50 năm Hải chiến Hoàng Sa: Việt Nam có thể làm gì với vị thế là nước yếu hơn?

16
Chiến hạm HQ-16 Lý Thường Kiệt - Ảnh: tư liệu

Sau chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 12/2023, các chuyên gia cho rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam cần học cách cân bằng giữa hợp tác và đấu tranh bảo vệ chủ quyền.

Hợp tác là xu thế chung hiện nay và việc Việt Nam tăng cường hợp tác với Trung Quốc là điều tất yếu. Tuy nhiên, chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa luôn là vấn đề nhức nhối lâu dài trong quan hệ song phương giữa hai nước.

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt tại nhà riêng ở Úc, giáo sư danh dự về chính trị tại Đại học New South Wales, Carl Thayer, cho rằng trận hải chiến ngày 19/1/1974 đánh dấu bước đi đầu tiên trong hành động quyết đoán và đưa ra yêu sách chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc.

Theo các sử liệu mà ông dẫn chứng, nếu nhìn lại 50 năm trước, sẽ thấy đó là bước đầu tiên của quá trình xâm lược thực sự của Trung Quốc, thông qua việc sử dụng vũ lực dưới mức lực lượng vũ trang, sẽ thấy chính VNCH đã nổ súng trước, giúp Trung Quốc củng cố luận điệu rằng họ chỉ phản công và tự vệ.

“Cũng từ đó dẫn đến việc [Trung Quốc] mở rộng và xây dựng các căn cứ ở Hoàng Sa, mà ngày nay chúng ta thấy đã mở rộng sang quần đảo Trường Sa,” nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm cho biết.

Thế lưỡng nan của chính phủ Việt Nam

Đã 50 năm trôi qua nhưng mức độ thông tin về Hải chiến Hoàng Sa vẫn hết sức hạn chế trong hệ thống giáo dục và báo chí ở Việt Nam. Trong khi đó, những người Việt Nam ở hải ngoại và một bộ phận trong nước coi sự hi sinh của hơn 70 người trong Hải chiến Hoàng Sa là đáng được tôn vinh.

Nhà nghiên cứu độc lập Song Phan từ Sydney cho rằng tiền thân của nhà nước Việt Nam hiện nay là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vốn trước đây đã có thái độ lập lờ trong vấn đề chủ quyền Hoàng Sa. Theo ông, những sách giáo khoa, bản đồ in hình Hoàng Sa cho Trung Quốc và công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958 đã gây ra những hệ lụy khó sửa chữa trong vấn đề Hoàng Sa.

Bắc Kinh tới nay vẫn sử dụng thư của ông Phạm Văn Đồng gửi Chu Ân Lai năm 1958, nói đây là chứng cứ Việt Nam từ bỏ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc.

“Có lẽ vì thế nên chính phủ Việt Nam dè dặt đối với các phát ngôn có thể làm vị thế phe mà họ từng cho là tà ngụy có thể tỏa sáng hơn mình trong vấn đề bảo vệ chủ quyền vốn là vấn đề thiêng liêng đối với dân tộc,” ông Song Phan nói với BBC.

Việc đề cao vai trò của VNCH với tư cách là nhà nước có chủ quyền tại Hoàng Sa và tôn vinh binh sĩ VNCH có vẻ có lợi cho lập trường chủ quyền của Việt Nam, nhưng điều đó có thể ảnh hưởng tới tính chính danh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong công cuộc mà họ gọi là chống Mỹ cứu nước và giải phóng miền Nam.

“Việt Nam thích nêu bật thành tích do lực lượng cộng sản thực hiện, và chính phủ hiện nay không muốn thừa nhận vai trò của những con rối của Mỹ, hay chế độ kẻ thù, trong vấn đề này [chủ quyền]”, Giáo sư Carl Thayer nhận định.

“Đối với bất kì một người khách nào đến Việt Nam như tôi, đều sẽ thấy rằng tinh thần chống Trung Quốc trên Biển Đông luôn âm ỉ, và có thể dâng cao mạnh mẽ như 2014, khi Việt Nam nổ ra các cuộc biểu tình, sau đó dẫn tới việc các nhà máy Trung Quốc bị đốt phá,” ông chia sẻ.

Ông Thayer cho rằng chính quyền hiện nay bắt đầu có sự thừa nhận miễn cưỡng, bằng chứng là vào năm 2014, kỷ niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa, truyền thông Việt Nam đã được phép đưa tin về trận chiến. Thêm vào đó, ngày càng có nhiều học giả nói Việt Nam không còn chia cắt mà đã thống nhất rồi, phải ghi nhận những người này là liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.

“Chính phủ muốn thao túng và kiểm soát tinh thần dân tộc, hơn là đối mặt với tinh thần độc lập dân tộc từ người dân.”

“Và đó là thế lưỡng nan đối với chính phủ trong việc làm thế nào để dung hòa lòng dân với nỗ lực kiểm soát mối quan hệ với Trung Quốc của chính họ,” giáo sư Carl Thayer kết luận.

Việt Nam có thể làm gì?

Từ 1974 trở đi, Trung Quốc bắt đầu thành lập các khu hành chính để quản lý và ban lệnh cấm đánh cá hàng năm được áp dụng từ vĩ tuyến 16 trở lên ở Biển Đông.

Trong khoảng 20 năm trở lại đây, tình hình ở khu vực trở nên bất ổn, thường có tin ngư dân Việt Nam bị phía Trung Quốc truy đuổi khi đánh bắt cá gần quần đảo Hoàng Sa, hay như các sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, các vụ căng thẳng khác giữa tàu bè của hai nước…

Và cho tới tận ngày nay, khi Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Việt Nam vào tháng 12/2023 và trao đổi với ông Nguyễn Phú Trọng thì vấn đề Biển Đông vẫn là vướng mắc chính trong mối quan hệ.

Giáo sư Carl Thayer cho rằng nếu Việt Nam im lặng và chấp nhận những gì Trung Quốc đang làm và những điều khác thì sau này Trung Quốc có thể tranh luận rằng Việt Nam đã không phản đối, do đó Việt Nam đã chấp nhận luật của chúng tôi, và chấp nhận rằng những ngư dân này đang đánh bắt cá bất hợp pháp. Ông nhấn mạnh rằng thực tế không phải là như vậy.

Cũng theo ông, cách tiếp cận Việt Nam cần chú trọng là phải tiếp tục phản đối.

“Đối với mọi hành vi mà Trung Quốc khiêu khích hoặc thực hiện, Việt Nam đều phải đưa ra tuyên bố ngoại giao hoặc khiếu nại với Trung Quốc để chứng minh rằng Việt Nam không chấp nhận những yêu sách và khẳng định của Trung Quốc.”

Nhà nghiên cứu Song Phan nói với BBC rằng, so về thực lực, Việt Nam không thể sánh được với Trung Quốc về mọi mặt, do đó có vẻ ngoài cách tiếp cận pháp lý, Việt Nam hầu như khó có lựa chọn nào khác.

“Luật quốc tế hiện đại không còn thừa nhận việc thụ đắc lãnh thổ bằng vũ lực nên đây là một điểm yếu về mặt pháp lý của Trung Quốc về chủ quyền đối với Hoàng Sa, nhất là với cụm đảo phía tây mà họ rõ ràng đã giành lấy được thông qua sử dụng vũ lực năm 1974. Do đó, đây chắc chắn là một điểm mà Việt Nam cần khai thác trong tuyên truyền và trong đấu tranh bằng pháp lý cho chủ quyền Hoàng Sa,” ông Song Phan nêu ý kiến.

Nhưng cũng theo ông, ngay cả trong cách tiếp cận pháp lý, Việt Nam cũng không thể đưa ra vấn đề về giải quyết chủ quyền (trong tranh chấp chủ quyền tòa án quốc tế chỉ có thể thụ lý những vụ hai bên đều thừa nhận có tranh chấp và cùng đồng ý đưa ra tòa) mà chỉ có thể làm tương tự như cách Philippines đã làm, chẳng hạn nhờ tòa tái xác nhận tính vô hiệu của đường lưỡi bò phần phía Việt Nam, khẳng định các thực thể địa lý ở Hoàng Sa chỉ là các đảo đá không có vùng đặc quyền kinh tế, khẳng định vùng biển Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam… tức là những vấn đề chỉ liên quan đến việc giải thích và áp dụng UNCLOS.

“Nếu được tòa xử thắng như Philippines trong những vấn đề trên chẳng hạn (mà tôi tin khả năng thắng rất cao), thì Việt Nam có cơ sở pháp lý mạnh mẽ hơn để đấu tranh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế mỗi khi Trung Quốc xâm phạm các quyền trên biển của mình như trong vụ đặt giàn khoan năm 2014, các vụ khảo sát địa chất năm 2019, 2020, các vụ quấy rối thăm dò, khai thác ở khu vực bãi Tư Chính mấy năm gần đây, các vụ hiếp đáp ngư dân thường xuyên ở khu vực Hoàng Sa…

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu này cũng nhấn mạnh rằng hiện nay và có vẻ trong tương lai, Việt Nam bị ràng buộc rất sâu đậm với Trung Quốc, nhất và về chính trị và kinh tế, nên việc chọn thời điểm để thực hiện lựa chọn pháp lý này cũng là điều cần cân nhắc cẩn thận vì nguy cơ bị trả đũa với tác động xấu khó lường.

“Các cách nói ‘giành lại Hoàng Sa’ hay ‘đòi lại Hoàng Sa’ chỉ là những khẩu hiệu nhắc nhở các thế hệ người Việt Nam hết đời này sang đời khác khắc ghi rằng Hoàng Sa là một phần lãnh thổ của cha ông để lại mà họ có nhiệm vụ phải tìm cách khôi phục lại dù cho đến chừng nào, chứ khó có thể có tính thiện thực ngay cả trong một tương lai không gần,” ông Song Phan đánh giá.

16 BÌNH LUẬN

  1. VN bây giờ đả bi CS biến thành VC! Mất Dân trí-không Dân khí,mà chỉ có Dân sinh “Dổm”: cao đất-cap đai ,cap tài nguyên quốc gia… mà giàu lên,chứ k làm đươc cái-gì cả. Hảy nhìn các nước Bắc và Đông nhỏ xíu,nhưng cái gì củng làm đươc cả.Có những nước như Na-uy-Thuy Điển..dân số trên dưới chưa quá 5 triêu,thế mà mổi lần VC găp là xin,và họ đả viên trơ cho VN. Nhưng VC vẩn tiếp tuc xin,không biết xấu hổ! Đó chính là Dân khí. Còn Dân trí thì thôi khỏi nói,cái gì củng giả cả..! Vây thì làm sao lấy lại đươc Đất đai. Thua toàn tâp.

  2. E rằng rất khó mà đòi lại Hòn sa Trường Sa khi bị TC chiếm mất Coi như mất , Và bọn cs VN <hooc chí Minh ,là kẻ tội đố bán nước đúng như hăng thuơng noi và còn dạy con nít " cổng Răn Căn Gà NHà' dù rằng này sau có độc lập tụ do ,không CS.
    Nga chiếm của Nhật 4 đảo nhưng Nga có trả lại dâu ,dù Nhật bây giwof cung ở thế mạnh,có ĐM yểm trợ…Jih té Nhật sụt hạng 3 TC lên hạng Nhì sau Mỹ.
    Con frenkeinten ,ác quy TC đã vùng lên ,con Rồng (lộn) dã quẩy đuôi thức giấc. thách thức Myx và Myx nể một phần cung không đòi lại được Điếu Ngư ,nay thuộc của Nhật.
    Nói tóm lại ,Trừ có bát quốc liên minh đánh Tàu và Tàu thua như dưới thời nhà Thanh ,Thua và nhượng bộ
    Lịch sử ghi chép là Pháp đô hộ nước ta ,thương nghi vói Tau chia lại biên giowi Vieet Trung .Pháp đã đò VN chủ quyền trên đảo HSTS Ải Nam Quan và các cột móc có lợi cho VN…Vậy mà tên Hò Hẹ (Hồ Dâm) nói là yêu nước mà lại nhương 2 hòn đảo đó cho Tc vói lời bỉ thư"đảo chim ỉa".
    Ngày nay bọn giặc Hồ còn nhượng Cao nguyen cảng Cam Ranh chién Lược và cho thuê 100 năm 3 địa điểm chiến lược mà 01 trong 3 đó đã từng được Thánh Trần và vua QuangTrung đánh quan Tàu ô chạy mát áo mão cân đai ! Đó tôi ác của VC ,tội phản quốc của Hồ và bè lủ …
    Tôi :Bán NƯớc Câu VINH "lịch sử Lưu xú muôn năm !

  3. Lật đổ Việt cộng, lập lại Việt Nam Cộng Hòa là bước đầu tiên cần thiết trong quá trình dành lại quẩn đảo Hoàng Sa.

  4. Cứ tưởng người Việt nhìn Tàu+ tiêu cực nhất, hóa ra không phải. Nước nhìn Tàu+ một cách tiêu cực nhất là Hàn Quốc (88%), rồi đến Nhật Bản (78%), …, Đức, Úc (69%), …, Mỹ (62%), …,VN (58%), …

    Trích từ: “Chủ nghĩa bài Trung Quốc”, Wikipedia. (Anti-Chinese sentiment)
    Bạn có cái nhìn tích cực hay tiêu cực đối với Trung Quốc?

    • Tôi đả dến Hàn quốc và Nhật. Nhìn Tàu + tiêu cưc nhất là : Người Nhật,rồi đế người Hàn quốc,còn Châu Âu thì ngang ngữa nhau về ghết Tàu +.Còn người Mỹ (chính thống) thì sao ?? Tôi xin kể,có lần tôi vào một gia đình người Mỹ,thuôc loai vừa trí thưc ,vừa giàu có.Tình cờ bên canh đó có nhà treo bảng bán,nhà ở đây k dưới 5 triêu đô,thời điểm cách đây gần 20 năm. Người Tàu chủ nhà ,thấy tôi người Á Đông,bèn nói chuyên,và mời tôi vào nhà để hỏi về nhà cửa. Khi ra về ,và qua nhà người Mỹ,bà Chủ hỏi tôi :” Anh người Tàu ??” Tôi trả lời k phải -tôi người VN.Bà ây bôc lô ,tôi ghét nhà bên canh lắm.Nó bán nhà tôi mừng.Tôi hỏi tai sao ??Bà chủ Mỹ trả lời : Nhớp nhúa và ồn ào !!”.Điều nầy k phải Tàu luc đia k biết. Người Tàu ,nếu k tiếp cân với nền văn minh ,thì họ vẩn là loai ngừi đi đ6u khac nhổ và ăn nói ồn ào ! Đài Loan văn minh hơn nhiều ,vì họ có Tư Do tiếp cân với các nền văn minh,nên xả hôi Đai Loan hơn hẳn bọn Công Xì-Tẩu.

  5. Quốc tế mổ xẻ, cũng như người dân VN bàn luận xôn xao, còn tụi lãnh đạo việt cộng thì làm thinh vẫn một hai với Tàu Cộng chúng ta là đồng chí anh em sống chết với nhau. Vấn đề đảo Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của VN mà không nhìn ra một vấn đề then chốt, là, việt cộng không đòi mà cũng không thưa kiện là vì bọn việt cộng cho rằng sự tồn vong của đất nước VN không quan trọng bằng sự tồn vong của đảng. Mấy cái tên lãnh đạo việt cộng nói bỏ điều 4 hiếp pháp là tự sát, hoặc như côn an Tô Lâm nói phải bảo vệ đảng vì đảng đứng trên hiếp pháp của chúng nó thì làm gì có chuyện việt cộng sẽ đi đòi hay đi thưa kiện Tàu Cộng vài cái đảo nhỏ để mà đảng bị diệt.

    Mất nước tụi việt cộng còn chưa lo sợ bằng lo sợ mất đảng như chúng tuyên bố thì làm gì có chuyện chúng đi đòi cái đảo mà chúng đã bán.

    Còn đảng thì mất đảo; còn đảo thì mất đảng. Bọn việt cộng chọn mất đảo!

  6. Khà khà khà, Ngụy Sài Gòn đánh đấm như…….Kặc Chó thì làm răng mà hỏng bỏ chạy. Một đội quăn hèn nhát bạc nhuọc đánh đău thua đó cho dù bu MẼO đả trang bị cho tàu chiến hiện đại, thế mà vẩn cứ phóc chạy như một đám chuột.

    Nhảy đực và nhảy đầm thì đuọc chớ mà đánh đấm thì NGỤY SAI GÒN hỏng giống ai , kakkakakaakka.

    • He he he …

      Các bố đánh không lại phải bỏ chạy, nhưng dù sao cũng đã dám đánh

      Còn bọn Việt cộng thì dứt khoát… đ…éo dám đánh, không những thế còn không dám chạy, phải đứng đưa lưng cho quân Tàu nã đạn, chết hàng loạt mà đ.. éo dám “ẳng” tiếng nào.; Thậm chí ngày nay còn không dám để dân và gia đình các “niệt sĩ” làm lễ tưởng niệm công khai – vì sợ bố Tàu bực cái (cửa) minh

      Hèn đến thế là cùng!

      Thảo nào người ta mới gọi quân cụ …Hồ tặc là “quân đội nhân dân anh (k)hùng”

      Cứ mỗi lần Phét há miệng chê VNCH thì hình ảnh cái quần đội nhân dân VC – bị bắn thẳng vào lưng mà không dám “ăng” tiếng nào – lại được hê lên cho ….mọi người cùng….tội nghiệp.

      Tội nghiệp các anh khùng …niệt sĩ VC!

      Tội nghiệp Phét!

  7. Giời ơi là Giời! Vì đâu nên nỗi?

    Đúng là VNCH đã bị bức tử, mối hận này khó mà rửa được…cho nên những người Quốc Gia yêu nước chỉ còn có thể nguyền rủa con rắn độc Tàu công đã dùng Hồ Chí Minh làm tay sai để cướp Biển Đảo của VN.

    Nguyền rủa Tàu cộng một phần thì nguyền rủa Hồ Chí Minh và bọn Việt cộng ngàn vạn lần vì chúng là kẻ đã cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về dày mả tổ

    Chính tên bán nước buôn dân Hồ Chí Minh là thủ phạm mang Biển Đảo dâng cho Tàu qua câu vè thời đại:

    “Hỡi tổ cuốc,hỡi đồng bào
    Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào…
    Để “bác Hồ” rước Tàu vào Biển Đông!”

    Hay:

    “Đánh cho Mỹ cút, Nguỵ nhào
    Đánh cho chết mẹ đồng bào Miền Nam!”

    Ngày nay, cả miền Nam VN, chỗ nào tốt nhất, đắc địa nhất đều do bọn “Bắc cộng” chiếm lĩnh để xây “khu đô thị”, xây biệt thự, biệt phủ, để kinh doanh, để phân lô bán nền…còn dân (bản địa) miền Nam thì biến thành “dân oan” và bị lùa vào những vùng “tái định cư” ngập lụt, bẩn thỉu hôi hám…và được VC thả dàn cho “sáng say chiều xỉn” mà quên đi nỗi nhục của kẻ bị trị.

    Thật là đau xót cho người dân Miền Nam!

  8. Đã thử đòi chưa mà nói đòi lại Hoàng Sa không được?

    Cái gì cũng có một cái giá, rẻ hoặc xứng tầm của nó. Cái giá để đảng cộng sản Bắc Việt chiến thắng cướp được Miền Nam VN để cai trị dân Việt là quốc gia mất biển đảo. Hỏi điều này có bất cứ ai là con dân nước Việt chấp nhận? Không chấp nhận! Không một người VN nào chấp nhận trừ bọn cầu vinh sống nhục. Cứ viện cớ này nọ để né tránh chạy tội là có tội với non sông và dân tộc.

    Hãy nhìn qua Đài Loan, họ đâu có khuất phục bọn cường quyền cộng sản Tàu dù họ nhỏ và yếu hơn VN? Hãy nhìn qua Philippines, họ thay đổi chính sách từ thân thiện của chính quyền Duterte nhưng vẫn không làm Tàu Cộng từ bỏ tham vọng chiếm biển đảo của họ và chính quyền mới của Marcos thay đổi chính sách chống lại bá quyền của nước Tàu. Hãy nhìn qua Singapore, qua Nhật, Nam Hàn, và tất cả những nước khác có nước nào khuất phục sợ cộng sản Tàu bán nước như cộng sản VN? Có phải chỉ vì bọn đang cầm quyền đất nước VN là cộng sản nên mới hèn và khuất phục cộng sản Tàu như vậy?

    Chỉ có một con đường duy nhất để dân tộc VN trường tồn và đất nước không bị mất. Con đường duy nhất là dân tộc VN phải đứng lên diệt kẻ bán nước cầu vinh, diệt kẻ đang cai trị đất nước nhưng bám theo chủ nghĩa cộng sản với giặc Tàu.

    Nhục nhã cho đảng cộng sản đang cầm quyền và cho những người mang họ Việt theo giặc cầu vinh.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên