Công an điều tra thuộc phe nhóm nào?

6
Công an điều tra vụ ông Lê Hải An.

Sự kiện đột tử của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Lê Hải An ngay tại canteen trụ sợ Bộ, trên lầu 8, “ngã và rơi” xuống đường chết tại chỗ, đang được báo chí nhà nước cũng như mạng xã hội đưa tin tràn ngập.

Trước khi xảy ra sự việc chẳng mấy ai biết đến cá nhân ông Lê Hải An là ai, làm gì ngoài những bạn bè và học trò của ông. Nhưng cái chết của ông dư luận bỗng xôn xao. Xôn xao vì ông làm đến chức Thứ trưởng mà, như báo chí đưa tin, ông thuộc loại trẻ và giỏi. Là người “có tài năng và tâm huyết” nên có thể được đảng tuyển chọn để đưa lên chức cao hơn trong đại hội sắp tới.

Nếu trong một xã hội bình thường thì cái chết của ông cũng được dư luận chú ý trong một giai đoạn ngắn vì mọi việc sẽ được điều tra làm sáng tỏ. Nhưng với xã hội hiện tại, đặc biệt là trong giai đoạn đảng tuyển chọn nhân sự để đưa vào “cơ cấu quyền lực” rất thường xảy ra chuyện tranh giành, thanh toán nhau, nên cái chết của ông mới bị hoài nghi, điều nầy chỉ xảy ra dưới chế độ cộng sản hiện tại!

Diễn biến về cái chết đã có rất nhiều phân tích. Hình ảnh chỗ ngồi trước khi rơi xuống đất cũng rất rõ ràng. Dựa vào đó thì khó nghĩ là ông Lê Hải An, cho dù có bất cẩn cỡ nào đi nữa, cũng rất khó có thể trượt qua chiều cao ngang ngực của lan can để rơi tự do. Có người hình dung ông vô ý đánh rơi iphone nên rướn người hoặc tự trèo qua lan can và rơi xuống… cũng chỉ là suy đoán cho rôm rả! Sự thật thì canteen vào lúc đó chắc chắn phải có người trông thấy sự việc. Đó là giờ bắt đầu phục vụ khách hàng, hơn thế nữa là khách hàng của riêng Bộ! Cho nên công an điều tra chắc chắn sẽ không khó khăn gì vì đã có đầy đủ nhân chứng, vật chứng, camera từng vị trí của cơ quan…

Nhưng lấy lời khai của nhân chứng chắc chắn sẽ gặp trở ngại. Nếu bình thường thì “thấy sao nói vậy” rất tự nhiên, vì họ chỉ là nhân chứng. Nhưng đây là thời điểm phe phái đấu đá, thanh toán nhau để giành ghế trước đại hội nên có thể nhân chứng phải suy nghĩ rất nhiều trước khi khai. Câu hỏi phải có ngay trong đầu nhân chứng là “công an đang điều tra thuộc phe nhóm nào?”. Nếu thấy và kể đúng sự thật biết đâu lại tự rước họa vào thân vì công an muốn có kết luận kiểu khác?

Riêng với nạn nhân, thông qua báo chí và dư luận, thì thuộc loại giỏi, có thực học, thực tài. Đặc biệt là có tâm huyết. Nhưng chỉ giỏi về học thuật không chưa đủ mà phải có tầm nhìn! Có thể ông Lê Hải An thiếu cái cần có là Tầm nhìn! Vì giữa thời buổi hiện tại mà ông vẫn theo đảng, vẫn là đảng viên trong lúc chủ trương của đảng là Giáo Dục Nhồi Sọ một thứ chủ nghĩa lạc hậu đang đi ngược lại văn minh của nhân loại! Hậu quả là đất nước đang rơi vào ngõ cụt trước âm mưu hiểm độc của Tàu cộng đang sờ sờ trước mắt nhưng ông vẫn không thấy!

Nhưng mọi chuyện đã qua rồi. Dù ông Lê Hải An bị thanh toán hay tai nạn cũng xin chúc chúc ông được yên nghỉ và thành thật chia buồn cùng gia đình ông.

(20/10/2019)

Kông Kông

6 BÌNH LUẬN

  1. Đảng viên cao cấp lãnh đạo tuần tự xếp hàng ra đi trong tình trạng đột tử . Một cái chết khác chính là ĐCSVN đang gần kề .

    Liệu ĐCSVN có thể qua nổi con trăng này !

  2. Khi chúng đã âm mưu giết người như thế thì dĩ nhiên chúng cũng đã chuẫn bị nhóm công an nào sẽ điều tra rồi. Chúng cũng làm giả hiện trường (chắc chắn chúng giết rồi vất xác từ tầng khác nhưng loan báo là nạn nhân “rơi” từ tầng 8) vì nếu thật sự ở tầng 8 thì sẽ có nhân chứng là các nhân viên làm việc ở canteen.

    Nghĩa là âm mưu này được thực hiện bởi 1 nhóm có thế lực khủng trong đảng cs, có thể sai khiến công an Hanoi được và giết cả thứ trưởng.

    Vì vậy, dự đoán kết quả điều tra sẽ là “Ông thứ trưởng chết vì tự ngã từ lầu 8, do chồm người ra lan can hái hoa”.

  3. Công an có thuộc phe nhóm nào đi nữa thì cũng chẳng đụng đến cái lông chân của thằng đảng viên nào. Còn ông thứ trưởng cũng đã chết ngắc, còn gì để nói!

  4. Trọng kính đàn anh Kông Kông, tác giả bài chủ!
    Thưa cụ Kông Kông:
    Bài này “đặc biệt là ở giữa bài, ngài dùng từ “chắc chắn” tới ba lần.

    (Trích từ bài chủ):
    (Sự thật thì canteen vào lúc đó “chắc chắn” phải có người trông thấy sự việc.)
    (Cho nên công an điều tra “chắc chắn” sẽ không khó khăn gì vì đã có đầy đủ nhân chứng, vật chứng, camera từng vị trí của cơ quan…)
    (Nhưng lấy lời khai của nhân chứng “chắc chắn” sẽ gặp trở ngại) (ngưng trích)

    Vâng thưa đàn anh bài chủ:
    Trên quãng đời này, cho em nói thật; Đếch có cái gì là “chắc chắn” cả!
    Cấm qúi trưởng thượng nào dám cãi chuyện này nhé!

    Bởi thế, con dân xứ Hoa Kỳ Dị văn minh nhất hoàn vũ luôn luôn nói “I think”, “I guess”, “may be”, “possibility”…v.v.
    Nhưng cụ Kông Kông thì khẳng định như đinh đóng cột tới…ba lần!

    Vậy cho em hỏi đàn anh:
    -Ngài có “chắc chắn” ai đã “đứng đằng sau” trong vụ ám sát Tổng Thống Kennedy?
    -Vợ chồng John F Kennedy, Jr, con trai của Tổng Thống thư 35, tai nạn hay bị ám hại?
    -Ngài cố vấn của Tổng Thống Bill Clinton, Vince Foster tự vẫn hay bị sát hại?

    Còn nhiều lắm!
    Đơn giản, trong chính trị, chuyện gì cũng có thể!
    Và vì thế, cái “tai nạn” của ông Thứ Trưởng rồi cũng sẽ từ từ đi vào quên lảng.
    Đất nước còn nhiều việc đáng bàn!
    Kính đàn anh Kông Kông!

    • Thưa bác Tonydo,

      Cách comment của bác thể hiện rất rõ tính vùng/miền. Người miền Nam thường nói thẳng. Vì đường thẳng đơn giản và gọn nhất. Còn người miền Bắc thì “possible” để dễ đối phó. Giải thích cách nào cũng được. Cách VC họ dùng!

      Ví dụ tôi hỏi: Bác có thấy Chúa Jesus không? Có 2 cách trả lời. 1) Có. Vì tranh ảnh Ngài rất nhiều. 2) Không thấy. Nhưng tôi TIN có Chúa Jesus. Chính là chữ “tin” nên tôi dùng “chắc chắn” trong sự kiện án mạng. Vì hình ảnh khu vực ông LHA chết rất rõ và nhiều.

      Trong đời sống tính thẳng thắn, thật thà rất dễ bị bắt bẻ nhưng vấn đề không nằm ở người bị bắt bẻ, phải không ạ? :-))

      Cảm ơn bác.

    • Sao lại nói trên quãng đời này đếch có cái gì là “chắc chắn” cả. 1 + 1 = 2; Mặt trời mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây; axit gặp bazo thì xảy ra sự trung hòa,… là những điều chắc chắn ở thế gian này, ở bất kì thời điểm nào. Đó là tính tuyệt đối, trong tiếng Anh ta sử dụng thì simple present hoặc dự đoán chắc chắn ta sử dụng modal verb “must”. Nếu có tuyệt đối thì phải có tương đối. Với một sự kiện thì có những giả thuyết được đưa ra, chúng có tính tương đối vì có thể đúng hoặc sai thì ta sử dụng các modal verbs như can, could, may, might,… tùy theo khả năng xảy ra. Sự kiện ông Lê Hải An té lầu chết thì rõ ràng có nhiều khuất tất, thiên hạ có quyền dự đoán, đánh giá theo thực tế xảy ra ở hiện trường. Vì thế Tonydo trách Kông Kông là không chính xác, chứa đựng ” thế thái nhân tình” chủ quan, thiên lệch. Qua comment của Tonydo thì mọi người biết Tonydo thộc hạng người nào, phải không ?

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên