50 năm nhìn lại những ngày mất Sài Gòn (I)

26
Mẹ trẻ ôm con thơ trên chiếc trưc thăng chạy khỏi Tuy Hòa, 22 Thàng 3, 1975 Nguồn: AP Photo/ Nick Ut.

Trong dip kỷ niệm 50 năm này, hy vọng bài sau đây sẽ giúp mọi người Việt di tản nhớ lại mình, nhớ lại những đồng đội, nhớ lại cả một quá khứ vinh quang cũng như tủi nhục.

LỜI MỞ ĐẦU

Thật ra mới chỉ là 49 năm. Nhưng tính cho tròn số nên chọn là 50 năm. Có nhiều cách để ghi lại những ngày chót trước khi mất Sài gòn. Có tác giả ghi lại qua các tài liệu sách vở, hoặc người khác qua trải nghiệm sống của mỗi người. Mỗi cách ghi lại có cái hay và hữu ích của nó.

Riêng bài viết sau đây phần lớn dựa trên những bản tin, bài bình luận của các phóng viên, các tác giả ngoại quốc có mặt ở Việt Nam đã viết trong khoảng thời gian hơn một tháng khi mất Sài Gòn. Những bản tin này thường vắn, gọn cô đọng mang tính thông tin nhiều hơn. Nhưng khi viết thành một bài viết dựa theo thứ tự thời gian, người đọc có thể hiểu tận tường diễn tiến các biến cố ấy đã được diễn ra thực sự trên đất nước của mình như thế nào.

Nó có thể thiếu mức độ rung động tình cảm như thương, ghét, giận, buồn. Nhưng bù lại nó khá trung thực và có thể giúp người đọc gạt bỏ được những nhận thức quá khứ nhiều khi do nghe nói.

Trong dip kỷ niệm 50 năm này, hy vọng bài sau đây sẽ giúp mọi người Việt di tản nhớ lại mình, nhớ lại những diễn tiến thời sự như một chuỗi biến cố nối tiếp nhau dồn dập, như một chuỗi giây chuyền, nhớ lại hoàn cảnh bi kịch của những đồng đội, nhớ lại cả một quá khứ vinh quang cũng như tủi nhục.

Thoạt đầu, dẫn đầu đoàn tuần hành chống chiến tranh Việt Nam có bác sĩ Benjamin Spock, cao lớn, người đàn ông tóc bạc trắng, và Tiến sĩ Martin Luther King Jr., thứ ba từ bên phải, trong một cuộc diễn hành trên đường State ở Chicago, Ill., March 25, 1967. Bác sĩ Spock là đồng chủ tịch của Ủy ban Quốc gia về chính sách hạt nhân đúng mực. (AP Photo)
  • Câu chuyện mở đầu từ nước láng giềng Cambodia

Thật sự thì người Việt Nam nói chung ít quan tâm đến tình hình của nước láng giềng Cambodia lắm. Từ Sài gòn sang Cambodia, đường bộ chỉ hơn trăm cây số mà mấy người đã đi qua thăm láng giềng. Quan hệ buôn bán làm ăn, quan hệ du lịch, quan hệ liên quan đến an ninh, đến chiến tranh cũng ít ai quan tâm cho đủ.

Nhưng nay câu chuyện có thể khác. Những gì đang xảy ra, sắp xảy ra ở bên Cambodia cũng là những điềm dự báo thời cuộc cho Việt Nam.

Time is running out | Ngày 7/3/1975

Time is running out, Đại sứ quán Mỹ cảm thấy sẽ mất Campuchia. By SYDNEY H. SCHANBERG New York Times Service PHNOM PENH

Đây là một bản tin của hãng AP gửi đi từ Hoa Thạnh Đốn cảnh báo tình hình ở Cambodia xem ra hết sức bi quan. Phóng viên đăng tải tin này với hàng tít Time is running out.

Đó là tựa đề nhạy cảm về tình hình nước bạn láng giềng. Người bi quan nghĩ rằng vận may có vẻ không còn nữa. Tổng thống Ford được coi là càng ngày càng bị lẻ loi, bất lực vì không hy vọng giàn xếp để có được tối thiểu 220 triệu đô la để giúp cho nước Cambodia có thể cầm cự được.

Tổng thống Ford vào tối thứ ba cảnh cáo tuần này, tức ngày 7 tháng 3 rằng nếu không có số tiền đó thì nội trong 10 ngày sắp tới, Cambodia sẽ rơi vào tay cộng sản.

Cảnh cáo như thế mà xem ra Quốc Hội Hoa Kỳ hầu như có vẻ không quan tâm gì.

Cũng theo thông tin của phóng viên Sydney H.Schanberg của tờ New York Times tại Cambodia thì tòa đại sứ Mỹ ở đây đang cố gắng hết sức mình để sau cuộc đầu hàng có thể giải cứu được một số người ra đi một cách an toàn và nhân đạo.

Ông đại sứ Mỹ tại Cambodia, John Gunther Dean, xem ra hết hy vọng vào lời hứa cứu trợ cấp tốc 220 triệu đô la! Không có số tiền đó cũng là một cách chấm dứt chuyện người Mỹ có mặt trong 5 năm cuộc chiến tranh với bọn phiến loạn (bọn Khmer rouge – Khmer đỏ).

Một bên ngay tại nước Mỹ ông Tổng thống Mỹ lo có tiền để cứu trợ khẩn cấp, một bên tòa đại sứ Mỹ tại Cambodia lại lo tính chuyện di tản. Mà như thể hai cái lo đó chẳng dính dáng gì đến nhau cả? Tính tình người Mỹ cũng có cái lạ, họ làm tới cùng cho đến khi không còn chút hy vọng gì!

  • Cái lo của Cambodia cũng là cái lo của các cấp lãnh đạo miền Nam như Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Cái lo ấy ông Thiệu cũng đã tìm đủ mọi cách xoay sở. Ông Thiệu cũng đã gửi tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng sang Mỹ vận động, tìm nguồn tài trợ từ Ngân hàng Thế giới, từ Paris cựu thực dân ở Việt Nam, từ Nhật Bản.

Và từ vua dầu lửa Arabia bằng cách gửi đại sứ Vương Văn Bắc đi vay tiền các nước Ả Rập.

Và cái lo cuối cùng không biết làm thế nào, ông tính thế chấp 16 tấn vàng để có tiền mua vũ khí đạn dược! Ông cũng nghĩ xa gần đến việc khai thác dầu hỏa ở Vũng Tàu.

Nghĩ lại trong suốt 21 năm cầm cự với cộng sản, đây là thời gian gay go nhất cho chính thể Đệ II Cộng hòa. Gay go không phải tại người, tại kém trí, tại thiếu can đảm mà chỉ tại không có tiền mua súng đạn.

Nếu cứ theo phúc trinh của ông thượng nghĩ sĩ đảng cộng hòa Paul Norton “Pete” McCloskey, Jr. thì:

Theo Ngũ giác đài thì quân đội VNCH có số quân bằng 3 so với 1 của phía quân đội miền Bắc.

Trong tài khóa 1973-1975, ngay sau khi ký thỏa ước đình chiến Ba Lê, Sài Gòn nhận được 3,98 tỉ tiền viện trợ từ phía Mỹ. Hà Nội chỉ nhận được 1,48 từ phía Tầu cộng và Nga Xô cộng lại.

Xét về mặt hỏa lực, ‘firepower superiority ratio’, cũng kể từ sau Hiệp Định Ba Lê, là 7 so với 1 của phía bên kia. Đấy là chưa kể đến khả năng của không quân Việt Nam.

Vậy thì xem bảng so sánh trên, chả có lý do gì Việt Nam lại thua cuộc. Ông nghị đảng Cộng hòa Mỹ đưa ra những lý do tinh thần xem ra chẳng thuyết phục được ai cả.

Đó là vì cộng quân dù thua vì ‘outgunned’, ‘outnumbered” nhưng lại hơn về aggressiveness, will và sense of purpose.

Riêng người Việt chúng ta ngày hôm nay cũng nên suy xét về điều này để hiểu rõ ta và địch.

Chúng ta đi giầy để đánh cộng sản. Họ đi chân đất. Rồi có lúc thằng đi chân đất chạy nhanh hơn thằng đi giầy.

Xem ra tiền không giải quyết được mọi chuyện, nhất là chuyện chiến tranh! Chuyện chiến tranh đôi khi không hẳn là chuyện võ khí mà cần thêm yếu tố con người nữa.

Ngày 5/3/1975. Tin AP Tinh Hình Cambodia trở nên nguy kịch

Theo tin Thông Tấn Xã AP, tình hình chính trị bên Cambodia càng bất ổn và ít hy vọng. Để trả lời cho niềm hy vọng của tuyệt vọng của ông đại sứ Mỹ, bọn phiến loạn tiếp tục pháo kích liên tục vào phi trường và thủ đô Phom Penh.

Trong khi đó, theo John Burns, đặc phái viên của tờ The Journal tại Bắc Kinh, Ieng Sary, một nhân vật cộng sản cao cấp làm trung gian giữa Khmer đỏ và thái tử Sihanouk từng bảo đảm rằng trừ một thiểu sổ nhóm người lãnh đạo của Thống chế Lon Nol, tất cả những người còn lại đều được đối xử một cách nhân đạo.

Vì thế, thái tử Sihanouk nói:

Khmer đỏ long trọng tuyên bố với toàn thể thế giới rằng họ sẽ không có cảnh tắm máu khi họ vào Phnom Penh, trừ khi bọn chống cộng có sự kháng cự bằng vũ khí. Còn lại, Khmer đỏ sẵn sàng tha thứ cho mọi người, trừ 7 người.

(The Khmer rouge have declared very solemnly before the whole world that they will not make any blood-bath when they enter Phnom Penh unless the anti-communist there resist with weapon. Otherwise, The Khmer rouge are ready to pardon everybody, except seven people.)”

Tin cuối cùng, cũng theo hãng AP, Tổng thống Lon Nol đã yêu cầu Thủ tướng Long Boret giải tán chính phủ. Trung tướng Sosthène Fernandez, Tham mưu trưởng quân đội Cambodia trước tình hình vô phương cứu vãn đã xin từ nhiệm. Nhiều nguồn tin cho hay là chính người Mỹ yêu cầu ông Lon Nol làm điều này.

Sau đó Thủ tướng Long Boret đã tuyên bố là chính phủ của ông đã không thể nào điều hành được nữa. Nhiều vị tỉnh tỉnh trưởng đã thay đổi người mà không có sự đồng ý của Thủ tướng. Nhiều lính Cambodia đã đà ngũ. Và sau khi ông Long Boret xin từ chức thì Tổng thống Lon Nol tức khắc lại chỉ định ông Long Boret lập chính phủ mới.

Thủ tướng Long Boret bị Khmer Đỏ bắt và xử tử hình ngày 17 tháng Tư, 1975. Nguồn: executedtoday.com

Diễn tiến câu chuyện của nước láng giềng Cambodia xem ra sẽ xảy ra tại Việt Nam không mấy khác chăng?

Hồi chuông báo tử của Cambodia cũng là hồi chuông báo tử cho Việt Nam không bao lâu sau? Lời hứa xạo của bọn Khmer đỏ có khác chi lời hứa của cộng sản Bắc Việt sau này.

Phần tôi, tôi không dám nghĩ tiếp. Tôi vẫn tin tưởng, Việt Nam không phải Cambodia. Bên Cambodia, chính phủ bắt lính ngay cả những trẻ em 13, 14 tuổi. Tình trạng ấy đã không xảy ra như thế ở Việt Nam. Các sĩ quan quân đội VNCH đều được huấn luyện kỹ càng và bài bản.

Từ trước đến nay, binh sĩ VNCH luôn có mấy khi thua! Được thì nhiều, thua thì ít. Tỉ lệ tử vong là một đổi ba, có khi lên đến một đổi năm và đến một đổi mười. Luôn gặt hái được những chiến thắng trong nhiều trận đánh. Các sĩ quan về thành phố nghỉ phép trong thái độ hiên ngang, nhiều khi đến ngang tàng!

Cái oai hùng như thế, cả một thời cuốn hút theo nhiều thế hệ thanh niên.

Cá nhân người viết, nhiều khi đi với bạn bè sĩ quan không khỏi hãnh diện. Họ làm nên giới trẻ một thời.

  • Ngày 10-3, 1975 | Nay thì đến lượt Việt Nam
Cuộc tấn công chiếm Trại Mai Hắc Đế ở thị xã Buôn Ma Thuột trong chiến dịch Tây Nguyên, tháng Ba năm 1975. Một ảnh từ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

Hôm nay ngày 10 tháng ba, 1975, một ngày đáng ghi nhớ, một ngày mở đầu cho những nỗi bất hạnh đổ xụp xuống miền Nam.

Cộng sản Bắc Việt với xe tăng và đại pháo đã tấn công Ban Mê Thuột, một tỉnh ở Cao Nguyên Trung Phần. Cộng sản đã rót 10.000 đại pháo vào quận lỵ Đức Lập cách Ban Mê Thuột 30 dặm về phía Bắc và các căn cứ quân sự của tỉnh.

Bản tin của AP chỉ cho biết vắn tắt như thế và cho biết thêm có 8 vị truyền giáo người Mỹ còn bị kẹt ở lại. Và số phận họ được bảo đảm an toàn.

Nghĩ bụng 8 vị truyền giáo dù mạng sống họ cũng quan trọng, nhưng so với số phận con dân miền Nam thì có nghĩa gì?

Nếu tinh từ khi ký hiệp định Ba Lê thì Đức Lập được kể là quận lỵ thứ 13 bị rơi vào tay cộng sản.

  • Viện trợ và chiến tranh

Chiến tranh thì có gì liên quan đến viện trợ? Vậy mà nay chúng ta mới hiểu một cách chua chát là Viện trợ và Chiến tranh đi đôi với nhau như nước với lửa. Bản tin này cho phép nổi lên trong tôi một thắc mắc, giả dụ không có tiền thì không đánh nhau chăng? Và nếu bớt tiền thì bớt đánh? Bớt nữa thì cho bớt luôn chăng? Có nghĩa là quăng súng, không đánh nữa, muốn ra sao thì ra chăng?

Có cái giá nào cho biết là bao nhiêu thì tiếp tục đánh? Giả dụ nếu không có giá thì ta có thể liệu cơm gắm mắm được chăng? Cha ông ta đã đánh giặc như thế nào? Có bao nhiêu ta đánh bấy nhiêu chăng?

Kèm theo tin này, hãng tin AP cũng cho biết viện trợ Mỹ cho ngoại quốc kể từ khi thế chiến hai chấm dứt đến nay là 164 tỉ đô la! Trong khi đó, CIA phúc trình cho James R. Schlesinger là nếu không có quân viện lập từc thì quân đội VNCH chỉ có thể cầm cự trong vòng một tháng nữa. Tổng thống Ford trong buổi họp Hội Đồng An ninh Quốc Gia yêu cầu Quốc Hội Hoa Kỳ chuẩn chi 722 triệu đô la, số tiền cần thiết để duy trì cuộc chiến này.

VNCH đang đứng trên bờ vực thẳm về sự thất bại quân sự.

Nhưng ai cũng có thể khẳng định là quân đội miền Nam đang chiến đấu một cách kiên cường với những gì họ có được. Số tiền 722 triệu là để cung cấp 744 đại bác, 466 xe tăng và thiết giáp, 100 ngàn súng cá nhân và 5 ngàn súng đại liên, 11 ngàn súng phóng lựu M. 79, 12 ngàn xe chuyên chở và 120 ngàn tấn bom, đạn đủ loại.

Con số vũ khí viện trợ coi như là lớn lắm! Nhưng nghĩ cho cùng, tiềm năng quân sự của nước Mỹ có thể làm nhiều hơn thế nữa. Người ta còn nhớ khi Mỹ quyết định tham dự thế chiến thư hai, Mỹ lúc đó chỉ có 1800 máy bay. Roosevelt đã quyết định đưa con số ít ỏi 1200 thành 50.000 máy bay một năm. Khi nói Mỹ ở đây là nói tới hai nhân tố, ông Tổng thống Mỹ và Quốc Hội Mỹ.

Việc từ chối viện trợ cho Việt Nam không phải từ ông Tổng thống mà đến từ phía Quốc Hội với những người như bà dân biểu Bella Abzug.

  • Phái đoàn Thượng nghị sĩ có bà Abzug sang Việt Nam
Từ trái, Bella Abzug, Gloria Steinem, và Mike Nichols trong một cuộc diến hành ở Manhattan, May 10, 1975.

Bà có tên đầy đủ là Bella Abzug là dân biểu đại diện cho bang Manhattan cùng với Paul Norton “Pete” McCloskey, Jr. Bà và ông “Pete” đều có tiếng là chống chiến tranh Việt Nam. Sự có mặt của bà ở Việt Nam lúc này là một điều bất lợi cho Việt Nam. Chúng ta vẫn muốn chiến đấu. Bà nói không.

Tiếng nói không của bà và đồng viện trị giá 722 triệu đô la.

Chúng ta bắt đầu thua từ tòa nhà Quốc Hội Mỹ. Nói thế cũng không sai đâu.

Bà sang Việt Nam chẳng đem lại một tin tưởng gì cho ông Thiệu và chính phủ Nam Việt Nam. Sau đó bà và phái đoàn Thượng Viện Hoa Kỳ vào trại Davis gặp phái đoàn cộng sản, bàn về số tù binh Mỹ còn bị Bắc Việt giam giữ, 1.300 người. Phái đoàn cộng sản đã triệu tập 76 nhà báo do họ mời đến. Con số áp đảo với phía nhà báo Mỹ. Buổi họp giữa hai bên lạnh nhạt và đã hẳn chẳng thu được kết quả gì.

Cũng theo nguồn tin của UPI, ông thượng nghị sĩ Hubert Horatio Humphrey Jr. cho hay rằng viện trợ Mỹ chi ra như thế, nhưng Mỹ cũng đã bán ra một số vũ khí cho 69 quốc gia trên thế giới. Số tiền lên đến 8 tỉ, 300 triệu đô la trong tài khóa năm nay.

Bà Abzug về hôm trước hôm sau thì cộng quân tấn công Ban Mê Thuột

  • Bài diễn văn của Tổng thống Mỹ với những mỹ từ trống rỗng

Theo nguồn tin cũng của AP, Tổng thống Ford sẽ đọc một bài diễn văn ở Đại Học Notre Dame – một đại học mà người ta ghi nhận số sinh viên ngoại quốc gồm hơn 60 quốc tịch khác nhau theo học ở đây – trong đó ông tin tưởng và thúc dục dân chúng Mỹ là nước Mỹ vẫn có khả năng giải quyết những vấn đề nội bộ của nước Mỹ mà không cần quay lưng với thế giới bên ngoài.

Bài diễn văn là nhắn gửi đến Việt Nam hay muốn trấn an và thoa dịu những đồng minh của Mỹ trên thế giới?

Ford khẳng định chắc chắn là vẫn có thể viện trợ quân sự cho Cambodia và Việt Nam.

Bài diễn văn này được đọc với những mỹ từ văn hoa, cao đẹp nhất của một Tổng thống Mỹ dành cho các dân tộc trên thế giới!

Ngày 16- 3, 1975. Another Dunkirk?(1)

Đó là nhan đề một bài báo của ký giả bình luận gia James M. Markham của tờ New York Times. Bài báo ví von một cách ác độc coi như hình ảnh thảm khốc của trận rút quân ở Dunkirt. Làm sao một quân đội hùng mạnh như thế, đã từng chiến thắng trong nhiều trận, đã từng chiến đấu dũng cảm trong 21 năm rút cuộc lại có thể thua trong vài tuần lễ.

Đó là câu hỏi mà nhiều người đã đặt ra và tìm câu trả lời. Làm sao lại có thể rút lui và thua một cách dễ dàng như vậy? Ai trách nhiệm sự thua trận và rút lui này?

Nếu nói xa một chút thì nay Hoa Kỳ, hay nói trắng ra là Kissinger đang dồn mọi nỗ lực cho Trung Đông. Kissinger đã cam đoan là sẽ giải quyết được xung đột giữa Israel-Ả Rập.

 Và những số tiền rút ra từ viện trợ cho Việt Nam thì nay viện trợ cho Do Thái. Một tỷ rưỡi đô la đã được rót thêm cho Do Thái với số dân chưa tới 6 triệu người?

Người ta cho rằng, ‘There is the possibility that Kissinger might make a new Middle- East peace bid before the mandate – of the Un peacekeeping forces expires on april 25 in the Sinai and at the end of may on the Golan Heights.’

Chọn lựa ưu tiên giữa chiến tranh Việt Nam và cuộc xung đột Trung Đông, Mỹ Kissinger rõ ràng nghiêng về phía một giải pháp cho hòa bình ở Trung Đông.

Phải chăng Kissinger là người bán đứng Việt Nam cho cộng sản Bắc Việt trong tháng Tư sắp tới?

  • Tổng thống Thiệu và trách nhiệm rút quân khỏi Tây Nguyên
Tăng T-54 của Cộng quân tiến vào Ban Mê Thuột. Nguồn: wikiwand.com

Sau khi cộng quân tấn công vào Ban Mê Thuột, người ta nói rằng Tổng thống Thiệu đã có dự định trong đầu về một cuộc tái phối trí. Nay Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đứng trước hai chọn lựa không dễ chọn.

Một, Tổng thống Thiệu muốn duy trì bằng mọi giá, dù là đắt giá (risky move), phải tái chiếm lại Ban Mê Thuột. Nhưng cho đến chiều thứ sáu thì quyết định này xem như bị loại bỏ.

Hai, quyết định rút lui khỏi các vùng Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột, Darlac – một quyết định không kém can đảm – và trong cuộc rút lui này, mang theo vũ khí được chừng nào hay chừng nấy.(2)

Cuộc rút quân khỏi Pleiku ngày 16 tháng này, chỉ sau cuộc tấn công của cộng quân vào Ban Mê Thuột một tuần đã để lại nhiều câu hỏi và nhiều nghi vấn?

Có người cho đây là màn tháu cáy người Mỹ của ông Thiệu.

Tôi không tin như vậy. Không thể mang sự sống chết của binh lính để tháu cáy chính trị. Ông Thiệu vốn là một quân nhân không thể nghĩ hạn hẹp như vậy được.

Có thể ông nghĩ là không có viện trợ thì không thể tiếp tục chiến tranh. Các vị chỉ huy VNCH đã chọn con đường số 7B, một con đường đã bỏ hoang từ sau thời Pháp nên nhiều chỗ như cầu cống, đường xá cần có công binh đi trước để dọn đường, làm cầu. Thế rồi công binh, pháo binh, thiết vận xa, hàng ngàn xe camion chở binh lính, súng ống đạn dược, các lực lượng đặc biệt quân đội các binh chủng, gia đình các quân nhân này và cả dân chúng nữa ước định khoảng 100.000 đến 200.000 người chen lấn nhau mà đi.

Tưởng Ngô Quang Trưởng có viết bài Tại sao tôi bỏ quân đoàn I. Ông cho đó là trách nhiệm của riêng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Tướng Phú muốn tạo sự bất ngờ cho cộng sản, nhưng đó là một tính toán sai lầm; vì dân chúng được tin quân đội rút quân đã vội vã chạy ùa theo. Tình cảnh này làm cho cuộc rút quân thêm chậm trễ và khó khăn.

Yếu tố bất ngờ không còn nữa.

  • Bình luận của nhà báo Drew Middleton, “President Thieu. Is he fit to lead?”

Trong một bài bình luận của Drew Middleton, bình luận gia của tờ N.Y. Times cho rằng, mặc dầu tinh thần binh sĩ có xuống. Nhưng chỉ trong vòng ba ngày tấn công Ban Mê Thuột, các phóng viên nhận thấy mặc dầu có sự tấn công vũ bão của cộng quân, nhưng người ta không thấy một sự đáp trả đúng mức của các đơn vị quân đội trong khu vực.

Không có dấu hiệu có sự chống cự và chỉ cho thấy sự rút lui một cách hoảng loạn. Các sĩ quan chỉ huy đã bỏ trốn và binh đội còn sót lại thì đầu hàng.

Chắc hẳn việc Ban Mê Thuột mất vào tay cộng sản chỉ sau một ngày giao tranh của binh sĩ VNCH tại Ban Mê Thuột ảnh hưởng tới những quyết định của ông Thiệu một cách sâu xa. Gần như thể, ông ta bị cô lập bởi các phụ tá và cố vấn. Và rồi ông đã tự mình đưa ra những quyết định mà không tham khảo với ai cả (Cho dù có tham khảo tướng Cao Văn Viên và hai tướng thuộc vùng I, vùng II, nhưng ông là người quyết định một mình) và cũng không đưa ra một lời giải thích cũng không đề xướng ra một cuộc rút quân có chuẩn bị kỹ càng.

Người ta tự hỏi ông Thiệu có còn thích hợp để lãnh đạo nữa hay không? Đó là nhan đề bài báo President Thieu, Is he fit to lead?

Trong một buổi họp ở Nha Trang gồm có Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Thủ tướng Khiêm, tướng Cao Văn Viên, các tướng Tư lệnh vùng như Ngô Quang Trưởng, vùng I, Nguyễn Văn Phú, vùng II. Sau khi nghe tướng Phú thuyết trình về tình trạng Ban Mê Thuột và xin thêm quân. Cả ông Thiệu và ông Khiêm từ chối tăng viện binh vì không có người.(3)

Theo tướng Cao Văn Viên sau này tiết lộ thì đã có đến ba đề nghị rút quân nếu không có viện trợ.(4)

Một thắc mắc nữa không kém quan trọng là ông Nguyễn Văn Thiệu có hỏi ý kiến người Mỹ khi rút quân ra khỏi Tây Nguyên không?

Theo Frank Snepp, ký giả chuyên viên phân tích của CIA ở Saigon, sau này cho biết thì ông Thiệu đã tự ý quyết định một mình mà không hỏi ý kiến người Mỹ.

Cũng theo Frank Snepp cho thấy là tinh thần binh sĩ quân đội miền Nam sa sút trầm trong. (Morale in the army was on the verge of collapse).(5)

Việc rút quân như thế cho thấy một thái độ tuyệt vọng của ông Thiệu vào thiện chí của người Mỹ.

Một thái độ tự tử chính trị của một người lãnh đạo quốc gia miền Nam.

Ngay đại sứ Graham Martin cũng ngạc nhiên về quyết định của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Trong bài viết của ông, The attack on Ban Me Thuot and Thieu’s decision to withdraw from the central highland came as a complete surprise to me. […] I don’t know who convinced him of this. But throughout all of this he didn’t tell us any thing.(6)

  • Sense of doom engulfs Saigon
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, tháng 4, 1975. Nguồn: © Bettmann/CORBIS

Chính việc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho rút quân đoàn I và đã tạo cái cảnh tượng mà trong một bài viết nhan đề Sense of doom engulfs Saigon, trong đó phóng viên tờ N.Y. Times News Services mô tả tình trạng: The army is mad with fear and panic. It’s all collapsing before our eyes’. ( Quân đội rơi vào tình trạn điên loạn sợ hãi và sụp đổ trước mắt chúng tôi.)

Binh sĩ có làm loạn vì hoảng sợ thì đó không phải là lỗi của họ. Lỗi là cấp chỉ huy, các tướng lãnh và sĩ quan cao cấp đã không làm tròn trách nhiệm của mình. Mỗi một sĩ quan cao cấp trong ngày 30 tháng Tư phải tự hỏi mình về trách nhiệm trước binh lính, quân đội.

Câu hỏi quan trọng nhất vẫn là tìm hiểu xem Tổng thống Thiệu ra lệnh rút quân mà không tham khảo với người Mỹ!

Theo Frank Snepp tiết lộ, tình báo Mỹ không biết tin về cuộc triệt thoái này. Ngay cả Đại sứ Martin là người có đủ thẩm quyền để được tham khảo về quyết định quan trọng này cũng không hề biết.

Việc rút quân này xem ra có những khuyến điểm sau đây:

  • Việc rút quân quá vội vã thiếu chuẩn bị. Nếu cần cho công binh đi trước vài ngay san sửa đường, đặt cầu.
  • Thứ hai, không có kế hoạch để di tản gia đình binh sĩ đi theo. Đến khi họ biết thì dân chúng hốt hoảng chạy theo binh lính, gây trở ngại và làm chậm trễ cuộc rút quân. Tại Phủ Lý, Nam Định, khi người Pháp tính rút quân. Họ đã chuẩn bị cho gia đình các quân nhân đi trước bằng xe camion, sau đó mới đến lượt các quân nhân đi theo. Cuộc rút quân êm thắm vào lúc gần sáng và không bị Việt Minh tấn công, cản đường. Đây đúng là lỗi lầm của tướng Nguyễn Văn Phú.
  • Ngày 17 tháng ba, 1975. Những giây phút cuối cùng của sự có mặt của người Mỹ ở Phnom Penh

Theo tin AP, ngày 17 tháng ba, tòa đại sứ Mỹ tại Phnom Penh đã cho nhân viên đốt tất cả các tài liệu và chuẩn bị đưa những người Mỹ cuối cùng ra khỏi Cambodia. Và mặc dầu bị pháo kích vào phi trường bằng nhiều quả pháo kích.

Theo nguồn tin của UPI trong một nhan đề bài báo: Airlift resumes to Phnom Penh, foreigners flee cũng viết lại tương tự như hãng AP.

  • Ngày 20 tháng ba, 1975: South Viet Nam continues to Shrink

Hôm nay là ngày 20 tháng 3, năm 1975, nguồn tin của hãng thông tấn AP với tựa đề S. Vietnam continues to Shrink cho thấy tình trạng miền Nam càng thêm bi quan và có nguy cơ sụp đổ. Ngoài các tỉnh cao nguyên Trung phần đến lượt Huế Quảng Trị, nay có thêm tỉnh Bình Long, chỉ cách phía Bắc, Sài gòn có 60 dặm. Cạnh đó, Phước Long đã bị tràn ngập bởi cộng sản từ hồi tháng giêng. 17.000 dậm vuông đã rơi vào tay cộng sản với số dân là 1.700.000 dân, một phần 10 dân số miền Nam.

Sai Gòn nay phải nuôi thêm số dân cả nửa triệu người từ các nơi kéo về. Thực phẩm khan hiếm kéo vật giá leo thang. Và nhiều nhà đã bắt đầu lo tích trữ gạo, cá khô. Những người có thân nhân hoặc có tiền thì cũng tạm ổn. Còn những người không có thân nhân ở Sài Gòn thì chắc phải tạm trú ở những nơi công cộng.

Gia đình chúng tôi cũng có thêm anh em chạy từ Nhatrang về. Một số bạn bè từ Huế, Nha Trang, Phan Thiết, Quy Nhơn, lâu lắm không có dịp gặp nhau, nay có dịp họp mặt đông đủ.

Nhưng tôi còn nhớ rõ cái cảm giác lúc bấy giờ. Lo thì có lo nhưng vẫn có lý do chủ quan là Sài Gòn không thể nào mất được. Quân đội VNCH còn mạnh lắm.

Cái niềm tin tưởng biến thành cái mà Lewis gọi là thần thoại. Đó là điều mà ký giả Anthony Lewis đã viết một bài nhan đề Myth and Reality.

Mấy học trò cũ ở Nha Trang về vẫn rủ nhau đi ciné, vẫn đi ăn nhậu với mấy người bạn từ xa về.

Mất ở đâu thì mất, Sài Gòn không mất được!

Tôi vẫn ngây ngô tin tưởng rằng không bao giờ Mỹ bỏ rơi Việt Nam. Tin tưởng vào những lời tuyên bố trấn an của Tổng thống Ford như thuốc an thần, tin tưởng vào phái đoàn quân sự do tướng Frederick Carlton Weyand với những lời trấn an, tin tưởng vào những tin tức thế giới như, U.S. Aid decision soon. những trận đánh oai húng trong quá khứ như trận Quảng Trị 1972, Tết Mậu Thân 1968.

Mỹ đã bỏ ra 150 tỉ đô la và 50.000 xác người Mỹ tử trận ở đây lại không thể có một cố gắng cuối cùng sao?

  • Thiệu trước công chúng Sài gòn

Nếu có một cuộc thăm dò dư luận về ông Thiệu. Chắc ông chỉ nhận được một lá phiếu ủng hộ ông thì đó là lá phiếu của bà Thiệu.

Kể từ sau quyết định triệt thoái khỏi Tây Nguyên. Dân chúng oán ghét ông không ít.

Sợ bị ám toán, với bản tính đa nghi, ông phải đổi chỗ ở luôn.

Trong buổi nói chuyện với dân chúng Sài gòn vỏn vẹn trong vòng 5 phút, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho rằng lực lượng quân số của Bắc Việt đông gấp 4 lần quân số của VNCH. Hà Nội đã gửi vào Nam 5 binh đoàn trong số 8 binh đoàn trừ bị.

Sau 5 phút vắn vỏi nói với dân chúng, ông Thiệu vội vàng rời dinh độc lập chui vào chiếc xe Limousine chống đạn (bullet proof limousine) xe hướng về một chỗ ẩn náu riêng, kín đáo của ông gần Hotel Majestic.

Tại nơi đây, ông lo ngại về việc ông Kỳ có thể nổi loạn chống lại ông. Bởi vì sáng nay, Kỳ đã công khai yêu cầu ông Thiệu phải từ chức. Sau đó cảnh sát đã bắt vài người trong nhóm của ông Kỳ cùng với ba nhà báo. Nhưng những thành phần thân cận nhất của ông Kỳ thì vẫn không bị đụng tới.

Xem ra việc bắt bớ này chỉ là một đòn cảnh cáo.

Phải nhìn nhận là miền Nam sắp bị chìm, nhưng các vị lãnh đạo xem ra chỉ lo cho bản thân mình.

  • Sài Gòn có nguy cơ rối loạn như Đà Nẵng

Để bảo đảm trật tự an ninh cho thành phố Sài Gòn, lệnh giới nghiêm là từ 10 giờ đêm thay vì 12 giờ đêm, vì ’because of the present emergency situation and security requirements’. Tin của AP đã loan báo như thế.

Nguồn tin của UPI cho hay, tòa đại sứ Anh tại xứ ‘Chùa Tháp’ đã đóng cửa và quyết định di chuyển toàn bộ nhân viên sứ quan về Sài Gòn.

Quyết định này chẳng biết là một quyết định khôn ngoan hay có tính giai đoạn?

UPI với tựa đề một bản tin ngày 20-3: Lon Nol won’t quit. Mặc dầu có nhiều áp lực đòi ông từ chức để may ra tình trạng có thể khá hơn không? Nhưng nguồn tin trên cho hay Lon Nol nhất định ngồi lại để đối phó với tình hình.

Mặc dầu nói mạnh miệng như vậy, nguồn tin ngoại giao cho hay, ông Lon Nol sẽ chuẩn bị rời Cambodia trong thời gian không bao lâu nữa.

Việc ra đi của ông coi như dấu hiệu sự đầu hàng cộng sản giống hệt trường hợp TT. Nguyễn Văn Thiệu.

Thật vậy, 85 phần trăm lãnh thổ Cambodia nay ở dưới quyền kiểm soát của quân phiến loạn cộng sản.

Với tình hình không mấy sáng sủa gì, bị bao vây bởi cộng sản, Phnom Penh phải đầu hàng. Chỉ còn con đường dẫn sang Saigòn, dọc sông Mé Kông là tương đối còn an toàn.

Nhiểu người việt sinh sống tại Cambodia cũng đã tìm cách chạy trốn về Sài Gòn. Nhiều già đình Việt Nam làm ăn khá giả ở Cambodia nay tìm cách chạy sang Việt Nam. Một nơi mà cho đến lúc này được coi là còn an toàn.

Mẹ trẻ ôm con thơ trên chiếc trưc thăng chạy khỏi Tuy Hòa, 22 Thàng 3, 1975 Nguồn: AP Photo/ Nick Ut.

  • Indochina, Light goes out

Trong một bài bình luận tổng quát của UPI về tình hình miền Nam: Indochina: Light goes out . Phóng viên cho hay, nếu tính toàn Đông Dương thì nay 75% đất đai đã thuộc về cộng sản và ánh sáng đang đứng về phía họ. Nay thì 50 % các tỉnh miền Trung và Cao Nguyên đã rơi vào tay cộng sản. Người ta còn nhớ vào năm 1968, quân đội VNCH đả truy đuổi những tên cộng sản cuối cùng ra khỏi Huế. Pleiku cũng là nơi mà McNamara đã cho cộng quân biết thế nào là sức mạnh của vũ khí Mỹ. Quảng Trị ngày nào cũng là nơi chôn vùi không biết bao nhiêu bộ đội cộng sản, vào bao nhiêu chết bấy nhiêu.

Vậy mà nay tình trạng hầu như đã đổi khác, vai trò đã đổi.

  • Ngày 25, tháng ba. Huế thất thủ: Mass execution reported in Hue

Sáng ngày 25, chính quyền loan báo Huế thất thủ.

Quân đội Nam Việt lấp đầy mọi không gian có sẵn trên một con tàu di tản họ từ biển Thuận An, gần Huế, Đà Nẵng như Cộng quân tiến vào tháng Ba, 1975. (AP Photo / Cung)

Thuân An cách Huế chừng 10 dặm, kể từ chiều thứ hai, hàng ngàn người bằng đủ phương tiện đã tìm đến cửa Thuận An. Lính của quân đoàn một chạy cùng với gia đình nhốn nháo không biết thuộc đơn vị nào. Mạnh ai nấy chạy.

Phóng viên Peter Arnett nói đến một biển người ( an ocean of people) đang chờ đợi để được bốc đi khỏi Huế. Có một chiếc tầu đậu ngoài xa cách bờ biển khoảng 500 mét. Nhiều người đã cởi bỏ quần áo tìm cách bơi ra tàu.

Hàng ngàn xe cộ, súng ống đủ loại còn để lại chung quanh Huế, làm thế nào có thể chở di hết được? Chắc là sẽ bỏ lại hết để rơi vào tay cộng quân?

Hầu như có một sự bỏ rơi của cấp chính quyền và quân đội trong giờ phút này. Plei ku dã thế, nay Huế cũng vậy. Không thấy có một giới chức cao cấp nào có mặt để chỉ đạo các cuộc trốn chạy này.

Sau này, một số người chạy đến được bãi biển Đà Nẵng, cách Huế 50 dặm. Họ kêu gào, khóc lóc thảm thiết vì lạc mất người thân. Một số lính tráng bơi được ra tầu thủy thì nay không có quần áo, giầy bốt. Phần lớn không có súng.

Đến buổi chiều thứ hai thì có khoảng 3000 người tới Đà Nãng và người ta hy vọng đến đêm và sáng mai thì sẽ có thêm nhiều người hơn

Chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau khi tuyên bố Huế thất thủ, vậy mà cờ của Mặt trận giải phóng miền Nam được kéo lên.

Trước đây cờ này cũng đã được kéo lên một lần trong vòng hai tháng. 7 năm sau nó lại được kéo lên một lần nữa . Và lần này chắc không phải chỉ hai tháng!

Xa hơn nữa về phía Nam, Chu Lai và và Quảng Ngãi tự động bỏ ngỏ, rút lui.

Sau này, khi được tin Huế thất thủ, phía bên kia cho hay Văn Tiến Dũng đã không kìm giữ được xúc động. khóc và ông đã viết: Tôi đã đốt một điếu thuốc lá mà từ lâu tôi đã bỏ không hút.

Và Văn Tiến Dũng chắc còn phải khóc và hút thuốc nhiều lần nữa. Khóc đến không kịp khóc nữa.

Theo tin của thông tấn xã UPI khi Cộng quân chiếm thị xã Huế. Chúng đả xâm nhập một bót cảnh sát ở ngoại ô thành phố về phía Đông.

Theo lời một nhân chứng sau này vào được Saì gòn, ông cũng là một cảnh sát viên và đã chứng kiến 5 sĩ quan cảnh sát cùng một thiếu niên 18 tuổi bị chặn bắt trên bãi biển. Chúng bắt họ xếp hàng và sau đó đã hành quyết tửng người một như giết một con chó.

Những người dân Huế chắc không thể nào quên được cuộc thảm sát ở Huế. Nhưng mãi 18 tháng sau , vào mùa thu 1969, vụ thảm sát Huế mới nổ bùng ra và kết quả cho thấy không phải hàng ngàn mà hàng vài ngàn dân Huế đã bị thảm sát bởi cộng sản.

Huế đối với tôi vẫn là miền đất bất hạnh. Sinh ra ở đâu cũng được nhưng đừng sinh ra ở Huế.

  • Ngày 26 tháng 3, 1975 Disordely retreat..một cuộc rút quân hỗn loạn

Nay Đà Nẵng trở thành bị cô lập!!

Theo thông tấn xã AP thì đây là một cuộc rút quân hỗn loạn. (Disordely retreat)

Trong một cuộc tháo chạy hỗn loạn thì ai là người anh hùng, ai là kẻ hèn nhát. Thật khó để đưa ra một lời phê phán.

Trước cái chết gần kề, phản ứng của con người có thể là anh hùng và cũng có thể là ngược lại.Vì thế, có một bản tin khác cũng của AP do ký giả Peter O’Loughlin bình luận từ Tuy Hòa như sau:

Heroism, Cowardice, Bitter refugees.

Trước cái sống và cái chết. Ai cũng chọn cái sống còn. Ai cũng muốn chạy thoát thân. Đó phải chăng là trường hợp dành cho đại tá Lữ Đoàn trưởng, và trung tá Lữ đoàn phó Thủy quân lục chiến mà dưới quyền họ có khoảng 4000 thủy quân lục chiến, đã đào ngũ khi đối diện với quân địch? Tòa án quân sự nào sẽ xử tử hình theo quân luật? Đó là nỗi nhục nào chỉ riêng cho đại tá Lữ đoàn trưởng Thủy Quân lục chiến? Nếu biết rằng sống chết không tùy thuộc vào khả năng của mình thì sẽ phải hành xử như thế nào? Và người ta sẽ dựa vào đâu để sống? Sống hèn hay chết can đảm? Chỗ nào là tình người? Chỗ nào là tình chiến hữu?

Đã có nhiều người bất lực trước những chọn lựa khó khăn đó. Nhưng cũng đã có những người đã chọn lựa thành anh hùng và cũng đã có người chọn lựa sống hèn?

Hay là kết luận cuối cùng vẫn là những người tỵ nạn nếm mùi cay đắng!

Có thể khi rút quân, tướng lãnh miền Nam cũng lo sợ rơi vào tình trạng hỗn loạn mà kinh nghiệm về quân sử còn để lại cho họ. Nhưng không một ai muốn tiên đoán trước về một thảm họa như thế.

Ai anh hùng, ai hèn nhát? Nay không phải là lúc mở hồ sơ để kết tội?

  • Thiệu abandoned us

Có lẽ trong cuộc tháo chạy này, kẻ bị oán ghét nhiều nhất không ai khác là ông Nguyễn Văn Thiệu. Nhiều người đã ghét ông trong vai trò tổng thống. Kissinger là người lãnh đạo cao cấp của Mỹ cũng ghét cay, ghét đắng ông Thiệu. Nhưng có lẽ sự thù ghét này chỉ thực sự oán ngút trời đối với tất cả những ai rơi vào hoàn cảnh người dân chạy cộng sản từ lúc thoát chạy khỏi Tây Nguyên.

Theo ký giả Peter O’Loughlin hàng ngàn người tỵ nạn chạy trốn đã sống sót sau cuộc truy đuổi của cộng quân. Nhiều người trong số họ đã lớn tiếng chửi bới Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: Thieu abandoned us. Một người đàn bà đã nói như thế.

Và có thể nhiều người khác cũng nói như thế. Ông Thiệu, ông Khiêm đều là những ngưới quá khôn ngoan nên biết tham sống mà sợ chết.

Và có thể mọi người dân khốn khổ chạy trên truyến đường 7B hướng về phía Tuy Hòa đều có tâm trạng như người đàn bà này. Tâm trạng cảm thấy bị đem con bỏ chợ, giữa rừng núi, giữa các con đường mà đôi khi cấu cống chưa sửa chữa, rơi vào thế kẹt. Đi không được, lui cũng không được.

Và rồi các binh lính trên các xe thiết vận xa đã thiếu kiên nhẫn, tức tối cán bừa lên bất cứ trở ngại nào đang cản đường họ để tiến về phía trước. Xe cộ, xác người bị cán. Bất kể. Cán hết. Tiến về phía trước.

  • Disordely retreat

Trước khi Đà Nẵng thất thủ thì số dân nay phồng lên đến 2 triệu người. Dưới quyền tướng Trưởng nay chỉ còn 25 ngàn quân. Đà Nẵng có lợi thế hơn Huế vì có hải cảng và việc quân xem ra thuận lợi hơn nhiều. Và nhờ thế có thể giảm áp lực của số dân tỵ nạn khi cần rút lui. Nhưng trong việc rút quân này, cộng sản rút kinh nghiệm ở Huế cũng dùng áp lực dân chúng sợ hãi gây thêm gánh nặng cho chính quyền và quân đội Quốc Gia.

Thời gian nay là yếu tố quan trọng nhất của thành công hay thảm bại của cuộc lui quân. Đại tướng Smith đã gửi ra Đà Nẵng vào ngày 25 tháng ba 5 tàu kéo, 6 sà lan và ba tàu thủy. Phần Air America cho biết không có đủ phương tiện máy bay để ra Đà nẵng.

Con số tàu như thế khéo lắm chỉ đủ chuyên chở người Mỹ và nhân viên phụ cận là cùng. Số còn lại hàng nửa triệu người dân muốn được di tán là một bài toán không có đáp số.

Ngày 26 thì tướng Trưởng chỉ kịp cho vợ con cùng với vợ con lãnh sự Mỹ và Philip Custer  (bí danh của Trưởng cơ sở CIA ở Đà Nẵng), với Terry Tull được đi trên một chuyến bay đặc biệt của DAO.

Xem tiếp phần II, III


1) Tác giả gợi lại hình ảnh trận chiến rút lui của liên quân Anh và Pháp bị sa lầy ở bãi biển Dunquerque từ 21 tháng 5 đến 4 tháng sáu năm 1940.
(2) Xem báo Đi Tới, số 32, năm 2000, trang 12. Tướng Ngô Quang Trưởng sau này có tiết lộ trong bài Tại sao tôi bỏ quân đoàn 1. Ông cho biết ngay từ ngày 13 tháng ba, năm 1975, ông được lệnh Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gọi vào trình diện ở Sài Gòn và ra lệnh: ‘Phải rút khỏi Quân Đoàn I càng sớm càng tốt. Lệnh phải rút về Phú Yên, ngày 14-3 lấy Quốc lộ 22 làm ranh giới.’ Lệnh này chỉ có Tổng thống, Thủ tướng, Đại tướng Cao Văn Viên, tôi (Tư lệnh Quân Đoàn I và tư lệnh quân đoàn II, tướng Phạm Văn Phú biết mà thôi. Đến ngày 18-3, tướng Cao Văn Viên theo chỉ thị Tổng thống ra lệnh bỏ Huế.
(3) Tướng Lê Quang Lưỡng, tư lệnh sư đoàn Dù, trước 1975 trong một bài viết, Thiệu xé rách sư đoàn Dù làm gì? Trong đó tướng Lưởng nhận lệnh trực tiếp của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Đưa sư đoàn Dù về Sài gon. Trích báo Đi Tới, số 32, 2000.
(4) Cao Văn Viên, Những ngày cuối của VNCH, trang 130. Đề nghị của tướng Đồng Văn Khuyên, tổng cục tiếp vận đề nghị co cụm lại cho tương xứng với sự cắt giảm viện trợ. Đề nghị thứ hai của tướng John Murray một sơ đồ tương tự như của tướng Khuyên. Đề nghị thứ ba của tướng Ted Sarong, Úc Dại Lợi một kế hoạch tương tự.
(5) Frank Snepp, Decent Interval, trang, 149.
(6) Larry Engelmann, Tears before the rain, trang 53

26 BÌNH LUẬN

  1. Trích:”Bà có tên đầy đủ là Bella Abzug là dân biểu đại diện cho bang Manhattan cùng với Paul Norton “Pete” McCloskey, Jr. Bà và ông “Pete” đều có tiếng là chống chiến tranh Việt Nam. Sự có mặt của bà ở Việt Nam lúc này là một điều bất lợi cho Việt Nam. Chúng ta vẫn muốn chiến đấu. Bà nói không.“

    Và phải kể những kẻ sát thủ VNCH có tên thượng nghị sĩ Joe Biden nữa chứ.
    Đã vậy, Biden còn đuổi dân miền Nam tị nạn Việt cộng không cho vào Mỹ mới thấy sự ác độc tận cùng của Biden!!!

  2. Giáo sư Bùi Văn Phú xem tháng 4/75 là thống nhứt hòa bình

    Nguyên Ngọc xem là “chiến thắng huy hoàng”

    Bảo Ninh, với tác phẩm “Nỗi Bùn Chiếu Manh”, được xem là 1 chứng thực cho fong chào phủ định những hy sinh mà dân tộc “Việt Nam” của RF Phúc Kđinh A (*) phải bỏ ra trong chống Mỹ

    Nhà phê phê bình bình Phạm Xuân Nguyên, sau khi đọc hồi ký chiến tranh “Đồng Bằng” của Nguyên Ngọc, đã nhận định chống Mỹ đã trở thành dân tộc tính của người VIỆT, và vì vậy, bất tử . Cái loại người “Việt” của nhà phê phê bình bình Phạm Xuân Nguyên đó, ai có đủ tự hào để thừa nhận, go rite ahead. Just count me the Phúc out

    (*) RF Phúc Kđinh A viết Trung Quốc, Liên Sô từng là đồng minh của VIỆT NAM. Théc méc của tớ, VNCH chống lại cái “Việt Nam” của RF Phúc Kđinh A, gây ra những “hy sinh” Trần Tố Nga biểu là có xây bao nhiêu tượng đài cũng hổng đủ . Vậy, trong mắt của RF Phúc Kđinh A, VNCH là gì ? Oh, và Mỹ là đồng minh của VNCH, thus, chắc chắn hổng phải là “đồng minh” của “Việt Nam” gòi

    Mỹ aint yo cup of tea, spit that xít out

    • Và Tiến Sĩ Tưởng Năng Tiến mến mộ Daddy Cool Nguyên Ngọc cả về văn tài lẫn đức độ

      Phúc Kđinh K’Thui!

  3. VIỆT NAM CÔNG HÒA MUÔN NĂM!
    ***************************

    Dân tộc Việt Nam Cộng Hòa là tập hợp khối người đứng dưới ngọn cờ Vàng thề tiêu diệt cộng láo tận gốc tận rễ, dựng lại Việt Nam Cộng Hòa! Ngoài ra, Khối người này, mà tên gọi là dân tộc Việt Nam Cộng Hòa, đeo đuổi ba giá trị nhân bản chủ yếu sau đây: Truyền thống, Khai phóng và Công lý!

    HÃY VÌ VIỆT NAM CỘNG HÒA MÀ ĐẤU TRANH!
    ***********************

    • VIỆT NAM CÔNG HÒA MUÔN NĂM!
      ***************************

      Sự xuất hiện của Montauk trên diễn đàn Đàn Chim Việt nó cũng giống như sự xuất hiện của mặt trời giữa đêm tăm tối!

      “…Nhớ rõ lời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đừng nghe những gì Cộng Sản nói . ĐỨA NÀO LÀ ĐẢNG VIÊN, rứa đo, rứa đo .ĐỨA NÀO XUẤT THÂN TỪ GIA ĐÌNH CÁCH MẠNG, sêm xít (same shit!). Phúc them (Fuck them!)”

      • VIỆT NAM CÔNG HÒA MUÔN NĂM!
        ***************************

        Montauk: “Năm 79 hổng phải là xâm lược . 1975 mới là xâm lược . 1979 dân miền Nam mong Trung Quốc oánh chít mịa (chết mẹ) tụi bay, coi như 2 thằng Cộng Sản choảng nhau, thía thui (thế thôi)”

      • VIỆT NAM CÔNG HÒA MUÔN NĂM!
        ***************************

        One of the best Montauk’s statements: “Năm 79 hổng phải là xâm lược . 1975 mới là xâm lược . 1979 dân miền Nam mong Trung Quốc oánh chít mịa (chết mẹ) tụi bay, coi như 2 thằng Cộng Sản choảng nhau, thía thui (thế thôi)”

        • Dmcs
          Dm mày dog shareview
          Biết English không con mà sủa = One of the best Montauk’s statements:
          Biết sai chỗ nào không con?
          Kaka Kaka nhục nhã

          • Thằng chó đẻ mày giỏi lắm nhưng chỉ theo táp cứt người khác.

      • Dmcs
        Dm mày dog shareview
        Thằng Tàu Chệt muỗi Tàu cộng láo là đoàn viên thanh niên cộng sản hồ Chó dại
        Kaka Kaka nhục nhã
        Mút cc bố đi con

  4. VIỆT NAM CÔNG HÒA MUÔN NĂM!
    *************************

    Trong bài “Đánh tư sản” của tác giả Tu Hoa đăng trên Đàn Chim Việt, người ta thấy, trích: ”

    1. Số lượng người Sài Gòn phải bị mất hết tài sản và bị cưỡng bức đi KINH TẾ MỚI là khoảng SÁU TRĂM NGÀN NGƯỜI, tạo ra một sự hoảng sợ hoang man chưa từng có trong lịch sử phát triển Sài Gòn qua các triều đại.

    2. Riêng về tổng số vàng, nữ trang tịch tư từ tư bản ở miền Nam được các báo đài của Đảng thừa nhận lên đến 4000 lượng vàng- nhưng đây chỉ là con số tượng trưng tính riêng ở Sài Gòn từ tháng Năm năm 1977 qua tháng Hai năm 1978 mà thôi. Cả thảy trên dưới gần 35 ngàn lượng vàng, tính luôn cả nữ trang và kim cương thu trong những đợt ĐÁNH TƯ SẢN ở miền Nam.”

    Nguyên văn nghị định 111/CP của cộngd9ỏ có ghi, cũng theo tác giả Tu Hoa:

    “IV. ĐỐI VỚI NHÀ, ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN THUỘC BỘ MÁY CAI TRỊ CỦA NGUỴ QUÂN NGUỴ QUYỀN VÀ ĐẢNG PHÁI PHẢN ĐỘNG

    1. Mọi loại nhà cửa, đất đai trước ngày Giải phóng do chính quyền Mỹ nguỵ quản lý hoặc dành cho những tổ chức hay cá nhân, thuộc nguỵ quân nguỵ quyền và các tổ chức đảng phái phản động sử dụng, nay đều là tài sản công cộng, do Nhà nước trực tiếp quản lý.

    2. Nhà cửa, đất đai của những người sau đây đều do Nhà nước trực tiếp quản lý:

    – Sĩ quan nguỵ quân cấp từ thiếu tá trở lên.
    – Sĩ quan cảnh sát từ cấp trung uý trở lên.
    – Cán bộ thuộc bộ máy cai trị của nguỵ quyền đã giữ chức vụ, từ Chủ sự phòng cơ quan Trung ương, Ty phó, Quận phó trở lên.
    – Các phần tử ác ôn, mật vụ, tình báo, chiêu hồi cố tình phản cách mạng.”
    (end quote)

    Cộng đỏ xé bỏ hiệp định cam kết hòa bình, thôn tính Việt Nam Cồng Hòa, cướp của giết người ngay giữa ban ngày.. “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội!”

    BỞI VẬY, HÃY VÌ VIỆT NAM CỘNG HÒA MÀ ĐẤU TRANH, ĐÒI LẠI CÔNG LÝ CHO DÂN TỘC VIỆT NAM CỘNG HÒA!

    • Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm!
      ****************************

      Dân tộc Việt Nam Cộng Hòa là tập hợp khối người đứng dưới ngọn cờ Vàng thề tiêu diệt cộng láo tận gốc tận rễ, dựng lại Việt Nam Cộng Hòa! Ngoài ra, Khối người này, mà tên gọi là dân tộc Việt Nam Cộng Hòa, đeo đuổi ba giá trị nhân bản chủ yếu sau đây: Truyền thống, Khai phóng và Công lý!

      HÃY VÌ VIỆT NAM CỘNG HÒA MÀ ĐẤU TRANH!

      • Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm!
        ****************************

        Sự xuất hiện của Montauk trên diễn đàn Đàn Chim Việt, nó cũng giống như sự xuất hiện của mặt trời giữa đêm khuya tăm tối!

        Montauk viết:

        “Đúng, tao ủng hộ Đảng Cộng Sản ăn thịt con của chính Đảng

        Huy Đức, Phạm Đamn Trang, Nguyễn Lân Thắng, Phạm Chí Dũng … Tao phải bắt chước Phạm Chí Dũng “Ơn Đảng, ơn Chính phủ!” nữa . Và phải động viên Đảng của tụi bay ăn thịt tụi bay khẩn trương hơn nữa . người tao cần Đảng ăn thịt nhứt là mày, nhưng chính Đảng của mày chắc cũng kinh tởm cái giống như mày . Wait & See then!”

        • Dmcs
          Dm mày dog shareview
          montaukmosquito 29/05/2022 At 9:52 pm
          Vài ý về chủ đề này
          – Phát biểu của TT Phạm Minh Chính không phải chỉ riêng ông . Ngay trên BTD này cũng có người xem tư duy dân Ngụy cần nhớ ơn bên thắng cuộc là khách quan . Tớ đồng ý, và đền ơn đáp nghĩa bằng ủng hộ con đường xã hội chủ nghĩa của Việt Nam .

          “Đàng hoàng là gì? Là đừng bắt bỏ tù dân chúng trong nước vô cớ”
          So far, Đảng chúng ta rất đàng hoàng . Tất cả những ai được đưa đi tạm giữ hay trừng trị, ý riêng của tớ, rất xứng đáng được hưởng những chuyện như vậy . Hy vọng Đảng chúng ta sẽ giữ mãi cái winning streak này .
          Lịch sử của mình, mình cứ kiên định quan điểm . Cứ sòng phẳng mà nói . Phúc it & Phúc ’em
          Kaka Kaka nhục nhã thằng Tàu chệt muỗi Tàu cộng láo là đoàn viên thanh niên cộng sản hồ Chó dại

          • Còm mày viết chỉ trích lại thiếu tư duy của riêng mình ! Xoàng !

          • Dmcs
            Dm mày dog bbt
            Mút cc bố đi cho khôn ra
            Comment là của thằng Tàu chệt muỗi Tàu cộng láo là đoàn viên thanh niên cộng sản hồ Chó dại
            Đập chết cha mày dog bbt

        • Ơ hay, đéo mẹ nhà mày quân mất gốc thiến cu! Mày quên cả tiếng mẹ đẻ à! Thì mày trích lại của thằng Montauk, nên chẳng có tư duy con mẹ gì cả từ chính bản thân mày! Tao viết sai chổ nào hở?

  5. Tên tội phạm Trump 20/10/2024 at 23:04
    Hoan hô nước Mỹ yêu chuộng hoà bình, rút khỏi VNCH 1973: và để chấm dứt chiến tranh khong Viện trợ thêm cho VNCH 1975, kệ mẹ cho VNCH bị làm thịt như tên tội phạm Trump với UKR bây giờ
    Hoan hô nước Mỹ
    Kaka Kaka

  6. Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm!
    **************************

    Việt Nam Cộng Hòa một mình đương đầu toàn khối cộng sản có cả Trung cộng lẫn Liên Xô Đông Âu và chỉ nhận viện trợ duy nhất từ Mỹ. , trong khi ngày nay, Ukraine nhận viện trợ từ Mỵ lẫn tử khối NATO. Nếu Mỹ rút lui sự hậu thuẩn, sự hậu thuẩn của NATO vẫn dư sức giúp Ukraine cầm cự và đi đến chiến thắng quân sự sau cùng ở đường dài!

    Còn về Việt Nam Cộng Hòa, khi Mỹ rút đi, không có khối NATO nào viện trợ cả. Việt Nam Cộng Hòa trở thành một sự bỏ rơi đông minh tồi tệ nhất của nhân loại, trên cả sự bỏ rơi Ba Lan vào Đệ-nhị thế-chiến của quân đội Đồng Minh.

    ****************************

    • Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm!
      ****************************

      Sự xuất hiện của Montauk trên diễn đàn Đàn Chim Việt nó cũng giống như sự xuất hiện của mặt trời giữa đêm tăm tối!
      _________

      Có một đoạn Montauk chế giễu bọn cờ Vàng phản phúc cơ hội rất hay ma ít ai để ý…Montauk viết:

      “Có điều zìa (về VN) thì ráng chịu . Chớ đừng có như Trịnh Vĩnh Bình, lúc cơm ngon canh ngọt thì anh Ba chú Sáu ngọt lịm . Nhưng khi things gone sour, ổng lại lôi Việt Nam Cộng Hòa ra (hahaha, very funny!Good one!). Nhìn rất giống thằng trăm nicks Đảng đẻ!(hahahaha, good one!)

      • Dmcs
        Dm mày dog shareview
        montaukmosquito 29/05/2022 At 9:52 pm
        Vài ý về chủ đề này
        – Phát biểu của TT Phạm Minh Chính không phải chỉ riêng ông . Ngay trên BTD này cũng có người xem tư duy dân Ngụy cần nhớ ơn bên thắng cuộc là khách quan . Tớ đồng ý, và đền ơn đáp nghĩa bằng ủng hộ con đường xã hội chủ nghĩa của Việt Nam .

        “Đàng hoàng là gì? Là đừng bắt bỏ tù dân chúng trong nước vô cớ”
        So far, Đảng chúng ta rất đàng hoàng . Tất cả những ai được đưa đi tạm giữ hay trừng trị, ý riêng của tớ, rất xứng đáng được hưởng những chuyện như vậy . Hy vọng Đảng chúng ta sẽ giữ mãi cái winning streak này .
        Lịch sử của mình, mình cứ kiên định quan điểm . Cứ sòng phẳng mà nói . Phúc it & Phúc ’em.#
        Bố còn nhiều comments chống VNCH của thằng Tàu chệt muỗi Tàu cộng láo là đoàn viên thanh niên cộng sản hồ Chó dại

  7. Hoan hô nước Mỹ yêu chuộng hoà bình, rút khỏi VNCH 1973: và để chấm dứt chiến tranh khong Viện trợ thêm cho VNCH 1975, kệ mẹ cho VNCH bị làm thịt như tên tội phạm Trump với UKR bây giờ
    Hoan hô nước Mỹ
    Kaka Kaka

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên