Đọc “Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng”

17

Hầu như mọi người đều biết những nét chính của lịch sử Campuchia cận đại. Trong ba năm, tám tháng, hai mươi ngày (từ 17-4-1975 đến 7-1-1979), dưới quyền Pol Pot (tên cúng cơm là Saloth Sar, và còn nhiều biệt danh khác) chính quyền Khờ-me Đỏ đã thảm sát có thể đến 2 triệu trong tổng số 7,7 triệu đồng bào họ. Sự dã man quá sức tưởng tượng ấy đặt ra câu hỏi: Đó là tội ác của cá nhân Pol Pot và Khờ-me Đỏ, hay là hệ quả của Mác-xít, cụ thể là Mác-xít của một nhóm trí thức Khờ-me từng du học bên Pháp? Hoặc, phần nào, đó là một “đặc sản” của xã hội và văn hóa Khờ-me? 

Philip Short, người Anh, nguyên là phóng viên đài BBC và Times of London, tuy không là sử gia như những tác giả đi truớc (như Chandler [1], Kiernan [2], [3]) cùng đề tài, nhưng có cái lợi là viết sau ngày Khờ-me Đỏ quy hàng (1998).  Ông đã lặn lội hơn bốn năm ở Campuchia, phỏng vấn nhiều nạn nhân cũng như một số cựu thủ lãnh Khờ-me Đỏ hiện còn sống (như Khieu Samphan, Ieng Sary, Nuon Chea), và đặc biệt là Laurence Picq, một phụ nữ Pháp nhiệt tình tin tưởng ở Khờ-me Đỏ, theo chồng là Suong Sikoeun về Phnom Penh năm 1975.  Quyển “Pol Pot” của Short là một tác phầm “lớn”,  đầy ắp những chi tiết thú vị.  Qua hơn 500 trang giấy, người đọc sẽ biết thêm rất nhiều chẳng những về Pol Pot mà còn về lịch sử Campuchia thế kỉ vừa qua, đặc biệt là những liên hệ với Việt Nam, qua con mắt của người Khờ-me.

Một trong vài ấn tượng mạnh nhất mà cuốn sách này để lại là, rõ ràng, những sự tàn ác hơn ba năm dưới quyền Khờ-me Đỏ không phải bắt đầu vào ngày họ bước chân vào Phnom Penh mà đã manh nha từ mấy mươi năm về trước, và dần dần leo thang.  Short cho thấy tội ác của Pol Pot và đồng bọn có nguồn gốc sâu tận trong bản tính Khờ-me, chính sách của họ là phản ảnh bản tính ấy, uốn nắn bởi dòng lịch sử (và địa lí) Khờ-me.  Nó không là một hiện tượng đột phát, dị thường. (Ở đa số các nước khác, Short nhận xét, những cuộc thanh trừng đẫm máu như thế thường xảy ra sau một biến cố chính trị nhất định nào đó — ở Nga, năm 1918, sau cuộc ám sát hụt Lênin chẳng hạn – hơn là kế thừa của một chuỗi biến cố xã hội và văn hóa lâu dài.)

Thật vậy, nhìn suốt dòng lịch sử theo lời kể của Short, khó tránh ấn tượng là Pol Pot và đồng bọn đã mưu tính từ lâu là sẽ thẳng tay tàn sát ngay từ ngày đầu của Campuchia dưới quyền họ. Cuộc viếng thăm năm 1965 của Pol Pot ở Hà Nội (làm việc với Lê Duẫn) và Bắc Kinh (vài tháng trước cách mạng văn hoá) là bước ngoặt quan trọng trong tư duy của cấp lãnh đạo Khờ-me Đỏ.  Nhưng có lẽ quyết định tàn sát là rõ rệt nhất sau những năm đầu thập kỉ 1970, một phần là phản ứng các đợt giết chóc dã man của quân Lon Nol, một phần cũng là bị lan nhiễm “khí thế” “cáp Duồn” (giết người Việt) bừng bừng ở Campuchia lúc ấy.  (Nhờ Short, độc giả sẽ nhớ lại, nếu đã quên, bản chất của Sihanouk: đằng sau bộ mặt bông lơn bốc đồng như tên hề của ông ta là một người tham ô, nham hiểm, và tàn ác không vừa!)  Short cũng kể đến sự ngạc nhiên của Pol Pot vào tháng 3 năm 1971, khi thấy “thị trường” ở vùng họ giải phóng (cụ thể là Kratié) hồi sinh nhộn nhịp còn hơn truớc, với những con buôn dỡ lại mánh khóe lừa bịp, bốc lột dân chúng.

Về cuộc lùa dân khỏi thành thị sau ngày chiếm Phnom Penh, cấp lãnh đạo Khờ-me Đỏ khó biện hộ.  Với các kí giả tây phương, Pol Pot giải thích sự di tản đó là cần thiết vì thành thị sắp cạn lương thực, và Mỹ sắp tấn công.  (Song đó là nói láo vì lương thực ở thành thị lúc ấy thật ra còn đầy ắp, và không gì khó hơn tiếp vận hàng triệu người nhốn nháo di tản.)  Với kí giả Trung Quốc thì Pol Pot có vẻ thành thực hơn, bảo rằng mục tiêu của di tản là nhằm phá vỡ các mạng gián điệp của địch.

Sự thực, cuộc di tản này là theo kế họach có từ lâu.  Trong phỏng vấn với Short sau ngày quy hàng, Ieng Sary cho biết Pol Pot và đồng bọn rút kinh nghiệm của Công xã Paris vào thế kỉ 19.  Theo họ, Công xã này sụp đổ là bởi giai cấp vô sản đã không hành quyền độc tài đối với giai cấp trưởng giả.  Pol Pot muốn tránh sai lầm đó.  Thêm nữa, theo tài liệu nội bộ của Trung ương đảng Cộng sản Khờ-me mà Short khám phá sau này thì mục đích “làm trống đô thị” là nhằm bảo tồn và củng cố địa vị của cán bộ và quân lính Khờ-me Đỏ.  Pol Pot dự trù là chỉ sau 2-3 năm (khi dân di tản không còn vật dụng, tiền bạc mà họ mang theo) thì mọi người đều vô sản như nhau.  Theo cách nói của Short, chiến dịch (lùa dân khỏi thành thị) ấy không phải là giai đoạn đầu trong kế họach tiêu diệt toàn thể một giai cấp (trí thức, hoặc thị dân) như nhiều tác giả khác đã phân tích, nhưng mục đích của nó là đưa Campuchia trở về cảnh hỗn mang, và từ đó một Campuchia mới sẽ xuất hiện.

Khác với Chandler và nhiều tác giả khác, Short cho rằng sự tàn ác của Khờ-me Đỏ không phải là hệ luận của chủ nghĩa Mác Lê (hoặc, chính xác hơn, của chủ nghĩa Stalin qua con mắt của nhóm trí thức Khờ-me Đỏ từng du học ở Pháp).  (Theo Short, phần lớn sinh viên Khờ-me ở Pháp không giỏi tiếng Pháp, họ thú nhận là không hiểu nổi kinh điển Mác Lê.   Đối với những người này thì  Stalin dễ hiểu hơn, nhất là phần về “thanh trừng nội bộ đảng”!).

Cũng nên biết là lúc ở Pháp, bọn Pol Pot thường sang Nam Tư vào mùa hè để lao động ở các công trường tập thể ở nước ấy.  Những kinh nghiệm này (và việc họ thán phục Nam Tư đã đứng lên chống lại Liên Xô mà họ ví như  Campuchia sẽ chống lại Việt Nam) đã có ảnh hưởng đến những việc họ làm sau này ở Campuchia.  Nhưng Short cũng nhận rằng về chính sách kinh tế (vấn đề huớng nội hay hướng ngọai, vai trò của công nghiệp, v.v.) thì Khờ-me Đỏ bị ảnh hưởng rất nhiều từ những gì họ học được trong sách vở Pháp thời kì này.

[Tưởng cũng nên nói thêm là không còn ai tin giả thuyết của William Shawcross [4], rằng Khờ-me Đỏ trở thành dã man như vậy cũng chỉ là hậu quả từ sự tàn ác của việc Mỹ dội bom Campuchia.  Chính Shawcross cũng không còn tin, và sau này rất “bồ” Mỹ, ủng hộ chiến tranh xâm lược Iraq của Bush.]

Hơn nữa, theo nhiều tư liệu dẫn chứng của Short, Pol Pot và đồng bọn không chỉ muốn áp dụng chủ nghĩa Mác Lê ở Campuchia, họ còn muốn vượt qua (“đi tắt đón đầu”?) chủ nghĩa đó để khôi phục sự “vĩ đại” của Khờ-me, trên cả Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô, và mọi nước khác.  Như vậy, có thể nói, Pol Pot và đồng bọn bị chi phối bởi hai tư tưởng trái ngược nhau:  một bên là mặc cảm tự ti, và một bên là hội chứng vĩ cuồng, sô-vanh dân tộc.

Theo Short, sự tàn ác dã man chưa từng có của cộng sản Khờ-me sau này là do văn hóa Khờ-me, pha lẫn với mặc cảm hận thù (dồn nén qua nhiều thế kỉ) đối với các nước láng giềng, nhất là Việt Nam, mà đa số dân Khờ-me (cộng sản hay không) đều có.  Bằng cớ là sự tàn ác của Khờ-me Issarak (tổ chức không cộng sản), hoặc của chính quyền Sihanouk, Lon Nol.

Theo Short, đa số người Khờ-me theo chủ nghĩa Mác Lê không vì những nhận định sâu sắc gì của chủ nghĩa ấy, nhưng để tìm cách đuổi Pháp ra khỏi nuớc họ, và để thay đổi một xã hội phong kiến mà chế độ thuộc địa đã giữ nguyên.  Mấy người này (cũng như những người cộng sản nơi khác) nhìn chủ nghĩa Stalin qua lăng kính của văn hoá họ; trong trường hợp nhóm Pol Pot lúc đó, văn hóa ấy là Phật giáo tiểu thừa.  Chủ nghĩa Stalin là biểu hiện của cái “tốt thắng xấu” (không phải là của giai cấp vô sản hay công nhân gì sất).

Theo Short, Khờ-me Đỏ chịu ảnh hưởng của Stalin, khác với Trung Quốc và Việt Nam, với truyền thống nho giáo, chịu ảnh huởng của Mác Lê.  Đối với Short, văn hóa Khờ-me không có ý niệm “công lí” như những văn hóa khác.  Văn hóa Khờ-me là một văn hoá “thống trị hoặc bị thống trị”, một văn hóa tránh đối đầu (confrontation).   Trong một văn hoá như vậy, không thể giải quyết những tranh chấp bằng tranh cãi hay lí luận.  Giữa hai thái cực phục tùng và vũ lực, không có “điểm giữa”.  Một điều nữa (khá tế nhị) là tuy Short không nói thẳng rằng bản tính của dân Campuchia là lười biếng, nhưng rõ ràng là ông ám chỉ như thế.

Khác với những bạo chúa như Stalin (xem Deutscher [5]), hoặc Hitler (xem Bullock [6]) là những người tuy đời tư thì rất tầm thường song “nổi bật” trong địa vị bạo chúa,  Pol Pot, qua cuốn của Short, cũng không có gì nổi bật như một bạo chúa cả.  (Thậm chí, cho đến đầu thập kỉ 1950, không có dấu hiệu nào cho thấy Pol Pot sẽ tàn ác như sau này.) Pol Pot là một học trò tầm thường, một sinh viên tầm thường, một nhà chỉ huy quân sự tầm thường, một lãnh tụ tầm thường. Y chỉ đáng chú ý bởi một điều: mấy triệu người đã chết vì sự tàn ác và bất tài của y.

Cái kinh tởm nhất của chế độ Khờ-me Đỏ không phải là sự khắc nghiệt của nó (như tuồng nó có lí tưởng gì cao cả lắm!) mà là sự thô lậu tầm thuờng của một chế độ chuyên chế: tham ô, bè đảng, tranh giành tư lợi, đâm chém nội bộ …  Chế độ ấy tan rã vì những thô lậu tầm thường ấy. Nếu không thì biết đâu nó đã chẳng thành công?

Tiếc là nhiều lí giải của Short có phần trái ngược nhau.  Ví dụ, ông cho là Khờ me Đỏ giết tù binh không thương hại vì theo văn hóa Khờ-me thì con người không có khả năng cải tạo (và ông chua thêm, khác với nho giáo của Việt Nam và Trung Quốc).  Song, trước đó, Short lại nói rằng theo chủ nghĩa cộng sản của Khờ-me Đỏ thì “ý thức vô sản” có thể được nung rèn ở mọi người, bất kì xuất thân từ giai cấp nào.  Hai ý kiến này mâu thuẫn với nhau.

Nhiều chi tiết cũng cần xem lại: chẳng hạn như Short cho rằng sự giải tán của đảng Cộng sản Campuchia tháng 12 năm 1981 là có thật, trong lúc Chandler thì cho rằng đảng này vẫn còn tồn tại ít nhất đến năm 1985, và có lẽ sau đó nữa.  Short cũng có nhiều phát biểu nghe rất kêu, nhưng hơi rỗng, ví dụ “người Khờ-me khẳng định nhân thân của họ qua một lưỡng phân: họ chống lại cái mà họ không là”.  Nghĩa là gì?  Và đâu là bằng cớ?

Short hay so sánh Campuchia với Việt Nam và Trung Quốc và cho rằng sự dã man của Khờ-me (khác với Việt Nam và Trung Quốc!) là phản ảnh sự khác biệt giữa nho giáo và Phật giáo tiểu thừa.  Người viết này e rằng Short đã lí luận kiểu “post hoc ergo hoc”.  Bởi lẽ, nếu thế thì hãy so sánh với Thái Lan và Miến Điện, những nước này cũng theo Phật giáo tiểu thừa như Campuchia nhưng sao họ không có bọn nào “dã man” như Khờ-me Đỏ?

Nhiều độc giả sẽ bất bình với Short khi ông cho rằng thảm họa ở Campuchia không thể gọi là “diệt chủng” vì, theo ông, chủ tâm của Khờ-me Đỏ là nô lệ hóa và thanh trừng kẻ thù hơn là tiêu diệt cả một giống dân. Cụ thể, theo Short, không thể so sánh (nhà tù nổi tiếng) Toul Sleng với các lò thiêu người của Đức trong Thế chiến II vì ở Toul Sleng tội nhân bị bắt buộc “cung khai”, “thú tội” trước khi bị thủ tiêu.  Nhiều người cũng sẽ phản đối ý Short cho rằng văn hóa Khờ-me cũng là một phần lí do của sự tàn sát đó – họ trách Short đổ lỗi cho nạn nhân thay vì lên án thủ phạm. 

Một người đọc Việt Nam, quen với bức xúc “sao nước mình chẳng may, lại nằm cận kề ông khổng lồ Trung Quốc?”, khi gấp cuốn sách này lại, không khỏi có phần ái ngại cho người bạn láng giềng của chúng ta.  Ôi, nếu chúng ta khó một, thì họ khó hai, khó ba!  Bởi vì chính chúng ta cũng là ông “khổng lồ” đối với họ!  Nhưng biết làm sao? Chúng ta chỉ biết hi vọng, và cầu mong, rằng họ (cũng như chúng ta) sẽ có những lãnh tụ sáng suốt, tài ba, đầy lòng nhân ái, để lèo lái con thuyền quốc gia trong một thế giới luôn luôn thay đổi, nhưng nhu cầu sống chung trong hòa bình giữa các quốc gia, đúng hơn là giữa người và người, bao giờ cũng là căn bản nhất.

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Đây là bài điểm cuốn sách Philip Short, 2005, Pol Pot: Anatomy of a Nightmare, New York: Henry Holt.

Nguồn: Viet – Studies  

Tham khảo

[1] David Chandler, 1999, Brother Number One: A political biography of Pol Pot (rev. ed) Boulder, Colorado: Westview Press

[2] Ben Kiernan, 2002, The Pol Pot Regime (2nd edition), New Haven: Yale University Press

[3] Ben Kiernan, 2002, How Pol Pot came to power (2nd edition), New Haven: Yale University Press

[4] Wiliam Shawcross, 1979, Sideshow: Kissinger, Nixon, and the destruction of Cambodia, NY: Simon & Schuster

[5] Isaac Deutscher, 1949, Stalin: A political biography, NY: Oxford University Press.

[6] Alan Bullock, 1964, Hitler: A study of tyranny, NY: Harper & Row;

 

 

 

17 BÌNH LUẬN

  1. Chụp mũ là tài vặt và lưu manh của những tên cuồng tín ,không có một điều lệ nào bắt buộc người dùng một IP address dùng khác tên để Việt comment. Tôi nói thẳng với Anh khẳng định rõ ràng Tôi không là cs ,nhưng phản đối ĐCV lập lờ đánh đồng nỗi đau thương 40 năm giữa mấy thằng đồng chí với nhau lên đầu Dân tộc ,và Nguyenha cũng đồng ý ,ĐCV một nhóm toàn là dân cộng ,trở cờ bên Ba lan còn ông binh tụi nầy là chuyện của ông .Tôi là người Miền Nam ,.Tôi phản đối là chuyện bình thường còn ông không thích là chuyện của ông nhưng đừng chụp nón cối Xưa rồi , ông đón mò trật lất ,Chuyện học hành ,chuyện bằng cấp ,ông không biết tôi là ai thì đừng phán vội ,lời chào của ông xin dành cho tín hữu của ông ,khi viết đến Tôn giáo ông gọi đám sư sãi Tiểu thừa , chứng tỏ ông cũng là tên thất học ,vì người có học không ai viết như vậy . Ông cũng chỉ học xong Tiểu học thời Vnch .Ếch ngồi đây giếng ,viết bậy .Nhờ Phật giáo Tiểu thừa không pha trộn Khổng giáo mà tụi Thiên Chúa không bành trướng tại các Quốc gia có Phật giáo Tiểu thừa nghiên cứu đi bạn ,đừng già mồm .Tôi bố láo thì ông làm gì Tôi ? Chụp mũ trừ thôi tranh luận không lại rồi chụp mũ .

  2. Trần Trung Đạo – nhà văn, chuyên viết bình luận : Quan hệ giữa Pol Pot và Trung Quốc bắt nguồn rất sớm và trở nên chặt chẽ về mặt lý luận sau khi Pol Pot bí mật viếng thăm Trung Quốc vào năm 1965. Y ở lại Trung Quốc nhiều tháng và làm việc với Đặng Tiểu Bình, lúc đó là tổng bí thư đảng Cộng sản Trung quốc. Pol Pot được Mao Trạch Đông chỉ dẫn nhiều điểm về lý luận cách mạng và chiến tranh nhân dân.

    Pol Pot trở lại Trung Quốc và tham khảo với Đặng Tiểu Bình từ 28 tháng Chín đến 22 tháng 10, 1977. Trung Quốc viện trợ cho Campuchia rất nhiều khí giới để chuẩn bị cho các trận đánh lớn có thể xảy ra.

  3. Ponpot hay HCM..củng chỉ là tay sai của Tàu Cộng ,cụ thể Là Mao trạch Đông.Thật ra các nước nhươc tiểu ,không làm tay sai cho thằng nầy,thì củng làm tay sai cho thằng khác. Nhưng có điều ,ở các nước văn minh hơn ,người ta dùng tay sai là những người có đạo đức,còn mấy ông tổ CS dùng những tên khát máu làm tay sai ,cụ thể như HCM hay Ponpot..chẳng hạn. Thưa quý bà con! Nước nào củng có “đao-phủ-thủ” để thi hành Án tử hình. Nhưng ở các nước CS ,thì đao-phủ-thủ lại là những người cầm cân nảy mực quốc gia ! Vì thế, thân phận con người sống dưới chế độ CS còn thua con chó ! Cái chết của dân cam-bốt đều do Tàu Công cả. Nhưng nước Tàu vĩ đại chẳng bao giờ ai đem ra xử. Mà có xử ,củng dê kêu,như vụ biển Đông chẳng hạn.!

  4. Tự nhiên lôi vào đám sư sãi Tiểu thừa làm gì ở miến Điện ,đứng bê nguyên vụ đốt người Lữ Giang ghép hình vụ nổ xe bồn với các xác người cháy đen vào chuyện bạo động Tôn giáo ở Miến Điện. Chuyện bạo động Tôn giáo chết người ở đâu cũng có ,không riêng gì Miến điện và Tiểu thừa tại Thailand là Quốc giáo ,họ đâu cần khổng giáo ,mà có bạo loạn không đừng vơ cả nắm ông bạn, còn bọ khờ me đỏ nó là cộng sản nó có Tôn giáo đâu đừng nhập nhằng đánh lận con đen con Chiên Austin phạm

  5. Thà tự chết thảm còn hơn chết vì tay Ác Quỷ Hồ chí Minh trong thời kỳ Cài Cách Ruộng Đất :

    Nhà báo Lê Phú Khải thuật lại rằng ngay tại quê vợ của ông khi chứng kiến cảnh nát lòng của một phú nông trong làng từng chứa chấp Việt Minh hoạt động, bị đấu tố trong Cải Cách Ruộng Đất , bị bức cung nên phẫn uất quá cho gọi tất cả các con cái về nhà, dồn vào một buồng rồi tưới xăng tự thiêu, “những đứa trẻ chết đen thui còn xác người vợ trương phồng lên như con bò!”

    Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy “Ông tôi khi ấy đang làm hiệu trưởng trường cấp I, vì uất ức mà phải giằng kính khỏi mắt đập mạnh xuống nền nhà cho mắt kính vỡ tan, rồi chọn lấy một mảnh nhọn và sắc nhất rạch ruột tự tử ngay trước mặt cán bộ cải cách …”.

    Nhà văn Dương thu Hương : Thời kỳ Cài Cách Ruộng Đất, sau lưng nhà tôi, ngay đường xe hỏa, một người khác bị vu là địa chủ nên tự tử bằng cách đặt cổ vào đường rầy cho xe lửa cán chết.

    v…v…

  6. Những Ác Quỷ xứ Đông Dương do các Quỷ Vương Trung- Xô đào tạo , ở Kampuchea có ác quỷ Pol Pot , còn ở Việt nam thì sao?

    Ác quỷ người Việt Hồ chí Minh tuân theo chỉ thị của bọn đế quốc Trung- Xô mở cuộc Cải Cách Ruộng Đất long trời đất lở tàn sát dân Việt :

    Nhà văn người Pháp Michel Tauriac đưa ra con số 500000 người là nạn nhân của cuộc Cải Cách Ruộng Đất. Cưu phó tổng biên tập báo Nhân Dân Bùi Tín cho rằng con số nầy cũng hợp lý nếu kể cả người bị giết, bị chết trong tù, bị chết sau khi thả ra và tự tử . Trong cuốn sách Từ Thực Dân Đến Cộng Sản, tác giả Hoàng Văn Chí tin rằng 5% dân số miền Bắc tức 675.000 người đã chết trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất .

    Ông Hoàng Tùng, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân kể lại : “Mùa hè năm 1952 Mao Trạch Đông và Stalin gọi bác sang, nhất định bắt phải thực hiện CCRĐ. Sau thấy không thể từ chối được nữa, bác mới quyết định phải thực hiện CCRĐ…..“Mùa hè năm 1952, sau khi đi Trung quốc và Liên xô về, bác chuẩn bị cho hội nghị cán bộ đầu năm 1953, quyết định CCRĐ. Đoàn cố vấn CCRĐ Trung quốc do Kiều Hiếu Quang – phó bí thư tỉnh ủy Quảng Tây- làm trưởng đoàn.

    Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường – năm 23 tuổi, đỗ hai bằng Tiến sĩ tại Pháp – : “Trong lịch sử Việt Nam từ hồi lập quốc đến nay chưa có một cuộc thanh trừng giết dân nào khủng khiếp tàn bạo như cuộc CCRĐ. Hầu như mọi cuộc đấu tố đều có sự nhúng tay của cố vấn Trung cộng. Điều đó cho thấy chính quyền HCM lệ thuộc ngoại bang như thế nào”.

    Nhạc sĩ Tô Hoài : Những gì tôi chứng kiến trong “cuộc cách mạng long trời lở đất này” có viết hàng nghìn trang cũng không thể hết. Đó là một cuộc cách mạng vô lý, vô luân, vô đạo đức, tàn bạo nhất được các đoàn chuyên gia giết người, diệt chủng Mao-ít đưa sang Việt Nam để huỷ diệt dân tộc ta.

    Nhà thơ Hữu Loan – tham gia Việt Minh . Phó Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa huyện Nga Sơn. . Ủy viên Văn hóa trong Ủy ban hành chính lâm thời tỉnh Thanh Hóa :

    Nó (Hồ Chí Minh) phát động đấu tố cha mẹ, gọi bố mẹ là tao mầy. Thế thì tôi chống cái đấy, và tôi đi trở lại với cái đạo làm người. Tôi thấy Hồ Chi Minh làm cái việc vô đạo, mà tôi dám chửi trước đại hội. Ví dụ như tập họp để tôn vinh Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh. Cái bữa tập hợp để tôn vinh đạo đức của Hồ Chí Minh ầm ỉ, thì ai đội ông Hồ Chí Minh là thánh trên đầu, mà tôi thì tôi im tôi không nói, vì tôi thấy thằng này là thằng mất đạo đức, bởi vì nó phát động cải cách ruộng đất, nó phát động con đấu tố bố mẹ. Tôi cho thằng này mất dạy, không còn giống người nữa, nhưng mà lúc giờ không ai dám nói.

  7. Cái chết của Ác Quỷ Pol Pot ! Cái chết của con chó cưng của Mao Trạch Đông :

    Pol Pot chết ngày 15-4-1998. Nhà báo Mỹ Nate Thayer đã vào tận khu rừng già hẻo lánh Anlong Veng mô tả: Y chết trong bộ đồ bà ba du kích màu đen. Y nằm trên chiếc chõng tre xiêu vẹo, cổ vẹo sang một bên, dịch trong hai ống mũi trào ra, côn trùng bu đầy khóe mắt.

  8. Pol Pot bị sụp bẩy của CS Hà nội, bởi Hà Nội muốn tiêu diệt vài trăm ngàn thanh niên thiếu nữ mà họ cho là
    con cháu của những thành phần trong tù cải tạo. Những thành phần nầy làm cản trở cho sự tiến nhanh tiến mạnh lên xhcn như Liên xô chỉ định. Pol Pot tạo cơ hội cho CS Hà Nội lùa tuổi 18-30 qua Miên cho Pol pot giết
    để họ khỏi phải dơ tay.

  9. Trích:”Short hay so sánh Campuchia với Việt Nam và Trung Quốc và cho rằng sự dã man của Khờ-me (khác với Việt Nam và Trung Quốc!) là phản ảnh sự khác biệt giữa nho giáo và Phật giáo tiểu thừa. Người viết này e rằng Short đã lí luận kiểu “post hoc ergo hoc”. Bởi lẽ, nếu thế thì hãy so sánh với Thái Lan và Miến Điện, những nước này cũng theo Phật giáo tiểu thừa như Campuchia nhưng sao họ không có bọn nào “dã man” như Khờ-me Đỏ?”. Tôi và nhiều người biết sự dã man của tụi cướp biển Thái Lan ra sao và vẫn còn nhớ đám sư sãi tiểu thừa đã làm gì ở Miến Điện. Tôi không thấy cướp biển Trung quốc, Việt nam, Đại Hàn và Nhật. Và tôi cũng không thấy su sãi ở những nước này bị kích động bởi bạo lực như ở Miến Điện. Tôi cho rằng chính nhờ sự hòa điệu giữa phật giáo và khổng giáo đã tạo ra sự kỳ diệu này. Chỉ là một ý kiến.

    • Thưa đúng vậy.
      Tàu tôi cũng bị cướp te tua, hải tặc Thái bắt tất cả đàn bà con gái trong tàu, trong số đó có hai đứa em gái con dì tôi mất tích biệt vô âm tín, máy hư trôi lên đênh mười ngày trên biển, hết bị cướp ngày đến đêm nhưng đâu còn gì để cướp. Cuối cùng nhờ gió lớn thổi trôi vào gần bờ nên cùng nhau lội vào bãi biển ở Pattani được cảnh sát đưa vào ngôi chùa gần đó nhờ mấy ông sư Thái cho ăn cơm nước, đốt củi hong lạnh trưởc khi đưa vào trại Songkhla.
      Dù mười ngày đói khác nhưng ngồi nhai cơm nuốt không vô, mà cái đầu tôi thì cứ lẩn quẩn câu hỏi tại sao một đất nước có truyền thống phật giáo từ bi như những vị sư đang cứu giúp mình đây, lại có những kẽ hết sức dã man đang ở ngoài biển khơi kia?

      Trở lại chuyện Pol Pot, xin trích: “Cuộc viếng thăm năm 1965 của Pol Pot ở Hà Nội (làm việc với Lê Duẫn) và Bắc Kinh (vài tháng trước cách mạng văn hoá) là bước ngoặt quan trọng trong tư duy của cấp lãnh đạo Khờ-me Đỏ.)”
      Và phần trích trên làm cho tôi nhớ lại đọc được chuyện của một người csvn kể lại rằng, khi cấp dưới hỏi Lê Duẫn phải xử lý bọn “nguỵ quân nguỵ quyền” miền Nam sau 1975 thế nào thì Lê Duẫn trả lời bằng cách đưa bàn tay lên Cứa ngang cổ họng của mình.
      Vậy thì rõ ràng The Killing Fields của Khmer Đỏ hay The Reeducation Camps của VC cũng chỉ là di sản “cách mạng văng mạng hoá” của Mao mà thôi. Chỉ có khác là VC “thông minh” hơn cho chết rục xương từ từ (hay câu 4 tỉ dollars mà Kissinger hứa xạo) thay vì đập đầu, bắn, chém ồ ạt như những cánh đồng ở Campuchia.
      Chứ đổ lỗi cho tôn giáo, văn hoá kiểu Short thì nó chỉ Short có một khút như cái…con xê là không ổn chút nào.

      PS: nếu Tonydo là Lê Duẫn lúc đó có lẽ tình thế đã khác và khác xa!

    • Bọn cướp biển Thailand không dính gì đến Phật giáo Tiểu thừa ,Đa số dân đánh cá trở thanh cướp biển là Dân Tỉnh Trạt của Thái năm trong vinh Thailand ,một số là Dân Chiêm thành trôi gạt đến đây sau khi mất Nuóc, Da ngâm đen theo Hồi giáo , mối thù truyền kiếp mất Nước chúng hãm hiếp và cướp bóc người Viet Vượt biên, và Mã lai cũng có cướp biển khờ me Đỏ là cộng sản không dính gì với Phật giáo Tiểu thừa Campuchia , đừng vơ vào Tôn giáo vào chuyện nầy con Chiên Austin phạm , nhờ Phật giáo Tiểu thừa nên Công giáo không bành trướng như ở Vn ( các quốc gia theo Phật giáo Tiểu thừa ,Đạo Thiên Chúa không phát triển mạnh được )

      • Tôi có đọc comment của ông/bà. NTT và ông/bà nên tóm gọn lại thành một để bớt space ở diễn đàn này. Nó có cái gì không ổn, đàn đúm cũng phải có tư duy chút chớ. Next!

        • Nhột rồi hả ông bạn ,nếu không lôi Tôn giáo và thì chẳng có gì mà thắc mắc ,người có học phải suy nghĩ chuyện nào ra chuyện đó ,còn vụ chụp mũ ,xưa rồi , không ai cấm dùng tên khác nhau khi comment ,vì chỉ một ip address ,miễn không dùng 2 tên trong một thời gian , ông bạn là người lúc nào cũng lôi Tôn giáo vào comment nhất là Phật giáo .Tôi đã phản đối nhiều lần nhưng đầu óc bã đậu của ông bạn không bõ được ,Con chiên thì nhận mình con Chiên người Phật giáo không lôi Tôn giáo của mình vào chuyện không liên quan ,Chào ông hãy nhìn lại mình đi rồi viết tiếp./

        • Anh đánh phé mà bị người ta biết bài thì quá tệ. Các anh không pass được bài toán loại của tôi. Chà! bây giờ thì phải thú nhận rồi sao? Tôi đã nói trước là lối hành văn của anh có cái gì không ổn. Nó rất lưu manh ở chỗ chữ nghĩa người ta viết sờ sờ ra đó mà anh thì cố gang “đi lạc đường” để gây rối. Những thằng cộng sản như anh được dung trong công tác phá hoại tôn giáo. Điều này đối với tôi không có gì lạ. Hiện tại thì mục đích của anh là phá hoại DCV. Hãy để tôi làm bậc cha chú của anh mà dạy anh rằng, hay nhìn vào gương mà tự soi mình và hỏi: tại sao anh có thể vì tiền mà giả dạng “phật tử”, ngậm máu phun người, đổi trắng thay đen như thế được?
          Anh vẫn không biết NTUPG là gì sau hơn 1 ngày đi tìm kiếm với “nội bộ”. Yếu thì đừng ra gió. Nếu anh biết thì đã không bố láo với tôi.
          Chào đoàn kết.
          p.s Tôi đọc lại cái comment của anh mà buồn cười. Anh đánh phé dở quá. Tại sao phải khai ra hết.

          • Hãy đọc phản hồi trên Austin pham bõ thối chụp mũ đi ,có ngon tranh luận đàng hoàng .ok

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên