Những Nén Hương Thắp Muộn Trên Đỉnh Tiền Đồn 5

33

Đang tản bộ trong một công viên ở London với mấy đứa cháu ngoại, tôi bất ngờ nhận được tin nhắn từ Việt Nam qua Viber. Khi ấy ở Việt Nam đúng 11 giờ trưa ngày 28.7.2019:

-Cháu đã nhìn thấy ngọn núi Tiền Đồn 5 ngay trước mặt và đang chuẩn bị vượt con suối để đến đó, chỉ còn cách chừng hơn một cây số.

Gần một giờ sau, tôi nhận mấy tấm ảnh và vài cảnh phim được quay bằng điện thoại trên đỉnh Tiền Đồn 5. Bây giờ chỉ là một khung cảnh hoang tàn, đầy lau sậy, vương vãi một số mảnh bao cát, mấy đoạn kẽm gai concertina, đế của một chiếc giày trận và một vài chiếc vỏ đạn rỉ sét. Tôi cảm động hơn khi hình ảnh người con trai tật nguyền, chỉ còn một cánh tay trái, đang quì lạy tứ phương với một bó nhang nghi ngút khói hương. Và đó cũng chính là người vừa nhắn tin và gởi những hình ảnh cho tôi. Cháu Nguyễn Thế Vinh đang đứng trên vị trí mà cha cháu đã hy sinh và nằm lại đây đúng 45 năm, bây giờ đứa con trai mới biết được nơi này.

Khi các chiến thắng liên tục của những người lính Việt Nam Cộng Hòa vào mùa Hè 1972, không những đã giữ vững được thành phố Kontum mà còn gây thiệt hại rất nặng nề cho các đại đơn vị thuộc Mặt Trận B-3 của Cộng Sản, gồm Sư Đoàn 320, Sư Đoàn F 10, Sư Đoàn 2 và sau này có thêm Sư Đoàn tân lập 968. Tất cả buộc phải rút về vùng biên giới Tây Nguyên và Lào để tái lập, bổ sung, thì bất ngờ Hiệp Định mạo danh Hòa Bình được Hoa Kỳ và Bắc Việt thỏa thuận ký kết tại Paris vào ngày 27/1/1973, sau khi chính phủ Nixon đã đi đêm, mặc cả với Trung Cộng, bất chấp sự phản đối của chính quyền Nam Việt Nam. Hiệp định này chẳng khác nào một huyệt mộ được đào lên nhằm chôn sống VNCH.

Các vùng địch xâm chiếm bỗng dưng trở thành an toàn khu của chúng. Nhiều sư đoàn cùng với chiến xa vũ khí hạng nặng, nhiên liệu, đạn dược từ miền Bắc ồ ạt xâm nhập công khai vào Nam theo đường mòn Hồ Chí Minh, cùng lúc Quốc Hội Mỹ cắt hết mọi viện trợ quân sự cho VNCH.

Đầu năm 1974, lợi dụng tình thế bất lợi này của VNCH, Bắc Việt đã tung đại quân tràn ngập, ngang nhiên lấn chiếm một số căn cứ, đơn vị của ta. Đặc biệt tại các vùng mà lực lượng của chúng được phép nằm lại theo hiệp định Paris quái đản, trong khi Hoa Kỳ và tất cả các nước cùng ký tên trong bản hiệp định đều im tiếng, không một lời phản đối.

Đặc biệt, mặc dù Dak Tô, Tân Cảnh đã bị Cộng quân lấn chiếm từ cuối tháng 4/ 72, nhưng Căn cứ Biên phòng Dak Pek và Chi khu Dak Pek vẫn đứng vững nhờ hệ thống công sự liên hoàn kiên cố và tinh thần chiến đấu vô cùng dũng mãnh của các chiến sĩ Biệt Động Quân. Qua rất nhiều lần tấn công, địch quân đều thảm bại. Căn cứ Dak Pek nằm ngay giữa ngã ba biên giới Miên-Lào-Việt, án ngữ con đường huyết mạch của Cộng quân, cách thị xã Kontum 98 cây số về hướng Tây Bắc, được phòng thủ bởi Tiểu Đoàn 88 Biệt Động Quân Biên Phòng của Thiếu Tá Võ Ngọc Di, bên cạnh là Chi Khu Dak Pek được bảo vệ chỉ một đại đội ĐPQ và khoảng 8 trung đội Nghĩa Quân. Cuối tháng 4/72, sau khi Cộng quân chiếm Dak Tô, Tân Cảnh, Dak Pek trở thành một tiền đồn cô lập, nằm giữa lòng địch, việc tiếp tế chỉ giới hạn bằng phi cơ.

Ngày 15.5.1974, Cộng quân tập trung một lực lượng hùng hậu cấp sư đoàn, do tướng CS Vương Phú, Tư Lệnh Phó Mặt Trận B-3 tổng chỉ huy, gồm Trung Đoàn 3 (ĐoànThuận Hóa) thuộc Sư Đoàn 324 được điều động từ A- Lưới, Trị Thiên vào Tây Nguyên, phối họp cùng Trung Đoàn 66 (Đoàn Pleime) của Sư Đoàn 10, Trung Đoàn 40 Pháo hạng nặng, Trung Đoàn 37 Phòng Không, được tăng cường một tiểu đoàn đặc công, và đại đội chiến xa T 54, tràn qua sông Pô-Kô đánh chiếm Căn cứ Dak Pek và Chi Khu Dak Pek. Căn cứ thất thủ chiều ngày 16.5. 74, sau gần hai ngày chống trả một lực lượng địch gấp 20 lần. Sau đó, để tránh đụng độ với các đơn vị chủ lực của ta, gồm Sư Đoàn 23 BB và các Liên Đoàn BĐQ hoạt động ở phía Bắc và Tây Bắc Kontum, chúng kéo xuống phía Đông Nam bao vây Măng Buk, đồng thời tăng cường lực lượng địa phương, tiếp tục tấn công về hướng thị xã Kontum, cô lập Chương Nghĩa (Platoni), Măng Đen nằm về hướng Ba Tơ, Quảng Ngãi. Khu vực này hoàn toàn do lực lượng ĐPQ của Tiểu Khu Kontum đảm trách.

Tiền Đồn 5 trở thành phòng tuyến đầu để ngăn chặn làn sóng xâm lăng của Cộng Sản. Đây là một trong dãy tiền đồn của Tiểu Khu Kontum, nằm phía Đông Bắc, cách thị xã Kontum khoảng 15 cây số đường chim bay, trên một ngọn đồi có cao độ đúng 1200 mét (so với mực nước biển trung bình), và cách con đường tỉnh lộ nối liền Kontum – Quảng Ngãi (khi ấy đang bỏ hoang) khoảng bốn cây số, được phòng thủ bởi một tiểu đoàn ĐPQ của Tiểu Khu Kontum.

Đầu tháng 6/1974, Cộng quân mở nhiều đợt pháo kích, bao vây Tiền Đồn 5 nhằm tiêu diệt lực lượng trú phòng và phục kích các đơn vị tiếp viện của Tiểu Khu. Lực lượng và vũ khí quá chênh lệch, bên ta bị thiệt hại nặng. Nhờ Không yểm, tiểu đoàn trú đóng mở đường máu di tản, nhưng hơn một nửa quân số bị tổn thất, hai đại đội đóng quân bên ngoài phải phân tán, thất lạc. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II chỉ định Sư Đoàn 23 Bộ Binh mở các cuộc hành quân khẩn cấp giải tỏa áp lực địch và sau đó đưa một tiểu đoàn đến trú đóng tại Tiền Đồn 5, thay thế cho đơn vị ĐPQ đã phải triệt thoái, nhằm ngăn chặn đường tiến quân của địch. Tiểu Đoàn 1/44 nhận lãnh trách nhiệm gay go này ngay sau khi có một vị chỉ huy mới, Đại úy Dương Đình Chính (Khóa 20 Võ Bị) vừa thay thế Thiếu Tá Phan Văn Khánh (Khóa 12 Võ Bị) đi nhận nhiệm vụ mới.

Ngày 12.7.1974, Tiểu Đoàn 1/44 được trực thăng vận xuống Tiền Đồn 5, vừa củng cố lại công sự phòng thủ đã bị phá hủy bởi các cuộc pháo kích và tấn công của địch, vừa hành quân tảo thanh chung quanh căn cứ để hổ trợ Tiểu Đoàn ĐPQ tìm gom những binh sĩ còn đang thất lạc. Do vị tiểu đoàn trưởng ĐPQ mang cấp bậc thiếu tá, nên khó khăn trong việc chỉ huy, phối hợp, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn chỉ thị Trung Đoàn 44 BB phải thành lập ngay một Bộ Chỉ Huy Nhẹ đến Tiền Đồn 5 để chỉ huy tổng quát. Ngày 14/7/1974, BCH Nhẹ gồm Thiếu Tá Lê Thái Như, Phụ Tá Hành Quân của Trung Đoàn Trưởng cùng một toán tháp tùng được thả xuống Tiền Đồn 5, trong số này có Đại úy Nguyễn Đức Vinh, là sĩ quan liên lạc Pháo Binh của Tiểu Đoàn 233 PB. Thiếu Tá Lê Thái Như nguyên là Quận Trưởng Quận Phụng Hiệp (Phong Dinh) vừa mới thuyên chuyển đến Trung Đoàn 44 BB, chưa có chức vụ chính thức, tạm thời làm sĩ quan phụ tá hành quân cho Đại Tá Phùng Văn Quang và sau đó là Trung Tá Nguyễn Hữu Lữ, Trung Đoàn Trưởng.

Lúc này trên Tiền Đồn 5, ngoài BCH Nhẹ Trung Đoàn 44, BCH Tiểu Đoàn 1/44 và Đại Đội Chỉ Huy Yểm Trợ, được bảo vệ bởi Đại Đội 2/1 của Thiếu úy Nguyễn Xuân Quang, Quyền Đại Đội trưởng. Các đại đội còn lại hoạt động ở các cao điểm và hành quân lưu động chung quanh, cách Tiền Đồn 5 từ 2 đến 5 cây số.

Hai ngày sau, các công sự phòng thủ chưa được sửa chữa xong, vào sáng sớm ngày 16.7.1974, khi sương mù còn đang phủ kín cả một vùng núi non và thung lũng, Cộng quân pháo kích dồn dập vào Tiền Đồn 5 từ nhiều hướng khác nhau trong suốt một tiếng đồng hồ bằng đủ các loại pháo 120 ly, 122ly và 155ly bắn thẳng. Lúc này, Pháo Binh của ta đã bị hạn chế tác xạ vì không còn đủ đạn dược và Không Quân cũng không thể yểm trợ được bởi thời tiết quá xấu. Ngay những loạt đạn pháo đầu tiên, hầm chỉ huy bị sập, hệ thống truyền tin bị phá hủy và một số đông quân trú phòng đã bị tử trận, trong số đó có Đại úy Dương Đình Chính, Tiểu Đoàn Trưởng, Đại úy PB Nguyễn Đức Vinh và Thiếu úy Nguyễn Xuân Quang, Q.Đại Đội Trưởng ĐĐ 2/1. Riêng Thiếu Tá Lê Thái Như bị thương nhẹ, chạy thoát ra ngoài, nhưng bị bắt làm tù binh sau đó.

( Năm 1976, khi bị chuyển tù ra miền Bắc, người viết bất ngờ gặp lại Thiếu Tá Lê Thái Như ở Trại 6 Nghĩa Lộ. Chính Thiếu Tá Như đã kể lại chi tiết trận đánh này).

Cộng quân tràn ngập. Tiền Đồn 5 trở thành một địa điểm “oanh kích tự do” sau đó. Tất cả tử sĩ đều phải đành vùi thây nơi chiến địa. Gia đình họ nhận “Tờ Trình Ủy Khúc” (một hình thức báo tử) để chỉ biết người thân của mình đã hy sinh tại một địa danh xa lạ nào đó, với tọa độ AR 863-994 mà chỉ có những nhà quân sự mới có thể biết được.

Bà quả phụ Nguyễn Xuân Quang cũng nhận được “Tờ Trình Ủy Khúc” như thế, nhưng bà không tin là chồng đã chết. Vì trước đây, vào giữa năm 1973, bà cũng nhận được giấy báo tử tương tự, nhưng sau đó mấy tháng thì bất ngờ nhận được tin chồng còn sống và đang được điều trị tại quân y viện Quảng Ngãi. Lần đó, Thiếu úy Quang bị địch bắt tại trận Ngô Trang, phía Bắc Kontum, nhưng vì anh bị thương khá nặng, nên địch quân bỏ anh lại trên đường áp giải tù binh ra Quảng Bình, họ nghĩ là anh sẽ chết, nhưng anh đã may mắn được trực thăng bên ta phát hiện cứu sống. Sau khi được điều trị lành vết thương, anh xin trở lại đơn vị cũ tiếp tục chiến đấu.

Thiếu úy Quang ra đi, để lại cho người vợ trẻ bốn đứa con thơ. Cháu lớn nhất chín tuổi và đứa út chưa tròn một tuổi.

Cuối tháng 3/75 gần cả miền Trung lọt vào tay Cộng sản sau khi Ban Mê Thuột thất thủ và cuộc di tản trên Tỉnh Lộ 7B đã trở thành một nỗi kinh hoàng. Cuối cùng đến ngày 30/4/75 cả miền Nam cũng hoàn toàn bị nhuộm đỏ. Kể từ đó, những mồ mả của tử sĩ miền Nam được chôn cất tại các nghĩa trang trong thành phố còn bị CS đập phá, san bằng, thì chuyện đi tìm những người thân hy sinh trên các vùng núi non vô danh xa lạ, như Tiền Đồn 5 đã trở thành câu chuyện hoang đường. Hơn nữa ở thời điểm ấy, người sống chưa giữ được mạng mình thì làm sao còn có thể lo cho người đã chết.

Bà Nguyễn Xuân Quang không còn cách nào khác, rời bỏ ngôi nhà nhỏ bên khu trại gia binh Sông Mao, dắt bốn đứa con thơ về tá túc nhà cha mẹ ở Phan Thiết. Khổ nỗi, bà còn có người anh là một trung tá tốt nghiệp (Khóa 16) Trường Võ Bị Đà Lạt và hai cậu em đều là sĩ quan Thủ Đức, nên cha mẹ bà cũng bị đuổi ra khỏi nhà. Bây giờ ông bà già phải cưu mang cả cô con gái và bốn đứa cháu ngoại tuổi còn thơ dại. Ông bà, con cháu cùng dắt díu nhau, bỏ thành phố Phan Thiết thân yêu, chạy về vùng quê Chợ Lầu, dựng tạm căn nhà lá bên bờ sông Lũy, kiếm sống qua ngày bằng khoai sắn tự trồng và cá lưới dưới dòng sông. Vậy mà cuộc sống lang bạt ấy vẫn chưa một ngày yên ả. Những hành xử và lời nói khắc nghiệt của những người bên thắng cuộc đã làm cho bà Quang không còn con đường sống. Bà đã uống mấy chai thuốc rầy để chết đau đớn trước mặt cha mẹ mình và bốn đứa con thơ. Bà xin lỗi vì đã để lại cho cha mẹ già một gánh nặng, và xin lỗi các con đã phải đành lòng bỏ con lại bơ vơ, bà không thể bắt các con phải chết theo mình. Sau đó vài năm, đứa con trai lớn cũng đã uống thuốc rầy theo mẹ. Đứa con trai thứ nhì, Nguyễn Thế Vinh, năm 1975 mới lên năm, bây giờ trở thành người phụ giúp đắc lực cho ông ngoại trong cuộc mưu sinh đầy khốn khó. Nhưng đau đớn thay, “họa vô đơn chí”, năm chín tuổi, khi chăn hai con bò của Hợp tác xã, lấy mấy ký lúa phụ ông ngoại, Vinh bị té xuống đất từ trên lưng bò. Cánh tay phải bị gãy. Do không có thuốc thang và băng bó không đúng cách, cánh tay bị nhiễm trùng, hoại tử phải bị cắt bỏ đến gần bả vai.

Ông bà ngọai lần lượt qua đời, mấy chị em Vinh lại được bà dì Út không lấy chồng, ở vậy cưu mang. Dù khốn khó, bữa no bữa đói, nhưng Vinh không chịu bỏ học hành. Bị tật nguyền, nhưng cậu bé lên mười vẫn thừa hưởng ý chí sắt đá của người cha để lại, Vinh vượt qua tất cả khó khăn, làm đủ thứ nghề để học hành thành đạt, mặc dù với cái lý lịch rất “đen”, Vinh không chút hy vọng gì mình có thể được ngoi lên trong một xã hội đang còn đầy dẫy những đố kỵ, hận thù. Đỗ Đại học Kinh tế ưu hạng, nhưng không kiếm được việc làm. Ngày tốt nghiệp có hai ba nơi gởi thư chọn Vinh khi thấy số điểm tối ưu của Vinh, nhưng không bao giờ gọi Vinh đi nhận việc. Vinh đi dạy kèm, mở các lớp luyện thi, và đặc biệt hơn, Vinh đã thành công bằng nghề tay trái – với cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng: Đánh đàn – tất nhiên chỉ bằng tay trái.

Những năm còn nhỏ, đặc biệt khi cậu hai Minh vừa trong tù cải tạo trở về, như để giải sầu trước một tương lai mịt mờ đen tối, ông thường ngồi đàn trong đêm vắng, lúc chỉ còn có hai cậu cháu. Vinh đã say mê, vì dường như chỉ có tiếng đàn mới làm tan biến những đau buồn, trắc ẩn trong lòng, làm cho Vinh tạm quên đi bao nỗi bất hạnh khi tuổi đời mới lớn, mà chung quanh tưởng chừng chỉ còn là bóng tối luôn bao trùm chụp phủ lấy Vinh. Chuyện đàn guitar bằng một tay mà lại là tay trái là một điều không tưởng, nhưng rồi với đam mê và ý chí, Vinh đã thành công. Tài năng và nổ lực phi thường của cậu bé chưa thành niên đã được Nhạc sĩ Nguyễn Ánh Chín biết tới, nâng đỡ, chỉ dạy thêm, và cuối cùng chính ông đã giới thiệu Vinh đến đàn cho Phòng Trà ATB của nữ ca sĩ Ánh Tuyết. Sau đó Vinh được một số đài truyền hình mời biểu diễn. Người nhạc sĩ một tay, đàn guitar bằng tay trái và thổi harmonica, đặc biệt những bản tình ca của Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Từ Công Phụng đã làm rung động lòng người, được cả nước tán dương. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là điều mà mọi người biết đến để ngưỡng mộ Nguyễn Thế Vinh như sau này.

Từ lúc bỏ Sài gòn lên Bến Cát, Bình Dương mở các lớp dạy kèm và luyện thi đại học, Vinh có dịp được gặp nhiều học sinh nghèo, mồ côi, tật nguyền nhưng hiếu học. Suy nghĩ từ thân phận của chính mình, Vinh đã vận động bạn bè, đi khắp nơi kêu gọi những nhà hảo tâm, đứng ra mở Trung Tâm Hướng Dương, bảo bọc, nuôi dạy trên một trăm các em học trò nghèo, mồ côi và khuyết tật. Bây giờ thầy giáo Vinh trở thành chủ gia đình Hướng Dương, là cha, là anh cả của đám học trò mà chính Vinh đã đi khắp nơi, những vùng xa xôi, nghèo khổ để gom góp dắt díu về đây nuôi dạy. Đến hôm nay, trong số những học trò ấy, đã có nhiều em tốt nghiệp đại học, trên ba mươi em du học tại Nhật Bản, một em du học tại Úc Châu và một em đang du học tại Hoa Kỳ. Cậu bé, có cha là lính VNCH tử trận khi chưa tròn bốn tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ từ năm lên bảy, mất cánh tay phải từ năm lên chín, giờ trở thành người nổi tiếng được bao nhiêu người trong và ngoài nước yêu thương cảm phục. Nhưng Vinh vẫn vậy, hiền lành, nhân hậu, chân chất, không ai tìm thấy trong nụ cười đôn hậu của Vinh một nét kiêu hãnh hay mối hận đời nào. Điều đáng phục hơn, trong bất cứ hoàn cảnh nào, ngay cả khi được các đài truyền hình và báo chí trong nước phỏng vấn, lúc nào Vinh cũng hãnh diện để nói về người cha quá cố, một sĩ quan QLVNCH đã hết lòng chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng của mình.

Để có đủ tiền trang trải việc điều hành và nuôi dạy các em tại Trung Tâm Hướng Dương, hằng năm Vinh đều phải đi vận động, trình diễn khắp nơi ở hải ngoại, qua chương trình “Góp Lá Mùa Xuân” từ Úc, Âu, Á đến Mỹ Châu, phối họp với các cơ quan từ thiện khác, đặc biệt cùng tham gia tổ chức “Ngọc Trong Tim”, Vinh được mọi nơi hưởng ứng và hỗ trợ hết lòng. Đến đâu Vinh cũng hãnh diện để nói về người cha của mình, một sĩ quan VNCH đã anh dũng hy sinh. Hình ảnh người cha khá mơ hồ trong ký ức nhưng lại là một động lực để Vinh đứng lên từ nỗi bất hạnh tột cùng, và giúp tha nhân bằng tất cả trái tim mình. Tâm sự với bạn bè, Vinh bảo, điều hạnh phúc nhất của Vinh là nghĩ cha mẹ đang dõi bước chân mình và mỉm cười nơi chín suối.

Tháng 7/ 2019 trong dịp đến Úc Châu, Vinh cũng trình bày về cái chết của cha và ước mong được liên lạc với những người đồng đội cũ cùng đơn vị của ông ngày trước để được biết tường tận hơn về cái chết và địa điểm nằm xuống của cha mình. “Tờ trình ủy khúc” cũng đã thất lạc sau ngày mẹ Vinh qua đời.

Vinh được Luật sư Nguyễn Văn Thuần giới thiệu đến tôi, vì Thuần là người bạn đồng hương khá thân, biết tôi từng phục vụ gần mười năm ở Trung Đoàn 44 BB, đơn vị cuối cùng mà cha của Vinh, Thiếu úy Nguyễn Xuân Quang đã hy sinh. Vợ chồng LS Nguyễn Văn Thuần cũng là những người có nặng tấm lòng, tích cực hỗ trợ tổ chức “Ngọc Trong Tim”, gom góp yêu thương mang đến cho những người khuyết tật cùng các anh Thương Binh VNCH còn đang sống khốn khổ ở quê nhà.

Tôi liên lạc với Vinh qua điện thư, rồi qua điện thoại. Ngay sau khi biết rõ cấp bậc, tên họ và đơn vị cuối cùng của người đồng đội Nguyễn Xuân Quang, tôi liên lạc hỏi thăm một số bạn bè cùng Tiểu Đoàn 1/44 với anh Quang lúc xưa, được biết chắc chắn là anh Quang đã hy sinh tại Tiền Đồn 5 ở Kontum. Tôi nhớ ngay đến trận đánh tại địa danh này qua lời kể của Thiếu Tá Lê Thái Như, lúc chúng tôi bất ngờ gặp nhau tại trại tù số 6 ở Nghĩa Lộ. Thiếu tá Như là người may mắn sống sót và bị bắt làm tù binh trong trận này.

Tôi còn nhớ mang máng Tiền Đồn 5 nằm không xa, nhìn xuống con đường đất nối liền Kontum – Quảng Ngãi, lúc ấy bỏ hoang vì chiến tranh, nhưng không biết ở quãng nào, thuộc địa danh nào, hơn nữa thời gian đã quá lâu, hơn 45 năm rồi, có biết bao biến đổi. Tôi tìm cách liên lạc với một số sĩ quan thâm niên ở Tiểu Khu Kontum, may mắn gặp một anh đồng hương với vợ tôi, trước kia anh là Đại úy Chi Đoàn Trưởng Chiến Xa M-48, vì phản đối một khẩu lệnh hành quân của cấp chỉ huy mà anh cho là vô lý, chắc chắn sẽ đưa Chi đoàn của mình vào sa lầy, thảm bại, như trường hợp một chi đoàn bạn, anh bị kỷ luật, cho ra khỏi binh chủng, chuyển về Tiểu Khu Kontum giữ chức vụ tiểu đoàn trưởng một tiểu đoàn ĐPQ. Anh đã từng đóng quân tại Tiền Đồn 4, Tiền Đồn 5, và giữa tháng 10/1974, đơn vị anh bị địch quân tràn ngập ở Chương Nghĩa, anh bị bắt làm tù binh, khi ấy anh vừa được thăng cấp Thiếu Tá hơn một tháng. Anh ngồi vẽ lại vị trí Tiền Đồn 5 cho tôi, và để bảo đảm chính xác hơn, anh gọi cho một anh trung úy, đại đội trưởng dưới quyền của anh lúc xưa, là người Kontum và cũng đã từng đóng quân một thời gian dài tại Tiền Đồn 5. Trí nhớ anh bạn này rất chính xác.

Tôi liền viết một điện thư khá dài cho Vinh :

Hai hôm nay, chú đã liên lạc với chú Sơn, chú Khanh (ở cùng Tiểu Đoàn 1/44 với ba cháu) và vài người khác, đã tham dự các trận chiến trong cùng thời gian, cùng và chung quanh địa điểm mà ba cháu đã hy sinh, đặc biệt trong số này có người từng sinh ra, lớn lên và đi lính tại Tiểu Khu Kontum.

Đến hôm nay chú và chú Sơn, chú Khanh đã có được một số chi tiết tương đối chính xác về trường hợp hy sinh của ba cháu.

Ba cháu hy sinh tại Tiền Đồn 5 (khác với Căn Cứ 5 ở Tân Cảnh). Tiền đồn này nằm bên con đường từ Kontum đi Quảng Ngãi (lúc ấy bỏ hoang, không sử dụng từ lâu vì chiến tranh), bây giờ là Quốc Lộ 24.

Tiền Đồn 5 này nằm cách Thị Xã Kontum khoảng 15 km, gần khu vực Kon Xom Luh, giữa 2 địa danh có tên Kon Cha Re và Kon Se Tieu (không tìm thấy tên trên Google Map, có lẽ vì hai địa danh quá nhỏ).

Đặc biệt, tại Kon Xom Luh hiện có nhà thờ Kon Xom Luh.Nếu có dịp đến Kontum, cháu tìm đến nhà thờ này hỏi thăm các vị linh mục, nhờ quí ngài chỉ giúp, hay hỏi thăm người dân địa phương (lớn tuổi) Kon Cha Re và Kon Se Tieu nằm ở đâu.

Riêng ngày mất của ba cháu, chú nghĩ trong khoảng 15 đến 30 Tháng Sáu, 1974, nhưng chú Sơn và chú Khanh đang tìm hiểu từ những bạn bè có tham dự trận đánh ấy, để cho cháu một ngày chính xác hơn.

Tiếc quá, nếu cháu còn giữ ‘giấy báo tử’,lúc ấy được gọi là “Tờ Trình Ủy Khúc”, dành cho người mất tích (Lính hy sinh nhưng không tìm thấy xác đều gọi là mất tích), trong đó có ghi rõ ngày giờ và đặc biệt là tọa độ (địa điểm chính xác nhất) nơi ba cháu hy sinh.

Thời gian đã quá lâu, mọi sự đã thay đổi, các dấu tích chiến tranh và cả xương thịt những người lính hy sinh, chắc cũng không còn. Tuy nhiên tất cả đều để lại trong lòng những người còn sống như các chú và nhất là cháu, những vết thương khó lành cùng với một nỗi hoài niệm khó nguôi.

Các chú xin được thành tâm chia sẻ về sự mất mát và nỗi buồn lớn lao này của cháu và cầu nguyện ơn Trên che chở và giúp cháu tìm lại được những điều mà cháu từng mong ước…” 

Vinh nhận được email này của tôi lúc đang trên đường ra phi trường Sydney để rời Úc trở về lại Việt nam. Vinh chỉ kịp gởi cho tôi vài hàng tin nhắn qua Viber:

-Cháu sẽ lên Kontum ngay sau khi về lại Việt nam, cháu sẽ làm theo lời hướng dẫn của chú. Có gì cháu sẽ gọi chú qua Viber.

Trời đã không phụ lòng những con người hiếu thảo, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được trái tim, đặc biệt đối với một tâm hồn không hề vướng chút bụi bẩn của một xã hội kim tiền, vô cảm, Vinh đã được tất cả mọi người giúp đỡ tận tình, từ các vị nữ tu, đến người lính Thượng miền Nam thuở trước và cả những người lái xe ôm nghèo khổ, tận tình hướng dẫn và giúp Vinh đến Tiền Đồn 5.

Vinh kể:

Cháu đến chân núi của Tiền Đồn 5 là 11 giờ trưa ngày 28 Tháng Bảy, 2019. Lúc đó trời muốn mưa và mây phủ kín hết ngọn đồi của Tiền Đồn 5. Những ngọn đồi thấp hơn nằm chung quanh thì còn thấy thấp thoáng. Nhiều người dân nơi đó lo lắng cho cháu, khuyên không nên lên vì đường khó đi, nhưng lòng cháu lại cảm thấy rất nôn nóng, muốn đi liền ngay tức khắc.

Với sự giúp đỡ của người dân, hai thanh niên địa phương dùng hai chiếc xe gắn máy mà bánh xe phải ràng dây xích, một chiếc chở cháu, một chiếc chở đồ ăn, thức uống, hoa quả, bắt đầu leo núi.

Sau một tiếng leo núi bằng xe Honda qua nhiều đồi khác nhau, khi đến chân đồi của Tiền Đồn 5 thì không còn đường để xe gắn máy chạy nữa, nên cháu bắt đầu đi bộ, vừa đi vừa phải dùng rựa chặt cây mở đường. Sau 30 phút, cháu đến được đỉnh đồi của Tiền Đồn 5.

Những bao cát dùng làm chiến hào bị rách nát, vài đế giày bốt-đờ-sô vương vãi, những cục pin dẹp nằm chỏng chơ, những cọng kẽm gai phần chôn dưới đất, phần ló lên trên… là những gì cháu nhìn thấy trên khoảng đồi trống của Tiền Đồn 5. Cháu có cảm giác dấu tích trận đánh và âm thanh súng đạn năm nào vẫn còn hiển hiện, phảng phất nơi đây.

Nhìn những gì còn sót lại đó, cháu cảm thấy rất xúc động. Và thật lạ, là từ lúc lên đây sương mù đã phủ kín hết bầu trời, nhưng khi cháu lấy hoa quả bày ra và thắp bó nhang cho ba cùng các chú, các bác đã nằm lại nơi này, thì trời lại bỗng dưng ló nắng”.

Cuối cùng thì Vinh cũng đã đến được đỉnh Tiền Đồn 5, nơi mà xác thân Thiếu úy Quang, người cha thân yêu của Vinh đã nằm lại đó từ 45 năm trước, giờ chắc cũng đã tan cùng tro bụi.

Quỳ giữa đỉnh đồi vắng lặng, bàn tay trái duy nhất cầm chặt bó nhang, Vinh cúi đầu khấn vái hồn thiêng của cha và những người lính miền Nam đã chết cho quê hương và lý tưởng cao đẹp của mình. Bốn mươi lăm năm, đã trải qua biết bao chia lìa, khốn cùng, bi thảm, nhưng Vinh đã vươn lên, vượt qua những thử thách cay nghiệt nhất, để ngẩng cao đầu trong một xã hội mà cả gia đình mình từng là nạn nhân, luôn bị bên thắng cuộc cố tình xô đẩy ra bên lề xã hội, đến bước đường cùng, bởi một thứ hận thù không còn nhân tính. Nhưng cuối cùng, nhờ dòng máu của người cha còn luân lưu trong huyết quản, Vinh đã chiến thắng. Không chỉ thắng được số phận của chính mình, mà cao cả hơn, cũng giống như cha mình và những đồng đội của ông, Vinh đã thắng được lòng người. Cái thắng xem chừng vinh quang và bất diệt nhất.

Vinh đã được mời lên nói chuyện ở các đài truyền hình, tọa đàm trong các buổi tu học tại các cơ sở Phật giáo trước hàng vài ngàn Phật tử, được ví như “Cây Xương Rồng Trên Cát”, nói chuyện trong các hội văn nghệ, văn học. Cuốn tự truyện “Ông Giáo Làng Trên Tầng Gác Mái” của Vinh được độc giả cả nước bình chọn là “Tác phẩm Xuất Sắc Nhất của năm 2018, với nội dung truyền cảm hứng và động lực nhất để sống và để cống hiến”. Vinh nhận được giải thưởng lớn,100 triệu đồng, và đã góp hết vào ngân quỹ của gia đình Hướng Dương.

Trong cuốn tự truyện của mình, Nguyễn Thế Vinh cho biết: “Chính những ngày tháng dạy học cho các trẻ em nghèo, mồ côi, khuyết tật… đã làm nảy nở trong tôi ước mơ về một ngôi trường, cũng là mái nhà cho mấy đứa trẻ thiệt thòi ấy chui ra chui vào, vừa học chữ, vừa học làm người. Lũ trẻ và tôi sẽ dũng cảm bước đi trên con đường hướng tới tương lai bằng tinh thần tích cực và độc lập nhất”.

Một nhà phê bình đã viết về cuốn tự truyện của Vinh:

Cuốn sách này kể cho bạn nghe chuyện đời của một “hạt bụi” ngát hương, hết sức hồn nhiên trong cõi trăm năm đi về. Sức sống của “hạt bụi” ấy có thể khiến những ai đang bị cuộc đời dồn ép hoặc thấy mình sắp bị đời xô ngã sẽ kiên cường đứng vững và chân thật mến yêu cuộc đời”

Một nhạc sĩ tên tuổi đã từng thổ lộ: “Một lời tử tế chưa đủ để nói về Vinh”.

Hầu hết học trò của Vinh đều bảo “Thầy Vinh là cha, là bạn và cũng là vĩ nhân”

Vinh dự trù sẽ tổ chức một buổi tưởng niệm và cầu siêu cho cha và những đồng đội của ông đã hy sinh trên ngọn đồi Tiền Đồn 5, vào dịp cuối năm hay Tết Nguyên Đán với sự đồng tế của các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo. Tất cả sẽ cùng thắp sáng lại trong tâm hồn một mùa Xuân, mùa của lòng biết ơn và hy vọng.

Vinh cũng nhờ các cơ quan truyền thông, báo chí và đồng đội của cha, giúp tìm cách thông báo đến thân nhân của những chú, bác đã cùng hy sinh với cha Vinh. Xin hãy liên lạc với Vinh để cùng tham dự buổi lễ tưởng niệm đặc biệt này. Người đầu tiên đã nghe được tiếng gọi của Vinh, một thanh niên hiện định cư ở bên Úc , chính là trưởng nam của cố Thiếu Tá Nguyễn Đức Vinh, sĩ quan liên lạc Pháo Binh của Tiểu Đoàn 233/PB cũng đã nằm lại trên Tiền Đồn 5 ngày ấy. Điều may mắn là cậu ta còn giữ được “Tờ Trình Ủy Khúc” trong đó có ghi rõ ngày giờ và địa điểm chính xác nơi cha anh đã hy sinh: ngày 16 tháng 7 năm 1974, tại Tiền Đồn 5, Tọa độ AR 863-994. Những chi tiết mà cháu Nguyễn Thế Vinh cũng đang cần muốn biết. Sau đó Vinh cũng đã liên lạc được với con của Cố Thiếu Tá Dương Đình Chính ở Sài Gòn, và sẽ gặp một thuôc cấp cũ của ba Vinh ở Sông Mao, để có thể liên lạc với gia đình những tử sĩ khác.

Cuộc chiến đã kết thúc – dù trong tột cùng bất công và tức tưởi – nhưng mãi đến 45 năm sau, hơn nửa đời người, những người con mới tìm đến được nơi cha mình đã hy sinh, xác thân vùi chôn ở đó. Nhìn hình ảnh người con trai chỉ còn một cánh tay với những nén nhang thắp muộn trên ngọn đồi hoang vắng, điêu tàn, từng xảy ra bao trận chiến đẫm máu đồng đội, lòng tôi lắng xuống. Hồi tưởng lại thời gian cuối cùng của cuộc chiến, tôi bỗng thấy đồng cảm, thấm thía với tâm trạng của người lính trẻ Paul Bäumer, nhân vật chính trong “Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh” (All Quiet On The Western Front), tác phẩm viết về chiến tranh nổi tiếng của nhà văn Erich Maria Remarque, mặc dù câu chuyện đã xảy ra từ thời Đê Nhất Thế Chiến:

Ngày tháng trôi qua. Mùa hè 1918 này là mùa hè đẫm máu và kinh hoàng nhất. Thời gian giống như những thiên thần đang bay lượn trên vùng hủy diệt một cách không thể hiểu nổi. Dường như ai cũng biết rằng chúng tôi sẽ phải thua trong cuộc chiến này. Nhưng rất ít ai nói ra điều ấy. Chúng tôi đang bị đẩy lui. Chúng tôi không còn đủ quân số, không đủ tiếp liệu, đạn dược để có khả năng phản kích sau cuộc tổng công kích này. Duy chỉ có các chiến dịch hành quân là còn đang tiếp diễn – và những cái chết sẽ vẫn còn tiếp tục…”

Chỉ có một điều khác biệt. Anh Paul Bäumer may mắn hơn chúng tôi, đối phương của anh dù là người không cùng một nước, nhưng chắc chắn không tàn ác và man rợ như kẻ thù đã chiến thắng chúng tôi, những người có cùng dòng giống nhưng không hề có trái tim người.

Phạm Tín An Ninh

33 BÌNH LUẬN

  1. Xin cùng anh Vinh trong ngày Tết Nguyênn Đán, tưởng niệm những chiến sĩ VNCH đã hy sinh,

    “Vinh dự trù sẽ tổ chức một buổi tưởng niệm và cầu siêu cho cha và những đồng đội của ông đã hy sinh trên ngọn đồi Tiền Đồn 5, vào dịp cuối năm hay Tết Nguyên Đán với sự đồng tế của các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo. Tất cả sẽ cùng thắp sáng lại trong tâm hồn một mùa Xuân, mùa của lòng biết ơn và hy vọng.” (Phạm Tín An Ninh)

    Chúc Mừng Năm Mới tất cả quý vị cùng anh Tuculy & gia đình, hàng xóm, thân bằng quyến thuộc.

    Tuculy, “Tại sao ngụy bại trận cứ đỗ lỗi cho người Mỹ ?”

    Nguyễn Trọng Dân No more • 3 years ago
    “Thưa, trách cứ và nhìn nhận sự thật là hai điều hoàn toàn khác nhau. Người Mỹ nay tự họ nhận là nước Mỹ đã phản bội đồng minh Việt Nam Cộng Hòa chứ người dân Việt Nam Cộng Hòa chúng ta, nước mất nhà tan nhọc nhằn bấy lâu thì tự chịu chứ có trách ai đâu ?!”
    https://danlambaovn.blogspot.com/2017/05/su-phan-boi-cua-hoa-ky-oi-voi-viet-nam.html

    Hiện nay Ủy ban đối phó với hiểm họa CS Trung Quốc đang kêu gọi U.S. không chỉ vì quyền lợi kinh tế, thương mại, ngoại giao, v.v., mà còn phải vì quyền lợi chính, căn bản của Mỹ là tự do dân chủ cho thế giới, mà cần củng cố việc ủng hộ đồng minh trong thế giới tự do chống lại cs mà tàu cộng lả hiểm học của tự do.

    T/g Nguyễn Trọng Dân (NTD) có lược dịch/viết khá nhiều ở ĐCV. Những bài này có liên quan với nhau cho cùng mục đích làm thế nào lật đổ đảng csVN, để có tự do dân chủ cần khôi phục VNCH trong tình hình thế giới cũng như nước Mỹ thay đổi hiện nay. Có thể bấm tên t/g NTD đọc những bài từ ĐCV.

    http://www.danchimviet.info/uy-ban-doi-pho-voi-hiem-hoa-cs-trung-quoc/11/2019/17251/

    Chính người trong chính phủ nước Mỹ thú nhận đã phản bội đồng minh VNCH.

    Xin anh bạn Tuculy hãy đọc cho lỹ post ở dưới của tôi. Trong post này không phải VNCH đã đổ lỗi, mà do chính người Mỹ, người của chính phủ Mỹ đã tự thú nhận một cách rất đau đớn là chính phủ Mỹ đã phản bội đồng minh VNCH.

    Cho tới phút chót tháng ngày 10 tháng tư, TT Ford đã kêu gọi Mỹ cần bảo vệ đồng minh tại quốc hội, quốc hội (và có thể hiểu thêm rằng quyền lực tài phiệt (?) đứng đằng sau đe dọa và điều khiển) “đã bội phản nước Mỹ trước đó do có quá khứ tham gia phản chiến bấy lâu, cho nên, họ dứt khoát bất chấp danh dự của nước Mỹ, đẩy nước Mỹ vào quyết định bội ước.”.

    Đây là những phân tích chính thức từ Bruce Herschensohn, Nixon Foundation. Cần theo dõi diễn tình lịch sử sẽ thấy các tt Mỹ đều cố giúp đồng minh VNCH thắng, cs tàu, cs Nga cũng như csVN. Chiến tranh VN là chiến tranh về ý thức hệ.

    Vũ khí của Mỹ & thế giới tự do chống lại vũ khí phe cs Tàu & Nga.

    VNCH có chính danh còn đảng CSVN luôn có nguồn gốc là cánh tay nối dài của cs quốc tế (không đại diện cho quốc gia VN), từ Nga đến tàu cộng hiện nay.

    “Vào ngày 10 tháng Tư năm 1975, tổng thống Ford kháng nghị quyết định này của Quốc Hội. Trong bài phát biểu trước truyền hình vào chiều hôm đó, tổng thống Ford khẩn thiết kêu gọi Quốc Hội phải có trách nhiệm đảm bảo danh dự và chữ tín của Hoa Kỳ, không thể bội ước như thế nhưng các nghị sĩ của quốc mới này bỏ ra ngoài không muốn tiếp tục nghe, coi nhẹ danh dự của Hoa Kỳ trước thế giới. Nhiều người trong số dân biểu này đã có thể trở thành dân biểu trong danh vọng là nhờ đã bội phản nước Mỹ trước đó do có quá khứ tham gia phản chiến bấy lâu, cho nên, họ dứt khoát bất chấp danh dự của nước Mỹ, đẩy nước Mỹ vào quyết định bội ước.” (Nguyễn Trọng Dân lược dịch từ Bruce Herschensohn)
    Nguyễn Trọng Dân Guest • 3 years ago
    Thưa, bài này không phải tự viết mà lược dịch rồi trình bày lại từ chương trình :
    Sự thật về cuộc Chiến Tranh Việt Nam [THĐP Vietsub]
    https://www.youtube.com/watch?v=3X9pnLfHda8

    Chúc Mừng Năm Mới anh Tuculy & gia đình cùng hàng xóm, thân bằng quyến thuốc.

  2. NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HOÀ
    ….Chúng tôi không còn phải chui rúc dưới hầm tối suốt ngày nữa. Nhưng không khí dường như độc địa hẳn. Mắt mọi người lúc nào cũng cay xè. Thuốc hơi cay của quân đồng minh rải khắp nơi để bắt những giải phóng quân còn sót lại.
    Ngay sau khu vườn cách nhà tôi vài căn, có một ngôi nhà bỏ không, một chiếc hầm bỏ không, người ta cũng bơm hơi cay, xông ra một giải phóng quân bị thương, bị đồng đội bỏ lại. Và khi lên nhìn thấy ánh sáng thì hắn cũng vừa thở hắt ra mà chết. Ở trong hầm, dù đau đớn, hắn cũng viết nhật ký, viết thư gửi cho mẹ và em. Điều đặc biệt là hắn có một lá thư nguệch ngoạc viết phản đối chiến tranh nữa: Khi tôi chết, tôi muốn gối đầu lên đất Bắc, dù chân tôi ở miền Nam. Tôi đă gây cảnh đổ máu ở thành phố này, tôi phải để máu của tôi lại để hòa cùng với dòng máu oan ức của dân Huế, của dân tộc tôi.
    Người lính Biệt động đọc xong mấy dòng trên, anh vội nhét lá thư vào túi, rồi lặng lẽ bế xác tên Việt cộng, xác một người Việt Nam, ra vườn. Anh đào một cái hố nhỏ và chôn xác người miền Bắc chết cùng với dân Nam. Anh nhìn quanh quất, tính lui tính tới để tìm ra phương Bắc làm chỗ gối đầu cho kẻ bạc mệnh….
    Trích: GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ, Hồi ký của NHÃ CA, chương kết.

    • Xin cảm ơn bạn đã nhắc tới Nhã Ca. Xin phép được đua ra những cảm nghĩ về bài viết của t/g Phạm Tìn An Ninh. Xin cảm ơn t/g với câu chuyện rất thương tâm mang nhiều ý nghĩ.

      Tôi xin cho biết rằng, tôi không đọc nhiều sách (nên không đủ kiến thức) vì không có thời goi và vì lý do sức khỏe. Tôi giới hạn, chỉ tìm đọc những điều cần thiết cho mục đích tìm hiểu để tranh đấu cho quốc gia VNCH.

      Trong Giải Khăn Tang cho Huế, Nhã Ca có nói về ông Võ Thành Minh. Rồi có khá nhiều bài viết tra lùng về ông, người hướng đạo thổi sáo bên bờ sông Leman, Geneve, mục đích tranh đấu thống nhất VN, phản đối chia đôi đất nước từ hiệp định Geneve 1954

      “Ông Võ Thành Minh bị Cộng Sản bắt theo với ba nghìn dân Huế đưa vào rừng. Ở đấy người ta đã hành quyết ông. Người đệ tử cuối cùng của cụ Phan Bội Châu. Người Nho sĩ Việt Nam cuối cùng của thế kỷ XX.” (Nhớ Người “Tâm Khí” Võ Thành Minh – Thi Vũ)
      https://www.tvvn.org/nho-nguoi-tam-khi-vo-thanh-minh-thi-vu/
      https://phanba.files.wordpress.com/2018/04/giai-khan-so-cho-hue-nha-ca.pdf
      http://www.vanhoanghean.com.vn/dat-va-nguoi-xu-nghe6/nguoi-xu-nghe43/vo-thanh-minh-voi-khat-vong-tu-do-hoa-binh
      http://www.vanhoanghean.com.vn/dat-va-nguoi-xu-nghe6/nguoi-xu-nghe43/vo-thanh-minh-con-ngua-hoang-da

      Cũng như Nhã Ca:
      “Xin mời bạn, chúng ta cùng thấp đèn, châm nhang, chịu tội với quê hương, với Huế.”(Nhã Ca, Giải Khăn Sô Cho Huế), “Vinh dự trù sẽ tổ chức một buổi tưởng niệm và cầu siêu cho cha và những đồng đội của ông đã hy sinh trên ngọn đồi Tiền Đồn 5, vào dịp cuối năm hay Tết Nguyên Đán với sự đồng tế của các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo. Tất cả sẽ cùng thắp sáng lại trong tâm hồn một mùa Xuân, mùa của lòng biết ơn và hy vọng.” (Phạm Tín An Ninh)

      Chúng ta đã để tang cho Huế, đã cùng theo dõi vụ hành quyết những ngưòi yêu nước như ông Võ Thành Minh. Chúng ta thắp những nén hương, tạ tội cùng Huế cho Mậu Thân 1968. Chúng ta sẽ cùng anh Vinh thắp những nén nhang cho chiến sĩ VNCH từ các trấn chiến bảo vệ quốc gia, kết thúc 1975, người VNCH bị VC áp bức, cùng người tị nạn VN di dản khắp năm châu.

      Có đủ hay không cho những nổ lực và lòng can đảm của những người yêu nước VNCH?

      Chúng ta cần có một mục đích và hướng đi tranh đấu cho tương lai của quốc gia VNCH.

      John Kennedy, “Efforts and courage are not enough without purpose and direction.” “as Socrates told us, “If a man does not know to what port he is sailing, no wind is favorable.”. (“Nỗ lực và can đảm không đủ khi không có mục đích và phương hướng (để hành động) như Socrates nói với chúng ta rằng, “Nếu một người không biết bến cảng để dẫn đưa con thuyền, thì chẳng có con gió nào là thuận tiện”)

      Như TT Kennedy phát biểu trong ngày đăng quang TT, chúng ta can đảm nỗ lực tranh đấu, cho tất cả mọi quốc gia trên thế giới biết quốc gia VNCH chúng ta sẽ đồng minh cùng bạn bè, chống lại tất cả những kẻ thù, để giữ được cuộc sống và thành công của sự do. Làm thế nào thì người trong và ngoài nước cần tìm hiểu cho chính mình.

      “Let every nation know, whether it wishes us well or ill, that we shall pay any price, bear any burden, meet any hardship, support any friend, oppose any foe to assure the survival and the success of liberty.” John F. Kennedy

      • Cảm ơn đàn anh đã post những link về Cụ Võ Thành Minh, rất hay.
        Sở dĩ trích dẫn đoạn đó không phải vì muốn nói về Huế mà vì đoạn văn đó nói lên tính cách của người lính Việt Nam Cộng Hoà ,  “những người lính miền Nam đă chết cho quê hương và lý tưởng cao đẹp của mình.” và phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ của đoạn văn được trích dẫn mà thôi   
        Rất ngưỡng mộ đàn anh. Đàn anh Tony Do cũng đã xuất hiện sau khi ăn Tết khá kỹ, bên bài viết của Cha Ngô Đình Thục.

        • Xin cảm ơn bạn thân mến và “những người lính miền Nam VNCH đă chết cho quê hương và lý tưởng cao đẹp của mình.”

          Công giáo, và Phật Giáo là vấn đề cs VN luôn tìm cách lợi dụng nuôi dưỡng cho quyền lực cs. Tonydo có nhiều nhận xét thực tế. Tôi cũng xin phép ĐCV được tham gia nói chuyện khi có thể.

          Happy New Year, 2020 đến bạn và thân nhân bạn bè quý thuộc.

          • Tonydo:”Một vị Linh Mục Việt Nam mà con quen biết phải coi tới năm giáo xứ, trải dài tới 60 cây số.
            Trong khi đó tại Việt Nam, Thánh Lễ nào cũng chật cứng! Các Chủng Viện, Dùng Tu đầy ắp Chủng Sinh, Nữ Tu….
            Một vị Linh Mục thuộc Dòng Tên cho em biết:
            (Kiếm được một Tu Sĩ người Mỹ nhập Dòng là ôi thôi; “cưng như cưng trứng, hứng như hứng hoa”, ấy thế mà các vị đó cũng vẫn có người…bỏ ngang.
            Thưa Cha, con xin tóm gọn ý của con, rằng thì là:
            (Nếu như lời cầu nguyện của Cha được Thiên Chúa chấp nhận, Việt Cộng sẽ tiêu tùng, phải không ạ!)
            Thế thì Việt Nam lại sẽ giống Tây Phương, giống Mỹ. Lúc đó Giáo Hội Việt Nam sẽ phải đi vay mượn Tu Sĩ nơi mô, thưa Cha?)”

            Thưa đàn anh Bison,

            Thú thật, mỗi khi đọc còm của anh Tonydo tôi cố gắng để hiểu nhưng ảnh viết cao siêu quá, còn tui thì lại tối dạ nên rất nhiều lần không hiểu hết ý của anh ấy như đoạn còm trích ở trên.
            Nay thấy đàn anh khen anh Tony có nhiều nhận xét thực tế.

            Vậy, theo nhận xét trên của anh Tony, có nghĩa là ở VN hiện nay rất tự do tôn giáo nên rất nhiều người đi tu?
            Ngược lại mấy xứ Tây, Mỹ…bây giờ đang chuyển qua chế độ…vô thần, phải không?

          • Cũng cám ơn mấy cái links tuyệt vời về cụ Võ Thành Minh, và Happy New Year!

          • Xin cảm ơn bạn Tudo.com về những ý kiến liên quan tới Tonydo. Nếu anh vào trang bài của cha Thục sẽ thấy rằng phản biện của tôi khác hẳn vói Tonydo, dù tôi vẫn tôn trọng ý người khác. Và một cách khác, vẫn ghi Tonydo có nhận định sâu sắc, có nghĩa những phản biện của Tonydo làm tôi suy nghĩ. Tôi sẽ để ý hơn và ghi chính xác hơn khi bình luận. Kính anh.

  3. Trích, “Điều đáng phục hơn, trong bất cứ hoàn cảnh nào, ngay cả khi được các đài truyền hình và báo chí trong nước phỏng vấn, lúc nào Vinh cũng hãnh diện để nói về người cha quá cố, một sĩ quan QLVNCH đã hết lòng chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng của mình.” (Phạm Tín An Ninh)

    “hằng năm Vinh đều phải đi vận động, trình diễn khắp nơi ở hải ngoại, qua chương trình “Góp Lá Mùa Xuân” từ Úc, Âu, Á đến Mỹ Châu, phối họp với các cơ quan từ thiện khác, đặc biệt cùng tham gia tổ chức “Ngọc Trong Tim”, Vinh được mọi nơi hưởng ứng và hỗ trợ hết lòng.” (Phạm Tín An Ninh)

    Bạn có thể tin vào cộng sản VN không khi chúng cho phép người con của một “người cha quá cố, một sĩ quan QLVNCH đã hết lòng chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng của mình” tự do “được các đài truyền hình và báo chí trong nước phỏng vấn.” để quảng bá một VNCH hay CSVN chỉ lợi dụng những người Mỹ, những người yệu quốc gia VNCH, những người của thế giới tự do v.v. sa vào bẫy thành những người quảng cáo cho một chế độ cộng sản VN để mang lợi nhuận về cho csVN. Đây là một vấn đề nhức nhối đầy tranh cãi cho người VN trong và ngoài nước hiện nay.

    Mỗi người cần tìm hiểu để ủng hộ xây dựng quốc gia VNCH một cách thết thực tùy hoàn cảnh.

    Nên nhớ CSVN vẫn còn bỏ tù người yêu nước, anh Trần Huỳnh Duy Thức, hay Vũ Quang Thuận. Chỉ khi nào VN lột bỏ cộng sản thành quốc gia VNCH, những ngưòi yêu nước mới được tự do yêu nước.

    Ca sĩ Kyo York góp sức cùng Thầy giáo Nguyễn Thế Vinh
    https://www.youtube.com/watch?v=2tfj2MO6Pb8
    MỘT CÕI ĐI VỀ – Kyo York & Nguyễn Thế Vinh |Nơi Về Nương Náu 2016
    https://www.youtube.com/watch?v=Jl_bIvEr0sI

    Chúng ta cần mạnh lên, cương quyết xây dựng quốc gia VNCH.

    Xin cảm ơn t/g Phạm Tín An Ninh mang lại những suy tư của những trái tim con người, VNCH. Chúc t/g & anh bạn Vinh sức khỏe và an vui. Xin cầu cho những vong linh chiến sĩ VNCH luôn sống trong lòng người Việt, hộ phù và nâng đỡ.

    Mong những nén hương dù muộn thắp sáng tâm tư, nguyện vọng, và hành động của người dân VNCH cho tình hình của VN & thế giới cho một quốc gia VNCH không còn cộng sản.

  4. Càng ngày chúng ta càng nghe nhiều thêm về VN War và những sự thật được phơi bầy vì thời gian là câu trả lời cho nhiều điều khó hiểu đứng với thời điểm thuận lợi. Mong chúng ta luôn ủng hộ một quốc gia VNCH cần khôi phục cho mục đích tự do dân chủ nhân quyền và hoà bình cho thế giới.

    Vì bài viết nói về hiệp định Paris 1973, rất cảm ơn ĐCV cho phép tôi được mang bài viết của Bruce Herschensohn (**) – Nguyễn Trọng Dân lược trình vào đây đẻ chia sẻ cùng quý vị bạn đọc của ĐCV:

    Bruce Herschensohn (**) – Nguyễn Trọng Dân lược trình – Trở về lại cuối năm 1972, Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ đã hoàn toàn thắng trên mọi mặt trận. Đây không phải là nhận định của tôi (Herschensohn) mà là nhận định của chính kẻ thù chúng ta là Cộng Sản Bắc Việt. Chiến thắng về mặt quân sự gần như là tuyệt đối khi tổng thống Nixon ra lệnh oanh tạc mọi vị trí chiến lược từ kỹ nghệ đến quân sự ở Hà Nội lẫn cảng Hải Phòng và cuộc oanh tạc này chỉ sẽ dừng lại cho đến khi nào Cộng Sản Bắc Việt chịu ngồi lại vào bàn hòa đàm ở Paris.

    Cộng Sản Bắc Việt hết cách đã đồng ý ngồi lại hòa đàm tại Paris và chúng ta (Hoa Kỳ) đã chấm dứt oanh tạc như đã hứa.

    Ngày 23 tháng Giêng năm 1973, tổng thống Nixon đã tuyên bố bốn bên gồm Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Cộng Sản Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (gọi tắt là Việt Cộng) sẽ tiếp tục hòa đàm và ký thỏa ước hòa bình tại Paris vào ngày 27 cùng tháng. Các điều khoản trong Hiệp Nghị mà Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa có được là một sự thắng lợi lớn đảm bảo hào bình tại nơi này. Tại tòa Bạch Ốc, ngày 27 được mừng gọi là ngày VVD – “Victory in Việt Nam Day.”

    Hoa Kỳ hậu thuẫn cho chiến thắng này bằng một lời cam kết đơn giản như sau – tức là trong điều khoản hòa đàm của Hội Nghị Paris, nếu Việt Nam Cộng Hòa cần quân viện để tự vệ khi Cộng Sản vi phạm Hiệp Định, Hoa Kỳ sẽ quân viện cho Việt Nam Cộng Hòa đầy đủ súng đổi súng- đạn thế đạn; tức là dùng một viên đạn thì được một viên đạn mới, bị thiệt hại một trực thăng thì có một trực thăng mới thay thế.

    Sự hung hãn tấn công của Cộng Sản Bắc Việt đã bị ngưng hẳn do những điều khoản của hiệp định Paris. Thế rồi giá trị hòa bình của Hiệp Định này bị chà đạp do những sự kiện như sau:

    1. Vào tháng Tám năm 1974, tổng thống Nixon phải từ chức vì báo chí truyền thông Mỹ làm rầm rộ vụ Watergate (được cho là tổng thống đặt máy nghe lén tại trụ sở đảng Dân Chủ)

    2. Cũng vì vậy, sau cuộc bầu cử Quốc Hội ba tháng sau đó, đảng Dân Chủ chiếm đa số ghế. Tân quốc hội Hoa Kỳ do đảng Dân Chủ chiếm đa số quyết định cắt giảm hoàn toàn quân viện mà nước Mỹ đã chính thức cam kết theo tinh thần hòa đàm của Hiệp Nghị Paris trước đó, gạt bỏ cam kết đồng minh mà Hoa Kỳ đã chính thức cam kết với Việt Nam Cộng Hòa. Nói một cách khác, Quốc Hội Hoa Kỳ khóa 94 do đảng Dân Chủ chiếm đa số đã hoàn toàn bội ước.

    3. Vào ngày 10 tháng Tư năm 1975, tổng thống Ford kháng nghị quyết định này của Quốc Hội. Trong bài phát biểu trước truyền hình vào chiều hôm đó, tổng thống Ford khẩn thiết kêu gọi Quốc Hội phải có trách nhiệm đảm bảo danh dự và chữ tín của Hoa Kỳ, không thể bội ước như thế nhưng các nghị sĩ của quốc mới này bỏ ra ngoài không muốn tiếp tục nghe, coi nhẹ danh dự của Hoa Kỳ trước thế giới. Nhiều người trong số dân biểu này đã có thể trở thành dân biểu trong danh vọng là nhờ đã bội phản nước Mỹ trước đó do có quá khứ tham gia phản chiến bấy lâu, cho nên, họ dứt khoát bất chấp danh dự của nước Mỹ, đẩy nước Mỹ vào quyết định bội ước.

    4. Ngày 30 tháng Tư, do kiệt quệ, Việt Nam Cộng Hòa thất thủ. Các trại tập trung mọc lên như nấm và hiện tượng Thuyền Nhân Vượt Biển (chưa từng có trong 21 năm chiến tranh) đã xảy ra.

    Nếu Việt Nam Cộng Hòa nhận được quân viện như Hoa Kỳ cam kết (khi ngồi vào hiệp định Paris 1973), kết cục của cuộc chiến có khác đi không?

    Thật ra, kết cuộc đã khác đi từ lâu. Tướng lãnh của Cộng Sản Bắc Việt đã thừa nhận họ đánh để dò xét thử phản ứng của tổng thống Ford bằng cách cẩn thận lấn chiếm từng làng nhỏ một rồi từng thành phố một. Và phản ứng của chúng ta (Hoa Kỳ) là thụ động bất hứa. Hoa Kỳ không hề quân viện cho Việt Nam Cộng Hòa như đã cam kết. Cho nên, Cộng Sản Bắc Việt hiểu rõ ngay là họ có thể tiến về Sài Gòn mà không còn lo sợ gì nữa. Sau này, thành phố này đã bị đổi tên là thành Hồ.

    Nguyên thượng nghị sĩ Arkansas, William FullBright, đã từng là chủ tịch UB Đối Ngoại Thượng Viện lại còn tuyên bố (một cách trơ trẽn mất danh dự) về sự kiện Hoa Kỳ bội ước để rồi Việt Nam Cộng Hòa thất thủ như sau: “Tôi cũng chỉ buồn như là tiểu bang Arkansas bị thua một trận bóng ném cho tiểu bang Texas vậy thôi.” (*)

    Hoa Kỳ đương nhiên biết là Cộng Sản sẽ vi phạm Hiệp Định Hòa Bình tại Paris và đã dự phòng cho trường hợp xấu nhất. Điều mà lịch sử Mỹ không ngờ là chính Quốc Hội của đất nước này lại đi bội ước và không tôn trọng Hiệp Định, xé bỏ cam kết và danh dự của quốc gia mình, sẵn sàng bội phản đi giúp cho kẻ thù của quốc gia mình là Cộng Sản Bắc Việt. Sự phản bội này là sự thật!”

    Ghi chú phụ thêm từ chương trình:

    a. Sau khi Sài Gòn thất thủ, hàng triệu người miền Nam phải vào trại tập trung trong rừng rú. 250 ngàn người chết ở đó, do bị xử bắn, bệnh tật, tra tấn hoặc bị đói kém

    b. Từ năm 1975 đến năm 1995, hai triệu thuyền nhân Việt Nam bỏ nước ra đi để cố thoát tìm tự do, khoảng 200 ngàn người bị giết, mất tích do đắm tàu hay bị cướp biển hãm hại.

    c. Ngày nay, Việt Nam vẫn còn chế độ Cộng Sản nhưng lại bỏ đường lối kinh tế XHCN vốn là nguyên nhân chính dẫn đến cả triệu người phải hy sinh hoặc bị sát hại.

    Sự phản bội của Hoa Kỳ đối với Việt Nam Cộng Hòa- một sự thật nhục nhã!
    https://danlambaovn.blogspot.com/2017/05/su-phan-boi-cua-hoa-ky-oi-voi-viet-nam.html

    • Tại sao ngụy bại trận cứ đỗ lỗi cho người Mỹ ? Khi quân đội Bắc việt vào chiếm các kho Vũ khí còn rất nhiều ,khắp cả 4 vùng chiến thuật ,chiến đấu hết mình đừng bỏ chạy, thì cục diện chiến tranh lúc đó có thể khác đi người ta đã đổ xương máu Tiền của giúp các anh ,các anh phải tự đứng trên đôi chân của mình không lẽ họ giúp Hoài sao ? Thua thì chấp nhận thua đừng đổ lỗi cho người Mỹ phản bội , một nữa giang Sơn không giữ được bây giờ cứ hô hào tái lập VNCH chuyện đội đá cá Trời hơn 40 năm rồi chẳng có thằng việt cộng nào nó chết ,nó còn hiện diện ngay chính thành trì của Nguỵ tại Mỹ thì đòi lập lại Nguỵ là chuyện phét lác toàn tập ./

      • Ối giời, bác viết điêu hay quá! Tàu đô hộ ta cả ngàn năm, ta còn phải dùng chữ Tàu để viết, vậy mà ta vẫn lấy về độc lập thành công năm 935 đấy! Cộng sản mới cai trị đất nước cờ vàng của ta mới mấy mươi nhăm, rồi sẽ sụp thôi, ta sẽ lại lấy về Việt Nam Cộng Hòa thành công thôi. Việt Nam Cộng Hòa là con đường tất yếu để dân tộc ta có đa nguyên và phát triển đấy bác ạ!

      • Tư kê thân mến,
        Anh thấy chú dạo này điên tiết, có lẽ vì overtime quá nhiều lúc cận tết nên tinh thần hoảng loan, chửi bậy loan xạ đụng tới đàng mình nên anh buộc lòng phải ra mặt cung cấp cho chú một ít chất xám. Phàm đã là chiến tranh thì phải biết tự sức mình. 2 miền nam bắc đều nhờ vào viện trợ vũ khí để tấn công và phòng thủ. Bắn một viên đạn thì phải chắn chắn có viên khác lên nòng. Tương tự, xài một tấn đạn dược thì phải chắc là một tấn khác sẽ có mà bổ xung. Nếu không thì phải tính đường khác. Anh bảo đảm với chú, nếu ngày các chú còn “cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn…” mà thằng Liên Xô và Trung cộng tuyên bố ngưng hoàn toàn viện trợ quân sự thì trong vòng một tháng mấy chú sẽ cuốn gói về…. Thăng Long ăn tết liền, cho dù súng đạn còn đó. Nếu không thì chỉ tổ cho B52 hỏi thăm sức khỏe. Cuộc chiến đã thật sự kết thúc khi “nhà thầu đã bỏ cuộc chơi”. Phải chi mà ta đã có thể tự chế hoặc thừa tiền mua đồ chơi máu lửa thì chuyện đó đã khác rồi. Tư thấy không? Mấy mươi năm qua, phe mình bị thằng Tàu nó đập cho thấy mẹ, phải lủi vô hang liếm vết thương mà có dám ngó ngóe gì đâu. Mấy năm trước bày đặt đi mua vài kí lô sắt…chìm, rồi công thêm mấy cái dàn “ná” phòng thủ Lục đối Hải mà có dám bắn phát nào?. Phi cơ thì cũng dùng để biểu diễn…rớt là chính, chớ có dám “tự đứng trên chân mình” rồi bị bắn thảm thương như 64 đồng chí ở Gạc Ma?. Tư mày cứ ăn no rồi dm đảng hoài thì ai mà chịu nổi. Có nhớ lúc thằng Liên Xô vừa sụp không? lãnh đạo đàng mình xếp hàng dài ở Thành Đô bằng đầu gối. Giá mà tụi nó khui mấy cái kho vũ khí của bọn Ngụy để lại để khỏi bú…c thằng Trung cộng, Tư nhở? Lúc đó Tư ở đâu mà không cho thằng Linh, thằng Đồng, thằng Mười…cái bản đồ “đồ chơi máu lửa” của 4 vùng chiến thuật? Anh thấy đàng mình hèn quá! đồ chơi có, thằng Tàu cũng chưa có đánh mà sao đảng đã bò mẹp, liếm c của “kẻ thù truyền kiếp” rồi. Má còn khỏe hôn tư?

  5. Rất cảm ơn t/g Phạm Tín An Ninh với “Những Nén Hương Thắp Muộn Trên Đỉnh Tiền Đồn”. Một bài viết rất súc tích, một câu chuyện đang xảy ra trên đất nước VN, với dữ kiện lịch sử: hiệp định Paris, sức chiến đấu mãnh liệt của quân đội, giữ VNCH khỏi tại họa CS, đến một quốc gia VNCH lưu vong cũng như một VNCH trong lòng người VN, quốc gia VN, vẫn còn là VNCH.

    Ông Richard Botkin (người làm bộ phim Ride The Thunder) nói:
    “Những người nói miền Nam thất thủ vì quân sĩ VNCH thiếu can trường, còn cựu binh Hoa Kỳ chỉ là những người trai trẻ bị tổng động viên, không có lý tưởng, là không hiểu đúng lịch sử. Người lính VNCH rất can trường, chiến đấu trong danh dự, và bạn họ, các chiến binh Hoa Kỳ xả thân vì yêu nước, vì chia sẻ lý tưởng chống cộng sản.”

    Phim “Ride the Thunder – Cưỡi Ngọn Sấm”(2015 Vietsub) Người thật, việc thật về chiến tranh Việt Nam
    https://www.youtube.com/watch?v=xHouHJCk2YA

    Tôi xin phép trích những đoạn câu đã làm tôi phải suy nghĩ, rất cần được nghiên cứu và nhiều giải thích để người VNCH tranh đấu cho lý tưởng quốc gia VN không còn cộng sản cần hiểu rõ:

    “Hiệp Định mạo danh Hòa Bình được Hoa Kỳ và Bắc Việt thỏa thuận ký kết tại Paris vào ngày 27/1/1973, sau khi chính phủ Nixon đã đi đêm, mặc cả với Trung Cộng, bất chấp sự phản đối của chính quyền Nam Việt Nam. Hiệp định này chẳng khác nào một huyệt mộ được đào lên nhằm chôn sống VNCH.”

