Tôi có chút may mắn, cách nay trên chục năm đã được đọc tập thơ: Mộng vẫn còn say của bác sĩ Đặng Huy Lưu, cựu trung tá Quân đội VNCH. Tập thơ khá hay, gây cho tôi nhiều cảm xúc. Và tuần vừa rồi, tôi lại nhận được tập truyện: Cuốn theo chiến tranh của bác sĩ Đào Như gửi tặng. Sách dày gần 300 trang, do Nhân Ảnh, Hoa Kỳ vừa xuất bản, còn nóng hôi hổi. Đây là tác phẩm thứ 4 của ông. Với những tác phẩm này, có thể nói bác sĩ, nhà văn Đào Như không chỉ cứu rỗi thể xác, mà còn vá lại những linh hồn rách nát trong và sau chiến tranh.
Nhà văn Đào Như tên thật là Đào Trọng Thể, sinh năm 1936 tại Ninh Thuận, nguyên là bác sĩ ngoại khoa thuộc Bệnh viện Cần Thơ trước 1975. Và từ 1979 đến nay, ông là bác sĩ tâm lý tại Chicago-Hoa Kỳ. Ông cũng là đồng môn của bác sĩ, nhà thơ Đặng Huy Lưu. Do vậy, đọc văn thơ của hai ông bác sĩ này, tôi hiểu được phần nào về tâm trạng, cũng như công việc, phía sau của chiến trận.
*Nỗi đau, và tình người trong chiến tranh.
Sau Sợi Khói Bay Vòng của Phạm Ngọc Lư, Những Cơn Mưa Mùa Đông của Lữ Quỳnh (thì) Cuốn theo chiến tranh của Đào Như là tập sách thứ ba viết về mặt sau của cuộc chiến, cho đến nay tôi đã được đọc. Không chỉ viết về tâm trạng của người lính, thân phận con người sau chiến tranh, mà ngay từ năm đầu thập niên bảy mươi Đào Như đã dựng lên bức tranh hiện thực nhất về nỗi thống khổ của người dân cày ở vùng xôi đậu. Là một bác sĩ phẫu thuật, do vậy Đào Như luôn phải đi về các làng xã, vùng sâu vùng xa để khám chữa bệnh cho người dân nghèo khó miền Tây Nam Bộ. Và thật may mắn, chính vùng xôi đậu (cực kỳ hiểm nguy) ấy là chất liệu sống để Đào Như viết nên tác phẩm: Quê hương-dấu binh lửa. Truyện ký này được Đào Như viết vào năm 1972. Với tôi, đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông, cũng như của Văn học miền Nam về đề tài này. Chiến tranh, và sự dã man, tàn khốc ấy, đưa đến những nỗi đau tột cùng cho người dân vô tội. Dưới ngòi bút của Đào Như, những hình ảnh hiện lên, quả thực ai cũng phải rùng mình kinh sợ:
“Nạn nhân là một nông dân, đi cày thuê, đạp phải mìn, 1/3 dưới cẳng chân trái bị biến mất, lòi trơ xương chầy, và hầu như toàn bộ phận sinh dục của anh, và mặt trong của háng cả hai bên bị những mảnh mìn hủy hoại. Anh được chuyển về tôi quá trễ sau khi bị thương. Anh đang bị choáng nặng. Anh bị mất máu nhiều quá và nhiễm trùng. Mảnh mìn đã hủy hoại hết một dịch hoàn bên trái của anh. Dịch hoàn trái bay mất, không tìm thấy, chỉ còn lại cuống của dịch hòan. Dịch hoàn bên phải cũng bị hai mảnh nhỏ của mìn găm sâu vào, nhưng còn cứu vãn được. Nhưng dương vật của anh bị đứt mất phần ngọn chỉ còn trơ 2/3 dương vật còn lại. Tôi cố bảo trọng dịch hòan còn lại, và cố tái tạo phần còn lại của dương vật, để sau này anh có thể tiểu tiện dễ dàng.“ (Quê hương-dấu binh lửa)
Đau thương, mất mát là thế, song cái tình người vẫn còn đó. Lời văn tự sự, Đào Như đi sâu vào cái mộc mạc, ấm áp của người nông dân nghèo khó. Tính chân thực ấy, có lẽ ai cũng phải rưng rưng, ngấn lệ, khi đọc đoạn văn truyền cảm này:
“- Bác sĩ nhận đi bác sĩ. Đó là con gà mái ấp, xương mềm, nấu cháo ăn bổ và ngon lắm bác sĩ.
Thật sự nghe tới đây, chẳng những tôi mà ngay các cô điều dưỡng cũng muốn khóc. Tội nghiệp họ nghèo quá, không còn gì để tỏ lòng nhớ ơn tôi, chỉ còn có một con gà mái đang ấp một ổ trứng, họ bắt nó đem cho tôi. Nghĩ tới cái ổ trứng không còn gà mẹ, lạnh tanh vào giờ này, ai cũng ray rứt. Cuối cùng không phải một mình tôi mà cả đội y tế, nhất là các cô y tá nhất quyết yêu cầu vợ chồng anh ta đem con gà về và trả lại nó cho ổ trứng.“ (Quê hương-dấu binh lửa)
Không dừng lại ở đó. Hình ảnh ổ bụng người du kích bị thương, nhiễm trùng nặng do phải (khâu) may bằng lạt tre nhọn, được các bác sĩ VNCH cứu chữa, không chỉ nói lên cái tình thương, lòng nhân bản, mà còn như một lời lên án, cảnh báo sự tàn khốc của chiến tranh, và cái khốn nạn của những kẻ gây nên cuộc chiến này:
“Bác sĩ Ngọc đến dở mền, mắt anh gắn chặt vào ổ bụng bệnh nhân, miệng anh há hốc. Tôi chỉ nghe anh kêu lên một tiếng “Trời”. Anh chụp mền lại. Anh không đủ can đảm nhìn thêm nữa…
-May thành bụng bằng lạt vót nhọn, đau khổ thật, đau khổ cho cả bệnh nhân lẫn bác sĩ… Chiến tranh thật khốn nạn!” (Quê hương-dấu binh lửa)
Đọc Cuốn theo chiến tranh, dường như truyện ký nào cũng mang hơi thở kịch trường sân khấu. Mâu thuẫn được Đào Như đẩy lên đỉnh điểm, rồi kéo mở thắt nút, (giải quyết mẫu thuẫn) bằng sự cảm thông, lòng nhân bản.Và Quê hương-dấu binh lửa vẫn là truyện ký điển hình nhất về nghệ thuật này của Đào Như. Thật vậy, đoạn trích dưới đây cho ta thấy rõ điều đó:
“- Bác sĩ và bác sĩ Phan Ngọc, tiếp thu thằng chiến binh Việt cộng này ở đâu vậy? Tôi biết lắm mà! Thuận Trung, Cờ Đỏ là ‘chiến khu’ của tụi nó…
Tôi chưa kịp phản ứng, anh tiếp tục hét lớn, anh chửi thề:
– Đ.m…chỉ có tụi bác sĩ Việt cộng mới may thành bụng bằng lạt, bằng tre vót nhọn. Lạt mềm buộc chặt… Bác sĩ rước Việt cộng vào nhà, vào nhà thương. Anh liền chạy đến giật chai dịch chuyền đang vô cho bịnh nhân. Các cô y tá và toàn thể toán Y Tế Về Làng liền nhảy đến ôm anh Phùng lại. Cô Hy, chuyên viên hồi sức gây mê nói:
– Người ta là bịnh nhân bị thương mà anh Phùng!“
Có thể nói, cho đến nay chúng ta có nhiều tác phẩm lớn, và rất hay viết về người lính nơi trận tiền. Song có rất ít tác phẩm viết về nông thôn, nhất là người nông dân Nam Bộ ở giai đoạn chiến tranh khốc liệt nhất. Đề tài này, dường như ít được các nhà văn quan tâm? Và tác phẩm Cuốn theo chiến tranh, (trong đó có truyện ký Quê hương-dấu binh lửa) ấn hành, nhà văn Đào Như – như góp phần lấp đi một khoảng trống về mảng này của Văn học Việt Nam vậy.
*Tâm trạng người lính, và thân phận con người sau chiến tranh.
Khi viết về những ngày tháng 4-1975, ngòi bút Đào Như không hề căng thẳng và ồn ào. Bởi, dường như ông muốn đi sâu vào khắc họa tâm trạng của người lính chăng? Vâng, và cái sự tĩnh lặng, sâu sắc ấy, ta có thể bắt gặp ngay ở những trang viết đầu của tập sách, với truyện ngắn: Chôn súng. Vẫn mạch văn tự sự, cùng thủ pháp hồi tưởng, Đào Như cho người đọc thấy, nỗi buồn của người lính phải tự mình chôn súng thật day dứt. Hình ảnh khẩu súng rơi trong ống quần, rồi rơi sâu xuống con lạch rất từ từ và khoan thai ấy, như giấu đi tâm trạng, nỗi đau của người lính thật sâu sắc. Và nó như chứng minh thêm tài năng miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật của nhà văn Đào Như vậy:
“Tôi dừng lại, suy nghĩ một hồi…Tôi bước xuống đứng dưới con lạch. Bỏ tay vào túi quần, tôi từ từ tháo gỡ cây súng, kiểm soát khóa an toàn, cho nó rơi xuống trong ống quần, rơi thật sâu xuống con lạch nước. Tôi nghe cây súng rơi xuống đến mắt cá chân. Tôi dí bàn chân sâu vào trong bùn và rút lên từ từ. Cây súng, ngang mắt cá chân tôi rơi theo đúng vào lỗ bùn sâu. Bước lên khỏi con lạch, mang lại đôi dép, tôi đi hướng về nhà không ngoảnh mặt lại…
Có một chút gì ân hận chua xót trong tôi. Hình như tôi vừa từ giã ai? Một người bạn? Một chiến hữu? Một khẩu súng?..Một thoáng buâng khuâng mơ hồ, tôi vừa bước qua ngưỡng cửa cuối cùng của cuộc đời binh nghiệp…“ (Chôn súng)
Tự chôn súng, và con đường duy nhất người lính ấy phải vào tù cải tạo. Và mấy mươi năm nơi địa ngục trần gian ấy, đánh mạnh vào tâm lý người lính (họa sĩ) tù. Một tiếng chó sủa, hay bước chân người cũng làm cho họ hoài nghi, kinh sợ. Tôi không nghĩ, đây là tâm trạng, thái độ của tất những người lính tù cải tạo. Song nó là tâm lý chung của con người trong hoàn cảnh ấy. Và, Về một buổi chiều cuối năm là truyện ký, hay một tâm bút như vậy của Đào Như. Nó không chỉ mang tính hiện thực và nhân đạo, mà còn có cái giọng văn hài, hóm hỉnh, gây cho ta tiếng cười chua xót:
“Nghe tiếng chó sủa cũng sợ. Nghe bước chân đi của người láng giềng cứ ngỡ công an đến bắt mình vô tù trở lại. Nhiều lúc thấy mình trong kiểng cũng sợ. Mình cũng không nhận ra mình là ai. Có lúc giữa ban ngày nhìn thấy cái bóng của mình cứ tưởng công an theo dõi“ (Về một buổi chiều cuối năm)
Có thể nói, Nhận diện lịch sử là một trong những bút ký hay và cảm động nhất của Đào Như ở tập truyện này. Bởi, ngoài giá trị hiện thực, nó còn có giá trị lịch sử. Đọc nó, ta không chỉ thấy được nỗi đau của Hoàng Như Tùng bác sĩ trung tá QLVNCH, mà còn có sự kính trọng của người thiếu tá bộ đội trước thi hài Tướng Nguyễn Khoa Nam. Tính hiện thực và nhân bản này, dường như tôi gặp không nhiều trên những trang văn khác cùng viết về đề tài này:
“ Một sĩ quan của bộ đội CS mang quân hàm thiếu tá tiến đến và yêu cầu bác sĩ Hoàng Như Tùng nhận diện Tướng Nguyễn Khoa Nam. Thiếu tá bộ đội CS nghiêng mình cúi xuống, nghiêm chỉnh dỡ mảnh khăn trắng che mặt Tướng Nam. Gương mặt Tướng Nguyễn Khoa Nam hiện ra trông hiên ngang lạ thường…Bác sĩ Hoàng Như Tùng bậm môi, vai run khi ông cúi xuống ký biên bản nhận diện Tướng Nam“.
Từ bác sĩ phẫu thuật Đào Như đã chuyển sang bác sĩ tâm lý, thần kinh nhằm cứu giúp được nhiều hơn cho những người lính, ngay từ năm 1979, khi ông đặt chân tới Hoa Kỳ. Đọc Cuốn theo chiến tranh, ta bắt gặp những mảnh đời bất hạnh, hay cơn mê sảng của người lính đã đi qua chiến tranh được bác sĩ Đào Như cứu chữa. Và họ hiện thân trên những trang viết của ông. Và không còn chiến tranh, song từ hiện thực đến trang văn của Đào Như dường như có cả máu và nước mắt vậy. Những mảnh đời bất hạnh trên đất Hoa Kỳ, tuy chỉ là con số nhỏ, nhưng nó là một vết thương, với nỗi đau chung của thời hậu chiến. Hội chứng hậu chiến thay cho tên gọi Câu lạc bộ, hay Nhóm số 309.81 (điều trị tâm thần). Ở đó, ta bắt gặp những Đại úy Phúc, trung tá Đống, phi công Cảnh hay người cựu sĩ quan Dalat Thạch Hùng…chợp mắt là đã thấy mê sảng, và ác mộng, có những đêm ngồi một mình, mở mắt thao láo nhìn vào bóng đêm. Và đêm đêm về, người sĩ quan ấy đi tìm vợ con đã chìm theo con thuyền xuống lòng biển:
“Sáng hôm sau thức dậy, tôi nghe người đau đớn nhức mỏi, mở mắt ra thấy mình nằm trên giường (bịnh) trong bịnh viện, hai chân bó bột. Bác sĩ Kaplan đến thăm tôi. Ông hỏi tôi tại sao tôi nhảy lầu tự tử hồi nửa khuya đêm qua? Tôi sững sờ, tôi không biết, không hay biết gì hết. Thế giới trở nên xa lạ. Và bắt đầu từ đó tôi nghe tiếng réo gọi của vợ tôi. Tiếng khóc của con tôi“ (Cuốn theo chiến tranh).
Và những hình ảnh trớ trêu, bi thương ấy đã cô thành truyện ký Hợp Lưu và Cuốn theo chiến tranh. Nó như là một liều thuốc, hay những lời cảm thông, an ủi của bác sĩ, nhà văn Đào Như đến những người lính bất hạnh vậy.
Hòa đồng vào xã hội có lẽ là một trong những khó khăn nhất của người Việt ngày đầu đến Mỹ. Không chỉ về ngôn ngôn ngữ, mà văn hóa, tập tục có một khoảng cách, hố sâu rất lớn, nhất là thân phận của những trẻ con lai: “Cộng đồng Việt Nam không công nhận tôi là người Việt, họ bảo tôi lai Mỹ, còn người Mỹ có bao giờ thừa nhận tụi này đâu, họ bảo tụi này lai Việt…Bác sĩ nói tương lai bọn này đen tối hả? Con mấy ông sĩ quan H.O mới qua cũng vậy thôi, cũng lờ quờ như tụi con, cũng khó khăn, cũng ngơ ngác trong lớp học“ (Chuyện thằng Henri). Cho nên, Chuyện thằng Henri, bác sĩ Đào Như như đang gồng mình lấp đầy những hố ngăn cách đó. Thật vậy, để kéo gần hai cái văn hóa ấy gần nhau hơn, chắc chắn cần lắm có một bác sĩ phá tan rào cản tâm lý ấy. Có thể nói, Chuyện thằng Henri như một sự đúc kết kinh nghiệm, hay một bài học thực tiễn, với những kết quả lâu dài của bác sĩ Đào Như chuyển đến người đọc:
“Cháu Trung tốt nghiệp kỹ sư về Computer …hiện làm cho hãng Motorola tại Schaumburg. Còn cháu Hùng hiện đang làm Pharm D tại St Luke Hospital thuộc Viện Đại học Rush… Nếu không được sự dẫn dắt của bác sĩ ngay từ đầu, thì các cháu, ngay cả vợ chồng tôi cũng không được như ngày hôm nay“ (Chuyện thằng Henri).
Có thể nói, với 16 truyện ngắn, tùy bút tác phẩm Cuốn theo chiến tranh đi sâu vào từng ngõ ngách của xã hội và cuộc sống trải dài từ những năm đầu bảy mươi đến nay. Đọc nó, dường như ai cũng có thể tìm thấy một chút hồn vía mình ở trong đó. Vâng, một tác phẩm văn học nào cũng vậy, có được sự đồng cảm ấy, thì hiển nhiên, tự thân đã gánh (mang) hai giá trị hiện thực và nhân đạo. Và tôi tin, cũng như nhà thơ bác sĩ Đặng Huy Lưu, bác sĩ Đào Như viết văn chỉ muốn trả nợ cuộc sống, cũng như cho thế hệ sau có cái nhìn trung thực hơn về chiến tranh, và thân phận con người sau đó, chứ hoàn toàn không nghĩ sẽ trở thành nhà văn. Nhưng những giá trị văn học này đã làm nên chân dung nhà văn Đào Như.
*Hạn chế của tác phẩm.
Do sử dụng khẩu ngữ, văn của Đào Như mộc mạc, sinh động và truyền cảm, song dẫn đến câu văn có nhiều đại từ nhân xưng, hoặc danh từ trùng lặp. Ở đây tôi xin đưa ra vài dẫn chứng, và xin phép nhà văn Đào Như được rút bỏ vài đại từ cho gọn gàng hơn chăng. Rất có thể những suy nghĩ của tôi là sai. Nhưng viết về một tác phẩm mình khoái, mà không dám viết hết những suy nghĩ, quả thực ấm ức chịu không nổi:
“-Vợ chồng ông Chín bà Chín, bịnh nhân của bác sĩ, họ cùng gia quay trở lại kìa!… Tội nghiệp chị vợ thật thà, chị chạy lại gần tôi, chị nói:“ (Quê hương-dấu binh lửa trang 22).
Xin bỏ đi mấy đại từ, thêm từ và: “- Vợ chồng ông bà Chín, bệnh nhân của bác sĩ, cùng gia đình quay trở lại kìa!… Tội nghiệp chị vợ thật thà, chạy lại gần tôi và nói:“
Hay: “Trước khi lấy cha tôi, bà có một đời chồng người Việt mình. Khi người Mỹ đến, bà bỏ ông chồng người Việt, bà lên Saigòn làm ‘cava’ rồi lấy cha tôi. Tôi cũng chỉ nghe Bà Ngoại tôi nói như vậy, chớ bà già tôi không bao giờ bà nói về bà cho tôi, bà cũng không nói về cha tôi“ (chuyện thằng Henri trang 50).
Xin vẫn lược bỏ đi vài đại từ:
“Trước khi lấy cha tôi, bà có một đời chồng người Việt mình. Khi người Mỹ đến, bà bỏ ông chồng người Việt, lên Saigòn làm ‘cava’ rồi lấy cha tôi. Tôi cũng chỉ nghe Bà Ngoại nói như vậy. Chớ bà già tôi không bao giờ nói về mình, và về cha tôi cho tôi“.
Hoặc:
“Bác sĩ Kaplan đến thăm tôi. Ông hỏi tôi tại sao tôi nhảy lầu tự tử hồi nửa khuya đêm qua? Tôi sững sờ, tôi không biết, không hay biết gì hết“. (Cuốn theo chiến tranh).
Xin bỏ một đại từ, và thêm dấu ngắt chấm câu:
“Bác sĩ Kaplan đến thăm tôi. Ông hỏi, tại sao tôi nhảy lầu tự tử hồi nửa khuya đêm qua? Tôi sững sờ. Tôi không biết, không hay biết gì hết“.
Leipzig ngày 6-7-2022
Đỗ Trường
Đọc văn là đoán biết b/s Đao Nhưlà dân miền Nam.một giọng văn đôi khi không gọt dũa. Như HBChanh ,nhưng gọn hơn .
Tuy nhiên,lưu ý là gọt dũa câu văn ,sửa văn đôi khi không cần thiết…Văn là người .
Có nhà phê bình nói là trong văn viế cần gẩy gọn sáng sủa,tuy nhiên trong đói thoại phải giữ vẻ tự nhiên như chụp hình,không cân chinh sửa.vì sửa quá thành của tác giả chớ không phải của nhan vật .Nhà phê binh ca ngoi đoạn đối thoại trong “Quê nNghèo ” của Tô Hoài ,trong các chuyện của cụ Hồ Biểu Chánh và phê bình sự đối thoại trong hoàn cảnh một sống hai chét trong giòng lủ của 2 vọ chồng nghèo đi vớt củi trong ÁPS của Khái Hưng là quá văn chương vói đối thoại lịch sự ….
Cũng như Đỗ Trường trong chuyên mói đay ở ĐCV,câu chuyện giũa hai thông gia Bắc -Nam là chuyệnchẳng là chuyện .Có lẻ chủ yêu chỉ là đẻ TỰ KHOE : NÓ không thực tế ở đời thường ,nhát là đã bao thé hệ ,con cái chau chắt họ tuỳ duyen mà lấy nhau ,không câm cản được .Thời bây giờ “con đặt đâu cha mẹ ngồi đó”….
Lam gì mà có chuyện đánh nhau…giữa 2 thông gia già gần xuống lỗ ở nơi cái xứ tụ do này,
Nhắc lại, chuyên “2 thông gia’ là phụ,chuyên chính là về một nhà văn nôi tiếng “chuyên chở văn học miền Nam qua vũng lầy 75….” TỰ SƯỚNG!
ca ve là chỉ “ vũ nữ “ chuyên nghiệp, nhảy lấy tickets, cuối đêm , đếm tickets lấy tiền . Còn cavalier là người hiệp sĩ , kỵ binh , người cưỡi ngựa .
cần các bác sĩ
Tên Đỗ trường này nó viết là “ nó có thằng bạn có tướng đi “ chó đái “ “ ! Người ta chỉ có thể “ đứng “ thì mới có thể “ đái “ được , không thể “ đi “ mà lại “ đái “ được ! Nó viết như thế thì phải cần các cháubác sĩ “ tâm lý giải thích cho cái cách viết tiếng việt kiểu đó ! Hơn là dùng họ trong việc xét đoán “Bùi Giáng , Phạm công Thiện , Trịnh Công Sơn “ trong thời trăm hoa đua nở về văn hoá thời VNCH ! Tự do nó là như thế !
“ca-ve” nói tắt từ cavalière (vũ nữ, làm nghề gái nhẩy trong các tiệm nhẩy đầm/khiêu vũ)
Đừng có đọc sách của mấy ông bác sĩ , xong rồi “ bợ đỡ “ họ ! Bạn của Ba bia , tụi nó cũng học bên Y , bên Dược …
Trước 75 , người ta nói “ ca ve “ chứ không ai nói “ ca va “ , từ chữ cave ! ( l’argent qu’on met devant soi au brelan , à la bouillotte et autres jeux de cartes . ) !