Trung Quốc 70 năm: Các dấu mốc

2
Trung Quốc kỉ niệm 70 năm quốc khánh

Cách nay 70 năm, ngày 1 tháng 10 năm 1949, Mao Trạch Đông đứng tại quảng trường Thiên An Môn tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Những ngày kế tiếp là chiến tranh Triều Tiên, đói kém, tranh chấp nội bộ, Cách mạng Văn hóa, thanh trừng, hành quyết…

Ngày 1 tháng 10 năm nay, Tập Cận Bình đứng ở cùng chỗ của Mao cách nay 70 năm với tư cách là lãnh đạo của một quốc gia hoàn toàn đổi khác, có nền kinh tế đứng thứ nhì thế giới.

Những chương sử đau buồn của quá khứ bây giờ dường như xa lạ với giới trẻ và chẳng có liên hệ gì đến một cường quốc như hiện nay; nó tương phản giống như ngày và đêm, trắng và đen; từ chỗ thiếu gạo chuyển sang những cái app giao thức ăn nhộn nhịp ở các thành phố lớn.

Bắc Kinh giờ đây cũng khác hẳn cái ngày Tổng thống Nixon đến đó năm 1972 với những thương hiệu của các đại công ty đa quốc gia của phương Tây đặt văn phòng ở đó.

Nhưng không phải tất cả mọi thứ đều thay đổi.

1949: Người dân Bắc Kinh quần áo lếch thếch đổ ra đường vung nắm tay chào mừng các lực lượng Cộng sản tiến vào thủ đô sau khi đánh đuổi đạo quân Quốc gia của Tưởng Giới Thách chạy ra đảo Đài Loan. Sau lưng đám đông vung tay hô khẩu hiệu là ảnh chân dung các lãnh tụ cộng sản Trung Quốc, ảnh Mao luôn ở giữa. Chiến thắng của Cộng sản là một trong những sự kiện trọng đại của những năm đầu tiên của thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

1950: Vừa nắm chính quyền chưa được bao lâu, Trung Quốc đỡ đầu cho Kim Nhật Thành, ông nội của Kim Jong Un, tiến hành chiến tranh giải phóng Triều Tiên. Chiến thắng tưởng như trong tầm tay, nào ngờ Liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo đã lật ngược thế cờ, phản công đẩy lui quân miền Bắc về phía vĩ tuyến 38, lập ra vùng phi quân sự ở làng Bản Môn Điếm. Hai miền Nam Bắc không ký hiệp định hòa bình và về mặt kỹ thuật, cho đến bây giờ vẫn còn tình trạng hưu chiến, thanh niên nam nữ hai miền vẫn phải sẵn sàng ứng chiến, nghĩa vụ quân sự bắt buộc, quân Mỹ vẫn còn đóng phía Nam vùng phi quân sự. Trong khi miền Nam đã thành một cường quốc kinh tế, miền Bắc vẫn còn dựa vào bầu sữa, chủ yếu của Trung Quốc.
1954: Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của nhân dân Tây Tạng, bắt tay Mao Trạch Đông, chẳng bao lâu sau khi họ Mao được “chọn” làm Chủ tịch nước.

1959: Cuộc nổi dậy ngày 10 tháng 3 của nhân dân Tây Tạng chống lại sự đô hộ của Trung Quốc thất bại. Đức Đạt Lai Lạt Ma phải bỏ trốn sang Ấn Độ và sống đời lưu vong từ đó đến nay. Quê hương Ngài bị kềm kẹp và đạng bị đồng hóa.

1961: Trong vùng ngoại ô của Thượng Hải, thành phố lớn vào bậc nhất, trẻ em vây quanh những rau cải khô được sắt nhỏ, món chính hằng ngày của các em. Chẳng riêng gì Thượng Hải, những năm đầu của thập niên 1960 là những năm đói kém rộng khắp Trung Quốc do chính sách Đại Nhảy Vọt của Mao muốn tăng nhanh sản lượng công nghiệp. Tăng đâu chẳng thấy, chỉ thấy cuộc sống truyền thống nông nghiệp của người dân và các cơ chế hỗ trợ trước đây gặp xáo trộn mạnh. Nhiều triệu người chết đói trong quãng thời gian này.

1972: Cuộc gặp gỡ lịch sử tại Bắc Kinh giữa Tổng thống Mỹ Nixon và Lãnh tụ Mao Trạch Đông. Lần đầu tiên có một tổng thống Mỹ đến thăm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sau khi các tay vợt bóng bàn hai nước đã có một trận đấu hữu nghị. Chính sách “ngoại giao bóng bàn” là một bài học kinh điển ở các trường đại học Hoa Kỳ, xem thể thao là phương tiện hiệu quả để phá vỡ những tảng băng bế tắc trong các vấn đề quốc tế.

1977: Mao Trạch Đông chết ở tuổi 82, đánh dấu kết thúc thời kỳ của những thất bại liên tục chỉ vì làm theo lệnh độc tôn của một “bề trên” muốn thay đổi đất nước bằng thứ chủ nghĩa không tưởng. Cuộc Cách mạng Văn hóa do Mao phát động năm 1966 nhằm áp đặt tư tưởng Mác-xít trong sáng, tiêu diệt tàn tích của chủ nghĩa tư bản và các hình thức kinh doanh truyền thống Trung Hoa đã dẫn đến những biến động to lớn trên khắp nước. Quyền lực sau đó lọt vào tay Đặng Tiểu Bình, mở ra trang sử mới cho Trung Quốc qua chính sách cải cách và mở cửa, mèo trắng mèo đen, đưa Trung Quốc vào thời kỳ với những tiến bộ “thần kỳ”.

1980: Trong những năm 1980, Trung Quốc áp dụng chính sách một con nhưng thu hồi vào năm 2016. Dân số Trung Quốc dự báo sẽ lên đến 1.45 tỉ vào năm 2027 và sẽ giảm bớt sau vài chục năm. Đến năm 2050, độ một phần ba dân số sẽ trên 65 tuổi, tạo áp lực phải làm thế nào vừa có đủ số người lao động, vừa chăm sóc tươm tất số người cao tuổi ngày càng đông.

1989: Hình ảnh người đàn ông đứng chặn xe tăng tại quảng trường Thiên An Môn đã đánh động dư luận thế giới. Chính quyền đã đập tan các cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo nhằm đòi cải cách dân chủ, chống tham nhũng; kết quả đã giết chết hàng trăm, và có lẽ hàng ngàn người biểu tình. Đây là vụ chống đối chính quyền lớn nhất kể từ khi Cộng sản lên nắm quyền năm 1949.

1997: Vương quốc Anh trả lại Hong Kong cho Trung Quốc và Bắc Kinh đã hứa giữ lại các quyền tự do theo kiểu phương Tây và sự tự trị kinh tế cho Hong Kong theo chính sách “một quốc gia, hai chế độ” trong vòng 50 năm. Thế nhưng, từ tháng 6 đến giờ, Hong Kong biểu tình liên tục vì lo sợ Bắc Kinh sẽ nuốt lời hứa trước thời hạn.

2000: Bước sang thế kỷ 21, Trung Quốc xây tường lửa theo kiểu Vạn Lý Trường Thành, kiểm duyệt Internet bên trong đất nước. Bắc Kinh tuyên bố kiểm duyệt là “chủ quyền Internet” của mình mà nước ngoài không được xen vào. Đi xa hơn nữa, các quan chức Trung Quốc vừa bênh vực chuyện kiểm duyệt, vửa gọi đó là khuôn mẫu thành công để các nước chuyên chính có thể áp dụng.

2008: Trung Quốc tổ chức Olympic Mùa Hè, gọi đó là một chứng minh cho thấy Trung Quốc đã trỗi dậy như một nước lớn về kinh tế.

2010: Ông Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Hòa bình vì đã đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền. Ông bị cầm tù vì kêu gọi chấm dứt chế độ độc đảng, nhiều người xem ông là Nelson Mandela của Trung Quốc. Ông qua đời vì ung thư gan tháng 7 năm 2017, chỉ vài tuần lễ sau khi được đặc xá có quản chế.

Trong thập niên 2010: Nền kinh tế Trung Quốc giờ đây đứng hạng nhất thế giới nếu tính về mãi lực, hạng nhì thế giới sau Mỹ nếu tính về GDP. Nhiều công ty Trung Quốc, như Huawei, cạnh tranh toàn cầu về thị phần và năng lực công nghệ. Tranh chấp thương mại với Mỹ đang tạo gió ngược cho Trung Quốc, khiến tăng trưởng kinh tế đang chậm lại.

2018: Chủ tịch Tập Cận Bình củng cố quyền lực sau khi Quốc hội sửa Hiến pháp để cho ông làm “lãnh đạo suốt đời”. Chiến dịch chống tham nhũng của Tập được xem là một một cách củng cố quyền lực với số quan chức bị thanh trừng đông chưa từng thấy kể từ khi có Mao.

2019: Thỏ Ngọc-2, chiếc xe tự hành nghiên cứu mặt trăng của Trung Quốc đã gửi về hình ảnh phía xa của mặt trăng. Sự kiện này giúp Trung Quốc trở thành nước thứ 3 trên thế giới có xe tư hành đáp an toàn xuống mặt trăng, sau Hoa Kỳ và nước Liên Xô cũ. Trung Quốc nói sự kiện này mở ra một chương mới cho kế hoạch thám hiểm mặt trăng của nhân loại. Họ còn tuyên bố sẽ lập một căn cứ quốc tế trên mặt trăng, có lẽ bằng cách sử dụng công nghệ in ấn 3-D.

2019: Trung Quốc mở chiến dịch đàn áp có hệ thống tại Tân Cương, nơi có nhiều người thuộc sắc tộc Uighur (Duy Ngô Nhĩ) và người thiểu số theo đạo Hồi đang bị giam tại những trại mà Trung Quốc gọi là “trung tâm dạy nghề”. Nhà chức trách bác bỏ các tin tức nói rằng chính quyền có chính sách rộng khắp nhằm trấn áp thiểu số người theo đạo Hồi.

(Theo Washington Post)

Đàn Chim Việt tổng hợp

2 BÌNH LUẬN

  1. The high light at 70 yrs Trung Cộng là cuộc protest kéo dài của Hong Kong. Hy vọng thế giới cùng với Hong Kong lật đổ chế độ cs yàu.

    Đối với người Tàu so với những ngày chế đói 10 triệu người chết 1958-1962 cho tới bây giờ, từ sau 1972 Mỹ giao thương cùng TC, thì người Tàu dĩ nhiên vẫn ở tình trạng bưng bít thông tin tự do dân chủ của thế giới, có vẻ rất vui vì kinh tế đã khá hơn so với 1959, nhưng đa số dân chỉ có thể tự mãn nghĩ rằng đời sống đã hạnh phúc quá rồi!

    Dân TQ cần như dân Hong Kong, protest: “Give us freedom or death” (tự do hay là chết)

    Happy Canada Thanksgiving to All

    A look back at 70 years of communist China
    South Chine Morning Post
    https://www.youtube.com/watch?v=6-Nr2Pkh-NA
    China celebrates 70 years of communist party rule – BBC News
    https://www.youtube.com/watch?v=12c_Mwpt4Ic
    China: rise of an Asian giant | Insight | Full Episode
    https://www.youtube.com/watch?v=oIF-ujSeQho

  2. Chắc ba con còn nhớ,thời TT Bush (con),những người Tàu (lục địa) có sự trợ giúp của Tòa Đại sứ Trung Cộng,tổ chức quốc khánh Tàu trong Công viên trước Quốc Hôi Mỹ. Có 2 Cột cờ Tàu và Mỹ . Có lễ thương kỳ của 2 quốc gia.Nhưng khi kéo cờ lên,chỉ có lá cờ Mỹ lên đến đỉnh,còn lá cờ máu của Tàu ,dù kéo năm -lần-bảy -lượt,cuối cùng vẩn không lên đến đỉnh,đành phải treo cờ so-le !! Đó là câu trả lời bao giờ thì DCS Tàu tan rả !!Thiệt là điềm
    gở Tàu là đất nước nổi tiếng về dịch lý-bói toán,nên chẳng lạ gì bọn giáu có Tàu lục -tục bỏ nước ra đi./

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên