Ngày 26/11, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với ông Phạm Văn Điệp (SN 1965) ở phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 117 Bộ luật hình sự.
Ông Phạm Văn Điệp đã bị kết án 9 năm tù giam. Ông Điệp có song tịch Việt Nam- Nga.
Theo cơ quan điềm tra, từ năm 2010 đến nay, ông Phạm Văn Điệp “thường xuyên sử dụng mạng xã hội facebook để tuyên truyền chống phá Nhà nước”
Ông Điệp đã nhiều lần về nước trực tiếp tham gia cổ xuý, kích động nhân dân biểu tình trong các sự kiện: Nhà máy Formosa xả thải ra biển miền trung (năm 2016); biểu tình phản đối Quốc hội thông qua Luật Đặc khu kinh tế và Luật An ninh mạng (năm 2018)..vv..
Tháng 6-2016, ông Phạm Văn Điệp đã bị chính quyền Lào bắt giữ về hành vi làm và rải truyền đơn chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam tại tượng đài chiến thắng ở Thủ đô Viên Chăn (Lào) và bị kết án 21 tháng tù giam về tội “Sử dụng lãnh thổ nước “Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào chống lại nước láng giềng”.
Sau khi ra tù, ông Điệp được trao trả về Việt Nam và vẫn tiếp tục sử dụng trang facebook cá nhân “Phạm Văn Điệp” để “đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video clip có nội dung xấu, chống phá Đảng, Nhà nước và bôi nhọ, xúc phạm danh dự, uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước”.
Vẫn theo cơ quan điều tra, “từ tháng 3/2019 đến khi bị bắt, Phạm Văn Điệp đã liên tục đăng tải các bài viết và live stream các clip kích động nhân dân biểu tình phản đối dự án xây dựng Quảng trường biển Sầm Sơn (Thanh Hóa), gây phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn”.
Ý liến luật sư bào chữ- Hà Huy Sơn
Chia sẻ trên mạng xã hội, luật sư Hà Huy Sơn nói ông rất vinh hạnh được bào chữa cho ông Phạm Văn Điệp. Đồng thời luật sư Sơn đưa ra rất nhiều cho tiết mà cộng đồng lâu nay không biết hoặc chưa sáng tỏ về nhân vật Phạm Văn Điệp.
Dưới đây là phần viết của luật sư Hà Huy Sơn trên Facebook cá nhân của ông:
“Ngày 25/11/2019, Luật sư Hà Huy Sơn đã về quê anh ở thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa và được người dân, bạn bè nói cho biết:
1- Khoảng năm 1983, anh Điệp 18 tuổi đang là sinh viên năm thứ nhất Đại học Bách Khoa Hà Nội thì ở quê xảy ra chuyện. Một người tên là Võ sĩ Đ cầm đầu một số thanh niên địa phương, làm càn quấy, ức hiếp dân chúng 02 xã của Sầm Sơn. Chính quyền địa phương bất lực, làng ngơ. Anh Điệp đã quyết định nghỉ học, đi học cấp tốc đồng thời 02 môn võ Boxing và Karatedo trong vòng mấy tháng. Sau đó về Sầm Sơn, anh Điệp đã tổ chức thách đấu với Võ sĩ Đ tại sân Đình có hàng trăm người chứng kiến, phiên chợ gần đó mọi người đã nghỉ chợ để xem. Kết quả anh Điệp thắng Võ sĩ Đ; ngay sau đó Công an đến bắt cả 02. Từ đó trở đi, Võ sĩ Đ chấp thuận bỏ thói ức hiếp dân chúng ở 02 xã địa phương. Nhân vật Võ sĩ Đ hiện nay còn sống ở địa phương. Sự kiện này toàn dân 02 xã ở Sầm Sơn đến nay còn ghi nhớ. Anh Điệp như một người anh hùng nghĩa hiệp trong con mắt dân chúng ở địa phương. Cũng chính vì sự việc này mà anh Điệp bị đuổi học ở Đại học Bách Khoa Hà Nội, sau đó sang Nga lao động.
2- Sau này, khi sang Nga anh Điệp cũng đứng ra lên tiếng với chính quyền địa phương ở Nga và ĐSQ Việt Nam để bênh vực, bảo vệ cho người Việt ở CHLB Nga. Nhiều người Việt đang sống ở Nga hiện nay còn ghi ơn anh Điệp.
Anh và gia đình đã có quốc tịch CHLB Nga nhưng anh lại nặng lòng với Tổ quốc VN.
3- Khi về nước, nghe tin Trung Quốc kéo giàn khoan vào lãnh hải Việt Nam anh đã xuống đường phản đối.
4- Anh Điệp có nhiều sáng kiến, phát minh được Chính phủ CHLB Nga cấp bằng sáng chế. Về VN anh có nhiều ý tưởng sản xuất, chế tạo các sản phẩm ứng dụng vật liệu composit. Anh đã chế tạo ra chiếc xe Mecedes bằng vật liệu composit, lắp máy chạy dưới nước như ô tô để chở khách du lịch ở Bãi biển Sầm Sơn; du khách rất thích thú, anh là người đầu tiên làm điều này, rất nhiều người dân Sầm Sơn đều biết.
5- Anh Điệp đúng là một gien hiếm của người Việt trong thời đại ngày nay. Thấy bất bình, ngang trái không tha; vì cộng đồng mà nghĩa hiệp, sẵn sàng hy sinh cả sinh mạng, sự nghiệp, không tư lợi, anh không phải là gien bán nước, gien cam chịu nô thuộc. Anh Điệp chính là Lục Vân Tiên giữa đời thường.
Anh Điệp là người ăn chay. Khi chưa bị bắt, chi phí cho cá nhân chỉ 1 trđ/ tháng ở quê. Khi bị bắt giam a chỉ yêu cầu gđ gửi 200 ngàn/tháng.
Anh lo cho đám người vô thần, chết ko về đc với ông bà, ông vải, tổ tiên mà bị quỷ tha đi,
Đó là lượm lặt qua người dân địa phương mà tôi biết về anh Phạm Văn Điệp.
Nhưng thật bị kịch, anh cô đơn giữa những người hàm ơn anh, con người như anh lại được ưu tiên cất vào chốn lao tù.
Thật vinh hạnh đối với tôi khi được bào chữa cho Anh”.
Theo báo Dân Sinh, Facebook Hà Huy Sơn
Hoan hô Phạm Văn Điệp nghĩa dũng song toàn. Khốn nạn thay cho lũ tay sai cộng láo!