Con người – Dân số
Từ ngày lập quốc đến nay, dân số Canada tăng lên 10 lần: Từ 3.5 triệu dân vào năm 1870 lên 35.2 triệu vào năm 2016.
Tuổi trung bình là 41. Trong đó: 16.9 phần trăm dân số tuổi trên 65, và 16.6 phần trăm dân số tuổi dưới 14, theo thống kê năm 2016.
Có 1.4 triệu (4.3 % dân số) là người thổ dân.
Khoảng 17 triệu người đã đến Canada cư trú kể từ năm 1867; 20.6 phần trăm dân số sinh ra ở nước ngoài (cao nhất trong nhóm G7)
Có 6.2 triệu người thuộc nhóm thiểu số. Trong đó, ba nhóm thiểu số lớn nhất là Nam Á, Trung Quốc và da đen, chiếm 60% người nhập cư.
Hơn 200 nhóm người có chủng tộc khác nhau sinh sống trên Canada.
Tuổi thọ trung bình của nam Canada là 79, và của nữ là 83. Nếu không phân biệt giới tính, thì tuổi thọ trung bình của người Canada là 81.2. Người Canada thọ hơn người Mỹ ba tuổi, nhưng thấp hơn so với Nhật, Thụy Sỹ, Ý, Đan Mạch, Áo, New Zealand, và Pháp.
Địa lý
Canada được chia ra thành mười tỉnh và ba khu tự trị.
Diện tích rộng hơn 9,98 triệu Km vuông, (Việt Nam rộng 0.33 triệu Km vuông). Canada là quốc gia có diện tích rộng thứ hai trên thế giới, sau Nga 17 triệu Km vuông.
Chiều dài từ đông qua tây là 5,514 Km, trải dài trên sáu múi giờ. Chiều rộng từ bắc xuống nam là 4,634 Km. Có 1,2 triệu Km vuộng chứa nước ngọt.
Gía trị và phẩm chất của người Canada
Theo con số thống kê vào năm 2016, người Canada luôn sẵn sàng đứng lên bảo vệ những giá trị và phẩm chất của họ: Có 93 phần trăm dân số tin vào Hiến pháp Canada về Quyền và Tự do. Họ coi đó là biểu tượng cao nhất, giá trị nhất mà người Canada theo đuổi.
Khoảng 92 phần trăm dân số tin rằng người Canada được hưởng đầy đủ giá trị đạo đức về nhân quyền. Cũng có 92 phần trăm dân số tin rằng họ được Hiến pháp, Luật pháp Canada bảo vệ quyền công dân của họ.
Có 90 phần trăm dân số tin có sự bình đẳng giới tính trong xã hội Canada. Hơn 90 dân số có cảm giác mạnh mẽ rằng đất nước Canada thuộc về họ, của họ. Khoảng 87 phần trăm dân số trả lời rằng “Họ rất tự hào là người Canada” vào năm 2013.
Ngôn ngữ
Người Canada sử dụng hai ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và tiếng Pháp. Tuy vậy có khoảng 200 ngôn ngữ khác được sử dụng hằng ngày trên lãnh thổ.
Khoảng 20 phần trăm dân số mà tiếng Anh và Pháp không phải là tiếng mẹ đẻ. Hơn 23 phần trăm các gia đình không dùng tiếng Anh hay Pháp để giao tiếp trong nhà, hoặc dạy dỗ con cái.
Có 40 phần trăm người nhập cư nói ngôn ngữ của châu Âu, và 56 phần trăm người nhập cư nói ngôn ngữ của châu Á và Phi. Trên 40 phần trăm dân số nói ít nhất hai ngôn ngữ thường ngày.
Calgary, Canada
Saturday, July 01, 2017
Trần Gia Huấn
Xin lỗi là tôi có copy vào cái link mà không thấy nó hiển thị. Nay xin đánh vào bang tay vậy:
http://www.justice.gc.ca/eng/csj-sjc/just/05.html
HIẾN PHÁP VÀ DÂN QUYỀN
Canada đất rộng thứ nhì
Trên toàn thế giới chỉ vì thua Nga
Với dân số nhỉnh 35
Triệu người như vậy quả thành rộng thênh
Nhưng điều trước hết nêu lên
Tin vào Hiến pháp mỗi người quả hay
Niềm tin đó đến hôm nay
Từ ngày lập quốc đã rày 150 năm
Bởi toàn Hiến pháp do dân
Vì dân phục vụ không hề vì ai
Có cần gì phải độc tài
Mà đều bình đẳng mỗi người tự do
Thât là dân chủ hay ho
Dân quyền căn bản mới là đáng yêu
Dân quyền nền tảng nhân quyền
Dẫu đa sắc tộc tin yêu mọi người
Văn minh đáng nễ ở đời
Cả toàn lịch sử chẳng hề chiến tranh
Mọi người bình đẳng đồng hành
Tiến lên phía trước thanh bình mọi nơi
Đáng khen ý thức tuyệt vời
Những người lập quốc mới toàn dân tin
Tin vào Hiến pháp của dân
Bởi toàn thật có nào dối dang
PHƯƠNG NGÀN
(02/7/17)
Xin đọc “Bởi toàn thật sự có nào dối dang”
Hiến Pháp Canada? Canada KHÔNG CÓ Hiến Pháp. Tất cả nền tảng luật pháp Canada hiện vẫn tạm thời dưạ vào Tuyên Ngôn về Những Quyền hạn và Tự Do của Canada (Canadian Charter of Rights and Freedoms). Từ khi Thủ Tướng Canada và Nữ Hoàng Elizabeth II ký ban hành tuyên ngôn này vào năm 1982, Canada đã có những nỗ lực đáng kể để viết một bản Hiến Pháp toàn vẹn, nhưng bất thành.
Thưa ông/bà
Ông/bà nói Canada không có hiến pháp là không đúng. Ngoài ra, Canadian charter of rights and freedoms chỉ là một phần của Canadian constitutional laws. Hiến Pháp của Canada bao gồm những chuỗi luật định đã có soạn sẳn do quốc hội Anh trước 1982, những tiền lệ đã thành luật trươc năm 1982 và cả những luật được hình thành hoặc sửa đổi sau này. Tôi nghĩ rang cái mà ông/bà muốn nói là hiến pháp của Canada đa phần là do quốc hội Anh soạn thảo từ trước 1982 thì đúng hơn. Từ khi 1982 thì quốc hội Anh đã đồng ý trả lại quyền soạn thảo và bổ xung, sửa chửa cho chính quyền Canada như là “the final step to sovereignty” thì Canadian constitutional laws đã ra đời và thượng tôn. Quebec là tỉnh bang duy nhất không approve bộ luật của hiến pháp “trên giấy tờ”. Cho dù vậy sự hiện diện và hành xử theo hiến pháp vẫn tồn tại hiển nhiên ở cái xứ Canada này, kể cả Quebec. Người Pháp không chap nhận bộ luật này là vì lý do mặc cảm vì nó là sự kết hợp của nhiều điều luật được soạn thảo bởi quốc hội Anh từ thế kỷ 19. Việc soạn thảo, đối với tôi, quan trọng ở chỗ nó có công bang, có bảo đảm được quyền lợi cho mọi người, có hợp lý trong và ngoài hay không, chứ không phải nằm ở chỗ do ai soạn. Nếu ông/bà có nhìn qua hiến pháp của nhiều nước thì hẳn ông/bà sẽ thấy nhiều điều khoản của họ chỉ là sự lặp lại từ người khác, nước khác mà thôi.
Vài hang trao đổi.
“Constitutional laws”, ý bác muốn nói là “Constitution Act 1982”, tên được đặt lại từ “Canada Act 1982” do Pierre Trudeau và Nữ Hoàng Elizabeth II ký hồi năm 1982?
“Constitution Act 1982” là một bộ luật ấn định những nguyên tắc để viết Hiến Pháp Canada thành một văn bản toàn vẹn, khả dĩ được tất cả mọi sắc dân công nhận, nhất là người Pháp ở Québec. Trong đó, những văn kiện dùng để điều hành và cai trị đất nước Canada từ trước đến giờ vẫn được giữ nguyên, hoặc có thể cải thiện, thêm bớt sao cho phù hợp, cho đến khi Canada có Hiến Pháp mới. “Canadian Charter of Rights and Freedoms” nằm trong số những văn kiện ấy. Đa phần các văn kiện khác đều được mọi người công nhận, ngoại trừ khoản ấn định số đại biểu của dân Québec tại nghị trường Canada đã gây những bất đồng sâu rộng. Những bất đồng ấy đã đưa đến thất bại của Hiệp Thương Meech Lake, bởi vì dự thảo Hiếp Pháp Canada tại cuộc hiệp thương lúc ấy đã cho Québec những quyền hạn quá lớn và quá rộng rãi, khiến các tỉnh bang còn lại không thể chấp nhận được. Cho nên, đất nước Canada vẫn được điều hành qua bộ luật Constitution Act 1982. Có điều, có quá nhiều văn bản đã viết chữ `Constitution Act`và ngang nhiên bỏ con số 1982, cho nên vẫn làm không ít người hiểu lầm đó là Hiến Pháp Canada.
Nói tóm lại Constitution Act KHÔNG PHẢI là Constitution = Luật về Hiến Pháp KHÔNG PHẢI là Hiến Pháp. Canada vẫn CHƯA có một Hiến Pháp thống nhất. Hiến Pháp Canada vẫn nằm trong vòng dự thảo và thương nghị hầu đạt được sự đồng thuận của tất cả các tỉnh bang trên toàn quốc.
Thưa bác
1. Toàn bộ những sắc luật, đạo luật được chỉ định ban hành và gọi là “constitutional law” bởi chính quyền Canada chính là “constitution”.
2. “Constitution act” hoặc “Canada act” chỉ là sự trao trả quyền soạn thảo, bổ sung, sửa chữa hiến pháp cho chính quyền Canada từ quốc hội Anh. Và đó cũng là những options được định đoạt bởi Canada. Do đó, “Constitution Act” chỉ là sự thừa nhận, còn “Constitutional law” chính là sự ban hành. Không thể lẫn lộn chúng với nhau.
3. Vấn đề của Quebec đã được giải quyết qua giải pháp “50/7” bởi đại đa số các thủ hiến của các tỉnh bang. Họ phải chấp nhận trên thực tế và điều đó đã trở thành hiên nhiên qua một số phán quyết của the supreme court của Canada.
Bác cần sự hiện diện văn bản “Constitution” do chính Canada soạn thảo mà không chấp nhận những điều luật được chỉ định là “hiến pháp”. Tất cả chúng chính là hiến pháp. Bác có thể trả cứu trên mạng về “Canadian constitutional law”, tất cả đều có danh mục và trình tự.
Cám ơn bac
Tôi xin gửi anh đường link tới website của chính phủ Canada về phần có liên quan tới việc chúng ta đang trao đổi.
http://www.justice.gc.ca/eng/csj-sjc/just/05.html
Cám ơn anh.
Xin cám ơn góp ý của bác và sẽ nghiên cứu thêm. LCL.