nuôi binh
Da mày bịt trống tụng kinh trong chùa
Sừng mày tao tiện con cờ
Cán dao, cán mác, lược thưa, lược dày…(2)

Một phác họa sao mà sâu cay! Khi sống đã cống hiến hết mình cho chủ. Yếu sức rồi bị giết đã đành, nhưng từng mảnh xác vẫn phải được mài giũa để trang sức cho chủ. “Nuôi binh, dao, mác…” là phục vụ chiến tranh, quốc phòng. “Chùa, tụng kinh…” là vẻ thánh thiện tôn giáo. “Trống chiêng” lễ hội, “lược thưa lược dày…” là phục vụ văn hóa và đời sống . Ôi, vắt kiệt nhau đến thế là cùng! Tôi cứ ngậm miệng mà cười : Sao kiếp Trâu lại có thể nhiều “vinh quang” đến thế ? Vậy mà khi chụp ảnh Trâu nghệ thuật thì người ta cứ bỏ cái Ách ra, để cho Trâu “ toét miệng” ra cười, quên cả cái Ách như một “sắc phục” không thể thiếu của loài Trâu.

Nghĩ đến con Trâu, có lúc thì bùi ngùi, thì thương Trâu chậm uống nước đục, có khi thì ơn, thì phục, có khi lại giận, lại trách, lại ghét trâu điên, ghét thói trâu buộc ghét trâu ăn, lại tàn nhẫn bảo ngu thì đáng đời, gảy “đàn cầm” vào tai cũng phí …

Thế cho nên lại khóc, lại cười với Trâu mà làm mấy Câu đối Tết năm nay.
———————

Ghi chú:

(1) Lệnh điều khiển trâu (vùng trung du Bắc bộ) : vặt=vrắt=sang phải,
dziệt=sang trái.
(2)  Từ cổ gọi là  lược thưa  và  lược bí.
Có thể tham khảo thêm ở link của Hà Phương Hoài:
http://e-cadao.com/cadaodoor.htm  ,

 

CÂU 1: Chuột đi Trâu tới:

* CHUỘT tạm rút, hang sâu còn dưới đất, chui bồ, rúc cót, coi chừng lũ CHUỘT rất khôn !
* TRÂU đang về, ách nặng vẫn trên vai, xỏ mũi, quất roi, yên phận kiếp TRÂU thì khổ !

CÂU 2: Bằng-Trắc năm Trâu:

* Cày bừa xong mổ thịt tế thần – thần phúc thần tài: đừng ban xuống cho quân…PHẢN TRẮC !
* Ve vuốt để lột da bưng trống – trống con trống cái: hãy vang lên một lẽ …CÔNG BẰNG !

CÂU 3: Vịnh con TRÂU như anh mọt sách:

* Đã khệ nệ BỤNG to chứa SÁCH !
* Sao ngu đần ÁCH nặng đeo VAI ?
(Dạ dày trâu bò có 4 ngăn, ngăn thứ 3 có nhiều nếp gấp gọi là sách)

CÂU 4: TRÂU hỏi NGƯỜI:
* Lũ trâu đây yên phận cấy cày, thế sự dẫu vô tình,
nghe “Vặt-dziệt” cũng quen đường “phải-trái”! (1)

* Những kẻ nọ mang danh tổ quốc, biên cương đang hữu sự,
việc “mất-còn” không biết lẽ “tồn-vong”?
(Vặt dziệt đồng nghĩa với Phải trái, Mất còn đồng nghĩa với Tồn vong).

CÂU 5: Chọi nhau trong lễ phục:

* Mặc Lễ phục uy nghi,
Trâu Ngựa tranh ngôi,
ç trang trọng khiếp!

* Tung Thông tin thật giả,
Á Âu đoạt chức ,
rối ren ghê!

Vĩ thanh, để xin lỗi loài Trâu

Viết xong bấy nhiêu lời về Trâu, tôi hơi mệt và ngủ thiếp đi. Nào ngờ hiện ra một con Trâu lớn, và sau lưng là một đàn Trâu, xa nữa là bóng một con hổ đang cắm cổ chạy vào rừng…Tôi nghe như có tiếng Trâu nhắc nhở: “Ông quên rồi ư, ông là nhà Sinh học mà không biết Trâu là gì ư, Trời sinh ra đôi sừng nhọn hoắt này để mà chơi à ? Những con Trâu mà ông bàn luận là thứ Trâu đã bị loài người các ông thuần hóa nên đã biến tính. Được cho ăn và nhốt trong chuồng nên sinh lười nhác và đê hèn để các ông ve vãn và hành hạ. Đàn Trâu hoang dã chúng tôi vừa mới hiệp lực đuổi đánh què một con Chúa sơn lâm hung ác đó, cứu được một em Nghé dại dột tách đàn chơi rông…Hợp quần thì sống, chia rẽ thì chết đấy các ông ạ.”.

Thấm thía hình ảnh con Trâu đầu đàn, đầu đàn có sức để chỉ huy cứu đàn chứ không phải để bắt nạt các “đàn viên”. Tôi vùng dậy viết tiếp mấy lời cuối và diễn “lời của Trâu” thành Câu đối như sau:

CÂU 6: Quần Ngưu đả Hổ:

* Lẽ sống muôn đời: biết hợp lực, đàn Trâu thường thắng Hổ!

* Làm vua một cõi, chỉ đơn phương, mãnh Hổ cũng thua Trâu!

Một chút chơi chữ vui Xuân

CÂU 7: Chữ BÁT- chữ CHI :

* Đường Dân tộc ngoắt ngoéo chữ CHI (之),
người dẫn lối chân đi chữ BÁT (八),
BÁT với CHI chắc chẳng…theo Tàu?

* Thuyết Thiên đường lăng nhăng thằng CUỘI,
kẻ tiên phong bụng giống thằng BỜM,
BỜM và CUỘI tưởng như…thuần Việt?

Việt hay Tàu? Hai vế đối như hai câu hỏi để cùng suy ngẫm, chỉ xin có lời góp thêm:
Việt Trung “hòa nhi bất đồng” !,
Đồng văn đồng chủng, chứ không đồng sàng!

CÂU 8: TẾT “vui như Tết” :

Các cụ ông đi hội Hoa Xuân, gặp các cụ bà, liền ra vế đối vui mà hiểm hóc:

* Tết đuổi Chuột đi, Chuột đã đi rồi, Tết chúc cụ bà vui… như Tết!
Vui như Tết là thành ngữ quá quen, dễ gì đối được?
Chẳng ngờ các cụ bà “hội ý” chớp nhoáng rồi một cụ tươi cười đáp lại:
* Xuân đưa Trâu tới, Trâu đang tới đó, Xuân mừng ông lão tuổi… hồi Xuân!
“Tuổi hồi xuân” cũng là thành ngữ đích đáng rồi, nhưng 80 tuổi mà còn mừng nhau“hồi xuân” thì Trâu cũng chịu thua ! Nên các cụ ông hơi bị thẹn thùng, chỉ còn biết đồng thanh “Xin bái phục các cụ lão bà đấy ạ!”. Thế rồi các cụ vui vẻ cùng nhau trẩy hội Hoa Xuân mừng Tết Con Trâu.

MỜI ÐỐI

Câu 1: Vịnh con Trâu
Sừng sỏ to đùng, óc đất sét vẫn đứng đầu cơ nghiệp !
( các cụ nhà ta có câu “Con trâu là đầu cơ nghiệp”)

Câu 2: Chuột đã đi rồi, Tết chúc mọi người cứ… “vui như Tết” !

Câu 3: (vịnh bức tranh chụp ba cảnh rất khôi hài):
* Chuột cưỡi lưng Trâu, Trâu lại cưỡi lưng Người! Ba loài ấy, hỏi ai là…Thượng đẳng?
Hoặc:

* Chuột cưỡi lưng Trâu, Trâu lại cưỡi lưng Người, Chuột vênh váo hỏi… Ai là Thượng đẳng?
Có phải khi trên lưng đã trĩu nặng một khối ngu dốt và cam chịu thì tất cả sẽ nằm dưới một anh láu cá vừa tham nhũng tiền bạc vừa tham nhũng chức quyền?

Hà Sĩ Phu

16 BÌNH LUẬN

  1. Phép đối rất khó, khó nhất là 02 câu gối hạc.
    Câu gối hạc trên có 03 phần, 03 phần trong câu này phải đối với nhau.
    03 phần của câu gối hạc dưới cũng phải đối nhau như vậy.
    Dỉ-nhiên là câu trên, câu dưới lại phải đối nhau cân-chĩnh và phân-minh.
    Tỗng-cộng có 03 lần phải đối cho một cặp câu gối hạc.
    *
    (03 phần trong câu trên đối với nhau, 03 phần trong câu dưới đối với nhau.
    Câu trên, câu dưới lại phải đối với nhau. Rối-rắm vô-cùng.)
    *
    Người có năng-khiếu mới làm được.
    Tôi tự-lượng sức mình nên chưa bao giờ nghiêm-chĩnh thử sức.
    Tôi chỉ đối lếu, đối láo cho vui.

  2. Hà Chuột cong đuôi, kẻ sỷ mạo-danh, rón-rén chạy nhanh về lổ cống.
    Sỷ Trâu gỏ móng, thất-phu chính-chủ, nghênh-ngang bước lẹ tới sân chuồng.

  3. Cụ Nguyễn Công Trứ có câu đối nổi tiếng về chữ Phúc rằng:

    Chiều ba mươi, nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng “Bần” ra cửa
    Sáng mồng một, rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông “Phúc” vào nhà

    Bravo cụ Nguyễn Công Trứ!

    Ấy tục lệ VN là phải trả nợ vào cuối năm. Tôi cũng đã trả nợ chiều 30 cuối năm cho cô em dâu tiền mua bán thực phẩm hộ.

    Hy vọng các bạn không có nợ nần từ năm cũ.

    Và Chúc các bạn Năm Mới tràn đầy Hồng Ân.

    • Giời ạ, bác Bison ai lại lấy câu đối:
      Chiều ba mươi, nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng “Bần” ra cửa
      Sáng mồng một, rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông “Phúc” vào nhà

      “Bồng ông (Nguyễn Xuân) Phúc vào nhà” thì thật vô phúc rồi bác Bison ơi! Bác phải sửa thành “Bồng ông Phú vào nhà” thì OK.
      Năm mới chúc bác khỏe re hơn Trâu Mới (Tân Sửu) để phản loạn cho xôm trên ĐCLạc.

      • Xin cảm ơn Ngài Thời Gian Bất Tận.

        “Bồng Ông Phú” xin là lời kính chúc thân mến gửi đến tất cả quý bạn hiền.

  4. Thơ chúc Tết của Boác HBC tặng cho các đồng chóe của đảng Chồn Lừa.

    Nǎm qua thắng cử nhờ….GIAN,
    Nǎm nay Luận tội, nhờ toàn MẶT MO.
    Vì đảng Lừa, vì tiền TO.
    Đánh cho Mỹ yếu, đánh cho….Tàu vào.
    Tiến lên! đồng Chóe, đồng Cào*,
    Xuân này đi học tiếng Tàu cho đông.
    _________
    * đồng Cào: Cùng nhau Cào tiền thuế của dân.

  5. Thế-sự đối anh-hùng là không ỗn.
    *
    Xin đổi lại:
    Hà Chuột cong đuôi, chớ bàn tuấn-kiệt.
    Sỷ Trâu gỏ móng, đừng luận anh-hùng.
    &
    Hà Chuột cong đuôi, chớ bàn thế-sự
    Sỷ Trâu gỏ móng, đừng luận việc đời.
    *
    Tạm ỗn, nhưng không hay.

  6. Đây là Con Lợn Đối to nhất mọi thời-đại.
    *
    CÂU 1: Chuột đi Trâu tới:
    * CHUỘT tạm rút, hang sâu còn dưới đất, chui bồ, rúc cót, coi chừng lũ CHUỘT rất khôn !
    * TRÂU đang về, ách nặng vẫn trên vai, xỏ mũi, quất roi, yên phận kiếp TRÂU thì khổ !
    ……………………………………………………………………………………………………………………………….
    Hang sâu_đối_ách nặng, chui bồ_đối_xỏ mũi, quất roi_đối_rúc cót, coi chừng_đối_yên phận…đúng là ngu như lợn.
    …………………………………………………………….
    CÂU 2: Bằng-Trắc năm Trâu:
    * Cày bừa xong mổ thịt tế thần – thần phúc thần tài: đừng ban xuống cho quân…PHẢN TRẮC !
    * Ve vuốt để lột da bưng trống – trống con trống cái: hãy vang lên một lẽ …CÔNG BẰNG !
    ……………………………………………………………………………………………………………………………..
    Cày bừa_đối_ve vuốt, thần phúc_đối_trống con, thần tài_đối_trống cái, đừng ban_đối_hãy vang, cho quân-đối_một lẽ…vẫn là lợn.
    ……………………………………………………………………………………
    CÂU 3: Vịnh con TRÂU như anh mọt sách:
    * Đã khệ nệ BỤNG to chứa SÁCH !
    * Sao ngu đần ÁCH nặng đeo VAI ?
    (Dạ dày trâu bò có 4 ngăn, ngăn thứ 3 có nhiều nếp gấp gọi là sách)
    …………………………………………………………………………………………………………………..
    Khệ nệ-đối-ngu đần, Bụng-đối-Ách, chứa Sách_đối_đeo Vai…thua cả lợn.
    ……………………………………………………………………………………………………………………………
    CÂU 4: TRÂU hỏi NGƯỜI:
    * Lũ trâu đây yên phận cấy cày, thế sự dẫu vô tình,
    nghe “Vặt-dziệt” cũng quen đường “phải-trái”! (1)
    * Những kẻ nọ mang danh tổ quốc, biên cương đang hữu sự,
    việc “mất-còn” không biết lẽ “tồn-vong”?
    (Vặt dziệt đồng nghĩa với Phải trái, Mất còn đồng nghĩa với Tồn vong).
    ……………………………………………………………………………………………………………………………
    Yên phận cấy cày_đối_mang dang danh tổ quốc, thế sự_đối_biên cương, vô tình_đối_hữu sư…vẫn là lợn.
    ……………………………………………….
    CÂU 5: Chọi nhau trong lễ phục:
    * Mặc Lễ phục uy nghi,
    Trâu Ngựa tranh ngôi,
    ç trang trọng khiếp!
    * Tung Thông tin thật giả,
    Á Âu đoạt chức ,
    rối ren ghê!
    ………………………………………………………………………………………………………………
    Mặc Lễ phục uy nghi_đối_ Tung Thông tin thật giả…vẫn là lợn.
    ……………………………………………………………………………………………………………………………………………
    Ôi, tiến-sỷ rợ Hồ là vậy sao!

  7. Hà Chuột cong đuôi, thôi bàn thế-sự.
    Phu Trâu gỏ móng, khởi luận anh-hùng.
    Hai câu này vẫn còn sai.
    Hà đối Phu là sai về thanh, phải đổi lại là Sĩ.
    *
    Hà Chuột cong đuôi, thôi bàn thế-sự.
    Sĩ Trâu gỏ móng, khởi luận anh-hùng.
    *
    Giờ thì hai câu này đả hoàn-chĩnh.
    (Chử, thanh, ý đều chuẫn)
    *
    Đối rất khó, sơ-ý một chút là sai ngay.

  8. Hà Chuột cong đuôi, thôi bàn thế-sự.
    Phu Trâu khua móng, khởi luận anh-hùng.
    *
    Hai câu trên sai ở chử khua.
    (khua đối cong là đúng về đối ý và đối chử, nhưng sai về đối thanh)
    *
    Phải sửa lại.
    Hà Chuột cong đuôi, thôi bàn thế-sự.
    Phu Trâu gỏ móng, khởi luận anh-hùng.
    *
    Hà đối Phu.(Chử, thanh, ý đều chuẫn)
    Chuột đối Trâu.(Chử, thanh, ý đều chuẫn)
    cong đối gỏ.(Chử, thanh, ý đều chuẫn)
    đuôi đối móng.(Chử, thanh, ý đều chuẫn)
    thôi đối khởi.(Chử, thanh, ý đều chuẫn)
    bàn đối luận.(Chử, thanh, ý đều chuẫn)
    thế-sự đối anh-hùng.(Chử, thanh, ý đều chuẫn)

  9. Bọn ngu-dốt không hiểu, không biết thế nào là đối.
    *
    Luật đối:
    Đặt hai câu thành một cặp, mà ý và chử trong hai câu ấy trái ngược nhau (Đối chọi) hoặc đồng-thuận cùng nhau (Đối cân).
    *
    Có ba điều phãi đối trong một cặp câu thơ đối:
    Đối ý, đối chử và đối thanh.
    Đối ý:
    Đặt ý-tưỡng khác nhau hoặc thuận nhau, trong hai câu thơ đối nhau.
    Đối chử:
    Các chử đối nhau trong hai câu thơ phãi hiệp nhau về từ-loại:
    Động-từ đối động-từ, danh-từ đối danh-từ, tính-từ đối tình-từ…vv
    Đối thanh:
    Các thanh bằng và trắc phãi đối với nhau: Bằng đối trắc, trắc đối bằng.
    *
    Đối cân:
    Con ruồi đậu mâm xôi đậu.
    Con kiến bò đỉa thịt bò.
    Đối chọi:
    Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa.
    Kiếm bạc An Giang khiếp quỷ thần.
    &
    Nước trong leo-lẻo, cá nuốt cá.
    Trời nắng chang-chang, người trói người.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên