Trong số ít người từng đc thấy vườn rau Lộc Hưng xanh mướt, ngay hàng thẳng lối và những người làm vườn cần mẫn làm việc trên những luống rau này đã quá nửa thế kỷ, mình thấy đó có lẽ là điều rất đáng để nói, hơn hết đó lại là vườn rau Lộc Hưng, một vườn rau 4.8hecta nằm giữa trung tâm Sài Gòn, nơi mà vừa xẩy ra vụ cưỡng chế đập phá 112 căn nhà và toàn bộ vườn rau đã biến mất không hề còn dấu vết…
LỘC HƯNG TRƯỚC KIA
Cứ sáng sớm đều đặn, những người làm vườn ở đây thức dậy lúc 5h sáng để đem những bó rau đc thu hoạch từ chiều tối hôm trước rồi đem ra chợ bán, rau của vườn thường không đủ bán, vì rau rất sạch, nhiều người tin mua. Sau buổi chợ những người làm vườn lại tới các chỗ làm đậu hũ, gom bã đậu về ủ, làm phân bón cho rau. Cơm nước xong những người làm vườn lại tiếp tục ra những luống rau để tiếp tục công việc thường ngày, như xới đất, bón phân, trồng rau, gieo hạt vụ mới, thu hoạch rau…
Ở trong khuôn viên có khá nhiều căn nhà nhỏ, xây dựng khá đơn giản, trong số đó có căn phòng đc dựng lên rồi cho học sinh, sinh viên, công nhân lao động chân tay thuê ở với giá khá rẻ. Ở đây 1 thời gian mình mới nhận ra, nước sinh hoạt cũng như nước tưới vườn rau đều lấy từ giếng khoan, mà nước lại nhiễm phèn, đựng vào cốc chén mấy hôm là vàng khè, chùi rửa không đc, áo trắng một thời gian là ngả vàng hết, mặc dù mọi người ở đây tìm nhiều cách để xử lý nhưng đều không hiệu quả. Hỏi kỹ hơn mới biết, do chính quyền thành phố không cung cấp nguồn nước sạch vào vườn từ rất lâu rồi, nên mọi người ở đây chỉ có thể sinh hoạt với nguồn nước nhiễm phèn này trong thời gian dài cho tới nay.
Ở trong vườn rau thực tế không hề có nguồn điện nào đc đăng ký, ng dân tìm cách câu điện từ 1 số hộ dân bên ngoài vào để cung cấp điện cho việc tưới tiêu cũng như sinh hoạt. Việc mất điện, phập phù mà không rõ nguyên nhân xẩy ra thường xuyên. Lúc đó mình chưa hiểu gì về vườn rau này, chỉ nghĩ rằng: “SG mà cũng mất điện thường xuyên như này sao. Mất điện 1 lúc là thiệt hại biết bao nhiêu tiền của, vậy mà thành phố không chịu khắc phục”
Vườn rau tuy rất rộng, nhiều người cùng canh tác nhưng không hề có 1 xe rùa, xe cải tiến nào, vì lối vào vườn đều rất nhỏ, 2 người mập mập chút đi vào ngõ ngược chiều nhau có khi 1 người phải đi lùi. Nhà xây 3 phía, 1 phía nữa thì bị thành 1 bãi rác của quận Tân Bình, chẳng biết từ đâu mà rác cứ ngày 1 cao dần, thối um cả vùng. Thế là vườn gần như cô lập, người ta phải tìm lối ra như 1 con thú nhốt vào lồng, cứ bươn ra, cào cấu, cắn xé rồi cũng tìm đc lối đi, khó khăn là thế nhưng rồi cũng có những căn nhà trọ đc cất lên, những bể nước, giếng khoan đc tạo ra, việc vận chuyển cát sỏi xi măng đều đóng thành bao nhỏ rồi khuân lên vai đem vào vườn để xây dựng…
Chiều chiều lại ra xem những người làm vườn làm việc trên các luống rau, nói chuyện với họ mình biết thêm nhiều thứ lắm, biết tại sao gọi là dân Bắc 54, biết tại sao trước đây ở đây gọi là Sài Gòn, rồi biết thêm những căn nhà cao tầng xung quanh vườn rau hầu hết là của tướng tá, quan chức cấp cao… Bạn mình bảo: nhìn cho kỹ thi thoảng sẽ thấy ai đó đứng từ trên các căn nhà đó dùng ống nhòm nhìn vào vườn rau. Mình cười: vườn này trồng rau thôi chứ có làm gì phạm pháp đâu mà nói ghê vậy?
LỘC HƯNG BÂY GIỜ
Rồi mấy hôm nay, nghe chuyện Lộc Hưng bị cưỡng chế, 112 căn nhà bị san phẳng, vườn rau xanh mướt kia chắc còn chưa kịp hái cũng bị những chiếc máy đào giày xéo nát hết rồi,…
Lộc Hưng – nơi tôi đã ở đó, 1 nơi thanh bình, giữa 1 bầy thú đói bủa vây xung quanh!
Vì không nghĩ rằng vườn rau Lộc Hưng bị cưỡng chế, nên những tấm ảnh nơi đó mình xoá hết, giờ cặm cụi đi tải ảnh nơi khác về mới thấy tiếc, mình mất có tấm ảnh mà tiếc như thế này, không biết liệu bà con trong vườn rau nơi họ đã gắn bó cả đời người sẽ tiếc nuối như thế nào với vườn rau của họ?
Facebook Trần Quyết Thắng