Bắn chết dân, cảnh sát Mỹ đền 12 triệu

3
Cô Breonna Taylor. Ảnh alternet.org

Thành phố Louisville của tiểu bang Kentucky Hoa Kỳ hôm thứ Ba thông báo một khoản bồi thường 12 triệu đô la cho gia đình cô Breonna Taylor, làm lu mờ các khoản bồi thường do hành vi sai trái của cảnh sát gây ra từ trước tới nay.

Thị trưởng Greg Fischer cho biết, ngoài tiền bồi thường, thành phố sẽ có một số biện pháp cải cách lực lượng cảnh sát nhằm ngăn chặn những cái chết như vậy trong tương lai.

Cô Taylor, một người da đen đã bị các cảnh sát da trắng bắn chết trong căn hộ của cô cách nay 6 tháng, sau một lệnh khám xét mà cảnh sát không thông báo, trước khi xông vào. Cái chết của cô đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình trên nhiều nơi của nước Mỹ, phản đối sự tàn bạo của cảnh sát và nạn phân biệt chủng tộc.

Ngay sau cái chết, cảnh sát thành phố này đã ra lệnh ngưng xông vào nhà mà không cần thông báo trước cho chủ nhà, dù đã có trát tòa.

Hôm thứ Ba, một nhóm người gồm gia đình nạn nhân, luật sư và người ủng hộ đã tụ tập trước tòa thị chính để chờ nghe loan báo kết quả. Họ mang khẩu trang màu đen có thêu tên Taylor bằng chỉ trắng. Dịp này, luật sư Lonita Baker nói rằng phía gia đình nạn nhân không chấp nhận thỏa thuận nếu phía cảnh sát không thực hiện những cải tổ quan trọng.

Cô Taylor, một kỹ thuật viên phòng cấp cứu 26 tuổi, đã chết sau khi Kenneth Walker, bạn trai của cô bắn ra một phát đạn bằng súng cá nhân có giấy phép vì tưởng cảnh sát là kẻ đột nhập khi họ xông vào căn hộ của cô giữa đêm khuya để thi hành lệnh khám xét. Sau khi có phát súng của Walker làm một cảnh sát viên bị thương nơi chân, phía cảnh sát đã đáp trả bằng một loạt đạn xuyên qua căn hộ khiến cô mất nhiều máu. Không có nỗ lực nào để cứu cô, khi các cảnh sát viên bên ngoài loay hoay tìm xe cấp cứu cho đồng nghiệp bị thương.

Biểu tình ngày càng tăng về số lượng và cường độ đã xảy ra tại nhiều thành phố trong tiểu bang, đặc biệt tại Louisville, thành phố lớn nhất của Kentucky có nhiều doanh nghiệp.

Cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama và ứng cử viên phó tổng thống Kamala Harris đều nêu vụ cô Taylor ra trước Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ vào tháng trước, và các nữ đấu thủ của đội bóng rổ quốc gia WNBA đã thêu tên của cô vào áo thi đấu của họ.

Gia đình cô Taylor kiện thành phố hồi tháng Tư, nêu đích danh 3 cảnh sát viên – Brett Hankison, Jonathan Mattingly và Myles Cosgrove – là bị cáo.

Đơn kiện cáo buộc rằng mạng sống của Taylor đã bị cướp đi một cách oan uổng, các cảnh sát viên đã sử dụng vũ lực quá mức cần thiết và cuộc khám xét hoàn toàn bất chấp thủ tục pháp lý. Đơn kiện cũng cho rằng cái chết của Taylor nằm trong nỗ lực của cảnh sát Louisville muốn giải tỏa khu vực có căn hộ của Taylor để chuẩn bị cho một dự án xây dựng bất động sản khác, nhưng các giới chức thành phố đã phủ nhận lập luận này.

Hồi tháng 6, Sở Cảnh sát Louisville đã sa thải Brett Hankison, một trong ba cảnh sát viên liên quan đến vụ nổ súng gây ra cái chết của cô Taylor, nhưng hành động này thay vì xoa dịu dự luận lại bị công chúng lên án vì không có ai chính thức bị khởi tố hình sự trong cái chết này.

Ban đầu, thành phố cũng định khởi tố anh bạn trai của Taylor đã nổ súng trước, nhưng sau đó đã hủy ý định này.

Khoản bồi thường cho gia đình cô Taylor là số tiền lớn nhất mà thành phố Louisville đã trả để giải quyết các cáo buộc về hành vi sai trái của cảnh sát trong tiểu bang. Vào năm 2012 thành phố phải trả 8,5 triệu đô la cho Edwin Chandler, đã bị ngồi tù oan ức trong gần chục năm sau khi Cảnh sát viên Mark Handy khai không trung thực lúc ra làm chứng trước tòa.

(Tổng hợp từ FoxNews và NY Times)

3 BÌNH LUẬN

  1. Cảnh sat MỸ bắn một bà Mỹ da đen khi bà ta không có tội gì hết thì phải bồi thường là đương nhiên.
    Đoa là cơ quan công quyền ,là an ninh cho người dân,hay là “bạn của dân” nhưng hành xử như một kẻ độc tài vô luạt pháp thì phải bồi thường :12 triệu một mạng người vô tội là giá còn rẻ .Dó là thực tế ,thực dụng …không như csvn giết người ,dù là người chưa có an ,xem như vô tội mà KHÔNG đền đồng nào ,không một xin lỏi và cung không bị cách chức hay uổii việc hoạc bị truy tố .Thơi có luật pháp có văn minh đâu phải thời 3K muốn giết tên da đen nào cung được và chẳng ai dám can thiệp :Sư kỳ thị đã châm dút dựa trên luật pháp do chính quyền và ngay chính người dân da đen bị áp bức vùng lên vói MS King và những người theo sau ông ta và dân thiểu sô da vàng mủi tẹt mới sống huyênh hoang như ngay nay (kể cã các sắc dân khác không phải là da trắng …THƯỢNG ĐẲNG như một thời Hitler cho là chỉ có dân Đức là số “dách” ,còn thì cho vào lò thiêu (dân Do Thái)…
    Còn CS bị tụi du dảng bắn thì tên bán đó có tội ,như hàng chục ngàn tôi nhân khác còn trong tù.Kẻ có tội thì bị xử theo luật pháp hiện hành.
    KHÔNG THỂ SO SÁNH kẻ cướp du đảng ,côn đồ hay khủng bố gióng vói kẻ có chức danh cầm cân nẩy mực cai trị dân được. Không thể so sánh một cách vô lý chén sành chén kiểu …

    • Nói chuyện kỳ thị đen trắng ở Mỹ bây giờ nó thối như cóc chết, giả tạo và chán ngấy
      Những thằng lải nhải kỳ thị tai My lại là những thằng bám đít nước Mỹ kỹ lắm

  2. Cảnh sát bắn Mỹ đen phải bồi thường, nhưng Mỹ đen bắn chết cảnh sát có bồi thường đồng nào không?
    Trên TV hôm kia có cảnh một thanh niên Mỹ đen bắn hai cảnh sat trong xe qua cửa kính phía trước
    Chắc dù có bắt được nó cũng chẳng được bồi thường đồng nào vì nó chỉ có cái khố rách
    Chén sành chơi chén kiểu là lỗ

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên