Tặng Võ Hoàng
“Từ máy thâu thanh cô nàng hát nhanh, trọn kiếp thương anh lính trẻ xa nhà, tôi là người đi lính miền xa, nhưng giữa rừng già tôi có thấy gì đâu… nhưng giữa rừng già tôi có thấy gì đâu.”
Câu cuối (“nhưng giữa rừng già tôi có thấy gì đâu”) Sáu Mù ca thêm lần nữa, và lần nào y cũng nhắm mắt lại thiệt chặt. Bẩy Què khoái chí cười sằng sặc, bỏ đờn xuống, bàn:
-Bản này mày ca tới hơn bản Xuân Này Con Không Về, mà đều mày đừng có nhắm mắt lại …
-Sao vậy ?
– Đ… mẹ, mày đui mà, mắt toàn tròng trắng không hà, mở ra hay nhắm lại thì cũng “có thấy gì đâu.” Làm như vậy làm chi cho nó mất công mà tao ngó sao mắc cười quá hà…
-Ờ… !
Sáu Mù ờ rất yếu và mặt thoáng trầm ngâm. Y bị tật nguyền đã bao nhiêu năm mà vết thương, đôi lúc, tưởng chừng như vẫn chưa kéo da non. Một va chạm nhẹ vẫn có thể gây ra cái cảm giác đau đớn khó chịu. Bảy Què đang cười bỗng khựng. Nhìn mặt bạn nó biết liền là mình vừa giễu dở nên vội vàng biện bạch, khỏa lấp :
– Cũng như tao vậy, mày thấy có khi nào tao ca bản “đường còn dài nhưng chân cứng đá mềm” mà hồi tụi mình học ở Vương Mộng Hồng đâu. Còn có một giò mà cứ làm bộ ắc ê đếm nhịp “một, hai, ba, bốn; một, hai, ba, bốn” hoài coi nó kỳ thấy mẹ !
– Vậy bữa nào rảnh mày dợt cho tao bài Người Nghệ Sĩ Mù đi. Bản đó tao hát nghe mà không rớt nước mắt tao làm con mày.
– Bản đó mới vô làm sao cà? Bảy Què băn khoăn đưa tay lướt nhanh trên phím đàn mò nốt.
-Tự nhiên tao cũng quên mất tiêu. Tao nhớ là hồi đó mình hay nghe ở cái quán cà phê gì ngoài Ðà Nẵng đó. Lúc mới vô đầu in tuồng có tiếng đờn, rồi tiếng tiền cắc thẩy vô lon nghe keng, keng…
-Thôi tao nhớ rồi… Bản này của Hoàng Thi Thơ, Hùng Cường ca chớ đâu. Rồi Bảy Què lấy giọng vô luôn: “Ai dừng chân nơi đây buông lòng theo câu ca. Tôi ngồi trong bóng tối nghe đời đi ra xa… ”
– Nó đó…
– Mà không được đâu…
– Sao vậy ?
– Hát bản này nghe giống như hai thằng mình đi ăn xin vậy. Tụi mình đâu có đi hát dạo kiếm ăn. Mình có trách nhiệm đàng hoàng mà, đúng không ?
– Ờ.
Lần này Sáu Mù “ờ” mạnh hơn và thốt nhiên nghiêng đầu nở một nụ cười rạng rỡ. Y luôn luôn thấy thích thú, vui vui sướng khi nghe Bảy Què nhắc đến chuyện ‘trách nhiệm” của hai thằng. Sáu Mù không nói ra được những điều mình biết và mình nghĩ trong lòng rành mạch như Bảy Què nhưng y khoái nghe bạn nhắc đi nhắc lại “nhiệm vụ” và “ý nghiã” này nọ.
Có bữa cao hứng Bảy Què còn nói lung tung về tác dụng của chiến tranh tâm lý, tác dụng của nhạc trong tâm hồn quần chúng… Sáu Mù thiết tha được nghe cũng như Bảy Què khát khao được nói. Cả hai không bỏ lỡ cơ hội nào để bồi đắp niềm tin về cái ý nghiã xa xôi, mơ hồ nhưng cao đẹp cho phần đời thân tàn ma dại còn lại của hai thằng.
Thường ngày hai thằng ngồi bên ngoài chợ trời. Bảy Què bầy đồ nghề trên một cái bàn xếp chỉ lớn bằng bề mặt hai cuốn tập và cái bảng nhỏ cạnh bên: “Vô Mực Ruột Viết Bic và Sửa Hộp Quẹt Zippo Giá Rẻ.”
Sáu Mù thì không làm được chuyện này. Y vừa ngồi thổi sáo vừa bán sáo. Cái nghề này kiếm ăn không khá. Sáu Mù sống lây lất được là nhờ sự đắp đổi của bạn. Ðiều này vẫn thường làm cho y buồn và mang nhiều mặc cảm. Bảy Què cứ phải an ủi hoài hoài:
– Mày kiếm tiền không nhiều được bằng tao nhưng mày có dịp thổi sáo cả ngày. Cái lợi là mình làm cho những người khách qua đường được nghe tới nghe lui bản Lòng Mẹ, Con Thuyền Không Bến …
-Lợi làm sao ? Bảy Què đã nói cả trăm lần như vậy rồi mà lần nào Sáu Mù cũng ráng hỏi lại.
-… Thì đ.m… người ta nghe mấy bản nhạc đó thấy đã tai hơn là nghe mấy bản nhạc chướng tai của tụi nó chớ sao. Từ đó người ta nhớ thời cũ và càng chán cái thời chó đẻ này. Làm được như vậy là kể như tụi mình đang chiến đấu rồi. Cái này kêu bằng chiến tranh tâm lý mà Sáu!
Thiệt ra cái kêu bằng “chiến tranh tâm lý” này không phải là ý kiến của Bảy Què. Y chỉ lập lại những điều mà anh Hai hay nói cho tụi nó nghe thôi.
Hai thằng quen anh Hai lâu rồi. Bữa đó, chợ trời bị bố ráp, rượt bắt một trận tơi bời. Bảy Què mất hết đồ nghề, mất luôn cây nạng. Sáu Mù cũng quờ quạng sao đó để mất luôn hết lưng vốn của mình, hai chục cái ống sáo. Sáu Mù cõng bạn chạy mà mệt muốn đứt hơi.
May mắn gặp được anh Hai. Anh bỏ hai thằng lên xe chở tuốt về xóm. Từ đó anh Hai trở thành người anh kết nghĩa và ân nhân của hai thằng. Sáng, anh bốc hai thằng bỏ lên xe chở ra chợ. Chiều, anh cho hai thằng về. Lâu lâu còn có bữa anh “vớt” hai thằng về sớm hơn giờ đã định, đưa ra đường Hàm Nghi uống rum Lebon và nhậu củ kiệu với hột vịt Bách Thảo. Anh Hai không bị đui, cũng không bị què. Anh chỉ bị chột mắt thôi.
Anh Hai không bao giờ nói cho Bảy Què và Sáu Mù nghe về dĩ vãng của mình. Thường ảnh hay trầm ngâm và buồn. Lâu lâu anh Hai mới nhỏ giọng, nghiêm trang nói chuyện với hai thằng, với giọng nói rất chân tình và thuyết phục.
Từ anh Hai mới có chuyện chiến tranh tâm lý: “Cuộc chiến của mình vẫn đang âm thầm tiếp diễn trên mọi mặt trận. Hai em phải thấy, tụi nó chiếm được thành mà không chiếm được lòng người thì chưa kể được là thắng; hiện tại tụi nó không những đã làm mất lòng người mà còn mất luôn cả lòng sĩ tốt của nó nữa.
Chung cuộc, tụi nó sẽ thua.Vấn đề của anh em mình bây giờ là phải chiến đấu, đóng góp toàn lực trong khả năng riêng của từng thằng để rút ngắn con đường đưa đến chiến thắng càng sớm càng tốt…”
Ðã nhất là anh Hai làm cho Sáu Mù và Bảy Què thấy rằng tụi nó không phải là kẻ tàn tật đứng bên lề cuộc đời. Tụi nó vẫn có khả năng, không những chỉ để sinh tồn mà còn để chiến đấu chống lại kẻ thù nữa.
Từ đó, mỗi buổi chiều trở về xóm nhỏ thay vì chỉ nằm hát nghêu ngao chơi cho đỡ buồn thì Sáu Mù và Bảy Què tập nhạc ráo riết. Mỗi tuần hai thằng được bà con vỗ tay tán thưởng, chia xẻ với niềm tin chung mãnh liệt của tất cả mọi người: cuộc chiến vẫn cứ đang tiếp diễn.
Lúc anh Hai tới thì Bảy Què và Sáu Mù đang cãi cọ về bản Sài Gòn Vĩnh Biệt. Sáu Mù thích chơi bản đó nhưng bị Bảy Què cự nự:
– Người ta chán nghe hát tới hát lui “Sài Gòn ơi, anh xin hứa, rằng anh trở về” rồi! Nghe láu cá chết mẹ. Có thấy ai về đâu nào?
– Nhưng mà – Sáu Mù nhỏ nhẹ – bà con vẫn cứ mong chớ đâu có chán. Mình ên mày không thích rồi mày nghĩ ai cũng vậy sao?
Anh Hai can thiệp:
– Thôi trễ rồi nha hai đứa. Thì cứ để cho thằng Sáu nó ca; bản nào bà con vỗ tay nhiều thì hát tiếp không thì tuần sau bỏ.
Bốc hai thằng lên xe, đạp ra khỏi con hẻm rồi anh Hai mới hỏi:
– Chiều nay tụi mày tính “hành quân” ở đâu đây?
– Cho tụi em xuống trạm xe buýt ở góc Trương Công Ðịnh và Nguyễn An Ninh đi.
– Hát ở ngay đó tụi công an nó đá cho dập mật à.
– Ðâu có, tụi em đón xe lên Tân Cảng mà. Thì cũng làm y chang như mấy lần trước vậy. Ði xe đường dài, khúc nào khách không chen chúc quá đông thì mình làm vài bản. Lần quần chiều nay mà tụi em chơi chừng hai chục bài là coi như tạm đủ để trả nợ núi sông rồi.
-Ðược – anh Hai tán thành – “kế hoạch hành quân” vậy là tạm ổn. Nhớ đừng chơi Giã Từ Vũ Khí nha, mấy cha. Cái gì mà “trả súng đạn này anh sạch nợ sông núi rồi!” Nghe rầu quá hà. Sạch sao được?
Sáu Mù bắt liền:
– … “anh chẳng còn chi, chẳng còn chi ngoài con tim héo em ơi. Xin trả lại đây, trả lại đây… “
– Thôi mà Sáu – Bảy Què dấm dẳn – sao mày toàn thích toàn mấy bản nhạc yếu xìu không vậy ?
Cụt hứng, Sáu Mù tắt đài, chống chế bâng quơ :
– Bị nó làm tao nhớ ông thượng sĩ Tâm, ổng già rồi mà hay ca: “rồi anh sẽ qua thăm nhà em, với miếng cau với miếng trầu ta làm lại từ đầu..” nghe thấy đã.
Tới trạm vừa kịp lúc xe đến. Anh Hai đẩy Bảy Què lên trước rồi dắt Sáu Mù lên sau. Trước khi quay đi anh không quên dặn:
– Chừng bảy giờ tao chờ tụi mày ở đây nha.
Ở ngay trạm chính xe chật ních người. Bảy Què đút gọn cái nạng dưới gầm ghế, ôm sát cây đờn ghi ta để đứng trước ngực, ngồi che một khoảng nhỏ vừa đủ cho Sáu Mù dựa lưng vào thành xe và bó chặt hai đầu gối.
Xe ngừng ở trạm Nguyễn Du rồi Pasteur. Người xuống nhiều hơn người lên. Sàn xe bắt đầu có khoảng trống đủ rộng có thể di chuyển dễ dàng. Bảy Què đẩy bạn lết ra giữa đường đi và bắt đầu dạo đờn nhè nhẹ làm cho mọi người chú ý.
Theo đúng chương trình hai thằng sẽ mở đầu bằng bản Trên Ðầu Súng:
“Trên đầu súng quê hương, Tổ quốc đã vươn mình
Trên lưỡi lê căm hờn, hờn căm như triều sóng
Ôi xôn xao chiêng trống hối thúc đã giục giã khắp chốn rộn ràng
Ôi lửa thiêng dậy bập bùng tay lửa tay vung kiếm
Trên đầu súng xâm lăng xiềng xích với bạo tàn
Trên lưỡi lê nô lệ cùm gông phải đổ nát…”
Người nghe không những chỉ chú ý mà còn hơi sửng sốt. Hát dạo trên xe buýt không phải là một hiện tượng xa lạ nhưng những từ ngữ “nô lệ” hay “cùm gông”… thì quả thực là hơi lạ tai và cũng đã tai! Nhắm thấy có bộ được, Bảy Què và Sáu Mù tiếp luôn bản Cờ Bay:
“Cờ bay. Cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu
Vừa chiếm lại đêm qua bằng máu
Cờ bay. Cờ bay tung trời ta về với quê hương
Từng ngóng đợi quân ta tiến về
Ta ôm nhau mắt lệ nghẹn ngào quỳ hôn đất thân yêu
Quảng Trị ơi, chào quê hương giải phóng
Hồi sinh rồi này mẹ này em
Vui hôm nay qua đêm đen tìm thấy ánh mặt trời
Ði lên. Ði lên trên hoang tàn ta xây dựng ngày mai”
Bản nhạc chấm dứt nhưng không ai vỗ tay. Bảy Què ngước nhìn lên và bắt gặp một hai người đang lấy tay chùi nước mắt. Y xúc động đến bối rối và cũng muốn khóc theo luôn. Y vừa đànn, vừa nói thầm với chính mình nhiều lần ‘nhảy dù cố gắng” để ngăn cho nước mắt khỏi chẩy.
Sáu Mù thì chưa cảm nhận được kịp phản ứng của thính giả, vẫn tiếp tục say mê ngồi hát. Chương trình tiếp nối bằng một bản Trên Bốn Vùng Chiến Thuật:
“Năm hai mươi mốt tuổi, tôi đi vào quân đội mà lòng chưa hề yêu ai. Người yêu tôi mới quen mà thôi..” Năm hai mươi mốt tuổi, Sáu Mù cũng đi vào quân đội. Tiểu Ðoàn Chín Nhảy Dù. Và người con gái y mới quen mà thôi ở quận Thượng Ðức – cách đây đã bao năm – mãi mãi vẫn còn trong tâm tưởng như một chiếc bóng đậm mầu.
Lúc đơn vị đang tiến chiếm đồi 1062 thì Sáu Mù bị thương ở mắt. Y được trực thăng đưa thẳng về Tổng Y Viện Cộng Hoà. Giữa cái lúc nằm đau xót, mê man trên máy bay, Sáu Mù vẫn cứ nhớ và tiếc một điều: y đã không có dịp để nói với người ta một câu từ tạ, dù là “tạ từ trong đêm!”
Mắt Sáu Mù được giải phẫu xong đúng bốn ngày thì Sài Gòn thất thủ. Y bị đẩy ra khỏi bệnh viện để dành chỗ cho phe thương binh thắng trận. Sáu Mù vĩnh viễn “giã từ ánh sáng” kể từ lúc đó. Cũng từ đó, không có thêm một người con gái nào lọt được vào đôi mắt trắng giã của y nữa.
Trong cái bóng đêm dài hết một đời này, thỉnh thoảng, vẫn lóe sáng hình ảnh của hai người đàn bà: người mẹ và người con gái tóc thề mà Sáu Mù chưa kịp hỏi tên ở quận Thường Ðức. Những lúc lần dò, lê la ngoài hè phố hay trên xe buýt như thế này, tự thâm tâm Sáu Mù vẫn vừa mong mỏi, vừa lo sợ một điều: bất ngờ gặp lại được mẹ hay cố nhân.
Khi bản nhạc chấm dứt thì Sáu Mù không còn thể nào ngăn được nước mắt đã lăn nhẹ trên đôi gò má trơ xương của y. Nhiều hành khách khác cũng khóc. Không khí trên xe trầm lắng đến nặng nề. Mọi người đều im lặng, thẫn thờ như họ đang bị thôi miên. Tài xế và lơ xe vẫn thi hành phận sự một cách bình thường, như không có chuyện gì quan trọng xẩy ra, dù nét mặt của cả hai bỗng nghiêm và buồn… thấy rõ!
Em bé bán chuối chiên cẩn trọng gói một trái chuối bự nhất, nhẹ nhàng mang đến đặt vào tay Sáu Mù. Cái cảm giác nong nóng ở tay khiến y biết ngay là có một người nào đó đã động lòng và dấm dúi cho mình một phần lương thực. Sáu Mù không cảm thấy bị xúc phạm, y chỉ càng tủi thân thêm. Mãi đến lúc đó nhiều người mới nhìn thật kỹ Sáu Mù và Bảy Què.
Họ chợt nhận ra trước mắt mình là hai người thương binh – dù quân phục đã cũ nát, tả tơi và phù hiệu đơn vị đã bạc màu – chứ không phải là những kẻ ăn xin hát dạo như thường thấy. Sáu Mù đã cảm nhận được hết cái không khí thương yêu chia xẻ quanh mình. Y xúc động đến run người. May mắn là sự mù lòa giúp cho y đỡ bối rối hơn là Bảy Què trong lúc này. Bảy Què phải cúi gầm mặt xuống, tránh những ánh mắt chứa chan thiện cảm của những người xung quanh.
Cảm tình của thính giả làm cho Bảy Què luống cuống. Bần thần một hồi y mới lấy lại được bình tỉnh. Y vội vàng chuyển nhịp, chơi bản Hội Nghị Diên Hồng:
“Toàn dân nghe chăng, sơn hà nguy biến? Hận thù đằng đằng, biên thùy rung chuyển… Toàn dân Tiên Long, sơn hà nguy biến ! Hận thù đằng đằng nên hòa hay chiến?”
– Quyết Chiến!
Tiếng hô đáp bất ngờ của nhiều người trong xe khiến Bảy Què và Sáu Mù tưởng như có một luồng điện chạy qua người. Không riêng gì hai thằng mà có lẽ là tất cả mọi hành khách đều xúc động mãnh liệt. Sau đó có đến hơn chục người cùng cất cao giọng hát chung với hai thằng. Xe ngừng lại ở một vài trạm kế tiếp, không ai xuống. Lác đác chỉ có người lên.
Mặc kệ cho những người mới bước lên xe ngơ ngác, Bảy Què, Sáu Mù và nhiều hành khách trên xe cứ hát. Sau khi “chiều” theo mọi người hát đi hát lại bản Hội Nghị Diên Hồng đến lần thứ ba, Bảy Què mới chuyển nhịp qua được bản Mẹ Việt Nam Ơi Chúng Con Vẫn Còn Ðây:
“Nhưng mẹ ơi, giờ đây sao mẹ khóc
Hai vai gầy run rẩy nát tâm can
Lệ hồng pha Bến Hải nước tràn dâng
Áo nâu nghèo mẹ khóc để phơi thân
Một đàn con giờ quên ơn nuôi dưỡng
Súng đạn cầy tan nát luống quê hương…
Mẹ lòng đau thương xót cảnh lầm than
Xót xa nhiều phương Bắc chiếm phương Nam
Nhưng mẹ ơi, mẹ đừng than khóc nữa
Vì chúng con của mẹ vẫn còn đây…”
Xe đến trạm cuối – Tân Cảng.
Bản nhạc cuối cùng cũng vừa vặn chấm dứt ở đó. Mọi người lục tục xuống xe. Họ đi qua chỗ hai thằng, không quên nhét vội vào túi tụi nó những đồng tiền lẻ. Có người lục tìm mãi túi mình rồi bối rối nhét đại vào áo Sáu Mù một ít… thuốc rê!
Hai thằng ngồi sượng sùng đón nhận những câu nói “cảm ơn” nho nhỏ và những đồng tiền, những món quà rơi như mưa vào người mình. Riêng Bảy Què thì không dưng mà chợt nhớ đến cái lúc mà y ngượng ngập, cúi đầu nhận vòng hoa chiến thắng, từ tay của em nữ sinh Trưng Vương, vào một buổi sáng (nào đó) đã xa lắc, xa lơ… .
Trong đám hành khách, có hai người không móc tiền mà cũng không móc thuốc. Họ rút từ trong người ra khẩu K.54 dí vào ót của hai thằng. Cái cảm giác thép lạnh làm Sáu Mù điếng người. Hắn ú ớ lên tiếng hỏi :
– Làm cái gì vậy ?
– Về đồn rồi biết…
Bảy Què hốt hoảng :
– Làm việc cho CIA chống phá cách mạng chứ còn làm gì nữa.
Ðám đông hiếu kỳ còn đang kinh ngạc, tần ngần, nghe đến mấy chữ “CIA” liền bước nhanh xuống xe, vội vàng tản mát ra xa. Tay phải cầm súng, tay trái nắm cổ áo của Sáu Mù và Bảy Què, hai người đàn ông lực lưỡng lôi hai thằng xuống xe như lôi hai con chó!
Chuyến xe buýt cuối cùng Tân Cảng – Sài Gòn đã đỗ trạm từ hồi xẩm tối nhưng anh Hai vẫn neo xe chờ Sáu Mù và Bảy Què cho đến tận khuya. Anh biết chắc hai thằng em mình “thua” rồi nhưng vẫn cứ chờ. Làm sao mà bỏ đi liền cho đặng?
Ngày xưa khi còn là một hoa tiêu trực thăng anh Hai cũng đã đi đón hụt nhiều chuyến như vậy rồi. Cái cảm giác mất mát lúc mang máy bay về không giữa đêm trường bao la sau khi đón hụt những toán biệt cách không làm cho anh thấy khổ sở và bứt rứt khủng khiếp như bây giờ.
Hút đến điếu thuốc cuối cùng rồi anh Hai leo lên xe lầm lũi đạp ra hướng sông, sông Sài Gòn. Bờ sông vắng , nước đen, gió lạnh. “Sông đưa người rồi cũng mỏi mòn trông!” Anh Hai lẩm nhẩm một câu thơ chợt len vào trí nhớ, và chưa bao giờ thấy mình cô đơn như vậy.
Anh nghĩ đến những thằng bạn đồng ngũ còn lận đận ở tận những phương trời xa xôi và tiếp tục lẩm nhẩm: “Tụi nó đều còn nguyên vẹn hết mà đã bao năm rồi, sao không thấy đứa nào quay trở lại. Trận chiến này chưa chấm dứt mà …”
Tưởng Năng Tiến (1984)
Cám ơn TNT. Nhiều người đọc truyện này nhưng không hiểu được tâm sự của anh và Võ Hoàng. Trân trọng
Bài viết khá hay ,pha chút cảm động ,nhưng hơi quá lố .Đây là một dạng truyện ngán một vài người dã viết .Tôi có đọc loai truyện này ,nhưng xảy ra trên phà,Không biết có phải là phà Mỹ tho qua Cần Thơ hay phà ĐN qua Bên kia Sông (Hàn). Họ là kẻ hát dạo kiếm sống .Khó nghe một chút họ là ăn xin “cao cấp” .Họ mặc áo linh quần trận nhưng bạc thết ,có nơi phải vá lại. Người ta đoan là TPB ngụy sau ngày 30/4 quân cs vào chiêm miền Nam và bọn ác ôn vô nhân đạo đó đã đuôi họ ra khỏi bv QĐ ( Duy tân (ĐN) hay BV CH (GV/SG….) dù họ chưa lành hẳn vết thương, đẻ đón thương binh VC vào thay thế !
Hai anh chàng hát dạo trên phà những bản nhạc lính thời VNCH, nhạc tình gọi là tình ca của linh ,và khách trên phà có thể yêu cầu hát những bản nhạc yêu thich một đời ” tình thư của lính” hay “đưa em vào hạ” hay “lính ở miền xa ” “Những đồi hoa sim…” Họ que quặt đui mù nên cung chẳng còn gì đẻ sợ …..
Những bản nhạc mà khi miền Nam mất đi mới thấy quý ,nhất là khi nhạc VC phổ biến ở miền Nam “chi kỷ sư chăn lơn” “em du kich” được CB bắc cụ hát vói giong khó nghe ,sau biết ra là hát theo giong TC ,không phát âm chử Việt nào rỏ ràng ….
LỜ nhạc “Ai nhanh tay năm lấy bàn tay em” ca ngói cô kỹ sư nuôi lơn duoc đỏi “bàn tay ” thành…”…” …đẻ cung nhau vui cười cợt nhả trong chén rượu Hà Úc thật đáng nhớ của các tay thợ uống .
***
Đang hát bổng có tiếng la to” Hát nhạc ngụy phản động hả?” Hai anh chàng vội thanh minh :”
“dạ,tui tui sẻ hát bài CM ạ”. Họ ngưng lại ,rồi so phiếm ….”chúng tôi hát bản “tình thư của bộ đội” và rồi hát ca khúc “tinh thư của linh” của TTThanh ,nhưng đổi từ “lính” ra “bộ dội “.
Không thấy anh chàng la lơn khi nảy có ý kiến gì (có lẻ anh ta cũng đâu biết nhạc CS có bài đó hay không ?)
Tàu cập bến .Mọi người chen nhau xuống phà .Một vài người không mang xách gì nhiều.tơi gần cho 2 anh một số tiền lẻ…Ngươi xuống sau cung là 01 thanh niên ăn mặc tươm tất lịch sự đến bên 2 anh ,bỏ tờ gấy bạc lớn vào mủ ,vin nhẹ vào vai người mù đang cầm đàn “lại nhạc NGỤY nữa rồi,anh bạn” .Người mù lắp bắp nói câu thanh minh …nhưng anh ta hình như không nghe ,,nhảy xuống phả và mất hút trong đám đông ….
Vẹm giỏi nhất là cài cắm chỉ điểm, nằm vùng khắp nơi. Ngay cả bên Mỹ trong các tổ chức chống cộng cũng đầy ắp nằm vùng.
Khi có “người lính” nào ở Hải ngoại muốn về Việt Nam là đã bị nằm vùng báo cáo về cho ổ vẹm đầy đủ chính xác thời gian và địa điểm, đặc điểm nhận diện. Nên có gì ngạc nhiên khi vừa đặt chân vào Việt Nam thì bị tóm ngay.
Cộng đồng người Việt hải ngoại cũng không biết rằng những tên nằm vùng luôn ở sát bên cạnh họ. Có thể là những kẻ luôn đi đầu trong các cuộc biểu tình ủng hộ Trump (có gì đâu bọn chúng chỉ muốn lấy lòng tin của các bạn). Chúng luôn nhiệt tình giúp đỡ các bạn nhưng các bạn sẽ thấy khi xãy ra việc như đụng độ thì bọn chúng sẽ tránh ra phía sau. Sau đó bọn chúng sẽ “hòa giải” theo kiểu “thôi bỏ đi” hay cao hơn tý “xin cô, chúng ta không đánh kẻ chạy đi” mà thực chất là “cản địa” cho đồng bọn thoát thân.
Đừng quên nếu các vị cứ tiếp tục chấp nhận sống chung với lũ vẹm như “cô Nhíp dẫn đường cho đoàn quân Cách Mạng” đến thằng Bùi Tín, Tạ Phong Tần… đến con vẹm cái Nấm Độc…. thì các bạn thấy bọn chúng “đâu có làm gì đâu”.
Các bạn sẽ thấy bọn chúng rất hiền, rất ngoan và chỉ chí thú làm ăn. Các bạn sẽ không biết được những kẻ như thế sẽ đóng vai trò “trạm tiếp nhận” (tạm gọi F1) để đón các thế hệ F2 qua. Thế hệ F2 càng khó phân biệt bởi chúng trộn lẫn người tỵ nạn thật và nằm vùng qua. F2 đón thế hẹ F3 qua thì lúc đó F3 mới hoạt động lộ diện chống phá dưới danh nghĩa người Việt tỵ nạn cs.
Bọn F3 có bị tẩy chay, ném đá thì F1 hay F2 tiếp tục đón các thế hệ F3 mới sang.
Muốn trừ khử nằm vùng thì ngoài việc trừ khử F2 và F3 còn phải diệt tận gốc F1. Nếu không, bọn chúng vứ đưa người mới sang thì chẳng bao giờ kết thúc.
Đừng bao giờ nghĩ thằng vẹm nằm im là nó đã “cải tà quy chánh”. Chúng vẫn hoạt động ngầm. Thật ngu ngốc khi nghĩ bọn chúng “vô hại”
Chúng ta có thể nhận diện nằm vùng qua :
1. Bọn chúng thường đề cao việc “ôn hòa, bất bạo động”.
Điều này dẫn đến hệ quả “hòa hợp, hòa giải dân tộc”. PHẢN CHIẾN dưới mọi hình thức.
2. Kêu gọi Mỹ (ông Trump) đem quân bảo vệ lãnh thổ Việt cộng.
Người dân VNCH tại sao lại bảo vệ cho đất nước Việt cộng ?
Nếu muốn dân VN không bị TQ ức hiếp thì phải kêu ông Trump đánh vc thu hồi Quốc gia VNCH chứ ?
3. Luôn là người “cản địa” cho đồng bọn chống Trump hay cs đến kiếm chuyện chạy thoát.
Không phân biệt được giữa bạn và thù thì làm gì chống cộng nổi.
Mày chính là thằng Vẹm, mày chết đi cho rộng chỗ…
Chết đối với tao chẳng có nghĩa lý gì cả. Tao sẵn sàng chết nếu như cái chết của tao làm chế độ vẹm sụp đổ ngay lập tức.
Vì không được như thế nên tao vẫn phải sống. Tao đang sống lưu vong ngay chính tại đất nước Việt Nam của mình, ôm ấp giấc mơ một ngày nào đó có thể lật đổ Đảng vẹm của chúng mày, thu hồi Đất nước Việt Nam Cộng Hòa.
Minh râu giết 1.7 triệu người Việt đã bị tờ báo nước ngoài phong là 1 trong 10 tên đồ tể của thế kỷ 20. Còn tao thì thấy có khoản 30 triệu thằng vẹm cần giết. Không biết đến lúc đó Thế giới gọi tao là gì ?
Những tên giết 20,000,000 người như Stalin, Hitler,Mao Xênh Xáng được goi là QUỶ Chúa (chúa của loài quỷ)xép hạng 1/(bảng 1)
Những tên giết 1 triệu người như cha con họ Kim,Sadam Husein ,Pon Pót…và Hồ NGHỆ (VNCS), QUỶ sai nha xep hạng 10/(b. 2 )
Những tên giết dưới 01 triệu người, như Lê Duẩn (VNCS), QUY lâu la xếp hạng 6/(b.3 )
Riêng VNCS đáng được “vinh danh ” vì góp cho Thế giới tới 2 con Quỷ “ác ôn côn đồ ” lặng !
Giết 30 triệu người thì khi nào giét xong hẳn hay.
CHỈ NÓI BẰNG MỒM thì thế giới chưa thể “GỌI TAO LÀ GÌ ĐƯƠC “.
VN thì có thể gọi là “Đồ Quỷ Sứ ,Chỉ Nói PHÉT” (Quỷ NÓI PHÉT!).
Loại Quy này rất đông ,tìm dau cung thấy ở xứ cs việt nam…và nay chúng cũng ra nước ngoài theo sự sắp xếp của loài quỷ ở trong nước . Tranh đấu vì cái hộ chiếu cung là một loài quỷ : QUỶ XẠO (sao không ở trong nước QUỶ để giệt QUỶ cứu nước ,cứu dân nhỉ?)
Đến đây thì phải thành thật XIN LỔI những người tranh đấu THẬT SỰ voi quỷ ….
Rất hy vọng sau này sẽ gọi tao là “quỷ nói phét”. Tao thích biệt danh này.
Mà bọn vẹm cái đầu bị đông đặc vì nhồi sọ hay sao mà mấy ngày họp bàn mới ra được thế thôi sao ?
Nên năm hăm mốt tuổi, tôi đi vào quân đội mà lòng thì chưa hề yêu ai.. Bài hát này có tên là “Biển mặn” của Ca sĩ Phương Dung hát nhé Bác. Còn bài “Trên Bốn Vùng Chiến Thuật – Chế Linh” thì bắt đầu như sau: Tôi thường đi đó đây, bùn đen in dấu giầy.. Have a nice day!
Những người lính VNCH không bao giờ Chết. Xin mãi mãi cám ơn các anh.