Như đã thành thông lệ từ nhiều năm nay, cứ vào ngày 1/8 hàng năm, Ba Lan lại long trọng kỉ niệm ngày khởi nghĩa Warsaw (Warszawa). Hoạt động thưởng niệm được diễn ra vào đúng thời khắc bắt đầu cuộc khởi nghĩa, tứ 17h ngày 1/8/1944.
Vào giờ phút đó, các nhà thờ đều đổ chuông, thành phố cho kéo còi, hồi còi dài như còi báo động và một phút mặc niệm bắt đầu. Trên các tuyến phố, các quảng trường hay những nơi công cộng, mọi hoạt động, kể cả giao thông trên đường đều dừng lại. Người người dứng nghiêm tưởng nhớ những người đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa.
Khoảng 200 ngàn người, tức 1/4 dân số của Warszawa lúc bấy giờ đã bỏ mạng. Bao gồm 180 ngàn thường dân cùng 20 ngàn binh sĩ, ngoài ra còn hàng chục ngàn người khác bị thương.
Trả thù lực lượng khởi nghĩa, quân của Phát xít sau đó đã dùng công binh phá hủy gần như hoàn toàn thành phố Warszawa. 80% thành phố bị đổ nát, khu trung tâm hầu như không còn nổi 1 viên gạch nguyên.
Hàng trăm ngàn người sau đó đã bị bắt bớ, truy bức, đưa đi lao độn cải tạo hoặc tù đầy.
Biến cố bi hùng đó giờ đây được kỉ niệm trang trọng, nhưng trong quá khứ, thời cộng sản đã không được đánh giá đúng mực, thậm chí những người tham gia khởi nghĩa bị chính quyền cộng sản hắt hủi, xua đuổi và phần nhiều phải lưu vong ở nước ngoài.
Tranh cãi đâu đó vẫn còn, nhưng việc vinh danh ngày cành thu hút các tầng lớp nhân dân, các đảng phái chính trị và diễn ra mọi nơi, không chỉ Warszawa.
Những hoạt động tưởng niệm chính được tổ chức chủ yếu tại trung tâm Warszawa, trong đó khu nghĩa tarng Khởi Nghĩa Warszawa là đông đảo nhất.
Đây là nơi đã yên nghỉ của 105 ngàn người cả binh lính lẫn dân thường đã bỏ mạng trong cuộc khởi nghĩa này. Dự định diễn ra trong vài ngày, cuộc khởi nghĩa đã kéo dài tổi ngày. Bị Đức bao vây và đồng minh không tiếp viện, Stalin bỏ rơi nên thất bại là kết quả khó lòng tránh khỏi.
Ở nghĩa trang này, thành phố đã cho dựng 63 chiếc cột, tượng trưng cho 63 ngày và trên đó ghi danh 200.000.
Trong nghĩa trang là hàng trăm ngôi mộ tập thể, trong đó ngôi lớn nhất chứa 50 ngàn người. Năm 1973 thành phố đã cho khai quật ngôi mộ này để quy tập, thống kê hài cốt và dựng bức tượng chính lên trên đó.
Sử sách ghi lại rằng, người ta – những người sống sót trong cuộc khởi nghĩa – đã chở tới hố này hàng tấn xác. Và nấm mộ đó là nơi yên nghỉ cho 50 ngàn người.
Trong nghĩa trang cũng có hàng trăm tấm bia đá mầu xám. Dưới mỗi tấm là hàng chục, hàng trăm người được chôn tập thể, phần lớn là vô danh. Ngoài ra các nghĩa trang khác trong thành phố đều chứa khá nhiều những phần mộ tập thể như vậy.
Hàng năm các quan chức hàng đầu của chính phủ thường tới những địa điểm này để đặt hoa tưởng niệm. Những người trong đoàn quân khởi nghĩa được mời lên để vinh danh, để phát biểu hay kể lại câu chuyện xưa, nhưng cùng với thời gian, lớp người đã tham gia trực tiếp vào trận chiến xưa không còn nhiều nữa.
Đây cũng là dịp để ‘ân oán giang hồ’ với Stalin và Hồng quân Liên Xô được nhắc lại, đương nhiên cùng với đó là tội ác của Phát- xít Đức. Quân của Stalin đã đứng nhìn cuộc khởi nghĩa bị tắm máu mà không có một động thái trợ giúp nào, thậm chí còn giải giáp vũ khí của du kích quân.
Về phía Đức, sau khi đè bẹp cuộc khởi nghĩa đạ ra tay tàn sát hàng ngàn thường dân. Đâu đó trên các đường phố Warszawa vẫn có rải rác những tấm bia, ghi ngày giờ và số thường dân bị Phát xít Đức xả súng bắn chết, có khi cả một chung cư, từ già tới trẻ.
Biến cố đau thương này từng khiến dân tộc Ba Lan chia rẽ. Hiện vẫn có những ý kiến khác biệt, nhưng chính quyền cũng như phần đông dân chúng cho rằng những người hy sinh là những anh hùng dân tộc và xứng đáng được vinh danh.
Một số hình ảnh:
Trích: “Quân của Stalin đã đứng nhìn cuộc khởi nghĩa bị tắm máu mà không có một động thái trợ giúp nào, thậm chí còn giải giáp vũ khí của du kích quân.”
Khi Hồng Quân Nga tiến đến cách Warsaw khoảng 40 cây số thì người Ba Lan nổi dậy, hy vọng là Hồng Quân sẽ tiến vào trợ giúp. Nhưng Hồng Quân Nga đứng lại, không tiến nữa, để cho Đức giết hết người Ba Lan rồi mới tiến vào đánh Đức. Những người Ba Lan nổi dậy là những người theo tinh thần quốc gia, không theo cộng sản. Nga không giúp cho phe quốc gia Ba Lan mà để cho Đức giết hết người Ba Lan quốc gia rồi sau đó Nga đưa đảng Cộng Sản Ba Lan lên cầm quyền. Đảng Cộng Sản Ba Lan nhận ơn của người Nga thì nhớ ơn và nghe lời người Nga.
Hành vi bá đạo của Nga đã đưa được đảng Cộng Sản Ba Lan lên cầm quyền nhưng dân Ba Lan không bao giờ quên chuyện này. Dân Ba Lan đã ủng hộ phong trào Công Đoàn Đoàn Kết và chắc chắn có người vì chuyện Nga đã để cho người Ba Lan yêu nước bị Đức giết nên không muốn bị lệ thuộc Nga nữa.
Vì khuôn khổ giới hạn của trang mạng DCV, nên chỉ ghi lại dưới đây vài câu ai oán điển hình của người dân xứ Ba Lan đăng trên internet:
Bulan Sabriel: 69 years ago, Poles rose up to take back Warsaw. The Soviets were across the Vistula. The British and Americans did nothing. The Soviets were all too happy to let the Nazis kill the Polish Resistance. When the Soviets rolled in they arrested Polish Home Army (AK) resistance members and claimed they were Nazi collaborators.
Bulan Sabriel: Cách đây 69 năm, người Ba Lan đã nổi dậy nhằm tái chiếm Warsaw. Thế nhưng người Anh và Mỹ chẳng giúp gì cả. Liên xô thì khoái trá để cho bọn Đức giết phong trào kháng chiến Ba Lan. Khi Liên xô tiến vào, chúng còn bắt bớ những người kháng chiến Ba Lan và buộc tội họ là đã cộng tác với Đức.
Geri Newman : If you actually think about it, Poland’s been through alot more shit then most countries, yet, in American history books they never slip one word about them. Also, nearly never mentioned for what they went through.
Geri Newman : Nếu bạn thực sự nghĩ về Ba Lan, Ba Lan đã trải qua nhiều biến cố đau thương hơn nhiều những quốc gia khác, thế nhưng, trong những cuốn sách của người Mỹ viết về lịch sử thì chẳng có lấy một chữ viết về những gì mà người nước Ba Lan đã phải trải qua.
Bulan Sabriel : We will Never forgive this to British and USA. When they betray my country 3 times. First time 1939 when British didn’t help second when we had uprusing in warsaw 1944 and third when they give my country to under Stalin control. Poland was everytime alone.
Bulan Sabriel : Chúng tôi không bao giờ tha thứ cho người Anh và Mỹ, khi mà họ phản bội nước chúng tôi tới ba lần. Lần thứ nhất là vào năm 1939 khi người Anh đã không trợ giúp, lần thứ hai khi chúng tôi nổi dậy ờ Warsaw năm 1944, và lần thứ ba khi họ nhường chúng tôi cho cộng sản Stalin. Trong cả ba lần này, Ba Lan đã đứng cô đơn.
TheBearer : Do you remember when, when the Nazis forced their rule on Poland 1939 and the allies turned away From the underground rose a hope of freedom as a whisper City in despair, but they never lost their faith
TheBearer : Quý vị nhớ không khi quân Đức chiếm Ba Lan năm 1939 và những quốc gia đồng minh đã ngoảnh mặt đi. Thế nhưng trong cơn tuyệt vọng đó vẫn vươn lên niềm hy vọng tự do , họ không mất niềm tin này.
Đọc vế tình nghĩa đồng minh đối với những người dân Ba Lan sao mà cảm thấy cũng từa tựa như tình nghĩa đồng minh đối với người dân Việt Nam Cộng Hòa năm 1975. Hơn 300,000 quân Cộng sản xâm lược mà cặp bài trùng Nixon- Kisssinger đồng ý cho ở lại miền Nam sau Hiệp Định Ba Lê đồng loạt mở cuộc Tổng Tiến Công với đầy ắp vũ khí, đạn dược do khối Cộng cung cấp- theo tờ báo Mercury News số tháng tư năm 2015 thì sau Hiệp Định Ba Lê, viện trợ cung cấp cho Bắc Việt gấp 4 lần hơn ngay cả vào thời gian Mỹ hiện diện đông đảo nhất ở Việt nam-, ấy thế mà chẳng thấy động đậy gì từ hơn 10 quốc gia – kể cả Mỹ, Anh, Pháp, Gia Nã Đại- và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã từng đồng ký tên trong bản Hiệp Định Ba Lê 1973 chi xất. Quốc Hội Mỹ- mà phe đa số thuộc đảng Dân Chủ- thì lại biểu quyết bác viện trợ cho miền Nam.
Khi Đà Nẵng bị thất thủ ngày 30/03/1975, hàng ngàn người dân miền Nam chết trên đường trốn chạy cộng sản, thì Kissinger tuyên bố: Sao những người nầy không chết hết cho rồi. Điều tệ hại nhất là chúng cứ sống dai dẳng hoài. «Why don’t these people die fast.The worst thing that couls happen would be for them to linger on» (Ron Nessen – ” It Sure Looks Different from the Inside”).
Ngày 23/4/75, tại trường đại-học Tulane, ở New Orleans, tổng-thống Gerald R. Ford tuyên-bố: Cuộc chiến tại Việt-Nam đối với người Hoa-Kỳ coi như đã xong (đã chấm dứt). Tỉnh queo đi chơi gôn (golf).
Năm 2004, tổng thống W. Bush lại còn miệt thị rằng “Người dân miền Nam Việt nam ngày nay không có tự do là vì khi trước, họ đã không chịu chiến đấu cho tự do “.
Nhưng trước sự đe dọa của Nga ngày nay, người Ba Lan cũng không tim thấy nước nào chịu đứng ra bảo vệ cho mình ngoài Mỹ. Vì thế người Ba Lan cũng vẫn muốn gia nhập NATO và hy vọng có được sự giúp đờ của NATO và Mỹ để chống lại sự xâm lăng của Nga. Giữa sự lệ thuộc Nga và dựa vào nước Mỹ có thể có lúc không chắn chắn thì dựa vào Mỹ vẫn là ít tệ hơn.
” Gặp thời thế, thế thời phải thế “.
Những giây phút cuối của VNCH, khi TT Ford xin cấp ngân khoản để giúp người tị nạn cs thì thượng nghị sĩ Edward Kennedy nói:” một xu cũng không”.
Suốt 20 năm miền Nam luôn sát cánh với Hoa Kỳ vả đồng minh hay có thể nói dân quân VNCH là những người ở tuyến đầu chống cộng sản cho thế giới tự do. Trên 200 ngàn chiến sĩ VNCH đã hy sinh chưa kể cán bộ dân sự, hàng triệu dân quân bị thương tật và một VN tan nát.
Thế mà chúng ta nhận được những lời: “sao không chết hết đi, không chiến đấu, một xu cũng không”!
Đề nghị cộng đồng VN nên vận động tài chính cũng như các viên chức địa phương lập những tấp bia ghi lại những lời thoá mạ, miệt thị… của Kissinger, W Bush, Edward Kenndy….. tại tượng đài Việt-Mỹ ở Westminster, CA và các tượng kỉ niệm chiến tranh VN trên toàn Hoa Kỳ để con cháu chúng ta thấy thế giới tự do phản trắc, vô ơn như vậy đó!
Tiến Sĩ quân sử Lewis Sorley : Trong Trung Tâm Văn Khố Quốc Gia của Hoa Kỳ (US National Archive) có rất nhiều văn bản ghi lại những huy chương của Hoa kỳ trao tặng cho quân nhân của Việt Nam Cộng Hòa để ghi nhận chiến công của họ. Tiếc thay, không ai nhắc đến.