    Tôi vào trang Richard Nixon Foundation và nghe Bruce Herschensohn nói về VN với TT Nixon, luôn rất cảm động, vì tất cả các tt U.S. liên can tới VN War đều hết lòng với VNCH để tự do dân chủ VNCH thắng cộng sản bắc Việt.

    Bruce Herschensohn Discusses the Vietnam War
    https://www.youtube.com/watch?v=SqNXoVVtHTs

    Xin ĐCV cho phép ghi thêm tài liệu về hiệp định Paris với Bruce Herschensohn – Nguyễn Trọng Dân lược trình một post khác.

    TT Nixon, theo Bruce Herschensohn, đưa giải pháp hòa bình, nói ông sẽ bỏ bom Hà Nội, Hải Phòng nếu quốc hội từ chối viện trợ vũ khí cho VN vào năm 1974-1975, dù có bị impeach nếu vẫn còn là TT. Chỉ vì vụ Watergate mà Nixon từ chức. Ai đã gây ra chuyện watergate này, hẳn không phải là chính phủ, TT Mỹ, dân Mỹ, quân đội Mỹ hay người dân Mỹ.

    Video kỷ niệm 50 năm, Nov 3, 1969 khi những tụi phản chiến biểu tình tại Mỹ phá hoại chính quyền đã có một nhóm đa số thầm lặng (the Silent Majority) ủng hộ chương trình Nixon rút quân đội U.S. về, bò bom Hà Nội Hải Phòng và VNCH sẽ thắng cộng sản Bắc Việt. Nhóm này đã gửi ngập những điện thư ủng hộ chương trình của Nixon từ người Mỹ ngập văn phòng TT.

    President Nixon’s Address to the Silent Majority – 50 Years Later
    https://www.youtube.com/watch?v=l9lvNo5X0Sg

    Chỉ vì giải pháp hòa bình rút quân khỏi VN mà Kennedy cũg như tt Diệm & cố vấn Nhu bị ám sát. Ai đã gây ra vụ naỳ, không phải quân đội Mỹ hay quân đội VNCH hay chính quyền và người dân.

    Tất cả các tt U.S. liên can tới VN War đều hết lòng với VNCH để tự do dân chủ VNCH thắng cộng sản bắc Việt. (theo Bruce Herschensohn)

    Botkin nói: “Khi chúng ta đổ bộ lên Việt Nam năm 1965, du kích Cộng Sản đã gây rối ở Philippine, Mã Lai, Indonexia và Thái Lan. Nhờ có sự hiện của Hoa Kỳ tại Việt Nam, bất chấp bao nhiêu lời xuyên tạc từ truyền thông như đã nghe đã thấy, đã giúp trì hoãn sự bành trướng của thảm họa Cộng Sản và khiến nền kinh tế của những quốc gia kể trên có thời giờ chấn hưng và phát triển để đủ sức tự mình thoát khỏi ảnh hưởng của Cộng Sản. Tôi hoàn toàn không còn nghi ngờ gì nữa, không có nỗ lực của người Mỹ chúng ta tham chiến tại Việt Nam thì các quốc gia này không được như ngày nay.”

    “Và đối với nước Mỹ chúng ta ngày nay,” Botkin bàn thêm, “chúng ta đang loay hoay tìm lấy chính mình. Biết bao nhiêu người Mỹ trong chúng ta nghĩ rằng đất nước mình là một quốc gia ác độc tàn nhẫn (cũng bởi do truyền thông Mỹ gây ra,) nhưng trên thực tế, nước Mỹ chúng ta là ánh sáng của nhân loại, người Mỹ chúng ta là biểu tượng của nhân bản tốt đẹp cho thế giới.”

    Sự dối trá trắng trợn của truyền thông Mỹ về cuộc chiến tại Việt Nam cuối cùng đã bị bộc lộ
    Chelsea Schilling – Nguyễn Trọng Dân (NTD) lược dịch (Xin cảm ơn t/g NTD)
    https://danlambaovn.blogspot.com/2017/05/su-doi-tra-trang-tron-cua-truyen-thong.html

    Nếu như “nước Mỹ chúng ta là ánh sáng của nhân loại, người Mỹ chúng ta là biểu tượng của nhân bản tốt đẹp cho thế giới.” thì VNCH sẽ cần phài khôi phục từ người Việt trong và ngoài nước, với ủng hộ của thế giới tự do gồm cả U.S., cho quốc gia VN không còn cộng sản.

    Xin cảm ơn ĐCV & t/g Phạm Tín An Ninh cho thấy những tàn ác của cộng sản và những niềm tự hào của chiến sĩ VNCH. Không chỉ là những nén nhang thắp muộn cho chiến sĩ VNCH, mà sẽ là những lời nguyện cầu, những nỗ lực tranh đấu cho một nước VN không còn cộng sản, một VNCH.

    • Wao! Không ngờ ngài Tổng Đà Chủ dịch nhiều bài rất cần thiết cho đấu tranh dựng lại VNCH như vậy!

  6. Cám ơn bài viết của tác giả. Với giọng văn chất phát hiền lành, tác giả đã bộc bạch cho mọi người thấy nỗi niềm và tận cùng khổ đau, không những chỉ của một gia đình anh Vinh mà còn là của cả một dân tộc cờ Vàng bị thôn tính bởi chủ nghĩa cộng sản.

    Kính cầu hương hồn những người lính Việt Nam Cộng Hòa hy sinh vì nước, những người dân Việt Nam Cộng Hòa đã khuất trong oan khiên phù hộ cho gia đình thân nhân thoát khỏi cảnh cơ hàn, phù hộ cho dân tộc cờ Vàng tiếp tục đấu tranh, sớm ngày quang phục quê hương đất nước!

    Mong chúc anh Vinh cùng quý thân nhân, và quý cô nhi tử sĩ của những người lính chiến đấu hy sinh ở tiền đồn 5, một năm mới mọi sự vui vẻ may mắn.

    Cám ơn Đàn Chim Việt!

    NTrD

  7. Thưa các bác, con thấy là chỉ khi nào mình giật sập chế độ cộng sản thành công, dựng lại Việt Nam Cộng Hòa thành công thì khi đó, thấp hương, thấp nhang tưởng niệm các chú bác đi lính VNCH đã hy sinh trước năm 1975 mới thật là có ý nghĩa. Còn bây giờ, con thấy có thấp nhang cho mấy thì cũng là thấp nhang cho người sống, không phải cho người đã hy sinh vì VNCH.

    Sau khi đọc bài viết này, con muốn hỏi là nếu cộng sản chiến thắng rồi sau đó, đối xử tốt với người dân Ngụy như chúng ta thì chẳng lẽ chúng ta sẽ không nghĩ đến chuyện vùng lên lật đổ cộng sản, dành lại đất nước nữa hay sao?

    Con nghĩ cho dù Cộng sản Việt Nam có đối xử với chúng ta tốt hay xấu gì chăng nữa thì chúng ta cũng phải vùng lên mà lật đổ chúng, giành lại đất nước chính quyền bị chúng cướp đi.

    Giữa người Việt Nam cờ Vàng chúng ta và cộng sản thề không đội trời chung thì mới là đúng nghĩa với xương máu hy sinh của các bác đi lính trước năm 1975.

    Con tuy là con gái mà lại thấy mình không ủy mị nhập nhằng như các bác đàn ông. Theo con nghĩ rên rĩ trước kẻ thù là tự sát!

    Mình bị bại trận thì phải chịu oan khổ. Tại sao lại phải kể lể thở than rên rĩ? Con thấy ba má con cứ oán cộng sản lấy nhà lấy cửa. Con hỏi ba má con, vậy cộng sản mà không lấy nhà lấy cửa thì ba má không oán kẻ xâm lược đất nước của mình nữa hay sao?

    Con không biết tại sao chỉ có mình con nhìn thấy điều này mà các chú bác không chịu nhận ra ? Đối với con, bổn phận lịch sử của người cớ Việt vàng mình là phải diệt cộng sản cho bằng được, không cần biết cộng sản đổi tên, đổi màu hay đổi thái độ.

    Con kính chúc bác tác giả năm mới khỏe mạnh, bình an vui vẻ.

  8. “Chỉ có một điều khác biệt. Anh Paul Bäumer may mắn hơn chúng tôi, đối phương của anh dù là người không cùng một nước, nhưng chắc chắn không tàn ác và man rợ như kẻ thù đã chiến thắng chúng tôi, những người có cùng dòng giống nhưng không hề có trái tim người.” (Phạm Tín An Ninh)

    Đọc cảnh gia đình Vinh bị trả thù mà tim quặn thắt, rơi nước mắt!

    Còn biết bao nhiêu ngàn, trăm ngàn gia đình người lính miền Nam bị trả thù như vậy chưa được kể ra?

  9. Những sự khốn khổ, đau khổ cùng cực của gia đình cháu Vinh không hề thấy một tổ chức dân sự nào, hội dân chủ nào lên tiếng, an ủi, ủy lạo…
    Gia đình cháu Vinh không phái là dân Việt hay sao ?? Tại sao một gia đình dân Việt lại bị đẩy ra ngoài xã hội như thế ?? Chỉ có hai điều : một là những tổ chức đó là “hàng dỏm”, làm việc theo chỉ thị, hai là vì 4 chữ Việt Nam Cộng Hoà mà gia đình cháu Vĩnh mắng trên lưng.
    Cuối cùng thì bằng nghị lực và tinh thần, cùng với sự giúp đỡ của những dân Việt Nam Cộng Hoà khắp nơi mà cháu vẫn trưởng thành , vẫn trở thành một người dân Việt đường hoàng, tư cách mặc cho báo nhiêu trù đập của cs Việt Nam.
    …”“chính những ngày tháng dạy học cho các trẻ em nghèo, mồ côi, khuyết tật… đã làm nảy nở trong tôi ước mơ về một ngôi trường, cũng là mái nhà cho mấy đứa trẻ thiệt thòi ấy chui ra chửi vào, vừa học chữ, vừa học làm người. Lũ trẻ và tôi sẽ dũng cảm bước đi trên con đường hướng tới tương lai bằng tinh thần tích cực và độc lập nhất”….  
    …”Đến đâu Vinh cũng hãnh diện để nói về người cha của mình, một sĩ quan VNCH đã anh dũng hy sinh. Hình ảnh người cha khá mơ hồ trong ký ức nhưng lại là một động lực để Vinh đứng lên từ nỗi bất hạnh tột cùng, và giúp tha nhân bằng tất cả trái tim mình.  “…
    Một chế độ đào tạo được những công dân như thế cần phải được gây dựng lại.

  10. ” Hầu hết học trò của Vinh đều bảo “Thầy Vinh là cha, là bạn và cũng là vĩ nhân” “- Trích.

    Ước gì tôi được làm đạo diễn để thực hiên được một phim ca ngợi ” thiên thần trong bóng tối ” Nguyễn Thế Vinh.

  11. Đọc mà nghẹn ngào.
    Người lính Việt Nam Cộng Hoà sao mà cơ cực đến thế. Họ có những người cùng dòng giống nhưng không có trái tim người, đối xử với nhau tàn ác và man rợ, đến nỗi một gia đình nghèo khó có 2 người phải tự tử vì không có lối thoát nào khác.  
    Những nén nhang mà người con trai tật nguyền đốt lên trên đỉnh đồi hoang vắng này giá trị ngàn lần hơn đám ma hoành tráng của NguyêntrongVĩnh. Đó là tất cả tấm lòng, sự thành tâm, nước mắt của bao nhiêu người đọc bài này, và sẽ tồn tại mãi trong lòng người dân Việt Nam Cộng Hoà.
    Nguyễn Thế Vinh, thế hệ thứ hai Việt Nam Cộng Hoà, không những thắng được số phận của chính mình, mà cao cả hơn, cũng giống như cha mình và những đồng đội, Vinh đă thắng được lòng người. Cái thắng xem chừng vinh quang và bất diệt nhất.
    Tai sao phải dựng lại Việt Nam Cộng Hoà, bài này là câu trả lời.

  12. Đã hơn 45 năm trôi qua, nay đọc lại những giòng hồi ức về cái chết của Thiếu Uý Nguyễn xuân Quang, tôi không thể ngăn một nỗi ngậm ngùi thương tiếc. Điều đáng buồn là chúng ta cứ đỗ lỗi cho nhau mà không thấy tên chánh phạm đã nhúng tay vào máu của Thiếu Uý Quang, không những chỉ gây ra cái chết của TU Quang mà còn là cái chết của toàn bộ quân lực VNCH. Tên thủ phạm ấy chẳng xa lạ, chính là người Mỹ, từng là “đồng minh” của VNCH trong cuộc chiến chống cộng để bảo vệ “thế giới tự do”. Nói nhiều đến mấy về sự phản bội của người Mỹ cũng không bằng lời tố cáo của chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trong diễn văn từ chức ngày 21/04/1975.
    https://www.youtube.com/watch?v=p4-TJjGaDCU

    Chúng ta nghe thấy những lời tố cáo này được đọc lên ngay trong đoạn đầu của bài diễn văn:

    “Người Mỹ đánh giặc ở đây, không đánh được, đi về. Đặt ra một cái chương trình Việt Nam hóa chúng ta chấp nhận, rồi cũng hổng Việt Nam hóa. Hổng Việt Nam hóa rồi, hứa thằng cộng sản xâm phạm thì sẽ phản ứng. Hổng phản ứng. Thì chỉ còn một điều tối thiểu là đưa đồ cho người ta đánh mà không đưa. Thử hỏi: “Cái đó là cái gì?”. Thất hứa, thiếu công bằng, thiếu chuyên nghiệp, vô nhân đạo đối với một đồng minh đang chịu đau khổ, chịu; trốn tránh trách nhiệm của một đại cường quốc.”

    • Ngả mũ ngưỡng mộ tất cả những nhân vật được đề cập đến trong bài viết “Những Nén Hương Thắp Muộn Trên Đỉnh Tiền Đồn 5 ” này .

      Đồng ý với bạn Lý Chính Luận .

      06/05/2019 17:00:05
      Tran Van
      Khách

      Trong cơn hoạn nạn chống bọn cộng sản miền Bắc xâm lược, ban đầu, với tất cả nỗi vui mừng và biết ơn , chúng ta đã hoan hỉ chào đón sự giúp đỡ của người Mỹ , ” người đồng minh vĩ đại đứng đầu Thế Giới Tự Do”. Thế nhưng ‘có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai’ , tháng Tư năm 75, chúng ta đã ngỡ ngàng, hụt hẫng, khi người Mỹ , sau khi họ đã tạo ra những sai lầm về chiến lược, đã lạnh lùng phủi tay bỏ rơi hơn 20 triệu người miền Nam vào tay quân cộng sản khủng bố.

      Nhà bỉnh bút quân sử thế giới nổi tiếng là Louis A Fanning viết: Sau hiệp định Paris 1973, hơn 300000 bộ đội Cộng sản được người Mỹ bỗng dưng tự tung tự tác cho ở lại trên lãnh thổ của nýớc khác. Ðó là Miền Nam Việt Nam – một quốc gia độc lập, có chủ quyền, quốc hội và không hề là thuộc địa hay các tiểu bang của Hoa Kỳ. Việt Nam Cộng Hòa là một đồng minh với Mỹ từ khuya , lại bị chính Mỹ phản bội, lường gạt, cắt viện trợ và sỉ nhục mọi điều. Ðúng là thái độ của bọn con buôn chính trị, hèn chi người Mỹ đã bị thế giới tự do coi thường, vì đã bội tín với nhiều đồng minh của mình.

    • Thưa đàn anh, sự phản bội của đồng mình gây ra cái chết của Việt Nam Cộng Hoà, của lính Việt Nam Cộng Hoà, nhưng sự tàn ác man rợ của cs Vietnam là nguyên nhân chính của sự khốn khổ, chết chóc của người dân Việt Nam Cộng Hoà.   
      Mỹ chỉ dìm chết Việt Nam Cộng Hoà , nhưng không hề bảo cs Vietnam phải hành hạ, giết chóc, cướp bóc, tù đày, trù dập dân Việt Nam Cộng Hoà .

      • @ Anh Minh Nguyen: Có cha mẹ nào lại giao con cái cho kẻ chuyên xâm phạm tình dục con nít trông nom với sự tin tưởng rằng hắn sẽ không hiếp dâm con cái mình không ?

        Lịch sử đảng Cộng sản từ khi ra đời năm 1930 đã ngập ngụa đầy máu của người dân Việt : Thời chống Pháp, Cộng sản đã chặt đầu, mổ bụng thả trôi sông trên 50000 người quốc gia ; thời Cải Cách Ruộng Đất, chúng thảm sát trên 500000 người Việt ; Tết Mậu Thân 1968, chúng chôn sống trên 6000 người dân Huế ; Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, chúng pháo kích giết trên 3000 người dân trên Đại Lộ Kinh Hoàng ( Quảng Trị ) và 3000 người dân ở An Lộc ( Bình Long ); và hàng trăm ngàn người dân khác đã bị chết vì chúng ám sát,pháo kích, đặt mìn, ném lựu đạn, v…v…

        Người Mỹ đâu có đui mù câm điếc để mà không biết những tội ác tày trời này của bè đảng Cộng sản nhỉ. Ấy thế mà tháng 7 năm 1971, người Mỹ đã bí mật bắt tay giao kết với Tàu cộng rằng sẽ không bao giờ quay trở lại Việt nam nếu đạt được một hiệp định hòa bình với Hà nội. Và rồi khi Hiệp Định Paris được ký kết năm 1973, chẳng những người Mỹ đã rút hết các lực lượng chiến đấu khỏi Việt nam mà người Mỹ còn để cho hơn 300000 quân cộng sản với đầy đủ vũ khí, đạn dược tiếp tục ở lại trong miền Nam. Mặt khác, người Mỹ cắt dần viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa. Thì chỉ có con nít mới nghĩ rằng cộng sản sẽ không lợi dụng cơ hội ngàn năm một thuở này để chiếm trọn miền Nam. Và chỉ có con nít mới nghĩ rằng Cộng sản sẽ thất bại .

        Và chỉ có người ngây thơ mới nghĩ rằng cộng sản sẽ không lập lại những tội ác của chúng trong quá khứ đối với 20 triệu quân dân miền Nam đã có ” nợ máu với nhân dân” vì đã làm cho chúng phải mất đến hơn 20 năm và hy sinh đến 4 triệu cán binh mới ” thống nhất” được đất nước !

        • @Anh Minh Nguyen: Một bọn cướp có thành tích cực kỳ tàn ác có ý định muốn chiếm ngôi nhà của một gia đình người dân hiền lành. Cảnh sát đến giúp và cũng cung cấp khí giới cho gia đình chủ nhà. Trận chiến đôi bên kéo dài dai dẳng. Cuối cùng, cảnh sát thương thuyết với bọn cướp rằng sẽ không muốn xía vô nữa với điều kiện rằng bọn cướp sẽ để yên cho cảnh sát rút lui yên ổn.

          Sau khi cảnh sát rút êm và cũng ngưng tiếp tế súng đạn cho chủ nhà, bọn cướp lại tiếp tục nổ súng và cướp được ngôi nhà, giết luôn chủ nhà – vì chủ nhà đã chống lại bọn chúng và đứng về phe cảnh sát gây thiệt hại cho bọn chúng . Vậy cảnh sát có thể biện minh trước công luận rằng mình không có trách nhiệm gì về đạo đức cũng như bổn phận cả vì rằng việc căn nhà bị mất và chủ nhà bị giết là do quyết định riêng của bọn cướp ?

        • Đàn anh nói hoàn toàn đúng. Nhưng thưa đàn anh, nếu cs Vietnam đối xử với Việt Nam Cộng Hoà đúng với 2 chữ “đồng bào” thì dân miền nam không đến nỗi ” tự tử vì không còn lối thoát nào khác”, và ” cái cột đèn biết đi thì nó cũng ra đi”.
          Mỹ không ngây thơ, cũng có thể Mỹ muốn mượn tay cs Vietnam để  “diệt tận gốc trốc tận rễ” dân Việt Nam Cộng Hòa để không còn ai biết đến, nhắc đến việc phản bội của Mỹ, và cs Vietnam sốt sắng cho mượn. Như đàn anh đã thấy cs Vietnam luôn luôn rêu rao vì đất nước …, có nghĩa là trù dập dân Việt Nam Cộng Hoà thì đất nước sẽ phú cường ???
          Cố đại tá Hồ Ngọc Cẩn đã nói : nếu chúng tôi thắng thì chúng tôi không đối xử với các anh như các anh đối xử với chúng tôi. Vấn đề nằm ở chỗ đó.
          Nhưng bây giờ thì không còn chuyện tử tế với nhau hay không nữa rồi.
          Cờ Vàng nhất định sẽ dựng lại Việt Nam Cộng Hoà vì đó là con đường duy nhất để đất nước Việt Nam phú cường, để dân Việt được hạnh phúc cơm no áo ấm. Còn cs thì những điều này không bao giờ dân Việt có được 
          Thảo đã viết rất đúng : Giữa người Việt Nam cờ Vàng chúng ta và cộng sản thề không đội trời chung thì mới là đúng nghĩa với xương máu hy sinh của các bác đi lính trước năm 1975.

          • 16/04/2019 17:57:47
            Tran Van
            Khách

            Chương trình Chiêu hồi ra đời dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm ngày 17 tháng 4 năm 1963 nhằm kêu gọi cộng sản trở về với “chính nghĩa quốc gia”.

            Theo tài liệu của Bộ Chiêu Hồi VNCH thì tính đến năm 1975 , chương trình này đã thâu nhận khoảng 200000 người hồi chánh, trong số đó có nhà văn Xuân Vũ, thượng tá Tám Hà, trung tá Phan văn Xưởng, trung tá Huỳnh Cự ,trung tá Lê Xuân Chuyên , ca sĩ Bùi Thiện và Đoàn Chính (con trai nhạc sĩ Đoàn Chuẩn ), nhạc sĩ Phan Thế , diễn viên Cao Huynh ,Mai Văn Sổ (em song sinh với Mai Văn Bộ- đại diện cộng sản ở Pháp), v…v…

            Còn Cộng sản Hà nội đối xử ra sao đối với quân, dân, cán chính của Việt Nam Cộng Hòa sau tháng Tư năm 75: Chúng đầy ải khoảng một triệu người làm tù lao động khổ sai ở hơn 250 trại tù – gọi là ” trại cải tạo”. Theo quyển “Lược Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ” – do cựu đại tá Trần Ngọc Thống , cựu thiếu tá Hồ Đắc Huân, và Lê Đình Thụy biên soạn – thì đã có khoảng 85000 người tù chính trị này đã chết trong hơn 250 trại tù + Bị hành quyết khoảng 10000 người !

  13. Một câu chuyện rất hay, nhiều ý nghĩa và cảm động.
    Xin cám ơn tác giả và cầu chúc cháu Nguyễn Thế Vinh luôn đứng vững với nghị lực cùng ý chí ấy và thăng hoa trong công việc từ thiện (rất đáng được ca ngợi) của mình. Xin mọi người hãy hổ trợ cho cháu.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên