Một tai nạn giao thông xẩy ra trên đường cao tốc hướng về Hà Nội ở Việt Nam ngày 18.03.2018 làm thiệt mạng ít nhất 3 người – trong đó có một lính cứu hỏa – nhiều người khác bị thương.
Tai nạn do một xe cứu hỏa trong khi đi làm nhiệm vụ đã (liều mạng) chạy ngược chiều vào đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ tông thẳng vào một xe chở khách, gây ra một cuộc tranh luận khá ồn ào trên facebook.
Coi kỹ đoạn phim dài 10 phút 31 trên Youtube, mọi người thấy rõ được tai nạn xẩy ra như thế nào, cũng như ý thức tôn trọng luật lệ, cách hành xử trong lúc giao thông của người Việt Nam kém cõi ra sao.
Mặc kệ những tiếng còi sirenne, những lời yêu cầu tránh đường vang vang trên loa xe cứu hỏa, từ xe gắn máy đến xe ô tô, xe hàng, chẳng thấy chiếc nào chậm hay đứng lại, dạt vào lề phải nhường đường cho xe cứu hỏa. Mọi người đều tỉnh như…ruồi, ta cứ chạy thế đấy, làm gì nhau?
Đa số ý kiến trên FB đều chỉ trích, phê bình lái xe cứu hỏa là NGU, tuy nhiên có một số ý kiến của giới luật sư ở VN quy trách nhiệm cho tài xế xe khách. Ngay cả ý kiến của các luật sư ở VN cũng trái chiều nhau và không hề căn cứ theo một điều khoản quy định rõ rệt về luật giao thông. Lại thêm ông thượng tá Đỗ Anh Quyên trưởng phòng cảnh sát P12 Phòng Cháy, Chữa Cháy ở Hà Nội “nổ” thêm một quả pháo với câu nói:- “Chúng tôi làm theo mệnh lệnh trái tim”.
“Mệnh Lệnh Trái Tim” này đã làm thiệt mạng 3 người, thương tích nặng nề thêm vài người khác, chứng tỏ sự tắc trách trong huấn luyện, lái xe thiếu kinh nghiệm, không biết phản ứng thích hợp trong khi thi hành phận sự, không am tường đường xá khu vực phụ trách…
Ca tụng hành động liều lỉnh một cách ngu xuẩn, thăng cấp cho người cảnh sát cứu hỏa đã chết chứng tỏ sự đớn hèn, trốn tránh trách nhiệm, chạy tội trước công luận của lãnh đạo cảnh sát PCCC ở Hà Nội.
Luật giao thông ở Việt Nam hiện nay ra sao, điều khoản nào quy định, cho phép xe cứu hỏa được phép chạy ngược chiều trên đường cao tốc?.
Hãy tìm hiểu bộ luật giao thông ở Đức. Theo điều khoản 35 (Paragraph 35 StVOStraßenverkehrsordnung) quy định về giao thông trên đường phố cho phép xe cứu hỏa, xe cảnh sát được phép vi phạm chạy vào đường ngược chiều trong khi thi hành phận sự.
Điều khoản này, tuy nhiên không quy định, cho phép các loại xe trên chạy ngược chiều vào đường cao tốc (Autobahn). Hơn thế nữa, ngay cả khi chạy ngược vào đường một chiều để nhanh chóng thi hành nhiệm vụ, người lái xe vẫn phải tính đến trường hợp bị phạt vạ.
Tai nạn đã xẩy ra, đã có người chết, kẻ bị thương, thiệt hại tài sản…Chửi lái xe cứu hỏa là NGU, quy trách nhiệm cho tài xế xe khách như một vài luật sư là Chạy Ẩu, không tôn trọng luật giao thông, chạy quá nhanh ở giao lộ khi trời u ám, tầm nhìn không rõ hay ca tụng cách hành xử của lái xe là làm theo mệnh lệnh của trái tim…cũng không cứu được mạng người đã chết.
Câu hỏi cần đặt ra là: -Làm thế nào để tránh những tai nạn như vậy trong tương lai?
Đức là nước duy nhất ở Châu Âu không giới hạn tốc độ trên đường cao tốc, trừ những đoạn nguy hiểm sẽ có biển cảnh báo (100-120 km/h). Điều đó có nghĩa là ở những đoạn không có biển cảnh báo, xe chạy nhanh tới tốc độ nào thì người lái có quyền nhấn gas tối đa.
Một điều quan trọng nữa là trên đường cao tốc của Đức cũng như ở Mỹ và các nước tiên tiến luôn có một đường (lane, spur) dành cho xe bị “cố kỹ thuật” như bể bánh, hư máy, tai nạn… vào đậu, chờ trợ giúp, giải quyết, điều mà (dường như) các đường cao tốc ở Việt Nam, ít nơi nào có.
Hệ thống xa lộ của Đức được xây dựng từ trước khi có thế chiến thứ hai và càng ngày càng được mở rộng, sửa sang và dù không giới hạn tốc độ, xa lộ của Đức lại rất an toàn, ít tai nạn hơn trong thành phố. Tại sao?
Rất dễ hiểu. Bằng lái xe được cấp phát đúng tiêu chuẩn, phải học lý thuyết, thực hành, phải thi cử khó khăn mới đậu bằng lái, xe phải được kiểm kỳ theo đúng thời hạn quy định của luật pháp, phải có được những con tem dán trên bảng số chứng nhận an toàn lưu thông.
Luật lệ giao thông rõ ràng, nghiêm minh. Cảnh sát giao thông làm đúng nhiệm vụ, trong sạch khi điều hành giao thông, không rình mò, phục kích người lái xe, không phạt oan, nhũng nhiễu để vòi vĩnh tiền hối lộ. Những phạt vạ vi phạm giao thông minh bạch, rõ ràng, tiền phạt được chuyển vào công quỹ chứ không vào túi cảnh sát.
Người bị phạt chỉ nhận từ cảnh sát giấy thông báo vi phạm, sau đó mới có lệnh phạt vạ gửi đến nhà qua đường bưu điện. Ngay cả khi nhận giấy phạt, người vi phạm giao thông cũng có thời hạn 4 tuần để phản đối bằng văn bản, chứng minh mình không có lỗi. Song song việc đó, giáo dục giao thông cần được thực hiện ngay ở những đứa trẻ từ khi chúng bắt đầu vào mẫu giáo.
Làm sao để có thể học hỏi, bắt chước những điều vừa nói trên ở nước Đức? Người dân Việt Nam phải tự tìm lấy câu trả lời. Chưa hoặc không trả lời được câu hỏi này thì những tai nạn giao thông tương tự sẽ còn tiếp diễn, không những chỉ có tai nạn giao thông, còn rất nhiều những tai nạn khác sẽ xẩy ra trong đời sống thường nhật, lần lượt sẽ đến với mình hoặc thân nhân trong gia đình.
Thạch Đạt Lang
Đất nước ta chỉ đào tạo ra các anh hùng. Trong hoàn cảnh anh hùng đầy rẫy từ bắc vô năm, vừa ra đầu ngõ thì đã gặp, chắc chắn những sự va chạm vô tình cũng sẽ khiến một số “cảm tử quân” đi ăn chuối. Luật lệ văn minh là dành cho bọn yếu đuối, trói gà không chặc. Chúng ta, thế hệ con cháu của Hồ Chí Minh, luôn sống và làm việc theo phương châm: “phải mạnh mới giành được…gạo”, hoặc “thắng làm vua, thua làm giặc”. Xưa nay ai lại không biết các chiến sĩ chữa cháy của ta nổi tiếng là vòi…tiền chứ chữa cái con mẹ gì. Thường thì chạy tới hiện trường với cái xe không có nước. Cán bộ chỉ huy chủ yếu ngậm điếu thuốc lá đôi co với các khổ chủ về giá cả trước khi cho xe chạy đi hút nước…giếng để dập tắt lửa ở cái…nền nhà. Điều này đã khiến các anh hùng xa lộ rất là bức xúc và luôn nguyện với dân là: “gặp ông thì sẽ cho một phát rồi đời”. Thế là y như kinh, vậy thôi. Thắng làm vua, thua thì lủi. Đức khác, Việt Nam khác! Có gan thì lần sau làm lại.
Pháp có tỷ lệ tai nạn giao thông cao hơn ở Đức nhưng số người Đức chết vì đụng xe lại cao hơn ở Pháp: lý do là vì chạy qúa nhanh! Xứ sở của Mercedes, BMW, Porsche… mà không cho xả hết ga thì mua xe láng để làm gì?
Còn chuyện giao thông bên VN, xin miễn bàn. Kein Kommentar!
Nước Đức bị các đồng minh đánh bại, trong khi VN anh hùng hơn cả…thằng khùng đánh bại các đế quốc đầu sỏ thế giới.
Vậy tại sao VN phải học hỏi lưu thông Đức hay nước nào chứ ?
VN anh hùng ta cứ chạy ngược chiều, thằng nào không tránh bị đụng chết bỏ, đở…tốn cơm!
10 phần chet7 còn 3.Chết 2 còn 1
mới ra thái bình ! (lời HCM ).!! (NH)
Cau này dược phổ biến là Sâm Trạng Trình :”Anh hùng chêt 7 còn 3 /chết 2 còn 01 mới ra thsi bình?”
Sau 75 được giải thich là “anh hùng ở đây chỉ VC vì sau 75 họ thường vổ ngực xung là anh hùng (mỗi người VN “cs” là mỗi anh hùng )
Nhưng khi nào anh hùng chét hêt chỉ còn 01 đẻ đất nước VN thái bình ?
Người anh hùng đó là AI? Đã xuất hiện chưa hay đợi TC chiếm hết VN bằng đủ mọi thủ đoạn ,kể cả cho vay tiền …đẻ lãnh đạo tham bỏ tứi ,chuyễn qua Mỹ (tiền Mỹ vẫn hoàn lai MỸ) hay các nước tụ do đẻ chuẩn bị một cuộc tháo chạy ,bàn giáo VN cho TC như MTĐ trong HN thanh đô 1990 đã dằn mặt NVL…(xưa VN đuổi tàu ,nhưng ngày nay thì KHÁC!).
Còn “dù đốt dảy trường sơn ” đẻ xâm chiêm cho được miền Nam giao cho Tàu là Hồ Ly Tinh hay Hồ Nghệ nói (hồ ly được chứng minh là người tàu Hẹ ,do csqt gài vào Hồ chí minh chết vì Lao phổi ở nhà tù Hông k ông ?lúc dó chưa có trụ sinh dẻ chửa Lao và Lao được coi là 1 trong tứ chưng nan y._)
_HCM chét vì lao phổi là hô chí mnh ,hồ nghệ thật .
-Về bài viết thì chẳng có chi lạ Ở Mỹ là nơi xe cộ nhiều .luật lệ cung rất rỏ ràng ,nghiêm minh và ý thức dân chúng cũng như công quyền rất cao mà hằng ngày trên nước Mỹ có bao nhiêu tai nạn xảy ra vì chạy ẩu ,băng hay queo ẩu., huống chi một VN không có luật lệ rỏ ràng ,ý thức dân chúng chưa cao và cảnh sát là luật nên nghỉ mình có quyền chay sao cũng được.Ngoài ra đường sá chật hẹp ,xe cộ thì nhiều,người cũng đông lai có nạn lấn chiếm vỉa hè ,ngoài ra còn những kiêu binh (như vụ tướng về hưu mà tài xế lài vào có bảng cấm (vì đường một chều) bị CSGT bắt lại “CHƯI CS” !)
Nói tóm lại VN có nhiều cái LẠ mà thế giới không CÓ.
“luật pháp là tau .tau là luật pháp ” và như vậy ,ai còn nói gì được nữa.
(jason)
” chứng minh mình không có lỗi.”
Bên Mỹ, cảnh sát phải chứng minh người bị phạt có lỗi, ngay cả tội hình cũng thế, biện lý phải chứng minh bị can có tội.
Xe cứu hỏa- xe cưu thương…đều có thể chạy không cần tôn trọng luật giao thông 100% trong trường hợp khẩn cấp. Ví dụ vượt đẻn đỏ,xâm lấn làn đường… Nhưng chạy-ngược-chiều, đó là hành vi vô luật -pháp. Thể hiện tính ” Cường-hào-ác bá “trong giao thông nói riêng và trong xả hôi
nói chung. Hiện tượng nầy thường xẩy ra trong các thể chế độc tài,khi
mà mạng sống của người Dân còn thua cây cỏ. Một xả hội lấy phương
tiện biện minh cho cưu cánh.Miễn sao đi đến đích là được cho dù phải đốt hết dảy trường sơn.Cho dù 10 phần chet7 còn 3.Chết 2 còn 1
mới ra thái bình ! (lời HCM ).!!