1- Thăng đại tướng cho bộ trưởng C.A Tô Lâm
Sáng 29/1, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trao quyết định thăng quân hàm từ thượng tướng lên đại tướng cho Bộ trưởng Công an Việt Nam, ông Tô Lâm.
Theo VnExpress, Bộ trưởng Tô Lâm sau đó đã phát biểu “hứa tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng và Nhà nước, phụng sự Tổ quốc và nhân dân; giữ gìn “đạo” của người làm tướng là “trí – dũng – nhân – tín – liêm – trung như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy”.
Ông cho biết, sẽ tiếp tục “thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, cuộc sống bình yên của nhân dân”…
Ông Tô Lâm sinh năm 1957, quê Hưng Yên, là giáo sư, tiến sĩ luật. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa 12; Ủy viên Trung ương Đảng khóa 11, 12; đại biểu Quốc hội khóa 14. Ông từng là Cục trưởng Bảo vệ chính trị III, Tổng cục trưởng Tổng cục Anh ninh I.
Năm 2007, ông được phong quân hàm thiếu tướng; tháng 7/2010 được phong trung tướng, và tháng 9/2014 được phong thượng tướng khi đang là Thứ trưởng Công an.
Dưới thồi Tô Lâm, bộ công an diễn ra nhiều cải cách thu gọn bộ máy vốn phình to từ thời bộ trưởng trước, Trân Đại Quang.
Hai năm qua, nhiều tướng công an bị bắt vì bảo kê cho đường dây đánh bác quốc tế và vì nhiều vụ án kinh tế khác.
2- Phó ban quản lý Thủ Thiêm rơi từ tầng 9, tử vong
Theo tờ Tuổi Trẻ, khoảng 9h ngày 28-1, phó phòng Quản lý quy hoạch của Ban quản lý khu đô thị mới Thủ Thiêm được phát hiện đã tử vong phía sau tòa nhà trụ sở của ban này.
Các nhân viên Ban quản lý Khu đô thị mới Thủ Thiêm phát hiện sổ họp của người phó ban này ở lan can tầng 9 của tòa nhà (số 255 đường Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1).
Tầng 9 của tòa nhà cũng là một trong hai tầng trong tòa nhà trên đặt trụ sở làm việc của Ban quản lý khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Một đại diện Ban quản lý khu đô thị mới Thủ Thiêm cho biết nhân viên này có dấu hiệu bị trầm cảm. Anh này đã nhiều lần làm đơn xin nghỉ việc ở Ban quản lý Thủ Thiêm vì điều kiện gia đình và có ý định xin ra ngoài làm việc.
Sự việc xảy ra khi phó phòng đang được nghỉ phép. Sáng 28-1, anh này vô ban để làm bản kiểm điểm cá nhân cuối năm và xảy ra việc đau lòng.
Được biết nam phó phòng này đã có vợ và hai con.
Thủ Thiêm là điểm nóng ở Tp. HCM liên quan tới đền bù đất đai, quy hoạch mờ ám, tham nhũng. Nhiều cán bộ tp. HCM đã và đang bị xử lý vì liên quan tới dự án ở đây.
Vụ bắt đại gia Dương Thị Bạch Diệp cùng 5 nguyên cán bộ tp. HCM tiếp tục nóng
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bắt nữ doanh nhân Dương Thị Bạch Diệp về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, kéo theo 5 nguyên cán bộ của TPHCM… là tin tức pháp luật nóng trong 24h qua.
Đại gia Dương Thị Bạch Diệp: Từ tay trắng đến đại gia và tù tội
Mấy ngày qua, dư luận xôn xao vì nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp bị bắt về tội lừa đảo. Ít ai biết rằng trước đây, bà Diệp cũng từng 2 lần bị giam với cáo buộc “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” rồi được trắng án vì cơ quan điều tra không đủ chứng cứ buộc tội.
Cùng bị bắt với bà bà Diệp hôm 25/01/2019 còn kéo theo 5 nguyên cán bộ của TPHCM (trong đó có ông Nguyễn Thành Tài – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM) bị bắt cùng. Tất cả đều liên quan đến việc hoán đổi tài sản công tại Trung tâm ca nhạc nhẹ TPHCM.
Nữ doanh nhân Dương Thị Bạch Diệp sinh năm 1948, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, sau đó theo gia đình tập kết ra Bắc và sinh sống học tập tại Hải Phòng.
Năm 1971, bà Diệp tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hà Nội, bắt đầu sự nghiệp là vị trí công chức tiền lương tại Chi nhánh Thủ công Mỹ nghệ Hải Phòng.
Năm 1975, bà Diệp cùng gia đình chuyển vào sinh sống và công tác ở An Giang. Sau đó lại chuyển lên TPHCM công tác tại Công ty Bao bì xuất khẩu, trực thuộc Bộ Ngoại thương (thời đó).
Trải qua nhiều năm làm công chức, nhưng cuộc sống của bà vẫn luôn khó khăn do đồng lương thấp. Năm 1984, bà Diệp đi đến quyết định xin nghỉ việc để bắt tay vào khởi nghiệp kinh doanh.
Năm 1984, bà Dương Thị Bạch Diệp bắt đầu dấn thân vào việc mua bán bất động sản. Ban đầu, bà đi mua căn nhà hoặc chung cư cũ, rồi cải tạo và bán với giá cao hơn.
Thành công lớn cho việc mua bán này chính là mua bán căn chung cư trên đường Ký Con, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1(TPHCM).
Từ đấy bà tiếp tục mua nhiều căn chung cư cũ khác, rồi sửa sang bán lại và có được tích lũy tiền lời khá lớn. Sau khi đã tích lũy được số vốn đủ lớn, bà Diệp bắt đầu lấn sang những sản phẩm bất động sản cao cấp hơn như trung tâm thương mại, văn phòng làm việc, chung cư cao cấp,…
Từ lúc khởi nghiệp kinh doanh năm 1984 đến nay, bà Diệp đã có 35 năm kinh doanh. Khối bất động sản tại các công ty bà nắm giữ lên đến hàng chục nghìn m2 nằm ở các vị trí đắc địa ngay trung tâm Sài Gòn.
Nữ đại gai trong những năm gần đây vướng vào nợ xấu của ngân hàng, nợ thuế và có nguy cơ phá sản.
Đàn Chim Việt tổng hợp từ các báo trong nước