Truyền thông chính thống của nhà nước cộng sản Việt Nam đầy tự hào khi gọi ngày 21 tháng sáu là ngày Báo Chí cách mạng. Xác định 21 tháng sáu chỉ là ngày Báo chí cách mạng cũng là sự rạch ròi, sòng phẳng cần thiết. Nhưng trên mạng xã hội nhiều người lại gọi ngày đó là ngày Nhà Báo Việt Nam. Không, ngày 21 tháng sáu chỉ là ngày báo chí của cuộc cách mạng vô sản ở Việt Nam chứ không phải là ngày báo chí của đất nước Việt Nam, của đời sống văn hóa Việt Nam
Ngày 21 tháng 6 chỉ là ngày báo chí cách mạng, tức là ngày nhà báo của nhà nước cộng sản Việt Nam. Đó là ngày 21.6.1925, ngày ra đời của tờ rơi khổ 18 X 24 chỉ bằng trang vở học trò.
Tờ rơi có tên là Thanh Niên do Nguyễn Ái Quốc chế tác ở Quảng Châu, Trung Quốc. Công việc chế tác tờ Thanh Niên rất thủ công, thô sơ do một mình Nguyễn Ái Quốc thực hiện: Viết bài. Chép lại bài viết bằng que nhọn trên giấy sáp. Lăn mực in ra khoảng 100 tờ. Giao tờ rơi Thanh Niên cho người của tổ chức Thanh Niên Cách mạng Đồng chí Hội làm việc trên tầu biển chạy tuyến Quảng Châu – Hải Phòng lén lút đưa về cảng Hải Phòng rồi bí mật chuyển đến các tổ chức cộng sản trong thợ thuyền ở Hải Phòng, ở mỏ than Hồng Quảng. Một người đơn độc, hì hục làm bằng tay nên tờ Thanh Niên hình thức khá lem nhem, định kì thất thường, có khi một tuần, có khi ba, bốn tuần mới ra được một số. Có mặt ngoài vòng pháp luật. Tồn tại ngắn ngủi. Tháng tư năm 1927 quân đội Tưởng Giới Thạch mở chiến dịch tấn công quyết liệt vào lực lượng cộng sản. Nguyễn Ái Quốc phải rời Quảng Châu, lại bắt đầu một thời kì lang bạt. Đi Vũ Hán. Băng qua sa mạc Gô bi sang Liên bang Xô Viết. Tờ Thanh Niên kết thúc ở số 88 năm 1927.
Tờ Thanh Niên chỉ là tài liệu tuyên truyền những điều sơ đẳng về cách mạng vô sản trong nội bộ tổ chức cộng sản thời manh nha, nhỏ bé, bất hợp pháp. Không làm chức năng thông tin về đời sống xã hội của một tờ báo. Không được in ấn công nghiệp. Không có thị trường phát hành. Tờ rơi Thanh Niên chưa thể gọi là báo.
Coi ngày 21.6 là ngày báo chí Việt Nam thì thảm hại, thì tủi nhục cho nền báo chí Việt Nam quá. Trong khi từ hơn nửa thế kỉ trước Việt Nam đã có nền công nghiệp báo chí với những tờ báo được xuất bản bằng dây chuyền công nghiệp, tạo ra sản phẩm không thể thiếu của đời sống văn hóa đất nước, tạo ra thị trường báo chí trên cả nước. Tờ báo xuất bản bằng dây chuyền công nghiệp sớm nhất là tờ Gia Định Báo ra số đầu tiên ngày 15.4.1868 tồn tại tới 44 năm, đã mở ra ngành công nghiệp báo chí. Vì vậy ngày báo chí Việt Nam đích thực phải là ngày 15. 4.
Xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX vẫn chìm sâu trong xã hội nông nghiệp lạc hậu, tăm tối. Ngày 15 tháng tư, năm 1868, tờ Gia Định Báo phát hành ở Sài Gòn và nhiều tỉnh thành Nam Kỳ mang ánh sáng văn minh công nghiệp, văn minh đô thị đến với xã hội Việt Nam tăm tối thực sự là cuộc cách mạng sâu rộng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam. Sự ra đời của tờ Gia Định Báo đã xác nhận sự có mặt của nền báo chí hiện đại trên đất nước Việt Nam nông nghiệp lạc hậu. Không phải chỉ là cuộc cách mạng, đó còn là bước tiến dài của xã hội Việt Nam. Sau Gia Định Báo là một loạt tờ báo xuất bản bằng dây chuyền công nghiệp ở Sài Gòn và Hà Nội như: Nhựt Trình Nam Kỳ, ra đời năm 1883 ở Sài Gòn. Thông Thoại Khóa Trình, ra đời năm 1888 ở Sài Gòn. Đại Nam Đồng Văn, ra đời năm 1892 ở Hà Nội. Nông Cổ Mín Đàm, ra đời năm 1901 ở Sài Gòn. Đại Việt Tân Báo, ra đời năm 1905 ở Hà Nội. Đăng Cổ Tùng Báo, ra đời năm 1907 ở Hà Nội… Tất cả những tờ báo đàng hoàng, chững chạc đó đều có mặt trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam trước tờ rơi lem nhem mang tên Thanh Niên hàng chục năm.
Lấy ngày ra đời của tờ rơi Thanh Niên lem nhem làm ngày báo chí cách mạng Việt Nam, những người cộng sản Việt Nam đã đoạn tuyệt với dòng chảy văn hóa Việt Nam cũng như họ đã vùi dập, đã cự tuyệt, đã loại bỏ những kẻ sĩ, những hiền tài, những tinh hoa của trí tuệ và tâm hồn Việt Nam, để chỉ sử dụng, đề bạt những người trong đáng của họ, tạo nên sự kém cỏi, sa đọa, nhếch nhác của đội ngũ quan chức nhà nước cộng sản. Tôi sẽ có bài về đội ngũ quan chức nhếch nhác này.
Phạm Đình Trọng
(Tác gải gửi đăng)
21/3/19 – Nhà báo Bạch Hoàn – nguyên là phóng viên báo Tuổi Trẻ, đài truyền hình VTV:
“Xem chương trình Báo Chí Toàn Cảnh sáng nay trên VTV, thấy xấu hổ về nhà báo quá. Báo chí ngày càng mất dạy. Về vấn đề tù nhân lương tâm, đã mang tiếng là nhà báo, nếu mở miệng thì nói cho tử tế, còn không dám thì hãy câm miệng lại. Đằng này, chúng ngoạc miệng ra là thấy láo lếu tận cùng.
“Rồi sẽ đến một ngày, nhân dân đòi hết những món nợ máu, những món nợ lương tri mà hôm nay lũ báo chí, lũ biên tập viên VTV ra rả đọc không biết xấu hổ, không biết ngượng mồm, không biết mình đang thực hiện hành vi cản trở văn minh, tiến bộ.
“Rồi sẽ đến một ngày, con cháu chúng phải nhục nhã, hổ thẹn vì những gì họ làm hôm nay.
Từ giờ, tôi tuyên bố tôi không còn là nhà báo nữa.”
Bùi Chí Vinh – một trong những phóng viên đầu tiên thành lập tờ báo Tuổi Trẻ : Dưới chế độ độc đảng hiện nay , báo chí chỉ là một công cụ tuyên truyền của chế độ.
Đại tá cộng sản Phạm Quế Dương “Sự thật thì vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam hiện nay dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt nam vẫn còn bị ngăn cấm. Sống dưới thời thống trị của thực dân Pháp, ở nước ta đã có thời kỳ tự do báo chí. Báo của đảng Cộng sản Việt nam – lúc đó gọi là Đảng Cộng sản Đông Dương- ở cả Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ đều đã từng xuất hiện”.
Nhà văn Võ Thị Hảo (ở Việt nam) : “Vâng, chúng ta đã nghĩ rằng giải phóng để có tự do. Nhưng cái chế độ thực dân mang tiếng là tàn bạo ngày ấy vẫn chấp nhận báo chí tư nhân và các đảng phái đối lập. Vẫn chấp nhận những ý kiến trái chiều. Vì đó là quyền đương nhiên tối thiểu của con người”.
Nhà báo Bích Vi – 30 năm làm báo dưới chế độ Cộng sản- : ” Nhà báo làm việc với các báo “lề phải” chỉ cần ngoan hiền, dễ dạy, không biết bất bình, không biết bất mãn, bỏ ra ngoài tai mọi điều mà họ thấy là trái tai gai mắt, bỏ ra ngoài tai cả những điều được gọi là phục vụ tha nhân, nhân quần, xã hội…Họ chạy theo lối sống hưởng thụ, vun đắp vật chất tiền tài cho mình và gia đình mình. Bằng chứng là nhà báo “lề phải” không cần viết đúng chính tả, không cần có kiến thức, không cần cả lương tâm chức nghiệp vẫn làm báo được.
“Nội dung báo chí ở Việt Nam nhạt nhẽo. Hình ảnh, tít tựa giống thì giống như khẩu hiệu, nội dung thì nghèo nàn và tràn ngập loại tin địa phương “cướp giết hiếp”, loại tin này tràn ngập khắp các trang báo. Các tòa soạn thiếu các bài chính luận về tình hình thời sự, cả các loại phóng sự. Thông tin thì một chiều, không có chiều ngược lại. Các tờ báo không được phép phê phán, chỉ trích một cá nhân, một tổ chức – kể cả tổ chức công quyền khi họ làm sai “.
Từ ngày có hcm, vn CÁI GÌ CỦNG CÓ : NGÀY THẦY GIÁO- nGÀY THẦY THUỐC- nGÀY báo chí…với những khẩu hiệu rành rang ! Nhưng nhìn lại, vì có mấy ngày “tào lao ” ,không đúng với ý nghĩa …nên đả đẻ ra biết bao nhiêu tai họa,thầy giáo thành mả-giám -sinh,tú bà.Thầy thuốc thành
ma-fia quảng bênh nhân xuống sông để phi tan ,chưa nói tệ nạn ăn tiền trong bệnh viên.Chưa nói “nhà thương”trở thành “nhà ghét”.Còn báo chí thì trở thành báo đời ! Thật vậy ,báo chí dùng ngân sách nhà nước để nuôi dưỡng,tửc là tiền của Dân ,tạo ra gánh nặng cho Dân ,như vậy báo đời ,chứ còn gì nửa!! Cám ơn nhà văn PĐT đả vạch mặt chỉ tên cái nền báo chí “không-giống-ai ” của nước CHXHCNVN ./