Đừng đổ hết lỗi cho giới trẻ

3
- Nhóm vận động Hong Kong gặp Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi một ngày sau phiên điều trần Quốc hội 17-9-2019 (ảnh từ trang twitter của bà Pelosi)

Phản ứng dư luận trên mạng xã hội trước sự kiện biểu tình Hong Kong là sự so sánh một cách máy móc giữa giới trẻ Hong Kong với giới trẻ trong nước. Thật ra gần như không có bất kỳ điểm nào khả dĩ đối chiếu, theo từng “hạng mục” – từ giáo dục, nếp sống đến môi trường chính trị… – để có thể so sánh. Ngay cả giới trẻ khu vực cũng khác biệt từ nền tảng căn bản khiến khó có thể so với giới trẻ Hong Kong, huống hồ thanh thiếu niên Việt Nam.

Quý vị có nghe cháu nói không?” – Greta Thunberg hỏi 150 nghị sĩ và cố vấn trong Hạ viện Anh. Cô gái nhỏ gõ vào micro. Cô lại hỏi. “Các cô chú có nghe những gì cháu vừa nói không? Tiếng Anh của cháu nghe ổn chứ ạ?”… Thunberg là một hiện tượng. Cô học trò 16 tuổi người Thụy Điển này đang là nhà hoạt động xã hội nổi tiếng toàn cầu. Tháng 12-2018, cô nói chuyện tại Hội nghị biến đổi khí hậu LHQ ở Ba Lan; tháng 1-2019, cô thuyết trình trước nhiều tỷ phú tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos (Thụy Sĩ). Tiếp đó, Thunberg bay sang London trong một tour diễn thuyết và gặp Đức Giáo hoàng. Chiến dịch đánh động nhận thức về tác hại của tình trạng biến đổi khí hậu, từ sự “xách động” của cô gái 16 tuổi, đã mang lại một hiệu ứng hưởng ứng dữ dội: ngày 15-3-2019, 1,6 triệu người tại 133 quốc gia – hầu hết sinh viên, học sinh – đã rủ nhau xuống đường để cùng lên tiếng.

Greta Thunberg (Getty Images)

Ngày 17-9-2019, nhà hoạt động Hoàng Chi Phong cùng các bạn mình dự một phiên điều trần trong Quốc hội Mỹ và sau đó tiếp xúc loạt nhân vật hàng đầu chính giới Hoa Kỳ. Hình ảnh Hoàng Chi Phong xuất hiện đầy mạng xã hội, với những “chú thích” quen thuộc: “Coi giới trẻ Hong Kong kìa; thật xấu hổ và nhục nhã cho giới trẻ Việt Nam!”. Tuy nhiên, điều gì đã “tạo ra” những Greta Thunberg hoặc Hoàng Chi Phong trong khi Việt Nam chỉ có những thanh niên xuống đường “đi bão” mừng chiến thắng bóng đá? Cần đặt ngược lại một câu hỏi quen thuộc: nếu Greta Thunberg hoặc Hoàng Chi Phong sinh ở Việt Nam thì liệu họ có thể trở thành những nhà hoạt động đang góp phần thay đổi thế giới và định hình nên một thế hệ mới của thế kỷ 21?

Vấn đề cần quan tâm thật ra không phải là hình ảnh cá nhân của Greta Thunberg hoặc Hoàng Chi Phong mà là môi trường nào đã tạo ra những nhân vật tài không đợi tuổi, mà ảnh hưởng của họ không chỉ đánh động nhận thức ở “người lớn” đối với những vấn đề lớn lao mà thế giới đang đối mặt. Từ chính họ, họ cũng đang gián tiếp đưa ra một thách thức mà “người lớn” ít thấy: “người lớn” cần làm gì để có thể tạo ra một xã hội có nhiều hơn những phiên bản Greta Thunberg và Hoàng Chi Phong khác.

Hoàng Chi Phong bắt đầu trở thành “thủ lĩnh” từ năm 14 tuổi, khi thành lập tổ chức “Học dân tư triều” (Scholarism – lấy cái sự học đích thực làm tôn chỉ), nhằm phản đối chủ trương “cộng sản hóa” hệ thống giáo dục Hong Kong. Chỉ một câu trong chủ trương mới, nói về Đảng Cộng sản Trung Quốc – “Tấn bộ, vô tư dữ đoàn kế đích chấp chánh tập đoàn” (nhóm lãnh đạo thống nhất trên tinh thần tiến bộ và vô tư) – đã đủ để khiến Hoàng Chi Phong bất bình và bỏ hết tất cả thú vui tuổi thiếu niên để ra đường kêu gọi xã hội thức tỉnh trước nguy cơ không chỉ giáo dục mà cả hệ thống chính trị Hong Kong bị “đỏ hóa”.

Trong khi đó, cái gọi là “tấn bộ, vô tư dữ đoàn kế đích chấp chánh tập đoàn” ở Việt Nam đã không chỉ ăn sâu bám rễ trong chủ trương giáo dục mà nó còn biến giới trẻ trở thành những sản phẩm chính trị được đúc khuôn “sản xuất” hàng loạt. Giới trẻ Việt Nam không biết họ đã bị tước mất những gì. Từ lớp một đến khi tốt nghiệp đại học, thanh thiếu niên Việt Nam không bao giờ được bàn về chính trị, tự do ngôn luận và bầu cử dân chủ. Trong khi trong trường học Hong Kong, thầy cô giáo khuyến khích học sinh thảo luận chủ đề Hoàng Chi Phong, về biểu tình dân chủ, về quyền biểu đạt, thì “chính trị” trong nhà trường Việt Nam là chính là thứ mà người Hong Kong đang phản kháng quyết liệt: “yêu nước” đồng nghĩa với trung thành tuyệt đối với đảng cầm quyền.

Các “sinh hoạt chính trị” đối với thanh thiếu niên Việt Nam là sinh hoạt đoàn thể dưới sự dẫn dắt của tổ chức Đoàn và Đội, trong đó, ngoài những hoạt động vui chơi tập thể vô thưởng vô phạt thì là các cuộc thi “học tập theo gương Bác”. “Trách nhiệm” đối với đất nước của thanh niên trong đất nước cộng sản Việt Nam không phải là xây dựng nên nhận thức dưới ánh sáng dân chủ mà “phải được hiểu” là “ra sức gìn giữ cho bằng được những thành quả cách mạng vĩ đại, mỗi thanh niên Việt Nam phải sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh cao cả của thế hệ cha anh, xứng đáng với sự tin yêu và kỳ vọng của Đảng, Bác Hồ và của cả dân tộc Việt Nam” (trích phát biểu của Nguyễn Đào Phương Thúy, sinh viên năm IV, ĐH Luật TP.HCM, dịp 30-4-2015).

Nhận thức gì và như thế nào luôn là kết quả của những “thực phẩm” được cung cấp để nuôi nó. Giới trẻ Việt Nam đang là nạn nhân. Không thể đổ hết lỗi lên đầu họ. Nhận thức của họ sẽ khác đi một khi họ được “nuôi” bằng những “thực phẩm” khác, mang hàm lượng và giá trị của một xã hội có tự do và dân chủ đích thực. Hành động của họ sẽ khác một khi họ được sống trong môi trường có nhiều không gian tư duy và hành động hơn. “Bây giờ tôi đang nói cho cả thế giới nghe!” – Hoàng Chi Phong nói, trong một trả lời phỏng vấn báo chí. Chừng nào giới trẻ trong nước có một đại diện được ra nước ngoài nói cho “cả thế giới nghe” về ước vọng dân chủ cho quê hương mà không bị nhà cầm quyền ngăn cản?

Thế hệ trẻ Việt Nam không phải không có người tài. Đã có những doanh nhân trẻ, nhà nghiên cứu trẻ, vận động viên trẻ và cả “nhà chính trị” trẻ. Tuy nhiên, với chính trị, “chính trị gia” trẻ chỉ có thể thành công nếu thuộc thành phần con ông cháu cha, còn không, có một chỗ khác dành cho họ: nhà tù. Trong một mô hình cai trị (hệt như Trung Quốc) được thiết kế bằng sự đe dọa và trấn áp tinh thần, cả xã hội đều bị tác động, không chỉ riêng giới trẻ.

Thế hệ trẻ Việt Nam thật ra không hoàn toàn thờ ơ đề tài chính trị. Mạng xã hội đang dần tạo ra nhận thức khác với “đường lối và chủ trương” mà đảng cầm quyền muốn. Thay vì “nguyền rủa” giới trẻ và chỉ trích sự “vô ý thức và vô trách nhiệm” của họ, “người lớn” có lẽ nên nhận lãnh một phần trách nhiệm. Giới trẻ là nạn nhân của chế độ nhưng để chế độ nhấn chìm và làm đen kịt nhận thức giới trẻ thì đó là lỗi của “người lớn”. Có bao giờ “người lớn” chúng ta, ngồi trên bàn ăn gia đình, nói chuyện với con cái rằng chúng đang bị chế độ tước đi mất những quyền gì, hay là chỉ hỏi chúng những câu quen thuộc “hôm nay đi học được bao nhiêu điểm”? Có bao giờ “người lớn” mang đề tài Hoàng Chi Phong ra nói với con mình, hoặc kể cho nó biết có một cô bé Greta Thunberg 16 tuổi đang làm chấn động thế giới?

Trong chiếc hộp với diện tích được cái “tấn bộ, vô tư tập đoàn” cho phép, giới trẻ chỉ có thể tư duy trong khuôn khổ cái hộp và hành động quanh quẩn trong cái hộp. Nhà trường, mô hình thu nhỏ của một phần chế độ cai trị, đang tước đi sự sáng tạo và cảm hứng tuổi trẻ, đang làm “phi chính trị” hóa trong nhận thức từ thế hệ trẻ này đến thế hệ tiếp theo. Điều đó, cho đến thời điểm này, là chưa thể thay đổi. Tuy nhiên, tạo ra những chiếc hộp khác để giúp giới trẻ có được không gian tư duy độc lập rộng hơn là điều có thể làm được. Điều đó cần bắt đầu từ chính “người lớn”, trong từng gia đình, và cần ngay bây giờ.

Mạnh Kim (Facebook)

3 BÌNH LUẬN

  1. Người lớn ở VN xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là quý các nhà nhân sĩ trí thức xã hội chủ nghĩa, trí thức việt cộng, trí thức dấu thẻ đảng, trí thức hà nội sĩ phu bắc hà, trí thức bả chó hồ chí minh (trí thức chuyên nghề tung bả chó hồ chí minh), đại loại như NGuyễn Trung, Tương Lai, NGuyên Ngọc, NGuyễn Chu, Khắc Mai, Chu Hảo, Thanh Vân, Cù Vũ… hãy thôi ra nơi nhĩ mục quan chiêm mà thủ dâm với mấy cái sex toy, đại loại:

    – “kháng chiến thần thánh chống Pháp chống Mỹ giành độc nập”
    – “chiến thắng điện biên phủ”
    – “thống nhất & giải phóng”
    – “cách mạng tháng 8 & khởi nghĩa tháng 8 đánh Pháp đuổi Nhật giành độc nập”
    – “ngày độc nập 2-9 & bác hồ đọc tuyên ngôn độc nập 2-9”

    (trận điện biên phủ 7-5-1954 = chiến thắng của giặc tàu, thảm họa của VN = trận đống đa ngược, qua đó việt cộng hồ chí minh/việt gian nguyễn ái quốc 1946/trần ích Tắc 1950/lê chiêu thống 1955 & bọn cộng sản mao-ít “lao đông” mở đường cho giặc tàu nhà Mao thay chân giặc tàu nhà Thanh tiến vào VN cắm cờ búa liềm, cắm cờ búa liềm lên Hà nội, đặt cái cờ đỏ sao vàng xuống dưới đít cờ búa liềm, mở ra một thời kỳ bắc thuộc mới, bắc thuộc đỏ, sau khi giặc tàu nhà Thanh đã bị HOàng ĐẾ Quang Trung đánh đuổi ra khỏi Thăng long, ra khỏi bờ cõi VN từ trận Đống Đa 1789)

    qúy nhân sĩ trí thức hãy thôi dạy dỗ tuổi trẻ̉ bắt chước nhân sĩ trí thức thủ dâm với mấy cái sex toy nói trên
    những cái sex toy nói trên, những trò thủ dâm như trên, một mặt tiếp tay việt cộng lừa dối nhân dân, làm u tối tuổi trẻ, mặt khác tiếp tay việt cộng tăng cường độ độc & độ kích thích trong tim trong óc bọn công an côn đồ & côn đồ công an, khiến chúng thêm phần máu lạnh, vô cùng “dũng cảm”, dũng cảm không thua hồ chí minh trong CCRD, đánh đập tàn ác, nhục hình tuổi trẻ, những người có chút hiểu biết, tranh đấu cho dân chủ tự do & nhân quyền, thoát khỏi ách nô lệ giặc Tàu do việt cộng hồ chí minh/việt gian nguyễn ái quốc 1946/trần ích Tắc 1950/lê chiêu thống 1955 & bọn cộng sản mao-ít lao đông quàng lên đất nước dân tộc VN hòng mong được giặc Tàu chống lưng đỡ đầu cho làm đầu nậu cộng sản, trấn lột nhân dân đất nước VN

    Những trò thủ dâm như trên, những cái sex toy nói trên của trí thức hà nội & sĩ phu bắc hà, cho thấy, chỉ là bịp bợm, lá mặt lá trái, những cái gọi là “tuyên bố & kiến nghị” của “nhân sĩ & trí thức” đòi “khởi kiện Trung quốc lấy lại HS & TS & biển Đông…

    ———

    Trích: “Trong khi đó, cái gọi là “tấn bộ, vô tư dữ đoàn kế đích chấp chánh tập đoàn” ở Việt Nam đã không chỉ ăn sâu bám rễ trong chủ trương giáo dục mà nó còn biến giới trẻ trở thành những sản phẩm chính trị được đúc khuôn “sản xuất” hàng loạt. Giới trẻ Việt Nam không biết họ đã bị tước mất những gì. Từ lớp một đến khi tốt nghiệp đại học, thanh thiếu niên Việt Nam không bao giờ được bàn về chính trị, tự do ngôn luận và bầu cử dân chủ. Trong khi trong trường học Hong Kong, thầy cô giáo khuyến khích học sinh thảo luận chủ đề Hoàng Chi Phong, về biểu tình dân chủ, về quyền biểu đạt, thì “chính trị” trong nhà trường Việt Nam là chính là thứ mà người Hong Kong đang phản kháng quyết liệt: “yêu nước” đồng nghĩa với trung thành tuyệt đối với đảng cầm quyền.

    http://www.danchimviet.info/dung-do-het-loi-cho-gioi-tre/09/2019/16423/

  2. Tôi có đứa cháu gái kêu tôi Bác ruôt ,hiên học năm thứ 4 đại học Y-Dược sa2igon.Mổi lần tôi về VN ,nói chuyện với Cháu về cuôc đời HCM,Cháu rất ngạc nhiên,có lúc nó “tè lưỡi “ra hỏi lại tôi : Té ra như vậy Bác.Hai bác cháu ra tiệm sách đường Lê Lợi củ ,tôi mua cuốn sách 15000 ĐVN tặng cháu ,”vừa đi…vừa kể..” của Trần Dân Tiên(HCM).Đến đây thì Cháu tôi không còn nghi ngờ gì nửa về HCM !!Không phải tuổi trẻ VN hèn,mà ai -nói-cho-mà-biết !Tuổi trẻ Hồng không có cả 100năm sống trong chế độ Dân chủ,.Tuổi trẻ VN ngụp lặn cả 100 năm trong chế độ toàn trị làm sao ngóc lên được. Hảy nói với bà con thân thuộc,với thế hệ con cháu, đang sống ở trong nước về cuộc đời sư nghiệp HCM ,thay vì cho chúng chai bia-chai rượu > Cám ơn thay !!

  3. Tôi đã cố công giải thích và phân tích, dẫn chứng là chế độ vẹm đang có kế hoạch làm trụy lạc hóa thanh niên. Những thanh niên Quốc nội đang bị đen hóa và đỏ hóa từng ngày, từng giờ. Thanh niên mới lớn làm sao chống lại một kế hoạch bài bản dẫn dụ họ vào con đường sa đọa. Số lượng này đến bây giờ rất lớn.
    Nếu các thanh niên đã bị đen-đỏ hóa mà nghe được những lời trách móc này, họ sẽ cười ngất. Nhưng rất tiếc, họ không quan tâm đến những người khác nói gì về họ. Cái mà họ quan tâm thì các vị viết hết ra rồi đấy.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên