Thủ tướng Nhật Bản từ chức vì lý do sức khỏe

5

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm thứ Sáu nói rằng ông đã quyết định từ chức vì bệnh, sau nhiều tuần lễ có nhiều tin đồn về tình hình sức khỏe của ông, sau khi ông phải đến bệnh viện hai lần và vừa mới lập thành tích là vị thủ tướng phục vụ lâu năm nhất của Nhật Bản, quốc gia có nền kinh tế đứng thứ ba thế giới.

Trong cuộc họp báo ở Tokyo, ông Abe nói rằng ông vẫn còn “loay hoay phấn đấu” với bệnh tật đang có nhiều vấn đề từ giữa tháng 7, và ông muốn rời chức vụ ngay khi đảng ông chọn được người kế vị.

“Sức khỏe yếu kém của tôi không nên dẫn đến những quyết định chính trị sai lầm”, ông nói. “Vì tôi không còn khả năng đáp ứng mong đợi mà nhân dân đã ủy thác, tôi đã quyết định là tôi không nên tiếp tục giữ vị trí thủ tướng nữa. Do đó, tôi đã quyết định từ chức.”

Ông Abe đã từng từ chức Thủ tướng vào năm 2007 sau khi giữ chức chỉ mới một năm do viêm loét đại tràng mãn tính, sau đó ông lành bệnh và trở lại cầm quyền với chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử năm 2012. Nhưng ông nói bệnh tái phát, cần phải điều trị và theo dõi.

Năm nay 65 tuổi, ông Abe đã lãnh đạo một thời kỳ tương đối ổn định trong một đất nước thường hay có thay đổi lãnh đạo, và ông đã nâng hình ảnh của Nhật Bản trên sân khấu thế giới sau khi nước Nhật trải qua một thời gian mà ít có người dân Nhật nào sống ở nước ngoài có thể nói đúng tên ai đang làm thủ tướng.

Ông Abe duy trì một liên minh mạnh mẽ với Hoa Kỳ vào lúc Tổng thống Trump có nhiều va chạm với nhiều đồng minh của Mỹ, và ông cũng hô hào tự do thương mại. Nhưng ông đang để lại một cảm giác mà nhiều người nhận thấy là ông đã không thực hiện được những gì ông đã đề ra.

Thời gian nhậm chức của ông được đánh dấu bởi những nỗ lực làm sống lại nền kinh tế Nhật Bản thông qua một gói chính sách được gọi là Abenomics, và ông đã tuyên bố mình đã tạo thêm hàng triệu công ăn việc làm.

Nhưng các chuyên gia nói rằng ông Abe đã không thực hiện được những cải cách cấu trúc mà Nhật Bản đang rất cần để khôi phục lại sự sinh động cho nền kinh tế yếu kém.

Jeff Kingston, Trưởng khoa nghiên cứu châu Á tại Trường đại học Temple Nhật Bản, phát biểu: “Thực ra, vấn đề là ông ta đã hứa hẹn là sẽ đảo ngược nguyên trạng, nhưng đảng của lại gồm những nhóm lợi ích đang nằm trong cái nguyên trạng đó, vì vậy, không dễ để tạo cải cách.”

Các chính sách khác gồm có việc tăng cường ngành quốc phòng của Nhật Bản, một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Ông Abe có cố gắng nhưng không thành công khi muốn sửa hiến pháp hòa bình của Nhật Bản sau Đệ Nhị Thế Chiến để nhìn nhận một cách công khai vai trò của lực lượng quốc phòng nhằm chống lại những đe dọa của một nước Trung Quốc đang trỗi dậy và một nước Triều Tiên có vũ khí hạt nhân.

Ông Abe kêu gọi mọi người tha lỗi khi ông rời chức vụ mà không đạt được 3 mục tiêu quan trọng nhất của ông: sửa đổi hiến pháp, hồi hương các công nhân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc và đàm phán với Nga để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.

“Tôi rất đau lòng phải từ chức mà không thể đạt được những điều đó,” ông nói, nhưng ông hy vọng là bất kỳ người nào kế vị ông cũng sẽ tiếp tục các chính sách đó.

Nhưng chuyên gia Kingston nói rằng ông Abe bị sao lãng bởi những chương trình “nặng về ý thức hệ”, dành quá nhiều thời gian và nỗ lực cho những vấn đề như cải cách hiến pháp mà rất ít người dân Nhật quan tâm.

Đối với Tổng thống Trump, sự từ chức của ông Abe đánh dấu việc ra đi của một trong những đồng minh thân thích nhất trên chính trường thế giới, một người chia sẻ với ông Trump quan điểm về dân tộc, không tin tưởng vào giới truyền thông và là một người bạn đánh golf.

Trong khi đó, quan hệ giữa Nhật Bản với Trung Quốc và Hàn Quốc đôi khi có những lúc căng thẳng phức tạp bởi tranh chấp lãnh thổ, những phàn nàn về mặt lịch sử trước quá khứ quân phiệt của Nhật, và sự miễn cưỡng của chính quyền Abe trong việc công nhận những lỗi lầm tàn ác trong thời chiến.

Các chuyên gia còn nói rằng ông Abe cũng thất bại trong việc nắm bắt một số thách thức dài hạn mà đất nước ông phải đối mặt, trong đó có vấn đề dân số ngày càng teo trong khi thành phần cao niên ngày càng phình ra, không chịu chuyển biến trước tình hình khí hậu biến đổi khiến cho Nhật Bản vẫn còn lệ thuộc vào loại điện lực khởi động bằng than.

Ngoài ra ông cũng không thực hiện được lời hứa là nâng cao quyền lực cho giới phụ nữ. Vào lúc ông rời chức vụ các đại công ty, tập đoàn lớn của Nhật vẫn còn do phái nam giữ những chức vụ cao cấp.

Ông Abe trước đây hy vọng ông có thể đánh dấu sự hồi sinh của Nhật Bản khi đăng cai Olympic ở Tokyo vào mùa hè này nhưng vì đại dịch Coronavirus phải dời sang 2021. Ngoài ra còn bị chỉ trích về cách xử lý đại dịch khiến cho sự ủng hộ của người dân xuống mức thấp nhất trong những tháng vừa qua.

Thị trường chứng khoán ở Nhật Bản tuột dốc hôm Thứ Sáu trước tin ông Abe ra đi.

Sự ra đi của ông đặt ra câu hỏi ai sẽ là người kế vị. Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền bây giờ phải lên kế hoạch bầu lãnh đạo.

Trong số các ứng viên có Shigeru Ishiba, 63 tuổi, cựu bộ trưởng quốc phòng là người không tranh được chức vụ lãnh đạo đảng với ông Abe vào năm 2012 và từ sau đó, đã chỉ trích phê phán rất nhiều ông Abe; Fumio Kishida, cũng 63 tuổi, cựu ngoại trưởng được coi là một thành viên tương đối ôn hòa của Đảng LDP; và Yoshihide Suga, 71 tuổi, từng là Chủ nhiệm văn phòng thủ tướng, phát ngôn viên chính của chính phủ, và cũng là người được xem là trợ lý thân cận của ông Abe.

Nhưng các cơ hội của ông Ishiba dường như tan biến sau khi các giới chức của LDP nói rằng lãnh đạo kế tiếp sẽ được chọn bởi các thành viên đang ở Quốc hội thay vì các đảng viên ở khắp nước. Ông Ishiba có cảm tình của nhiều đảng viên cấp cơ sở nhưng không nhận được nhiều cảm tình của thành phần lãnh đạo Đảng, trong đó có ông Abe, và hiện ông Abe vẫn còn còn nhiều ủng hộ của các đảng viên tại Quốc hội.

Ông Kishida không được nhiều người bên ngoài Tokyo biết đến, và Suga là một người được coi là khéo léo phía sau hội trường nhưng không phải là một khuôn mặt có nhiều thu hút dưới ánh đèn màu. Bộ trưởng Ngoại giao Toshimitsu Motegi là một ứng viên ngoài đảng trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Taro Kono thì sẵn sàng lãnh nhận chức vụ nhưng ông không đủ uy tín để được số đông ủng hộ.

Phó thủ trưởng Taro Aso, 79 tuổi, nghe nói là không quan tâm đến chức này sau khi đã từng làm Thủ tướng từ 2008 đến 2009.

Yu Uchiyama, một giáo sư môn chính trị tại Trường đại học Tokyo nói rằng di sản của ông Abe là đã thiết lập “một chính phủ ổn định” sau một thời gian thay đổi lãnh đạo liên tục, và văn phòng thủ tướng dưới thời ông Abe đã kiểm soát được quyền lực chặt chẽ hơn.

5 BÌNH LUẬN

  1. Người Nhật bây giờ khác với người Nhật trước kia,
    về cách suy nghĩ . Họ không còn có động lực thúc
    đẩy để vươn lên .Chắc có lẽ do cuộc sống sung túc
    ,khá đầy đủ mà kinh tế đem lại . Sửa đổi hiến pháp
    để có một sức mạnh quân sự tự lực,tự cường hơn ,
    khó thành công .

    Khó có thể giữ được hoà bình ,nếu không chuẩn bị
    cho chiến tranh . Thiên hạ lộn xộn ,cứ ngồi nhà bình
    chân như vại, ngồi uống trà . Ngày nào đó nước Nhật
    cũng phải trả giá .

    • Nước Nhật đã trả giá trong đệ nhị thế chiến với 2 trái bom nguyên tử của Mỹ ! Giờ đây nước Nhật trong nhưng Quốc Gia giàu mạnh và văn minh trên Thế Giới . Hình ảnh người dân Nhật đáng trân trọng và làm gương cho những Người dân hổn độn lộn xộn như Tàu và các nước nghèo đói , độc tài nhưng khi nào cũng hô hào cái tự hào dân tộc .
      Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cám thấy mình sức khỏe không tốt sợ ảnh hưởng đến sự điều hành đất nước nên tuyên bố từ chức .
      Việt Nam chúng ta thì sao ? Nguyễn phú Trọng một đít 2 ghế . Vùa già vừa lú khi bệnh dịch bộc phát thì lặn sâu trốn kỹ ! Khi có họp hành thì chường mặt ra giành ghế !

  2. Trích:“Sức khỏe yếu kém của tôi không nên dẫn đến những quyết định chính trị sai lầm”, ông nói. “Vì tôi không còn khả năng đáp ứng mong đợi mà nhân dân đã ủy thác, tôi đã quyết định là tôi không nên tiếp tục giữ vị trí thủ tướng nữa. Do đó, tôi đã quyết định từ chức.”

    Thật rất tiếc khi ông Abe không nhìn qua sức khỏe của các lãnh đạo csVN cũng đang bò lên, lết xuống nhưng họ vẫn tiếp tục ngồi đó sửa sai lầm dù càng sửa càng sai lầm.

    Họ nhất định ngồi đó nhìn dân chết, đất nước tan hoang một cách lạ lùng vì…tàu lạ, người lạ và nhất quyết tiếp tục sửa sai theo định hướng…lạ.

    Họ nhất định ngồi đó chờ tới khi Diêm Vương kéo xuống địa ngục để trị tội sai lầm…lạ mà miệng vẫn còn kêu ba lần…lầm lạ chổ nào?

  3. Có người nói ông Abe từ chức làm ông Trọng nhột, người khác lại cười khẩy: “loài Cộng có đứa nào nó biết nhột, thế mới khốn cho dân ta.”

  4. Kiên định té nổ đui mù!

    Hai hình ảnh – hai cách hành xử
    Hai chế độ của hai quốc gia
    Hai nhân vật lãnh đạo chánh phủ
    Một là Nhật Bản – một là Ta!

    Tôi cũng biết thật là khập khiễng
    Khi so sánh mình với người ta
    Nhưng tôi đưa ra hầu suy diễn
    Sự khác biệt giữa hai quốc gia!

    Nhìn Người rồi nghĩ đến Ta
    Người ta quân tử còn ta rợ Hồ
    Rợ Hồ thô bỉ tội đồ
    Là loài cộng phỉ vong nô bọ giòi

    Dìm cả dân tộc tôi đòi
    Đói nghèo lạc hậu giống nòi diệt vong
    Mồ hôi xương máu Tổ Tông
    Bưng bô quỳ lạy cho không kẻ thù!

    Kiên định té nổ đui mù!

    Nông Dân Nam Bộ

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên