Hôm đầu tháng 9 vừa qua, thấy hình bà Chủ tịch Quốc Hội Kim Ngân, mặc áo dài tuyệt đẹp, mặt son phấn cũng bắt mắt, đứng đánh trống rất oai vệ như một vị nữ tướng chuẩn bị ra quân, Cỏ May tôi lấy gởi cho người bạn, vốn là nhà giáo, nguyên Hiệu trưởng Trường Trung học Mỹ Tho coi chơi, với vài chữ ghi vội “Ông Hiệu trưởng đi đâu? Còn Thầy Lộc nữa? Để Kim Ngân đánh trống khai trường?”. Chỉ có ý báo tin nhau hảy còn mạnh giỏi vì ở xa nên không gặp nhau nhưng không quên bạn. Một cách thăm hỏi nhau theo thời đại internet.
Không ngờ người bạn ở xa đó trả lời ngay: “Câu hỏi của CM và bức hình làm tôi nghẹn lời. CM viết nhanh và thấm thía. Làm ơn viết thêm…. Ông Hiệu Trưởng có ý mà cạn lời. Cám ơn CM . LVB” .
Bạn «thấm thía», chắc không phải vì tiếng trống của Kim Ngân xoái vào tim bạn, mà vì thời điểm khai trường làm cho bạn hồi tưởng những ngày ở ngôi trường lâu đời danh tiếng Mỹ Tho (Collège de Mytho – Thành lập ngày 17-03-1879 dưới tên Collège Le Myre De Vilers, từ 1953, trở thành Lycée Nguyễn Đình Chiểu) của hơn bốn mươi năm trước. Bạn “cạn lời” vì chỉ một ngày 30/4 làm bạn bỏ trường, bỏ học trò, mất bạn bè, trở thành ông thầy “mất dạy”, ông Hiệu trưởng thất nghiệp, ông Trưởng ty Giáo dục ôm gói đi trở lại làm học trò học tập cho được thông suốt đường lối cách mạng, mong nhờ sự khoan hồng của cách mạng xóa cho tội làm thầy giáo ngụy.
Tánh mình dễ vâng lời bạn và muốn làm vui lòng bạn nên nay sẽ viết vài hàng về Ngày khai trường. Mà viết về Ngày Khai trường thì ai cũng viết được vì có đi học, dù ít hay nhiều năm, đều có kỷ niệm về ngày đầu tiên đi đến trường . Kỷ niệm đi học luôn luôn đẹp và khó quên.
“Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.” (Thanh Tịnh) .
Không biết ngày nay, buổi sáng ngày khai trường, các em đi học có còn những cảm súc như Thanh Tịnh hay không, người mẹ dẩn con đến trường, có chỉ thấy sung sướng vì nay con mình đi học hay đầy ắp những lo toan phải đóng góp cho nhà trường trăm thứ để con mình có thể không bị đuổi học?
Vì ngày nay là nhà trường xã hội chủ nghĩa ! Và cán bộ đảng viên, chớ không phải thấy cô hay nhơn viên nhà trường, đánh trống khai trường trên cả nước và cùng một ngày thống nhứt, mùng 5 tháng 9!
Khai trường, khai giảng, khai học, tựu trường
Lại cãi nhau về cái ngày “nhà trường mở cửa, thấy trò tới trường, ban quản đốc làm việc, đó là Ngày khai trường, hay khai giảng, hay khai học, hay tụu trường?” .
Thật lắm chuyện vì hễ có học vào năm ba chữ là có cãi nhau. Ngày xưa, khi học trò nói lại những lời đã học, thường lập lại lời Thầy, tức ông Khổng, ông Mạnh và nhấn mạnh “Tử viết” .
Có người bực mình, hỏi “Tử viết là gì ?” – Thầy dạy .
– Không phải . Tử viết là “Thầy rằng” .
Tại sao ? – Vì “Thầy rằng ” là “Thằng rầy”, là tụi bây lắm chuyện chí chóe đó!
Cho nên Mao Xến xán mới có lý chỉ lấy bần cố nông làm cốt cán, không biết một chữ nhứt một, để đảng dạy cho điều gì thì họ chỉ biết điều đó, không suy nghĩ, không bàn cải thêm . Tờ giấy trắng, đảng bết lên đó thứ gì thì đó là chơn lý bất khả tư nghì. Học hành theo thứ «tạch tạch sè » (tiểu tư sản) là cục cứt!
Sau 3 tháng nghỉ hè, năm học mới trở lại. Các em được gặp lại trường lớp, thầy cô và bạn bè. Ngày trọng đại này có nhiều cách gọi khác nhau, không riêng ở Việt nam, mà ở nước khác.
Nhơn dịp này, thử hãy cùng tìm hiểu về các từ ngữ này.
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, thì “khai trường”,” khai giảng “, “khai học”, “tựu trường” được giải thích đơn giản như sau:
– Khai trường, khai học: Bắt đầu năm học ở nhà trường.
– Khai giảng: Bắt đầu năm học, khóa học.
– Tựu trường: Học sinh tập trung tại trường vào ngày khai giảng.
Còn nhà ngôn ngữ học, PGS Phạm Văn Tình cắt nghĩa dài hơn:
“Tất cả các từ khai trường, khai giảng, khai học, tựu trường đều là từ Hán – Việt, cùng nằm trong một trường nghĩa liên quan tới “nhà trường” nói chung. Mỗi một từ lại được hình thành từ các thành tố ghép lại và dĩ nhiên, ngữ nghĩa gốc của chúng là khác nhau”.
Khai, có nghĩa là “mở, mở đầu”. Nghĩa này ta thường gặp trong các từ, như: khai bút (viết hoặc vẽ lần đầu tiên vào dịp đầu năm – khai bút đầu xuân), khai hoả (hoả: lửa, khai hoả: bắt đầu nổ súng), khai mạc (mạc: màn, khai mạc: bắt đầu, mở đầu (hội nghị, cuộc thi, hội diễn…).
Khai trường (trường: nơi tụ họp) có 2 nghĩa:
1. Bắt đầu mở một công trường (nghĩa này quá cũ, ít dùng);
2. Bắt đầu năm học mới ở nhà trường (thường sau đợt nghỉ hè).
Bình thường, ta hoàn toàn có thể nói: Chúng mình gặp nhau vào ngày khai trường; hay Đợi đến ngày tựu trường, chúng mình sẽ gặp nhau…
Tuy nhiên, hiện nay mọi người ít dùng các từ khai trường, tựu trường mà thay vào đó là từ khai giảng. Ví dụ: Lễ khai giảng năm học mới; Trường tổ chức khai giảng muộn hơn 1 tuần; Buổi khai giảng rất long trọng… Giảng, với nghĩa là “giảng dạy” và nghĩa gốc của khai giảng là “bắt đầu công việc giảng dạy”.
Vậy «Khai trường, khai giảng, khai học, tựu trường» : Sử dụng từ nào mới đúng?.
Hiện nay từ khai giảng được dùng phổ biến, “gánh” luôn cả từ khai học.
Tất nhiên, tại trường học, giảng dạy mới chỉ là một mặt, một phần việc (là dạy) do các giáo viên đảm nhiệm. Phần việc khác (học tập) là thuộc về phía học sinh, cũng rất quan trọng. Vậy có khai giảng, hiển nhiên phải có từ khai học (bắt đầu học tập). Hai cặp từ này có 1 thành tố chung (khai), 1 thành tố trái nghĩa (giảng/học) và nếu thế thì sẽ thành một “cặp đôi hoàn hảo”.
Tuy nhiên, khai học là một từ cũ, ít dùng và gần như không còn được sử dụng trong giao tiếp hiện nay. Chính vì vậy mà khai giảng trở thành từ đại diện, “gánh” luôn nhiệm vụ thể hiện một nghĩa chung là “bắt đầu, mở đầu một năm học, một khoá học”. Chỉ Tàu vẫn dùng “Khai học” chớ không khai trường hay khai giảng, …
Hơn nữa nói đến khai giảng là mọi người, từ giáo viên, học sinh đến các bậc phụ huynh đều biết phải chuẩn bị những gì cho ngày mở đầu năm học. Tựu trường còn có nghĩa là “ngày học sinh đến trường sau một kỳ nghỉ dài như nghỉ hè, hoặc là nghỉ mùa đông hay nghỉ Tết”, còn khai trường là “ngày bắt đầu mở cửa trường sau đợt nghỉ hè, kết thúc năm học cũ”.
Vậy ngày nay, ở Việt nam, người ta nói “Khai giảng” vì ngày Khai giảng không chỉ là ngày tụu trường đầu năm học mới mà ngày ấy có làm lễ khai giảng, có đầy đủ nhà trường, một số phụ huynh học sinh tham dự và, quan trọng hơn, có cả đại diện nhà cầm quyền. Chính đại diện nhà cầm quyền đánh trống khai lễ. Tức chủ lễ khai giảng . Do có đại diện nhà cầm quyền nên ngày khai giảng thường sau ngày nhập học thật sự vài ngày hoặc vài tuần .
Năm học 2018-2019 của Trung Học Chu văn An do Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh trống khai giảng. Chỉ ít lâu sau, ông ngã ra chết, như ông đánh trống nhằm giờ thiêng, làm cho âm binh giựt dậy, mà con người ông không đủ thần và đức để đánh trống, mà lại khai giảng ngôi trướng mang tên Vị Vạn thế Sư biểu Chu văn An nữa?
Niên học 2019 – 2020 của Trung học Tháp Mười, hôm đầu tháng 9, bà Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn thị Kim Ngân đánh trống khai giảng (Trên mạng) . .
Ngày khai giảng do đại diện nhà cầm quyền chủ lễ, nhưng chỉ ở những ngôi trường khang trang. Họ chưa bao giờ tới những ngôi trường mà ngày khai giảng, thầy và trò, đứng ngồi ngoài sân sình lầy, nước đọng hay những ngôi trường mà học sinh nhỏ dại phải đu giây hay lội nước đi học . Chọn cùng ngày 5/9 vì để kỷ niệm ngày Hồ Chí Minh, sau ngày tuyên bố độc lập 2/9/1945 ở Hà nội, viết thư gởi học sinh toàn quốc:
“Các em học sinh,
Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam”.
Từ bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi học sinh ngày 5-9-1945, Thứ trưởng Bộ Gíao Dục & Đào Tạo Phạm Mạnh Hùng ký Văn bản số 4192/BGDĐT-VP (18-8-2015) gửi các giám đốc Sở GD&ĐT về việc tổ chức lễ khai giảng năm học 2015-2016. Theo đó, Bộ GD&ĐT đã lấy ngày 5-9, trở thành ngày khai giảng của tất cả trường trên cả nước.
Văn bản nêu rõ: “Lễ Khai giảng tổ chức thống nhất trên toàn quốc vào buổi sáng, ngày 5-9-2015 » – “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”.
Văn bản viết tiếp: «Khai trường hay khai giảng, hay tựu trường? Chúng ta nên thống nhất cách viết, cách đọc ngày 5-9 là Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” là ngày “khai trường”.
Có mâu thuẩn trong nội bộ nhà cầm quyền về cách gọi ngày mở đầu năm học mới?
Nền giáo dục «hoàn toàn Việt Nam»
Trong thơ gởi học sinh toàn quốc ngày khai trường 5/9/1945, Hồ Chí Minh nói « …từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam», tức nền giáo dục hoàn toàn xã hội chủ nghĩa Vì chế độ nào, giáo dục đó. Và theo cái gọi là tư tưởng hồ chí minh thì giáo dục có nghĩa là «Vì lợi ích trăm năm, trồng người»!
Đến nay, tuy chưa đủ trăm năm, nhưng áp dụng vào giáo dục, tư tưởng hồ chí minh đã mang lại những thành quả vô cùng ngoạn mục: cha con, bà cháu, anh em, lối xóm sẵn sàng chém giết nhau chỉ vì miếng ăn, thước đất, nắm bạc, …Trong nhà trường xã hội chủ nghĩa, học trò gái đánh nhau, lột quần áo bạn, học trò đánh thấy, mắn chửi thấy cô, bốn năm đứa 15, 16 tuổi, xúm lại «bề hội đồng» chính cô giáo của mình, …
Cảnh nào đau lòng hơn khi cô giáo lở phạt nặng một học sinh ngổ nhịch trong lớp, hôm sau cha mẹ nó tới ra tay xử phạt cô giáo bằng cách bắt cô giáo phải quì gối trước sân trường xin lỗi? Cha mẹ đứa học trò kia là đảng viên cộng sãn nên có toàn quyền đối với nhơn dân.
Một bộ phận khác được uu đãi, xuất thân từ nhà trường xã hội chủ nghĩa, vào đảng, vào chánh quyền, năm giử chức vụ cao, thì cướp giựt tài sản,đất đai của dân chúng, cả của cải của Nhà nước để làm giàu. Bộ Thương binh & Xã hội, theo chủ trương uu tiên xóa đới giảm nghèo, xuất cảng trai đi lao động, gái đi mải dâm để ăn tiền đầu, …Thanh niên việt nam tới đâu thì tổ chức ăn cắp, ăn cướp, đánh nhau, chém giết nhau.. Xã hội ở Việt nam ngày nay thật sự không còn một giá trị tiêu chuẩn nào khác hơn tiền. Kể cả bán nước làm giàu !
Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục là dạy cho trẻ con trở nên người có phẩm hạnh con người. Tức dạy «đức dục» cho con người . Hay đó là phần «Tiên học Lễ» . Đào tạo là dạy con gười có kỷ năng chuyên môn để làm việc. Tức «Hậu học Văn».
Nhưng «giáo dục» của chế độ xã hội chủ nghĩa, ngày nay, hãy còn được nhắc lại trong bức thư của TBT Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trong gởi cho học sinh toàn quốc nhơn Ngày Khai trường năm nay là phải «vừa Hồng, vừa Chuyên». Hồng là bản chất du đãng .Nhờ được Hồng, học sinh học xong, vào đảng cộng sản, lãnh đạo đất nước, làm giàu. Chuyên là học xong thất nghiệp muôn năm. Để kiếm sống, hảy tạm quên đi cái Chuyên mà làm bất cứ việc gì cơ hội đưa đến.
Trước tình trạng xã hội như vậy do kết quả của chế độ giáo dục hồng và chuyên, Giáo sư Nguyễn Thế Hùng đưa đạo đức xã hội lên hàng đầu khi trả lời cho câu hỏi “những vấn nạn giáo dục ấy bắt nguồn từ đâu?”
Và cụ thể hơn thì ông nói rằng chính cái triết lý giáo dục đã khai tử tinh thần tôn sự trọng đạo. Theo ông cần phải có những triết lý giáo dục tôn trọng quyền của người thầy.
“Tôi là người đã thụ hưởng 2 nền giáo dục: 1 của Việt Nam Cộng hoà và 1 nền giáo dục của CH XHCN Việt Nam nên tôi có cái để so sánh. Bây giờ vì sao tình nghĩa thầy trò nó rất là lạnh lẽo?
Tôi thấy nền giáo dục VNCH trước kia rõ ràng là tôn sư trọng đạo thật sự cả về tinh thần và vật chất. Con người có 2 yếu tố tinh thần và vật chất, nếu thiếu 1 cái thì chưa hoàn chỉnh.”
Từ khi chưa có cụm từ “triết lý giáo dục”, các tiền nhân xưa đã đặt nền móng vững chắc cho giáo dục qua Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Trước năm 1975, Bộ giáo dục thời Việt Nam Cộng hòa tập trung vào triết lý: Nhân bản, Khpa học, Khai phóng. Yếu tố con người được đặt lên hàng đầu.
Ngày nay, khi mà khoa học giáo dục con người vẫn luôn luôn là một ngành được đặc biệt đề cao, tôn trọng ở các quốc gia phát triển, thì ở Việt Nam, giáo sư Nguyễn Đăng Hưng phải ngậm ngùi thốt lên:
“Cái tư duy giáo dục của ta, triết lý giáo dục của ta sai lạc. Ta không coi chuyện giáo dục là tạo những thực thể, những con người tự do” … (Trên mạng) .
Vậy làm sao định nghĩa chính xác được giáo dục của chế độ xã hội chủ nghĩa là gì?
C
hẳng lẽ lấy lại định nghĩa của Giáo sư Lý Chánh Trung vào những năm đầu sau 75, lúc ông còn đang làm dân biểu Quốc Hội: «Nhà trường xã hội chủ nghĩa là nơi thầy không muốn dạy, trò không muốn học».
Nhà cầm quyền ở Hà Nội nhận thấy Giáo sư Lý Chánh Trung, người của Ngụy quyền từng theo phe ta, nay định nghĩa giáo dục của chế độ ta quá hay, không gì bằng, nên bèn cho ông về vườn nuôi gà tăng gia sản xuất.
Nguyễn thị Cỏ May
Ba nữ hào kiệt : Nguyễn Thị Kim Ngân , Thụy An , Dương Thu Hương , và 3 hào kiệt khác :
Lý Chánh Trung , Lý Việt Dũng , Phạm Duy Từ !
1)Lý Chánh Trung tạo diễn đàn cho nhà văn phản động Dương Thu Hương
nói chuyện « Những thiên đường mù « , và Lý Việt Dũng chửi công khai Lê Đức Anh nói láo .-
Trích Tống Văn Công , Đến già mới chợt tỉnh , từ theo cộng đến chống cộng , NXB Người Việt Books , Amazon London , 12/2016 , trang 352-353 :
…Với tư cách Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học kỷ thuật , giáo sư Lý Chánh Trung
tổ chức cho nhà văn trẻ Dương Thu Hương nói về tiểu thuyết « Những thiên đường mù « , đang gây xôn xao dư luận bởi động tới 1 đề tài cấm kỵ trước « Đổi mới « . Ông đã không ngờ , quyển sách này bị coi là vượt xa ranh giới « Đổi mới « , 1 quyển sách chống Đảng . Giọt nước tràn ly . Giáo sư không được Mặt trận Tổ quốc đề cử vào danh sách Quốc hội khóa kế tiếp . Tệ hại hơn , đây đó râm ran rằng lợi dụng tình hình LX và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ , một số
phần tử thuộc lực lượng thứ 3 đang âm mưu diễn biến hòa bình , cụ thể là giáo sư Lý Chánh Trung tạo diễn đàn cho nhà văn phản động Dương Thu Hương chửi Đảng , rồi dùng diễn đàn Quốc hội đòi cho ra báo tư nhân . Tại Trường cán bộ cao cấp quân đội , Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh đến nói toẹt câu chuyện trên , nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác cho các sĩ quan . Ông bộ trưởng đang hùng hồn , thì bất ngờ một sĩ quan trẻ đập bàn hét lớn : « Nói láo « , rồi đứng lên rời khỏi hội trường . Lập tức cảnh vệ đuổi theo , đưa anh gặp đại tá phó Hiệu trưởng . Đó là đại úy Lý Việt Dũng . Trả lời ông đại tá , Lý Việt Dũng nói : « Nếu ban nãy ngồi đối diện với ông ấy , tôi đã cho một cái tát ! Bởi vì tôi không thể ngồi nghe kẻ nào chửi cha mình (Lý Chánh Trung) « . Sau đó, anh cởi áo lính , đi tập viết báo . Hơn 10 năm sau , anh trở thành 1 cây bút chính luận sắc bén , rồi trở thành Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết , và nổi tiếng vì dám quyết định đăng thư của đại tướng Võ Nguyên Giáp yêu cầu không phá bỏ Hội trường Ba Đình , sau khi đã có lệnh cấm của ban Tuyên huấn Trung ương đảng (có 9 tờ báo không dám đăng lá thư này) . Anh bị bãi chức Tổng biên tập, bởi đi không đúng « lề phải « của ông Lê Doãn Hợp , lại còn viết bài xài xể phó trưởng Ban Tuyên huấn trung ương Hồng Vinh là người thiếu năng lực và không có tư cách .
2)Nhà văn Thụy An cầm kim tự đâm vào mắt mình tại trại tù khắc nghiệt Hà Giang .
Nhà báo Phạm Duy Từ bị tù 15 năm vì tuyên ngôn Đảng Trung Chính đi trước thời đại hơn 50 năm : Để ngang tầm thời đại , VN phải có một Đảng mới do trí thức lãnh đạo .-
Trích Tống Văn Công , Đến già mới chợt tỉnh , từ theo cộng đến chống cộng , trang 120-125 :
Trong số anh em cùng vào báo Lao Động với tôi tháng 1/1960 , có anh Phạm Duy Từ học sinh trung học ở Khánh Hòa tập kết ra Bắc theo diện con em cán bộ , có anh là trung đoàn trưởng bộ đội Liên khu 5 . Duy Từ được học Đại học ở Bắc Kinh , rồi tu nghiệp ở Liên Xô , về nước làm phiên dịch cho chuyên gia TQ ở công trường xây dựng Nhà máy phân đạm Bắc Giang . Anh viết bài về công trường này gửi cho báo Lao Động , được lãnh đạo của báo công nhận là cộng tác viên đắc lực suốt nhiều năm .
Duy Từ làm việc khoảng 1 tuần thì xảy ra sự cố chính trị làm náo động cả tòa báo . Ah đưa lên cái tít của một bản tin “vơ đét” : Hồ Chí Minh nói “Đảng viên, cán bộ là công bộc của dân “ . Hồi này báo chí miền Bắc chưa bao giờ đưa tên các vị trong Bộ chính trị mà không kèm chức vụ , huống hồ
lại là Hồ Chí Minh , làm sao dám gọi gọn lỏn , vô cùng thất lễ đối với vị “cha già dân tộc “ !
Sự việc đã bị quy kết thành quan điểm lập trường , hơn nữa còn nghi vấn “chỉ là ấu trĩ hay có ý đồ gì ? “ Ban biên tập quyết định đưa Duy Từ đi giáo dục cải tạo qua lao động tập thể ở Công trường thủy lợi Bắc Hưng Hải .
…Nhưng khoảng 2 tháng sau , lại xảy ra 1 chuyện động trời :
Phạm Duy Từ bị bắt vì âm mưu tổ chức một đảng phản động ! Cơ quan Công an cho biết Phạm Duy Từ viết bản tuyên ngôn thành lập Đảng Trung Chính Việt Nam … Nước VN chúng ta do Đảng Lao Động Việt Nam , đảng của giai cấp công nhân , lãnh đạo , ngày nay không còn phù hợp với thời đại . Để đất nước tiến lên ngang tầm thời đại , phải có một Đảng mới do trí thức lãnh đạo .
… Duy Từ bị đưa đi cải tạo bằng hình thức giam giữ vô thời hạn ở trại Hà Giang , nơi có những tù nhân được gọi là “nguy hiểm đối với chế độ “ như Nguyễn Hữu Đang , Thụy An . Trại tù Hà Giang khắc nghiệt gấp nhiều lần so với các trại cải tạo trong “Truyện kể năm 2000» của nhà văn Bùi Ngọc Tấn .
…Sau 30/4/1975 , Duy Từ mới được ra tù . Anh đến thăm tôi ở Sàigòn ,khi tôi là tổng biên tập báo Lao Động Mới của Liên hiệp công đoàn giải phóng miền Nam . Anh kể những khổ ải trong tù , chuyện nhà văn Thụy An kêu oan không thấu vì bị kết án làm gián điệp cho Pháp , quá căm phẫn bà cầm kim tự đâm vào mắt mình . Dù bị tù 15 năm , anh vẫn giữ tính trào lộng y như ngày xưa …
[ Một người bà con của nhà văn Thụy An ở Paris có nhờ tổ chức Ân Xá Quốc Tế can thiệp cho nhà văn Thụy An , bị tù tội vì bất đồng chính kiến , đấu tranh hòa bình . Ân Xá Quốc Tế có thông báo với chính quyền Hà Nội nhà văn Thụy An là tù nhân lương tâm của mình và đòi Hà Nội trả tự do ngay nhà văn Thụy An vô điều kiện . Kết quả là nhà văn Thụy An bị giam hơn 15 năm tù , với tội danh làm gián điệp cho nước ngoài .
Ở miền Bắc VN trước 1975 , người tù cải tạo nào mà được Ân Xá Quốc Tế công nhận ,
tất yếu sẽ bị độc đảng buộc tội làm gián điệp cho nước ngoài , và giam cầm vô thời hạn .
Theo lời kể của người bà con của nhà văn Thụy An ở Paris , trong lúc bị tù đày , Thụy An lấy ngón tay tự đâm vào mắt mình , và tuyên bố : chỉ cần một mắt cũng đủ thấy rõ đảng độc tài , nước độc tài (pays totalitaire) , làm cả trại tù kinh hoàng hoảng vía ! Và Hà Nội cũng bị chấn động rất lớn vì vụ này !
Ghi chú là độc đảng không bao giờ nhắc tới Thụy An , coi như một điều cấm kỵ quốc gia ! ]
3)Nhất trụ, nhì tù, tam khu, tứ kết .-
Trích Tống Văn Công , Đến già mới chợt tỉnh , từ theo cộng đến chống cộng , trang 161 :
Nhất trụ, nhì tù, tam khu, tứ kết . Hồi này (5/1975 ở Sàigòn) , cán bộ được phân loại theo bốn bậc tin cậy , để sử dụng , cất nhắc : Bậc nhất là cán bộ trụ lại nằm vùng ; thứ hai là người từng bị địch bắt bỏ tù ; thứ ba là cán bộ ở R rừng chiến khu ; thứ tư là cán bộ tập kết từ miền Bắc trở về .
[ Phân loại này sai , vì không tiên đoán nổi sự thăng tiến vũ bảo của Nguyễn Tấn Dũng , Nguyễn Minh Triết , Nguyễn Thiện Nhân ! ]
4)Hành vi vô văn hóa của Nguyễn Văn Linh : “Con Dương Thu Hương chống Đảng , thằng Nguyễn Quang Sáng hư hỏng “ .-
Trích Tống Văn Công , Đến già mới chợt tỉnh , từ theo cộng đến chống cộng , trang 239-240 :
Năm 1990 , phong trào dân chủ nổi lên mạnh mẽ ở các nước XNCH Đông Âu và Liên Xô . Ở trong
nuớc , Trần Xuân Bách đòi đổi mới chính trị , văn nghệ sĩ đòi tự do tư tưởng , tự do sáng tác .
Nguyễn Văn Linh đã dùng mọi thủ đoạn nhằm bảo vệ sự độc quyền của Đảng cộng sản ;
Đi Thành Đô cầu hòa với địch , cách chức Trần Xuân Bách , chỉ đạo cách chức nhà văn Nguyên Ngọc . Giữa hội trường Ba Đình , dịp mừng quốc khánh năm 1990 , ông ta công khai gọi : “con Dương Thu Hương chống Đảng , thằng Nguyễn Quang Sáng hư hỏng “ .
Báo Lao Động Chủ Nhật ngày 9/9/1990 đã phê phán hành vi vô văn hóa này , bằng tiểu phẩm có tựa đề : “ Hai năm , ba chữ “ của nhà báo Nguyễn An Định . Bài báo kể chuyện Bưu điện tỉnh Quảng Ninh phải mất 2 năm mới huấn luyện các nhân viên tổng đài điện thoại nói được 3 chữ “dạ, tôi nghe « , khi trả lời khách gọi tới , thay cho cách trả lời trước đây “muốn gặp ai ? “ , “ gọi gì đó ?”
. Bài báo kết luận : “dù phải mất 2 năm chỉ được có 3 chữ , nhưng ta hãy mừng , bởi ngay bây giờ đây , trên diễn đàn công khai , người ta còn văng thằng nọ con kia cơ mà “ !
Sau đó ít lâu , từ Sàigòn nhà thơ Nguyễn Duy viết bài thơ Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ có 2 câu “tức cảnh “ : “Ta nhờn nhợn cái há mồm vĩ nhân tôm cá . Khạc đủ nghề thằng nọ con kia “ .
Hôm dau thang 8/2019 vua qua tôi tro lai Việt Nam cung Baxa vì lý do bất khả khang , nhân dip lau lam mới ve VN toi được nhớ đi dự lễ khai giảng năm học mới của cháu ngoai lon 11 tuổi hoc lop 6 , dau tiền dap vao mat mới người trong hội truong la 2 tam biểu ngữ rất to ,tam mau xanh ghi dòng chữ “ Can Bo , COng nhận vien , Giao vien , Học Sinh trường Nguyen chi Thanh phan dau trở thành trường học Tien Tien trong Khu Vuc “ tam thu 2 viet “ phan đâu day và hoc theo tieu chuan tiếng Anh Quoc te “ Tôi đem thắc mắc nay hơi mot ông ngoi kể thì ông trả lời : Mẹ nó viet Tao Lao do ,làm gi có tiếng Anh tieu chuan quoc te ,truong tien khu vuc ma khu vực nao ? Tao Lao