Vì sao Phe Tả không chịu từ bỏ sự kỳ thị chủng tộc

4
Ảnh mang tính minh họa. Nguồn http://theantimedia.org

Lời dịch giả. Khi ông Trump bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống cũng là lúc ông mở đường, cổ động cho nhiều nhóm dân da trắng cơ hội giành lại thế thượng tôn của họ. Nơi nơi người ta chứng kiến nhiều cuộc xuống đường và các vụ bạo động, đánh phá chết người. Trong khi nhiều người quy tội cho sự kỳ thị chủng tộc của các nhóm da trắng cực đoan thì ông Shelby – tác giả người da mầu – đã có một cái nhìn sâu rộng hơn về các nhóm khuynh tả, và cấp tiến. Theo ông chính họ mới là những người đồng hành nếu không phải là những kẻ khởi động cuộc chiến da màu.

————————————————–

Mỹ có kỳ thị chủng tộc? Trước đây, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có nghĩa là thực thi sự cuồng tín độc tôn – sự bất bình đẳng về chủng tộc thường xuyên được thực hiện ở mọi nơi trong đời sống công và tư.

Sự phân biệt chủng tộc là một chế độ áp bức và một sự đàn áp vô nhân – xem người “khác” như con vật.

Đó là một căn bệnh ung nhọt trong xã hội, nhưng lại mang theo thẩm quyền của luật tự nhiên, như thể chính Đức Chúa Trời đã tự dưng tấn phong cho điều đó.

Ngày nay người Mỹ biết rằng chủ nghĩa phân biệt chủng tộc lộ liễu không còn là rào cản lớn nhất cho sự thăng tiến của người da đen và dân thiểu số. Kể từ những năm 1960 các tật thói khác – dù lúc khởi đầu được nảy sinh từ sự kỳ thị chủng tộc – đã thay thế nó.

Chuyện da trắng kỳ thị chủng tộc năm ngoái đã không bắn giết hơn 4.000 người ở Chicago.

Ngược lại, Hoa kỳ trong nhiều thập niên gần đây – với sự hối lỗi thật sự – đã né tránh chuyện kỳ thị chủng tộc và đã trở nên cứng rắn, không khoan nhượng với những chuyện họ đã từng làm.

Nhưng người Mỹ thực sự không tin tưởng sự thật này.

Điều này nghe như tự giải oan. Khi nói về “cơ cấu” và “hệ thống” trong chuyện kỳ thị chủng tộc làm cho mọi người tưởng như là điều tiền định không thể lay chuyển ̣được.

Cho nên ngay cả khi sự độc tôn và kỳ thị chủng tộc đã bị mất đi nhiều tính khiếp đảm của chúng, người Mỹ vẫn muốn biết mình còn kỳ thị hay không.

Một yếu tố chính trên truyền hình cáp (cable TV) ngày nay là “sự cố chủng tộc”, thay chỗ cho cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề này.

Hôm nay có Charlottesville. Hôm qua đã có những cái chết của Trayvon Martin, Michael Brown, Freddie Gray và những người khác.

Bộ những cái chết này không cho thấy tệ nạn kỳ thị chủng tộc không thể hãm lại được trong cuộc sống Mỹ? Tại các cuộc họp báo xung quanh các sự kiện này, luôn có những song sinh của Al Sharpton, nếu không phải chính là ông ta, sẵn sàng thêu dệt câu chuyện về bi kịch da đen và sự độc địa của da trắng.

Những người như vậy – và người Mỹ phe Tả nói chung – có một cơn đói khát về nạn kỳ thị chủng tộc gần như là hèn hạ. Nhà văn Walker Percy từng viết về “sự ngọt ngào nằm ở cốt lõi của những tin xấu.”

Thật khó để chứng kiến ​​phản ứng kỳ lạ của giới truyền thông, tỉ dụ như đối với cái chết của Trayvon Martin nếu không áp dụng cái nhìn sâu sắc của Percy.

Một cậu bé da đen đã chết. Nhưng không phải là mất tất cả. Có lẽ là hậu quả của nạn phân biệt chủng tộc.

Điều gì làm cho kỳ thị chủng tộc trở nên ngọt ngào? Ngày nay sự kỳ thị tự ban cho nó quyền lực.

Trước đây nạn kỳ thị chủng tộc đơn gỉản chỉ là kỳ thị chủng tộc, một sự cuồng tín khủng khiếp mà con người dầu sao vẫn tìm cách sống chung với nó, nếu không phải là một cái ác cần thiết thì nên coi đó như là một điều không thể tránh khỏi.

Nhưng phong trào dân quyền, cùng với các phong trào giành độc lập trên toàn thế giới, đã làm thay đổi điều đó. Nạn phân biệt chủng tộc thời 60’s được phóng rọi lại như một tội lỗi không thể cưỡng lại trong ý thức hệ quốc gia , điều tệ hại nhất trong tất cả các tệ nạn xã hội.

Đột nhiên, Mỹ bị sa vào nạn rắc rối đạo đức. Việc thừa nhận một cách cởi mở về quá khứ kỳ thị chủng tộc của Hoa kỳ đã băng hoại thế đứng đạo đức của họ, và khẳng định các nguyên lý về dân chủ và pháp trị không phải là một phản ứng đầy đủ.

Chỉ có việc tính sổ (kiểm toán) đạo đức nghiêm ngặt mới có thể phục hồi tính chính nghĩa của Mỹ.

Như vậy, việc cứu rỗi – trả hết tội lỗi của quốc gia – đã trở thành một mệnh lệnh khẩn thiết về đạo đức của một chủ nghĩa phóng khoáng (quảng đại) mới về chính trị và văn hoá.

Tổng thống Lyndon Johnson đã biến việc cứu chuộc xã hội thành một loại chủ nghĩa tác dụng mạnh mẽ như: Một Xã hội Ưu việt (the Great Society), Xóa đói Giảm nghèo (the War on Poverty), dùng xe trường chuyển học sinh da đen đến học đường da trắng (school busing), chính sách trợ cấp phúc lợi quảng đại, (liberalized welfare policies) Đạo luật Cấp tiến (Affirmative Action) nâng cấp da đen trong chuyện nhập học, xin việc làm, và đấu thầu v.v …

Chủ nghĩa quảng đại này luôn đề cao các lý tưởng luân lý (hội nhập, công bằng xã hội, đa nguyên, kết hợp mọi người, v.v..) nghe như một kinh chuộc tội.

Vậy sử xự phải đạo (political correctness) là gì, nếu không phải là lời nói chuộc tội cơ bản? Chủ nghĩa phóng khoáng đã nhanh chóng trở thành một bản sắc văn hoá giúp cho người Mỹ nhận diện mình như những người tử tế.

Trở nên phóng khoáng/quảng đại là trở thành người tốt.

Ở đây chúng ta thấy sự khôn ngoan lớn lao của chủ nghĩa cứu rỗi quảng đại: Nó nắm giữ quyền sở hữu trên chính sự hồn nhiên vô tội. Nó mang lại quyền lực để ban phát hoặc từ chối sự đạo đức chính thống trong cả xã hội.

Những kẻ phóng khoáng đã được giải thoát khỏi quá khứ lỗi lầm trong khi những người bảo thủ mong muốn hồi sinh nó, sự cuồng nhiệt và tất cả.

Nếu không “Làm cho Mỹ ưu việt trở lại“ có nghĩa là gì?

Theo cách này, chủ nghĩa cứu rỗi phóng khoáng đã định hình lại văn hoá đạo đức của toàn thế giới phương Tây bằng những lý tưởng tràn lan như “đa nguyên,” vốn được phổ biến rộng rãi ngày nay ở Châu Âu cũng như ở Mỹ.

Cho nên, hiện nay có sự ngọt ngào khi nghe tin nạn kỳ thị chủng tộc vì nó khiến người ta đi săn tìm chuyện hồn nhiên vô tội và quyền lực.

Sự kỳ thị chủng tộc và ý nghĩa độc tôn thường là những động cơ thúc đẩy tuyệt vời của chủ nghĩa phóng khoáng hiện đại Mỹ. Ngay cả một gợi ý xa xôi về nạn kỳ thị chủng tộc có thể kích hoạt một loại chủ nghĩa kinh doanh đạo đức.

“Không gian an toàn” dành cho sinh viên thiểu số ở các trường đại học đúng ra là không gian dành cho sinh viên da trắng và nhà trường tìm kiếm sự an nhiên vô tội và quyền lực.

Trong khi sinh viên thiểu số lăn lóc trong khoảng không gian này nhằm hấp thụ bản ngã quý giá của họ, thì những người bạn học da trắng, cao ngạo trong ý tưởng “khoan dung” tuyệt vời, huýt sáo ngang qua những khu vực rất tách biệt mà họ bị cấm.

Sự xụp đổ đạo đức của Mỹ vào những năm 60 đã làm cho sự vô tội của quá khứ bị ám ảnh.

Do đó chủ nghĩa phóng khoáng đã mời gọi mọi người hoà nhập vào sự vô tội, trở thành đồng nghĩa với nó – thậm chí tranh đấu vì nó như một ý tưởng hệ.

Nhưng để được vô tội phải có một cái ác cần được giải thoát. Bản sắc phóng khoáng phải có chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, nếu không nó sẽ mất sự hồn nhiên vô tội và sức mạnh mà nó mang lại.

Vấn nạn lớn nhất của các nhà bảo thủ là họ thiếu trơn tru trong chuyện đạo đức để cạnh tranh với “sự hồn nhiên vô tội” của chủ nghĩa phóng khoáng.

Nhưng hôm nay có những dấu hiệu của những gì tôi gọi là sự mệt mỏi về chủng tộc.

Người ta trở nên chua chát một cách lộ liễu về sự cưỡng ép đạo đức của phe Tả với nạn kỳ thị chủng tộc. Thêm vào sự thất bại kinh hồn của chủ nghĩa phóng khoáng này trong việc tìm đến với bất cứ một lý tưởng cao đẹp nào, và việc thành hình một ủy nhiệm mới của nhóm bảo thủ trở nên rõ ràng hơn.

Khi chủ nghĩa lý tưởng là lưỡi dao chính trị bén của phía Tả, thì chủ nghĩa hiện thực có phải là quyền lực của phe Hữu? Thực tế là tầm nhìn dẫn đường – và không cần vật lộn với sự vô tội nữa.

Shelby Steele (WashingtonPost)

Nguyễn Khoa Thái Anh chuyển ngữ

 

—————————————-

Ông Steele là một thành viên lão thành tại Viện Hoover của Đại học Stanford, ông là tác giả quyển “Sự xấu hổ: Tội lỗi trong quá khứ của Mỹ đã phân cực hoá đất nước của chúng ta ra sao“ (Basic Books, 2015).

4 BÌNH LUẬN

  1. Trích bài
    “Chuyện da trắng kỳ thị chủng tộc năm ngoái đã không bắn giết hơn 4.000 người ở Chicago.”
    (hết trích)
    Câu này là thế nào, người Da trắng đã bắn hơn 4,000 người ở tại Chiago? Có thật không đấy, coi chừng bị trát tòa đòi ra hầu tòa đấy, không phải xứ tự do là muốn nói gì thì nói
    … . . . . . . . . . .
    Lời dịch giả. Khi ông Trump bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống cũng là lúc ông mở đường, cổ động cho nhiều nhóm dân da trắng cơ hội giành lại thế thượng tôn của họ. Nơi nơi người ta chứng kiến nhiều cuộc xuống đường và các vụ bạo động, đánh phá chết người
    (thôi trích)
    Tôi thành thật khuyên ông Nguyễn Khoa Thái Anh nên cẩn thận trong ngôn từ, cổ nhân đã có câu:
    NGÔN XUẤT THÌ HỌA NHẬP
    Có phải chính phủ Trump, ông Trump mở đường, cổ động cho nhiều cuộc biểu tình đánh phá chết người không?
    Ông chửi người ta là ông chơi dại đấy ông NKTA

  2. CÁI SAI VÀ CÁI ĐÚNG
    TRONG ĐỜI NGƯỜI

    Ở đời chỉ đúng hoặc sai
    Vốn hai điều ấy thông thường vậy thôi
    Mà đâu chỉ đối với người
    Cả ngay sự vật cũng nào khác chi

    Ví như bắn trật hồng tâm
    Tất nhiên đó phải nhắm sai hoàn toàn
    Nhưng mà ngược đãi con người
    Cũng ai cho đó hoàn toàn đúng đâu

    Thế thì sai đúng ở đời
    Đều do nhận thức từ người mà ra
    Vì ngu dốt nhận thức sai
    Hay không ý thức làm bừa cũng ghê

    Bởi đời như kiểu nước trôi
    Lớp lang có dãy dễ nào đâu hay
    Thế nên sự thực xưa nay
    Từ đầu một điểm tầy hoày về sau

    Như đâu chỉ một Hitler
    Về sau Thế chiến thứ hai vang rền
    Hay đầu chỉ một Stalin
    Mà sau nhân loại mọi miền xót xa

    Chỉ vì cái hại độc tài
    Nó làm nhân loại sát bờ vực sâu
    Hoặc như kỳ thị da màu
    Tự tôn chủng tộc cũng đâu hay gì

    Toàn làm nhân loại ngu si
    Biết nào ý nghĩa nhân quần là đâu
    Vậy nên kỳ thị độc tài
    Là hai tội ác trên đời xưa nay

    Nó sai khắp cả Đông Tây
    Nó sai kim cổ ai nào hiểu ra
    Bởi người lợi dụng ta bà
    Cái gì đặc lợi là a tầm phào

    Làm thành ngôn ngữ cào cào
    Tuyên truyền dối gạt dễ nào hay chi
    Tuyên truyền đâu sánh Hitler
    Tuyên truyền đâu sánh Stalin được nào

    Thành hai sự kiện nghẹn ngào
    Mà từng nhân loại mắc vào khó ra
    Trước tiên Cộng sản độc tài
    Hai là Quốc xã giết người như rươi

    Nói ra ai dám bật cười
    Bởi vì nó đã trên đời hiển nhiên
    Đã toàn thực tế hẳn hòi
    Ngàn năm lịch sử sau này khó quên

    Làm cho nhân loại hóa hèn
    Bởi toàn khuất phục ở trong độc tài
    Nên cần phân biệt đúng sai
    Hiểu rằng điều đúng mãi toàn nhân văn

    Hitler nước Đức tạo nên
    Một thời Karl Marx cũng từ Đức thôi
    Bây giờ ai cũng biết rồi
    Áo ngoài đâu thể làm thành thầy tu

    Nhiều anh vốn chỉ lù khù
    Chạy theo Quốc Xã tưởng toàn đúng bong
    Nhiều anh theo Cộng một dòng
    Óc đầu khuynh tả cũng nào ra chi

    NGÀN KHƠI
    (01/9/17)

  3. Hồi 1992, báo Văn Nghệ Tiền Phong tại Virginia, USA có đăng một bài và nhấn mạnh
    Thưa quí vị
    Chúng tôi xin nói một sự thật phũ phàng, ở đâu thì không rõ nhưng tại miền đông Mỹ: nhất Trắng, nhì Đen, thứ ba mới đến Vàng
    Họ lập lại vài lần trong bài viết
    Tại miền đông Mỹ, nhất Trắng nhì Đen, thứ ba mới đến Vàng
    Ông dịch giả NKT Anh chớ bỏ thì giờ tranh đấu cho người đen bị trắng kỳ thị mà hãy quan tâm người mình, nhì Đen, thứ ba mới tới Vàng
    NMN

  4. Nếu Tác-giả Shelby Steele (WashingtonPost) có dùng hai từ kép : “SỰ-CỐ CHỦNG-TỘC” thoang-thoáng hình-như có bóng-ma “CỌNG-SẢN” ăn-có trong đó ?

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên