80è D – Day: Hạnh phúc và Tai họa

3

Năm nay Pháp tổ chức rất linh đình lễ kỷ niệm lần thứ 80 đổ bộ ở Normandie, trận quyết liệt Đồng minh đánh bại Đức Quốc xã, hoàn toàn giải phóng Âu châu và Pháp để De Gaulle có cơ hội tuyên bố Pháp độc lập . Dĩ nhiên lễ năm nay lớn hơn lễ của mười năm trước và quan trọng là ông Tổng thống Macron có dịp đọc những 3 bài diển văn ca ngợi sự hi sanh vĩ đại vì Tự do của các chiền sĩ đồng minh và cảm ơn Chánh phủ và gia đình của họ. Lễ kéo dài gần suốt ngày báo hại quan khách lớn tuổi phải ngồi chịu trận dưới nắng và gió biển.

Các Đài TV pháp chiếu lại phim « Ngày dài nhứt » của huê kỳ, 1962 (Le jour le plus long) do Ken Annakin, Andrew Marton, Bernhard Wicki, Gerd Oswald et Darryl … thực hiện

Nhưng 80è D-Day năm nay còn có thêm một nét đẹp mới của lịch sử lễ kỷ niệm đổ bộ Normandie.

80è D-Day? Ok!

Một cựu chiến binh huê kỳ của trận đổ bộ Normandie năm nay đúng 100 tuổi nói « Ok » với bà hôn thê 96 tuôi cùng nắm tay nhau qua Pháp tham dự lễ kỷ niệm lần thứ 80 và dẫn nhau tới Tòa Thị xã địa phương Carentan-les-Marais làm lễ cưới nhau!

Đẹp tuyệt vời không?

Hôm 8 tháng 6 năm 2024, đúng ngày lễ, tại Normandie, Cụ Harold Terens, chuyên viên Truyền tin của quân đội huê kỳ trong Đệ II Thế chiến và bà Jeanne Swerlin đã long trọng trả lời « OUI » cho câu hỏi của Thị trưởng chủ lễ cưới « Hai người có thật sự yêu nhau không ? » .


Photo – LOIC VENANCE / AFP – Ouest-France Raphaël FRESNAIS (Bà mang cờ Pháp là Thị trưởng )

Cụ Harold Terens từng nói với mọi người như lời Giáo lý: «Tình yêu không có tuổi». Cụ còn căn dặn hãy nói lại với tuổi trẻ « Chúng ta có thể sống trăm tuổi và vẫn còn yêu được như thường» .

Cụ Harold Terens có ý chọn ngày lễ kỷ niệm lần 80 đổ bộ Normandie để làm đám cưới với bà Jeanne Swerlin, người hôn thê trẻ 96 tuổi của Cụ.

Lễ cưới tổ chức tại Phòng khánh tiết của Thị xã Carentan-les-Marais của Tỉnh Manche, cách bãi Utah Beach, nơi làm lễ kỷ niệm đổ bộ chỉ và bước. Đôi uyên ương mời lối năm mươi người tham dự lễ cưới. Nhiều người tới từ Huê kỳ và nhứt là từ Tiểu bang Florida, nơi cô dâu và chú rể sanh sống, nhưng ai ở nhà của người đó. Tình trạng « Quân tại Tương giang đầu, thiếp Tương giang vĩ », được Cụ Harold Terens giải thích « Chúng tôi muốn tận hưởng tình yêu bằng xa mặt  mà không cách lòng » ! Nhưng chúng tôi vẫn gặp nhau ba lần trong tuần. Chúng tôi gặp nhau để khiêu vũ hoặc cùng dẫn nhau đi coi hát. Chúng tôi thích khiêu vũ với nhau lắm!

«I will always love you»

Chuẩn bị cho đám cưới của ông thêm phần hào hứng vì đây là một đám cưới mang tính « lịch sử » hơn là « chánh thức », cô cháu của Cụ Harold Terens đã tập hát « I will always love you » của Whitney Houston từ nhiều tháng nay. Sau lễ cưới ở Normandie, đôi uyên ương dẫn nhau về Florida làm lễ cưới nữa.


Những ngày rong chơi ở Paris là thời gian trăng mật của đôi uyên ương. Cụ Harold Terens hứa dẫn người yêu tới nhà hàng khiêu vũ nổi tiếng của Paris, Quận 18, là Moulin Rouge (Trên nóc có cánh quạt gió kéo máy chạy, vừa rồi bị bão làm gãy rơi xuống đường, may không làm ai bị thương vì xảy ra lối 2/3 giờ sáng) để cùng nhau nhảy điêu vũ nổi tiếng một thời của Pháp «le french can-can» . Điệu nhảy mà mấy cô đầm tung bùng rền lên khỏi gối.

Cụ Harold Terens sẽ đưa người yêu đi ăn tối ở nhà hàng nổi trên sông Seine. Tuy trăm tuổi, hai người vẫn mạnh khỏe, sáng suốt, dẻo dai. Lúc nào cũng thấy họ yêu nhau và vui đùa với nhau, với mọi người.

Phải chăng tình yêu và sự vui đùa là bí quyết của trăm tuổi?

Tai họa cho Macron

Tối hôm sau là Đại yến ở Điện Élysée do Ông Bà Macron, Tổng thống Pháp và Phu nhơn, khoản đãi Tổng thống Joe Biden và Phu nhơn. Với nhiều khách tên tuổi của các giới cao cấp Pháp. Là cơ hội phô diển nét thời trang sang trọng của Pháp và sự hào nhóang lộng lẫy của Huê kỳ.

TT. Biden sẽ không quên lễ kỷ niệm lần thứ 😯 quân đội huê kỳ đổ bộ ở Normandie và những ngày ông được đón tiếp và hậu đải ở Paris theo nghi lễ Quốc khách.

Tiệc kết thúc vô cùng đẹp đẽ, không có một thiếu aót nào, cả ngoài ý muốn. Với những ly Champagne và lời chúc mừng tình hũu nghị giữa hai nước Pháp và Huê kỳ.

Bà Macron « bi-du » Bà Biden . Bà Macron diện hàng Louis Vuiton, còn Bà Jill Biden diện hiệu Schiaparelli

Tiệc vui vừa tàn, qua ngày 9 tháng 6, tai họa ụp tới cho Macron và Chánh phủ Pháp khi Âu châu công bố kế quả bầu cử Quốc Hội Âu châu: Đảng cực Hũu «Tập hợp dân tộc» (NR – Rassemblement National) của nàng Marine Le Pen chiếm 31, 37% với 30 ghế, gấp đôi kết quả của đảng Macron, 14, 60% với 13 ghế .

Mộng lãnh đạo Âu châu của Macron thành mây khói. Không phải chỉ uy tín mất vì mất ghế ở Quốc Hội Âu châu mà RN thắng cử ở Âu châu còn có nghĩa là bàn tay của Poutine thò tới Âu châu và Pháp để khuấy rối cho quyền lợi của Nga.

Trước tình hình vô cùng bất lợi, Ông Tổng thống Emmanuel Macron bèn tuyên bố giải tán Quốc Hội Pháp, và bầu lại vào 30 tháng 6 (vòng 1) và 7 tháng 7 (vòng 2) hi vọng chiếm lại được đa số để dễ cai trị. Nhưng ai cũng thấy đó là một quyết định quá nhiều rủi ro.

Chánh trị Đệ V Cộng hòa pháp khá đặc biệt là ông Tổng thống có quyền giải tán Quốc Hội khi thấy không đủ đa số để cai trị. Trái lại, Quốc Hội khó truất phế ông Tổng thống vì thủ tục quá phức tạp, tuy cả hai đều được bầu cử trực tiếp.

Các đảng phái pháp đồng loạt phản ứng. Chủ tịch đảng « Những Người Cộng hòa », cánh Hũu, hậu thân của đảng từ thời De Gaulle, (LR- Les Républicains), ông Eric Ciotti, bi đuổi ra khỏi đảng vì vừa thấy đảng RN chiếm đa số liền chạy qua đầu quân với nàng Marine Le Pen. Éric Ciotti bị đồng chí gọi là tên « Pháp gian » . Hôm sau, Ủy Ban TW họp đảng hợp thức hóa việc ông Chủ tịch đảng bị đuổi khỏi đảng . Không chịu thua, ông đang đưa nội vụ ra Tòa.

Cánh Tả hợp nhau lại, gôm tất cả từ cộng sảng, xã hội, xanh, Đệ tứ, Chống Tư bản, Pháp bất khuất, …mỗi thứ vài ngoe, lập thành « Mặt Trân Bình Dân » dựa theo mô hình hồi năm 1936, thỏa thuận về một « chương trình » và những « ứng cử viên duy nhứt » cho bầu cử Quốc Hội trong vài tuần tới đây.

Trong « Mặt Trận Bình Dân », có nhiều người không chịu nổi tên Mélenchon, Chủ tịch đảng « Pháp bất khuất », nhưng cũng phải chấp nhận đứng chung để giữ ghế ở Quốc Hội.

Nếu hai phe này, RNMặt Trận Bình Dân, chiếm đa số ở Quốc Hội thì ông Tổng thống Macron, nổi tiếng là người « nói nhiều nhứt» (bavard – xạo) trong lịch sử nền Đệ V Cộng hòa và có biệt danh « Người 1000 tỷ nợ» sẽ cai trị như thế nào đây cho ổn? Ông Tổng thống và Chánh phủ là hai phe khác nhau hợp tác cai trị, chuyện đã từng xảy ra từ thời De Gaulle, qua Mitterrand, Chirac nhưng vẫn khó tránh cảnh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.

Ngày mai này của Paris không biết thế nào đây? Năm nay, mùa Xuân là mùa mưa .Cho tới nay vẫn còn mưa. Trời vẫn ảm đạm. Hè sắp tới không biết có nắng ấm hay không?

Không tin dị đoan nhưng người ta thường nói « Hạnh phúc của người này là tai họa cho người khác»? Nên các cụ xưa không cho trai gái tới ngủ nhờ qua đêm vì lỡ đường mà ngủ chung. Các cụ còn để đèn chông sáng đêm. Thỉnh thoảng, các cụ còn đằng hắn, ho khọt khẹt nữa .

Chẳng lẽ cặp uyên ương Terens và Swerlin làm đám cưới ở Pháp và hạnh phúc lại là tai họa cho ông Tổng thống Macron?

Nguyễn thị Cỏ May

3 BÌNH LUẬN

  1. 6/6/1944 và 30/4/1975 .-

    a)BDK hỏi : Sau ngày 30/4/1975 , phản ứng của Quốc tế và của Việt kiều 5 châu ra sao , khi Hà Nội xé bỏ Hiệp Định Paris 27/1/1973 , và dẹp bỏ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN ? Họ có chửi rủa , thù hận ?
    Trần Trí (bí thư đảng đoàn Ủy Ban Khoa Học Nhà Nước , 7/1975 ) đáp : Sau khi Nixon bay qua Bắc Kinh hội đàm với Mao năm 1972, và Mao viện trợ khủng cho VN trong Chiến dịch Đông Dương mùa xuân 1975 , Hà Nội chắc chắn rằng Mỹ sẽ không phản ứng gì hết ! Đó là chuyện quan trọng nhất !
    Dư luận quốc tế và của Việt kiều đều không đáng kể , đối với nước nhược tiểu mạt rệp CSVN ! Nếu dư luận quốc tế và của Việt kiều không tha thứ , tha tội CSVN ,thì đành đoạn tuyệt, đường ai nấy đi ! CSVN nhắm mắt , bịt tai , ẩn náu trong vũ trụ tý hon của mình ! Tình yêu và thù hận tan trong mây khói, trong chân không !
    Tất cả các hội Việt kiều yêu nước ở Pháp, Tây Đức, Mỹ, Canada ,…, sẽ giải tán hết !
    Bạn bè cũ sẽ không nhận ra nhau , cây cối cũng không nhận ra nhau !
    Tất cả các tài liệu về Hiệp Định Paris 27/1/1973 , Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN , Chính phủ cách mạng lâm thời Miền Nam VN , Lực lượng thứ ba , đều phải đốt bỏ hết ,trở thành tài liệu quốc cấm ! Phải xóa sạch chứng cứ lường gạt chính trị của Hà Nội !
    Tất cả những người nằm vùng, mật vụ của Hà Nội ở VNCH sẽ bị thải hồi hết, không đền bù , không lương hưu , để xóa bỏ hết các vết tích của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN , Chính phủ cách mạng lâm thời Miền Nam VN , Lực lượng thứ ba !
    Lời bàn : Hạnh phúc thay khi ra đi xa lánh một chế độ mệt mỏi , đông đá .
    Thương thay những kẻ “vai mang xiềng xích , vẫn thương bạo tàn” (thơ Hoài Khanh) !

    Ai người đau nữa để xẻ chia ,
    Trời đất hoang mang buổi mộng lìa (thơ Bùi Giáng)


    Bao đêm thao thức thật thà
    Sưu tầm chân lý té ra tầm ruồng . (thơ Bùi Giáng)

    Cá nào chịu được ao này ,
    Chẳng dập con mắt , cũng trầy con ngươi . (ca dao)
    Lời bàn : CSVN giống như ao làng ?

    Đồng tiền, chiếc đủa phân ly ,
    Ba đi kiếm vợ, Bốn đi kiếm chồng . (ca dao)
    Trần Trí : Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN sẽ sáp nhập vào 1 tổ chức quần chúng của Hà Nội ! Nguyễn Hữu Thọ , Trần Bửu Kiếm , Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Bình sẽ tham gia Chính quyền Hà Nội, nếu họ muốn !
    b)BDK hỏi (7/1975) : Với tư cách là Cố Vấn Văn Hóa ở Toà Đại Sứ VNDCCH ở Paris trong 6 năm , xin anh cho biết ý kiến về các lãnh đạo Việt kiều Paris: Huỳnh Trung Đồng, Lâm Bá Châu, Nguyễn Ngọc Hà, Nguyễn Ngọc Trân, Nguyễn Ngọc Giao, Trần Hà Anh !
    Trần Trí đáp : Huỳnh Trung Đồng, Lâm Bá Châu bất tài, kém sáng kiến , Đảng đã dư dùng . Nguyễn Ngọc Hà, Nguyễn Ngọc Trân sẽ được dùng như công an Việt kiều !
    Nguyễn Ngọc Giao, có khuynh hướngTrốt-kít, và thuộc gia đỉnh chống cộng hạng nặng từ 1945 , sẽ bị gạt ra !
    Trần Hà Anh và bạn bè VN ở đại học Orsay chuyên nghành Vật lý nguyên tử , sẽ được dùng , vì VN muốn làm một bom nguyên tử nhỏ để răn đe , tự vệ .

    c)BDK hỏi (7/1975) : Sau ngày 30/4/1975 , Phạm Văn Ba , đại sứ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN ở Paris , sẽ ra sao ?
    Trần Trí đáp : Sau ngày 30/4/1975 , Phạm Văn Ba vân giữ y nguyên lập trường Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN , không thức thời vụ, phân biệt Nam Bắc , nên đã bị hạ tầng công tác, bị giam lỏng , cô lập ở Hà Nội , không được tiếp xúc với ai . Coi như về hưu về vườn .

    BDK hỏi : Sau ngày 30/4/1975 , Phan Thanh Nam , phó đại sứ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN ở Paris , đại tá Công an , sẽ ra sao ?
    Trần Trí đáp : Sau ngày 30/4/1975 , Phan Thanh Nam , phó đại sứ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN ở Paris , đại tá Công an , sáp nhập vào Ta Đại Sứ VNDCCH ở Paris , vẫn làm mật vụ như cũ .

    d) Di chúc HCM và lời nhắn lại « Nguyễn Tài Cẩn đã phát rồ rồi chăng ? « .-
    Giáo sư hán-nôm Hà Nội Nguyễn Tài Cẩn có lần ăn trưa với giáo sư ngôn ngữ học Nguyễn Phú Phong, linh mục giám đốc Ban Việt học đại học Paris 7 Phạm Đán Bình và tôi (BDK) , tại 1 tiệm tàu ở Paris 5 , khoảng 1985 .
    Biết ba chúng tôi luôn luôn chú ý đến những chuyện liên quan đến HCM , cũng là chuyện thường tình , Nguyễn Tài Cẩn kể 1 chuyện riêng tư về Di chúc HCM như sau :
    Sau khi HCM mất một thời gian ngắn , Nguyễn Tài Cẩn được phép đọc 1 bản in chụp toàn văn Di chúc HCM ; sau đó Nguyễn Tài Cẩn phán một câu xanh dờn :”Di chúc HCM” này có chỗ sửa chửa , ngụy tạo .
    Ba chúng tôi đều giựt mình phát rét , và cùng năn nỉ Nguyễn Tài Cẩn cho biết rõ ràng chỗ sửa chửa , ngụy tạo , và tại làm sao mà Nguyễn Tài Cẩn tìm ra được .
    Nguyễn Tài Cẩn không trả lời khẩn cầu của chúng tôi, nhưng cho biết thêm một chuyện động trời khác : Sau đó ít lâu thì Nguyễn Tài Cẩn nhận được một lời đe dọa nặc danh như sau :
    « Nguyễn Tài Cẩn đã phát rồ rồi chăng ? «
    Ba chúng tôi đồng thanh : Anh Nguyễn Tài Cẩn ! Chuyện sửa chửa , ngụy tạo này chắc chắn phải có , thì anh mới bị hăm dọa !
    Kết luận : Các nhà HCM học nên tìm tòi cho ra những chỗ sửa chửa , ngụy tạo trong Di chúc HCM !
    Kẻ sửa chửa , ngụy tạo Di chúc HCM , và kẻ hăm dọa Nguyễn Tài Cẩn có thể là Lê Duẫn . Ai trồng khoai đất này !

  2. Có lẽ Macron nên quay lại tranh cử vào năm 55 tuổi vì khi đám cà chớn như Melenchon và Le Pen đã chít mịa rồi không còn khả năm phá thối.

  3. Trên thế giới có nhiều cặp vợ chồng cưới nhau hồi còn trẻ vẫn sống qua tuổi 100. Chẳng hạn như một cặp vợ chồng ở Mỹ, cụ ông Bernie Littmann 100 tuổi và cụ bà Marjorie Fiterman 102 tuổi, tổng số tuổi hai người là 202 mà tình yêu còn mặn nồng đến độ “I don’t want to live without you”. Sống tới trăm tuổi cũng có nhiều nhưng trăm tuổi lấy vợ gần trăm tuổi mới là chuyện hiếm và là chuyện lạ.

    Chuyện xảy ra ở Pháp. Cụ ông 100 tuổi lấy cụ bà 96, hai người tuổi cộng lại 196 lấy nhau nhân kỷ niệm ăn mừng chiến thắng cuộc đổ bộ ở Normandy lần thứ 80 tại nước Pháp. Sự kiện này phải công nhận là chưa có và chưa thấy trước đây vì họ là người Mỹ nhưng bay qua Pháp cầu hôn nhân sự kiện. Sống tới trăm tuổi mà còn rình rang cưới vợ mà vợ cũng xấp xỉ cả trăm. Giấy hôn thú đọc lên chú rể 100 tuổi cưới cô dâu 96 tuổi làm người đời phải ngưỡng mộ. Cầu chúc họ sống vui và hạnh phúc bên nhau.

    Macron lên làm tổng thống nước Pháp năm 39 tuổi, là một tổng thống trẻ nhất trong lịch sử nước Pháp và cũng là tổng thống có người vợ tuổi lớn nhất trong tất cả các đời tổng thống của nước Pháp. Đây cũng là một sự kiện có một chưa có hai. Macron cũng là một tổng thống năng động, tuyên bố nhiều điều nảy lửa và dám đối đầu với nhiều khó khăn của thế giới. Cũng cảm phục và cũng chúc chú rể học trò Emmanuel Macron cùng cô giáo cô dâu Brigitte Macron trăm năm hạnh phúc như hai cụ Harold Terens và Jeanne Swerlin.

    Hai sự kiện có một chưa có hai đã xảy ra ở nước Pháp.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên