Các nhà phân tích phương Tây nhận định, số lượng máy bay chiến đấu kỷ lục của Trung Quốc tiến vào khu vực phòng thủ của Đài Loan trong 3 ngày liên tiếp vùa qua là nhằm cho mọi người thấy sức mạnh quân sự của Bắc Kinh, cùng lúc gửi đi những thông điệp mạnh mẽ cho người Trung Hoa khắp nơi và những đồng minh của Đài Loan.
Tổng cộng gần 150 máy bay gồm máy bay không chiến, máy bay ném bom hạt nhân, máy bay chống tàu ngầm và máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm đã tiến vào Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan.
Dù các máy bay của Trung Quốc không vào không phận thuộc chủ quyền của Đài Loan – cách bờ biển 12 hải lý – nhưng rõ ràng là chúng đã đi vào khu vực ADIZ, nơi mà Đài Bắc cho biết sẽ đáp trả bằng cảnh báo vô tuyến, theo dõi bằng tên lửa phòng không hoặc đánh chặn bằng máy bay chiến đấu.
Mặc dù cuối cùng không có một tiếng súng nào, nhưng Jacob Stokes, nhà phân tích tại Center for a New American Security, cho biết: “Đây là một phương án được suy nghĩ kỹ lưỡng từ Bắc Kinh, được thực hiện trong nhiều tháng và nhiều năm, với nhiều mục tiêu có liên quan với nhau.”
Ông nói: “Thứ nhất, đây là tín hiệu chính trị – quân sự để hù dọa chính phủ ở Đài Loan nhằm khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh tại hòn đảo tự quản. Thứ hai là giúp các phi công và nhân viên hỗ trợ Trung Quốc có thêm kinh nghiệm tiến hành các loại hoạt động này trong các điều kiện khác nhau (chẳng hạn như vào ban đêm), điều này sẽ giúp họ tăng khả năng chiến đấu khi hữu sự. Thứ ba là buộc quân đội Đài Loan phải hốt hoảng điều máy bay lên đáp trả, khiến cho lực lượng không quân và phi công nhỏ hơn của Đài Loan phải mệt mỏi.”
Nhận định này khiến người ta nghĩ đến câu chuyện thằng bé cắc cớ trong làng cứ hô lên cháy nhà, làm cả làng nhốn nháo. Sau mấy lần báo động mà chẳng thấy lửa đâu, dân làng đâm nản. Đến khi có cháy nhà thực sự, thằng bé la khản cổ mà chẳng ai buồn đi chữa cháy.
Các nhà phân tích khác cho rằng Trung Quốc cũng muốn báo cho những người bạn của Đài Loan – cụ thể là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Anh – rằng họ sẽ không lùi bước nếu các bạn này tiếp tục ủng hộ Đài Bắc. Và việc Trung Quốc đưa tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông trong nước về các chuyến bay hù dọa còn nhằm khuấy động tinh thần dân tộc; giữa lúc Tập Cận Bình đang tung chiến dịch đánh các công ty công nghệ cao, đánh các tỷ phú, đánh các diễn viên điện ảnh, khủng hoảng bất động sản Evergrande, khủng hoảng điện lực.
Theo CNN, có 5 điểm cần lưu ý trong lần hù dọa bằng máy bay này.
Đài Loan đã làm gì khiến Trung Quốc tức giận?
Đài Loan và Trung Quốc đại lục đã được quản lý riêng biệt kể từ khi kết thúc cuộc nội chiến hơn bảy thập niên trước, kết quả bên thua cuộc theo chủ nghĩa Quốc gia đã chạy trốn sang Đài Bắc.
Tuy nhiên, Bắc Kinh coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời của mình – cho dù Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa bao giờ cai quản hòn đảo dân chủ với khoảng 24 triệu dân này.
Và Tập Cận Bình đã không loại trừ sử dụng biện pháp quân sự để chiếm Đài Loan nếu cần.
Theo Lionel Fatton, chuyên gia về các vấn đề Ấn Độ – Thái Bình Dương tại Đại học Webster ở Thụy Sĩ, “Trung Quốc cần các đòn bẩy để ngăn chặn Đài Loan thực hiện các hành động không mong muốn, đặc biệt là các sáng kiến hướng đến độc lập.”
Fatton lưu ý rằng sự gia tăng các chuyến bay của Trung Quốc vào vùng ADIZ của Đài Loan diễn ra sau khi Đài Bắc chính thức nộp đơn xin gia nhập Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), một hành động mà Bắc Kinh không thể chấp nhận.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết trong một tweet ngày 23 tháng 9: “Chỉ có một Trung Quốc trên thế giới và Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc. Liên quan đến CPTPP, chúng tôi kiên quyết phản đối việc Đài Loan gia nhập bất kỳ hiệp định hoặc tổ chức nào với tư cách chính thức.”
Fatton cho biết việc tăng các chuyến bay uy hiếp là do Bắc Kinh muốn nói với Đài Bắc rằng họ có đủ phương tiện và hỏa lực để đi kèm lập trường cứng rắn đó. Đó là một hành động răn đe cổ điển – thể hiện sức mạnh trước khi đối thủ có hành động dẫn đến một cái giá không thể chấp nhận.
Carl Schuster, cựu Trưởng ban Điều hành tại Trung tâm tình báo hỗn hợp của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, cho biết Bắc Kinh đang phát tín hiệu với Đài Bắc rằng họ có thể tấn công bất cứ lúc nào họ muốn. “Đó là một thông điệp mạnh mẽ; một thông điệp đi kèm và củng cố luận điệu đe dọa của Trung Quốc.”
Fatton nói Trung Quốc sẽ không ngưng tay: “Chúng ta có thể mong đợi Trung Quốc tiếp tục chiến dịch gây áp lực để đảm bảo tư thế răn đe của họ vẫn vững chắc.”
Hôm thứ Ba, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn chỉ ra rằng hòn đảo này sẽ không khiếp sợ trước áp lực: “Trước các cuộc xâm nhập gần như hàng ngày của Quân đội Giải phóng Nhân dân, quan điểm của chúng tôi về quan hệ hai bờ eo biển vẫn không đổi: Đài Loan sẽ không cúi đầu trước áp lực, nhưng cũng sẽ không phiêu lưu, ngay cả khi chúng tôi tích lũy được sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế”, bà viết trong một bài xã luận tạp chí Ngoại giao của Hoa Kỳ.
Hù dọa giúp Trung Quốc tích lũy kinh nghiệm quân sự
Nếu Bắc Kinh quyết định thực hiện một chiến dịch quân sự toàn diện chống Đài Bắc, Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) sẽ cần thông tin chi tiết về loại phản ứng nào họ sẽ nhận được từ các lực lượng của Đài Loan.
Gửi mấy chục máy bay chiến đấu vào ADIZ của Đài Loan giúp vẽ nên bức tranh đó cho PLA. Chuyên viên Schuster nói: “PLA đang kiểm tra và soạn bản đánh giá về khả năng phát hiện và sẵn sàng ứng phó của Đài Loan trước các mối đe dọa trên không. PLA ghi lại thời gian phản ứng, chiến thuật và quy trình đánh chặn của Đài Loan.”
Việc có nhiều máy bay PLA tham gia vào các cuộc xâm phạm ADIZ của Đài Loan cũng phát triển khả năng của PLA trong việc phối hợp với số lượng lớn các khí tài quân sự có thể sẽ được triển khai chiến đấu.
Schuster cho biết: “Các hoạt động phối hợp trên không liên quan đến số lượng lớn máy bay ở cự ly xa phức tạp hơn các hoạt động đơn vị nhỏ gần căn cứ nhà. Tầm nhìn của những người điều khiển không gian chiến đấu ở 100 hải lý kém chính xác hơn so với ở mức 10 hải lý. Có thêm máy bay làm tăng độ phức tạp đó.”
Schuster cho biết, theo hiểu biết của ông, các chuyến bay uy hiếp mới nhất của PLA thể hiện sự tập trung lớn nhất số lượng máy bay quân sự Trung Quốc từng hoạt động ở xa các căn cứ nhà. Vì vậy, có thể các chuyến bay quy mô lớn có thể tiếp tục. Về cơ bản, PLA cần thực tập.
Schuster nói, đối với Không quân và Hải quân Hoa Kỳ, tập trận với số lượng máy bay đông như vậy là chuyện thường lệ, và họ thường tập như vậy ít nhất một năm một lần, PLA không có kinh nghiệm đó.
Khả năng quân sự của Đài Loan thì sao?
Đài Bắc không có nhiều máy bay quân sự như Trung Quốc và đội máy bay của họ cũng cũ hơn.
Các nhà phân tích cho biết, nếu Đài Bắc quyết định chơi kiểu một chọi một với PLA, họ sẽ gặp rắc rối nghiêm trọng.
Schuster cho biết: “Hầu hết lực lượng chiến đấu cơ của Đài Loan đều có tuổi đời gần 30. Mọi cuộc nghênh cản đều gây căng thẳng cho khung máy bay. Khi máy bay già đi, chúng có các vết nứt do mệt mỏi trong cấu trúc của khung sườn”, Schuster nói.
Ông nói: “Trung Quốc có lẽ đang hy vọng rằng các cuộc xâm nhập của họ có thể khiến Đài Loan phải lựa chọn hoặc là giới hạn điều động máy bay chiến đấu lenh nghênh cản hoặc loại bỏ chúng khỏi biên chế để tân trang”.
Những thông điệp cho những người bạn của Đài Loan là gì?
Các trường hợp trước đây về các chuyến bay xâm nhập của PLA thường xảy ra sau khi các quốc gia ủng hộ Đài Bắc đã làm điều gì đó khiến Bắc Kinh tức giận.
Ví dụ, một cuộc hù dọa của 25 máy bay PLA vào tháng 4 diễn ra một ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo Bắc Kinh rằng Washington cam kết bảo vệ Đài Loan.
Và một cuộc xâm nhập vào tháng 6 của 28 máy bay chiến đấu PLA diễn ra sau khi các nhà lãnh đạo Nhóm 7 nước (G7) ra tuyên bố chung trách cứ Trung Quốc về nhiều vấn đề và nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan.
Theo một tuyên bố của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản, các cuộc xâm phạm vào tuần trước diễn ra khi Mỹ, Nhật Bản, Anh, New Zealand và Hà Lan tiến hành các cuộc tập trận hải quân đa phương gần Okinawa, chỉ cách Đài Loan 730 km. Cuộc tập trận có sự tham gia của hai tàu sân bay Mỹ và một của Anh.
Theo Layton, các chuyến bay quy mô lớn của Trung Quốc có lẽ đã bắt nguồn từ nhiều tháng trước: “Không quân PLA nổi tiếng là hoạt động trong tình huống có kế hoạch tốt, được dàn dựng kỹ lưỡng. Và trong hệ thống tổ chức của Trung Quốc, sai lầm là chuyện phức tạp, không ổn.”
Theo Timothy Heath, nhà nghiên cứu của RAND ở Washington, sự gia tăng các chuyến bay của PLA có thể xem “như một màn trình diễn cơ bắp để đi kèm với lễ kỷ niệm” ngày Quốc khánh Trung Quốc 1 tháng 10.
“Tuy nhiên, đối với một sự kiện mang tính chất nghi lễ như vậy, một ngày diễu binh trên không là đủ”, Heath nói thêm rằng các cuộc tập trận hải quân – cụ thể là Anh gần đây đã cử một tàu khu trục đi qua eo biển Đài Loan và ban lãnh đạo mới ở Nhật Bản nghiên cứu chính sách tương lai của Đài Loan – tất cả đều có khả năng đóng góp một phần vào việc Trung Quốc mở rộng cuộc phô trương.
Ông Heath nói: “Việc mở các cuộc xâm phạm liên tiếp là một công cụ linh hoạt để gửi tín hiệu chính trị và cảnh báo tới Đài Loan và các nước phương Tây.”
Các chuyến bay được truyền thông Trung Quốc đưa tin ra sao?
Ông Heath cho biết các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh gần đây đã nhấn mạnh lễ kỷ niệm Quốc khánh 1 tháng 10 và “những lời cảnh báo liên tục đối với Đài Loan cũng như cảnh báo đối với Hoa Kỳ và phương Tây.”
Nhìn vào trang web của tờ báo lá cải Thời báo Hoàn cầu hôm thứ Ba cho thấy tầm quan trọng của vấn đề này đối với Bắc Kinh.
Một tin hàng đầu của tờ báo cho biết PLA đã điều một con số khổng lồ 56 máy bay chiến đấu vào ADIZ của Đài Loan vào hôm thứ Hai, động thái này diễn ra một ngày sau khi Hoa Kỳ lên tiếng ‘quan ngại’ về hoạt động quân sự của Trung Quốc gần hòn đảo này.
Thời báo Hoàn cầu dẫn lời Bộ Ngoại giao Trung Quốc: “Tuyên bố của Mỹ đã gửi một tín hiệu rất sai lầm và vô trách nhiệm, Trung Quốc sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đè bẹp bất kỳ nỗ lực ‘đòi độc lập của Đài Loan’ nào.”
Một bài xã luận đi kèm của tờ báo này, cũng ở đầu trang, cho biết các chuyến bay là “lời cảnh báo nghiêm khắc” đối với Đảng Dân Tiến đang cầm quyền ở Đài Loan, chống lại các chính sách “ly khai” của đảng này.
Theo CNN
Mói đây anh Phét moi đuọc tờ báo của Wall Street Journal viet về Taiwan vói tựa đề :
Chiến tranh Đài Loan có thể sớm nổ ra?
wsj.com/articles/the-fight-for-taiwan-could-come-soon-china-navy-defense-
11635349097
The U.S. and China are engaged in a “strategic competition,” as the Biden administration has put it, with Taiwan emerging as the focal point. But an ascendant view inside the administration seems to be that while China represents a serious economic, political and technological challenge to American interests, it doesn’t pose a direct military threat. This is a very imprudent assumption that could lead to war and, ultimately, American defeat. To avoid that disastrous outcome, the U.S. must recognize that China is a military threat—and conflict could come soon.
“Mỹ và Trung Quốc đang tham gia vào một “cuộc cạnh tranh chiến lược”, như cách nói của chính quyền Biden, trong đó Đài Loan nổi lên là tâm điểm. Nhưng một quan điểm đang dần chiếm ưu thế trong chính quyền Mỹ dường như cho rằng mặc dù Trung Quốc là một thách thức nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và công nghệ đối với lợi ích của Mỹ, nước này không gây ra một mối đe dọa quân sự trực tiếp nào. Đây là một giả định rất thiếu thận trọng, có thể dẫn đến chiến tranh và cuối cùng là thất bại của Mỹ.
Để tránh kết cục thảm hại đó, Hoa Kỳ phải nhận ra rằng Trung Quốc là một mối đe dọa quân sự, và xung đột có thể sớm xảy ra. ”
Trên đây chỉ là mot đoạn của bài báo tien đoán là TÀO+ sẻ thu hồi Đai Loan sớm hơn thien hạ dự đoán.
Mẻo có làm gi đuoc cho TAIWAN hay không thì có rat nhiều ý kiến khac nhau , nhưng tai MẼO thì các tai to mặt bự dả từng là bộ truỏng quoc phòng của MẼO noi rằng viêc MẼO tham gia môt cuoc chiến cho mot hòn đảo xa xôi như TAIWAN thì dân MẼO phải nghỉ lại truoc khi BIDEN quyet định.
Truóc khi rời nhiệm sở thì TRUMP, tong thong MẺO truóc BIDEN đả nói nguyen văn như sau :
WE are 7000 miles away from TAIWAN and CHINA is just 2 miles from it , what the fuck we can do about it” ,hahahah”.
Cuoc chiến TAIWAN xem ra ngày càng rỏ rệt vì TÀO+ có thể nghĩ rằng họ có cơ hội để chiếm Đài Loan trước khi các khoản đầu tư quân sự của phương Tây mang lại kết quả.
NGỤY TÀN DƯ khi nghe điêu này chác cúng tức hộc máu mủi vì hể mà ai nói MẼO thua là đám NGUY COCK GIÁN NUA DỐT NÁT này hỏng chịu. Họ chỉ muón nghe lòi tót dep vè MẼO mà thôi cho du trong lich sữ chien tranh thì nguoc lại.
Chuyên chi mà chọt đuoc NGUY COCK tức hộc máu mủi là anh Phét khoái à. Nghề chọt NGỤY là nghề của anh Phét mà lị.
[…] Về chuyện máy bay Trung Quốc hù dọa Đài Loan […]
Thèng Đai Loan sẻ phải về vói TÀO+ mà thôi vấn đề chỉ là thoi gian mà thôi. Thích hay ghét thì chuyện đó phải xảy ra mà thôi. Thèng MẼO không hoi sức đâu mà bao bọc thèng ĐAI LOAN mải mải đuọc.
Khi Trump còn tại chức Trump đả noi’ thé này
“CHINA is just two miles away from TAIWAN, and America is more than 7000 miles away, What’s the Fuck we cannot đo anything about it. When something happens it will be too late for us to get there(TAIWAN)to help.”
Ton ton Mẽo còn nhận ra đuoc điều đó. Néu TÀO+ mà winh’ ĐAI LOAN thì sẻ winh’ trong chóp nhoáng vào một thòi điểm mà nuoc MẺO thực sư bận rộn hoạc trong tinh trạng khủng hoãng về mot điều gi đó, thì lúc đó TÀO+ sẻ ra tay mọt cách chóp nhoáng mà MẼO sẻ KHÔNG LÀM GI ĐUOC vì MẼO bị đặt trong tình trạng “SỰ VIỆC ĐẢ RỒI.”
Ngụy Cock Tàn Dư cứ nh8*’ lấy những điều anh Phét nói hom nay nghen chưa. TÀO+ sẻ thanh toann’ ĐAI LOAN theo kịch bản này.
Mới đây, Biden và Tập nói chuyện, tái khẳng định lập trường của Mỹ công nhân một nước TRUNG HOA nhưng một nước Trung Hoa cộng sản hay không cộng sản?
Có hai cách hiểu để nhìn một nước China theo cách khác nhau của mỗi bên. Tập thì cho rằng một nước China là cộng sản bao gồm cả Taiwan nhưng Mỹ và thế giới lại nhìn một nước China chỉ bao gồm Macau và Hong Kong nhưng không có Taiwan vì Taiwan là một “quốc gia” đã độc lập hơn 70 năm nay rồi. Hoặc nếu bao gồm cả Taiwan thì nước Tàu phải là nước Tàu thuộc về Taiwan, tự do và dân chủ chứ không phải là cộng sản.
nv
Vấn đề Taiwan tuyên bố là một quốc gia, không phải là đúng hay không mà là dám hay không. Cũng như Tòa án PCA, mặc dù không có ràng buộc về pháp lý, tuyên bố Biển Đông không thuộc chủ quyền của Tàu Cộng nhưng Tàu Cộng vẫn tuyên bố bên trong đường chín đoạn tự vẽ thuộc chủ quyền của mình. Và cũng như Tập cho chiếm các đảo của VN và các bãi đá ngầm để xây dựng căn cứ quân sự mà chẳng có định chế pháp lý nào đủ sức bắt buộc họ phải ngưng. Tại sao Tàu Cộng dám ngang ngược như vậy là bởi dựa vào là một nước lớn với sức mạnh kinh tế và quân sự cũng như về dân số áp đảo. Tàu Cộng dám ngang ngược mà không có đinh chế quốc tế nào dám ngăn cản; trong khi Taiwan nếu tuyên bố là một quốc gia là đúng theo nguyện vọng của người dân Taiwanese thì lại sợ bị Tàu Cộng đánh. Liên Hiệp Quốc (LHQ) có để làm gì hay chỉ để bênh vực quyền lợi các nước lớn, nhất là 5 nước hội viên thường trực có quyền phủ quyết? Chỉ có 5 nước có quyền phủ quyết thì LHQ chính nó đã là nơi chơi bất công rồi còn mong chờ gì ở đây?! Đó là lý do Tập hung hăng mà tới nay vẫn không có nước nào dám động tới. Thử tước đoạt quyền phủ quyết của nước Tàu hoặc nhận Taiwan vào LHQ xem phản ứng của Tập ra sao?
Các nước nhỏ nên tự mình xây dựng cho nước mình một quân đội với vũ khí răn đe để bảo vệ đất nước. Cứ nhìn anh Kim nhà ta, tuy rất nghèo đói mà không nước nào dám hù dọa mà chỉ có thế giới bị anh Kim hù dọa hoài hoài.
Lúc nào thì Nhật và Nam Hàn và xa xa nữa là Úc có vũ khí nguyên tử thì vùng đất Đông Á và Đông Nam Á này mới thật sự có hòa bình mà thôi.
nv
Cũng chẳng phải vô cớ mà Mỹ cho rò rỉ tin tức người Mỹ đang có mặt và đang huấn luyện quân sự cho Taiwan. Đây là một thất bại về chính trị sau khi Tập đưa hàng trăm máy bay chiến thuật và chiến lược xâm phạm vào vùng nhận dạng phòng không của Taiwan.
Cũng không phải là không có lý do để bộ quốc phóng Mỹ loan tin tàu ngầm nguyên tử của Mỹ va chạm vật thể lạ ở BIỂN ĐÔNG. Tàu Cộng có thể chẳng biết và chẳng liên can gì về tai nạn này nhưng Mỹ vẫn muốn đưa tin. Cho Tập biết là tàu ngầm nguyên tử Mỹ vẫn thường xuyên “hành quân” ngay tại vùng biển quân Tàu hung hăng lập căn cứ.
nv
Không phải là hù dọa mà là để đánh giá phản ứng của Mỹ cũng như cộng đồng quốc tế và mức độ kiên trì đòi độc lập của hòn đảo Taiwan. Sau kỷ niệm 100 năm đảng cộng sản Tàu, Tập với lời lẽ cứng rắn hung hăng đòi thống nhất bằng quân sự, đánh tan mọi ý đồ đòi độc lập của Taiwan. Nhưng khi cho hàng trăm chuyến bay vi phạm vào vùng nhận dạng phòng không của Taiwan và thấy phản ứng mạnh mẽ của chính phủ bà Thái Anh văn cũng như của Mỹ và cộng đồng quốc tế lên tiếng bảo vệ Taiwan thì hôm nay, 10/9/2021, Tập thay đổi thái độ, nói quyết tâm thống nhất Taiwan bằng con đường hòa bình. Coi như vở tuồng hạ màn. Tập hiểu manh động thôn tính Đài Loan bằng quân sự hoặc cứng rắn thì gặp lại phản ứng cứng rắn hơn. Không dễ hù dọa được.
Quốc gia Taiwan. Đúng vậy. Tại sao không gọi vậy chứ? Tại sao cứ cho Taiwan là hòn đảo thuộc chủ quyền của Tàu mà không là thuộc chủ quyền của chính người dân Taiwan? Càng bị Tập bức hiếp muốn đánh chiếm thì Taiwan nên càng mau chóng tuyên bố độc lập thành một quốc gia. Đây là điều chính phủ Taiwan nên tiến hành. Đã hơn 70 năm độc lập và hiện đang độc lập thì không có lý do gì cản trở Taiwan tuyên bố trở thành một quốc gia. Tương lai xung khắc giữa Mỹ và Tàu, ngoài vấn đề kinh tế thương mại, nhưng có lẽ sự tranh giành Taiwan mới là vấn đề chính để nước nào sẽ là cường quốc số một trong tương lai những ngày tới. Còn nói chuyện Tàu Cộng sẽ đánh Taiwan thì chỉ có nằm ngủ mơ mới dám. Bởi vậy mà sau khi cho hàng trăm máy bay hù dọa Taiwan thì Tập và Biden nói chuyện và đồng ý giữ hòn đảo này theo thỏa thuận cũ như trước đây. Rõ ràng là một thử thách và sự thử thách bị thất bại của Tập.
nv