Chắc bạn đọc nghĩ là tôi đang ở Hà Nội, hay Sài Gòn. Không. Chúng tôi đang du lịch châu Âu.
Chuyến nghỉ hè năm nay, cùng với đôi bạn từ Quận Cam, tưởng đã không thành vì Delta Airlines huỷ chuyến bay vào giờ chót, sau khi đã có thẻ lên tầu. Lên mạng tìm vé khác và bên Turkish Airlines còn chỗ để đưa chúng tôi đến Barcelona, Tây Ban Nha là thành phố đầu tiên của chuyến du lịch.
Rời San Francisco buổi trưa, đến Barcelona lúc 5 giờ chiều ngày hôm sau, trễ 5 tiếng đồng hồ so với thời biểu đã lên lịch từ mấy tháng trước. Chúng tôi mừng vì đã đến nơi và đôi bạn từ miền nam California, cũng bị hãng Delta hủy chuyến bay, sẽ đến vào khuya nay, trễ nửa ngày.
Nhận phòng khách sạn, nghỉ ngơi một lúc rồi lên mạng tìm quán ăn Việt vì mấy bữa ăn khô khan trên máy bay quá ngán, giờ muốn tìm món nước thì phở là số một. Gú-gồ tìm, thấy hiện lên cả chục nhà hàng với tên Phở Hà Nội, Phở Saigon, Little Việt v.v…, chúng tôi chọn Capítol de Việtnam vì chỉ cách khách sạn 5 phút đi bộ.
Quán có bàn ngồi bên lề đường. Bên cạnh bảng tên tiệm có treo lá cờ đỏ sao vàng phất phơ trong gió. Thoáng nghĩ, nếu ở California mà chủ quán treo cờ như thế này thì dẹp tiệm sớm. Nhưng lá cờ xác minh thức ăn Việt chính gốc, tôi cho là thế, cũng như tôi đã thấy ở những nơi khác có hàng quán treo cờ Ý, Pháp hay Mexico. Nhìn vào quán thấy đông khách và trang trí có nhiều nét Việt. Chắc là quán ăn Việt thuần tuý, vì kinh nghiệm cho biết khi đến những nơi ít đồng hương mà lên mạng tìm thức ăn Việt, nhiều khi là nhà hàng phục vụ thức ăn Tầu, Thái là chính còn món Việt chỉ là phụ. Lối vào trong tiệm có bày búp-bê áo dài, bên cạnh lá cờ đỏ nho nhỏ và trên tường treo bản đồ “Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” với Hoàng Sa, Trường Sa.
Chọn bàn ngồi bên ngoài để có gió thoảng, để ngắm nhìn khách qua lại vì là lần đầu tiên đến Tây Ban Nha và chúng tôi rất thích không gian ăn uống ở châu Âu, rất khác vùng Vịnh San Francisco chẳng mấy khi được ngồi ăn bên lề đường trước nhà hàng.
Một em người châu Á, chừng ngoài 20 tuổi, đến bàn phục vụ. Tôi nói tiếng Việt mà em không hiểu, nên hỏi bằng tiếng Anh: “Are you Vietnamese?” thì em gật đầu, nhưng hỏi vài câu nữa em cũng không hiểu. Chúng tôi chỉ tay vào tờ thực đơn, gọi chai bia Saigon, đĩa nem rán và hai bát phở gà.
Tôi đã ăn nem ở nhiều nơi trên thế giới, hôm nay ở Barcelona món này cũng có trong thực đơn nên có thể nem đã được thế giới biết đến cũng đã lâu như món phở. Nem ở đây được cuốn bằng bánh đa mỏng chứ không như bên California người Việt làm “chả giò” cuốn bằng thứ bánh mầu vàng nhạt, dày của người Philippin hay người Hoa sản xuất. Theo khẩu vị riêng, tôi thấy nem ngon hơn, nhất là nem cua bể ở Hà Nội thơm ngon, vừa giòn vừa dai. Chả giò có giòn mà không bao giờ dai.
Ngày còn ở quê nhà, nói đến nem tôi chỉ biết nem chua làm bằng thịt heo sống trộn với bì, thêm tiêu, tỏi, ớt và gói bằng lá chuối, là món nhậu mà tôi và các bạn cùng lớp đi chơi núi Bửu Long ở Biên Hoà và ghé chợ Thủ Đức để thưởng thức đặc sản nổi tiếng này.
Đầu thập niên 1980, khi dạy học ở Togo, châu Phi, một hôm vào nhà hàng Pháp tôi mới biết “nem” trong thực đơn chính là món “chả giò”. Khi mới qua Mỹ cũng tìm món này và một lần đi ăn nhà hàng tầu thấy “spring roll” trong thực đơn, tưởng là chả giò, gọi ăn thử thì không hẳn là thế vì nhân chỉ có bắp cải, cà-rốt, chút gừng, giống như chả giò chay, ăn với sốt chua ngọt chứ không dùng nước mắm. Không ngon.
Ngày nay trong nhà hàng Việt, “spring roll” là món bánh tráng cuốn xà-lách với bún, tôm, thịt heo hay cả hai, điểm vài lá húng bạc hà, có khi thêm bì với thính, còn “egg roll” mới thực sự là chả giò.
“Nem” là tiếng Bắc, nhưng xuất xứ là từ món “chả giò” ở miền Nam, khi ra đến Hà Nội nem rán Sài Gòn được biến chế cho hợp khẩu vị địa phương, theo Tô Hoài nhắc đến trong tác phẩm “Chuyện cũ Hà Nội”. Còn Vũ Bằng, Nguyễn Tuân hay Thạch Lam khi viết về món ngon Hà Nội không viết gì về nem rán.
Nem rán có thể đã được biết đến ở nước ngoài cùng lúc với phở, trước cả bánh mì. Năm 1984 tôi đã thưởng thức món này trong quán Pháp La Pirogue ở thủ đô Lomé của nước Togo. Không rõ từ khi nào nem bắt đầu có trong thực đơn nhà hàng Pháp? Do người Pháp từng sống ở Bắc Kỳ đem về nước, hay từ nhà hàng ở Pháp có chủ người Việt gốc bắc giới thiệu trước tiên? Có thể nem có ở Pháp từ thập niên 1950, sau khi Pháp rút lui khỏi Việt Nam. Dù nguồn gốc nem du nhập vào châu Âu ra sao thì món này đã được biết đến bên ngoài nước Việt cũng lâu rồi, đặc biệt là những nước nói tiếng Pháp mà tôi có dịp đi qua, từ Togo, Côte d’Ivoire ở châu Phi cho đến Tahiti, Nouvelle Calédonie ở Nam Thái Bình Dương.
Ở Côte d’Ivoire trong khu chợ Cocody của thủ đô Abidjan có ki-ốt với bảng hiệu chỉ có chữ “NEM” mà chủ nhân là một người gốc Sài Gòn. Trong một chuyến du lịch năm 1985, tại thành phố này tôi đã thấy nhiều người da đen địa phương đẩy xe hàng rong trên phố khu Plateau bán nem và tôm chiên tẩm bột, chấm nước mắm chua ngọt và được người châu Phi ưa thích.
Vài năm trước trở về thăm trường cũ, đi ăn trong khách sạn 2 Fevrier sang nhất của Togo, ở đây cũng có món nem, cùng gỏi gà và phở. Tôi cũng tìm thấy một nhà hàng có tên “Nem 24” ở thủ đô Lomé mà chủ nhân là một người Bến Tre qua đây theo chương trình xuất khẩu lao động rồi mở nhà hàng cũng đã 5 năm. Quán này giống như các quán ăn Việt bình dân ở California, Hà Nội hay Sài Gòn, từ món ăn, cách trang trí và nhạc mang đậm sắc thái Việt.
San Jose và Westminster là những nơi đông người Việt nay cũng có nhà hàng tên NEM, nhưng bán nem nướng kiểu Ninh Hoà làm bằng thịt heo giã nhuyễn rồi nướng lên, cuốn bánh tráng, rau thơm các loại, chấm với mắm. Uống bia, nhậu rất ngon. Quận Cam có quán Brodard nổi tiếng với món này.
Bên Ba Lan, trong khu phố cổ của thủ đô Warsaw có một nhà hàng tên NEM, mà theo chị Mạc Việt Hồng là tổng biên tập báo Đàn Chim Việt thì tiệm ăn và khách sạn là do mấy người Việt hùn nhau kinh doanh. Ngó qua tờ thực đơn lại thấy đủ các món Việt, Thái, Tầu, Mã Lai.
Đến Paris lần đầu tiên năm 1985, vào một nhà hàng Việt ở khu Latin, gọi tô phở và ngạc nhiên khi người phục vụ mang ra một đĩa với 2 nem rán nhỏ bằng ngón cái, cùng xà lách, húng bạc hà và chén nước mắm, tôi nói không gọi món này thì cô hầu bàn giải thích đó là món khai vị bình thường cho khách, không tính tiền thêm. Trở lại Paris sau này tôi không còn thấy cách phục vụ nem rán như thế trong quán Việt nữa.
Tối nay ở Tây Ban Nha, ăn nem rán cũng có xà-lách, húng bạc hà, chấm nước mắm chua cay ngọt, nhâm nhi bia Saigon thấy thật ngon. Lá cờ đỏ thỉnh thoảng phất phơ trong gió gợi lại cho tôi những kỉ niệm ở khu phố cổ Hà Nội, ngồi ăn uống bên lề đường.
Tô phở lai lai bắc nam, có rau mùi thái nhỏ, không húng hay ngò gai, nhưng cũng có ít cọng giá. So với phở California hay phở Hà Nội thì không ngon bằng, nhưng sau chuyến bay dài có phở ăn là ngon miệng, no bụng và thấy hết mệt.
Tôi muốn hỏi người bưng phở là quán mở cửa bao năm rồi, nhưng em không rành tiếng Anh nên gọi một người làm trong bếp ra tiếp chuyện. Anh người Philippin nói cậu thanh niên đó là con ông chủ, sinh ra ở đây, quán mở cửa từ năm 1992 và nếu tôi muốn biết thêm về quán thì đến vào giờ ăn trưa là có mặt ông. Nhưng chúng tôi không có cơ hội trở lại vì lịch tham quan đã kín trong mấy ngày ở đây.
Lên mạng tìm thông tin về người Việt ở Tây Ban Nha, joshuaproject.net ghi nhận có 600 người Việt định cư tại đây từ đầu thập niên 1980 và đã hoàn toàn hội nhập vào nếp sống mới. Theo tôi hiểu họ là những thuyền nhân được nhận cho định cư khi làn sóng vượt biển lên cao vào cuối thập niên 1970 và đáp lời kêu gọi của Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp quốc, sau hội nghị cứu giúp thuyền nhân vào tháng 7/1979 tại Thuỵ Sĩ, trên 50 quốc gia đã cho người Việt tị nạn được định cư, trong đó có Tây Ban Nha, tuy con số chỉ vài trăm người.
Theo thông tin trên báo Quốc Tế của Bộ Ngoại giao Việt Nam thì trước dịch Covid-19 có khoảng 2000 kiều bào đang học tập, đi xuất khẩu lao động hay sinh sống ở đây. Tây Ban Nha và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1977, có căng thẳng khi Madrid rút đại sứ để phản đối Hà Nội xâm lăng Cambodia. Đến đầu thiên niên kỷ mới bình thường quan hệ trở lại và năm 2009 hai nước nâng quan hệ lên đối tác chiến lược và hiện nay trao đổi thương mại là 3 tỉ đô la mỗi năm.
Chính trị của Tây Ban Nha cũng phức tạp. Sau thời độc tài với Thống chế Francisco Franco thì bắt đầu xây dựng nền dân chủ, nhưng có trắc trở khi vùng Catalonia, với Barcelona là trung tâm kinh tế, có mức phát triển vững mạnh và đã nhiều lần muốn tách khỏi Tây Ban Nha để thành một quốc gia độc lập. Gần đây nhất phong trào đòi độc lập đã thắng trên chính trường, nhưng toà án tối cao đã không cho phép tách rời khiến một số lãnh đạo của phong trào phải vào tù hay sống lưu vong.
Với người Việt, Barcelona cũng là nơi dễ sinh sống, làm ăn vì từ năm 1992 đã có nhà hàng Capítol de Việtnam và bây giờ có cả chục nhà hàng Việt.
Đi du lịch tôi thích thử các món ăn địa phương và cũng tìm nhà hàng Việt để xem món ăn quê nhà ngon dở ra sao. Vào quán Việt cũng là để có cơ hội biết thêm ít nhiều về nếp sinh hoạt của đồng hương ở địa phương.
Những tụ điểm du lịch ở Barcelona có Vương cung Thánh đường Sagrada Familia, phố đi bộ La Rambla, có những nhà thờ, toà nhà với kiến trúc theo phong cách Antoni Guadí.
Tôi thích bánh ngọt ăn sáng ở đây, cũng như ở Pháp hay Ý, vì có nhiều loại và thơm ngon hơn bánh Mỹ. Có phải vì đang đi du lịch, thư thả ngồi nhâm nhi cà phê, không phải nghĩ đến công việc, không phải lo cuộc sống thường nhật, thoải mái đi chơi, thưởng thức những món ăn địa phương trong một không gian mới lạ, mọi thứ như chậm lại, nên ăn uống thấy ngon hơn khi ở nhà.
Khách sạn của chúng tôi mang cùng tên với Thánh đường Sagrada Familia, chỉ cách nhà thờ dăm phút đi bộ nên sáng nào cũng uống cà phê bên đường, nhìn dòng du khách đổ về, trước khi chúng tôi xuống tàu điện đến những nơi tham quan. Cuối tháng 5 chưa đông, không thấy những đoàn du khách người Hoa, có lẽ vì ảnh hưởng của Covid-19 trong việc hạn chế du lịch từ Trung Quốc vẫn còn.
Sagrada Familia, tôi gọi là nhà thờ tổ mối vì hình dáng bên ngoài của thánh đường này, là công trình kiến trúc dở dang của Antoni Guadí từ hơn trăm năm qua, dự định năm 2026 sẽ hoàn tất để kỉ niệm 100 năm ngày mất của ông. Nguyên thuỷ đây không phải là công trình của Gaudí, nhưng sau khi ông tham gia và trở thành kiến trúc sư trưởng thì nó là một dấu ấn nghệ thuật của ông, không chỉ nơi thánh đường này mà còn ở nhiều thánh đường, các toà nhà khác ở Barcelona và nhiều nơi ở Tây Ban Nha. Sagrada Familia là một công trình xây dựng kéo dài 144 năm, thể hiện nghệ thuật khác biệt của Gaudí so với những ngôi nhà thờ xây cùng thời ở châu Âu.
Ngoài thánh đường, phong cách hiện đại của Gaudí đặc sắc nhất là trong lâu đài của kỹ nghệ gia Eusebi Guell, gọi là Palau Guell mà nay như một bảo tàng kiến trúc và là một di sản văn hoá được UNESCO công nhận. Guell bỏ tiền và chọn Gaudí thiết kế ngôi nhà nhiều tầng thành một trung tâm của nghệ thuật kiến trúc đương đại với nhiều phòng và mỗi phòng có một không gian, sắc thái nghệ thuật khác nhau.
Palau Guell nằm ngay cạnh phố đi bộ La Rambla, trung tâm du lịch của Barcelona, là con đường rộng với cây xanh dài hơn một cây số từ tượng đài Columbus đến trung tâm thành phố, nơi chúng tôi đi nghe nhạc flamenco mà không thấy tình tứ lãng mạn hay vui bằng nhạc Mễ, nhạc Mỹ Latinh.
Con phố lớn này đông người qua lại dù là ngày thường trong tuần. Hai bên là những hàng quán, những con đường nhỏ dẫn vào các phố mua sắm, ăn uống. Chúng tôi ngồi uống bia Estrella Damm, thưởng thức các món tapas truyền thống mà tôi thích nhất là mực, bạch tuộc, cá cơm.
Thức ăn Tây Ban Nha còn có món ăn chơi khác trông như lạp xưởng các loại cắt to hơn đốt ngón tay, miếng nhiều mỡ, miếng nhiều nạc và có mùi thơm, nhậu với bia cũng hấp dẫn.
Một bữa cơm tối chúng tôi thử paellas mầu đen, là gạo nấu với hải sản, không hấp dẫn lắm và cũng khó ăn. Ăn trưa có bánh mì kẹp thịt heo hun khói, là một thứ như dăm bông của Pháp, nướng giòn ăn ngon, nhưng hơi khô nếu so sánh với bánh mì Việt.
Trên phố La Rambla có quán Wok to Walk với mì, phở xào các loại. Khách có thể chọn loại mì hay bánh phở mình thích, chọn thịt, các loại rau, hạt rồi chọn nước sốt và đầu bếp sẽ bỏ vào chảo xào ngay trước mặt. Trong các loại sốt với tên Tokyo, Bangkok, Hong Kong có cả Saigon, tôi tưởng sẽ có nước mắm, nhưng chỉ là mấy gia vị tiêu, tỏi, ớt. Chúng tôi gọi phở xào theo ý mình. Nóng và ngon. Đây là chuỗi nhà hàng thức ăn châu Á ở châu Âu.
Hôm vừa tới Barcelona, đi ăn nhà hàng Việt thấy cờ đỏ sao vàng, hôm sau đi ngang một quán ăn Tây Ban Nha gần Thánh đường Sagrada Familia thấy những chiếc ghế vải với sao vàng nền đỏ sau lưng ghế. Mấy ngày dạo quanh phố lại thấy trên cột đèn có những lá phướn quảng cáo cũng có sao vàng trên nền đỏ làm gợi ý tò mò, thắc mắc. Sau mới hiểu đó là thương hiệu biểu tượng của bia Estrella Damm được mọi người biết đến từ năm 1867.
Một buổi chiều ngồi ghế bên ngoài chờ nhà tôi mua sắm trong cửa hàng Zala ở trung tâm thành phố, thấy một xe buýt chở khách du lịch chạy ngang, trên đó có anh thanh niên mặc chiếc áo mầu đỏ với hình sao vàng ngay giữa ngực đang quay phim, chụp hình. Tôi không rõ đó là áo quảng cáo cho bia hay là món quà du lịch từ Việt Nam.
Đã đi du lịch nhiều nước châu Âu nhưng tôi ít thấy sao vàng trên nền đỏ ở Pháp, Ý hay Hà Lan. Đến Tây Ban Nha lần đầu tiên, Barcelona thoáng gây ngạc nhiên vì có nhiều sao vàng nền đỏ, lẫn lộn giữa mầu cờ và thương hiệu bia.
Nếu bạn cần tìm thức ăn Việt ở đây, quán Capítol de Việtnam hay Viet Kitchen đều có cờ đỏ trong tiệm. Quán Little Việt còn có cả hình Hồ Chí Minh trên nền cờ đỏ sao vàng. Những hình ảnh đó nếu gợi lại quá khứ không vui, làm phiền lòng thì ở Barcelona còn có quán Phở Saigon.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một giảng viên đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do từ vùng Vịnh San Francisco, California.
Anh Phú Ngã Ba Chú Ía khôi-hài thật khéo!
Còn thiếu anh Công Ngã Năm Chuồng Chó.
Hai anh này là một cặp trời sanh.
“Uống bia Saigon, ăn nem rán, nhìn cờ đỏ!”
Mấy thứ này thì ỡ Ngã Ba Chú Ía và Ngã Năm Chuồng Chó đầy dẫy.
Anh Phú đem hình-ãnh Ngã Ba Chú Ía và Ngã Năm Chuồng Chó trưng ra đây đễ lòe thiên-hạ.
“Bison 22/07/2023 at 02:21
Đọc cái đề bài “nhìn cờ đỏ”, thêm cái nội dung mà tôi không dám đếm những cái “cờ đỏ” nhắc đi nhắc lại trong bài.”
Nếu, dưới bài viết này được ký tên một tác giả nào đó của Ban Tuyên Giáo ở Hà Nội mà không phải của một tiến sĩ tị nạn VC tốt nghiệp tại Mỹ thì hay biết mấy.
Một người ăn Phở gần hết cả đời mà đi du lịch mới có một ngày đầu lại “thèm” Phở ?
Rồi vừa ngồi ăn Phở vừa ngắm “cờ đỏ phất phơ “ thì nó mới ngon ?
Nếu đúng thế ,thì có người cho rằng cái chức tổng thống của Biden đang điều hành nước Mỹ hiện nay là một “tổng bí thư” của một Đảng cai trị có lẽ không sai mấy.
Nếu tác giả BVN đi du lịch ở VN, thì
chuyện ngồi ăn ở quán xá và “ngắm”
cờ đỏ,có thể hiểu được. BVP có chọn
lựa ,nếu không muốn nói là t/g BVP
có rất “rộng đường” để chọn lựa . Du
lịch Tây Ban Nha thay vì chỗ khác ,
cũng là một “rộng đường” để chọn lựa
của tác giả.
Đã chọn lựa đi du lịch ở TBN, mà phải
chui vào một quán ăn có treo cờ đỏ,
uống bia Saigon,ăn phở, … rồi ngẫm
nghĩ sự đời ,dưới đôi mắt của tấm hình
Boác treo trên tường . Thì thú thật tôi
không hiểu nổi.
Tác giả cũng không cho người đọc rõ
cảm giác của mình như thế nào ,chỉ
nói qua loa ,vô thưởng vô phạt ,làm
thiên hạ thêm mù mờ.
Cờ đỏ
Nói nào ngay không có gì sai khi treo cờ quốc gia nơi những công thự và công tư sở. Kể cả trước cửa nhà riêng. Người Mỹ có thể treo cờ ở khắp mọi nơi. Dân Mít đặc treo cờ đỏ Mít đặc VC thì đúng thôi. Không có gì lạ.
Cái đáng nói là người VN nào không ưa không thích không chấp nhận CNCS thì nên sống thẳng thắn với chính mình. Đó là cái giá phải trả cho sự chọn lựa của hắn ta.
Nói thí dụ, nếu tôi thấy lá cờ đỏ trong một quán ăn ở Mỹ thì sao ? Dạ, thì tôi ĐẾC dzô ăn vậy thôi. Ăn uống cũng cần yếu tố văn hóa và tâm lý đi kèm chứ. Không có lý do gì đã vào ăn uống tốn tiền mà thêm bực mình. Không ai dại gì vừa ăn vừa nhìn thằng bận quần LỦNG ĐÍC đi qua đi lại ! Ha ha ha !
Vợ tôi mỗi khi treo cờ đỏ là tôi phải xa,đêm ngủ ngoài phòng khách.
Cám ơn ô. Bùi văn Phú cho 1 kinh nghiệm du lịch Spain đầy thú vị .
Chúng tôi chưa từng qua âu châu , với những khắc khoải trong Cộng đồng VN đang manh múng tại úc châu ; nơi đây ngày càng có rất nhiều người Bắc VN nhập cư tại đây . Họ đến vùng đất tự do nầy , nhưng tâm hồn vẫn hướng về Hà Nội ngày nay ko ít nhiều tính chất Cộng sản ,chứ ko phải là Hà Nội 36 phố phường của thời Tự Lực Văn đoàn .
Cám ơn ô. với những trải nghiệm đày thú vị ở Spain . Rất thích thú . Cảm ơn .
Nb . Xin lổi có phải & ông vẫn là người Bắc ?
VN nghèo hay giàu? Mạnh hay yếu?
VN hiện tại hơn 100 triệu dân. Kinh tế luôn luôn “tự hào” là phát triển nhanh. VN không phải là nước nghèo đói. Nhưng VN không thể coi là một quốc gia giàu hay hùng cường. Tại sao?
Rất dễ hiểu, vì gần như hầu hết tài nguyên và tài chính quốc gia nằm trong túi 4 triệu đảng viên sở hữu và uản lý. Đó là vấn đề. Bắc Hàn tài nguyên và tài chính cũng nằm trong tay đảng. Nhưng Bắc Hàn đồng thời rất mạnh về an ninh quốc phòng khiến đồng chí China cũng lo ngại nhưng không làm gì được. Bởi vì nguồn lực quốc gia của BH nằm tại kho dự trử của đảng CS chứ không “phân bổ” đều vào túi riêng đảng viên như VC.
Hệ quả đương nhiên là VC KHÔNG có tiền để tự trang bị quốc phòng hùng mạnh và hiện đại khả dĩ tự vệ và chống trả nếu bị tấn công. Nhưng VC cũng đủ láu cá tuyên truyền theo cách khác, là: VC mong muốn “hòa bình ổn định” phát triển kinh tế thôi, không muốn “liên minh” với ai. Thật ra, VC đếc có khả năng liên minh với ai vì không có thực lực và khả năng quốc phòng. Binh đội và công an VC nhằm mục đích bảo vệ đảng và đối phó mang tính cục bộ trong nước thôi.
VN có nghèo hay giàu, mạnh hay yếu hổng phải là vứn đề . Mà vứn đề là người Việt hải ngoại có chấp nhận & kính trọng những biểu tượng của Cộng Sản như đại diện chính thức cho VN hay không ? Cờ đỏ sao vàng có phải là cờ đại diện cho Việt Nam, những nhân vậy Cộng Sản đang được đa số -nói cho rõ- dân trong nước thờ phụng, Trùm Khủng Bố Võ Văn Kiệt, Hồ Chí Minh, Vy Đức Hồi, Lê Duẩn, Trần Canh, Phạm Toàn, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Hoàng Tụy, Huỳnh Tấn Mẫm, Hồ Ngọc Đại, Mao Trạch Đông, Nguyên Ngọc, Hà Sĩ Phu, Lê Đức Thọ, Nguyễn Đức Lùng Tùng Phèng … người Việt hải ngoại có thờ chung với người trong nước được không ?
Oh, và có chịu (được) sự lãnh đạo của Đảng hông ?
Yes for all of the above, go rite the Phúc ahead. Nhưng nên câm mõm lại khi nói tới những đau thương của dân thường . Những kẻ đó hổng đủ tư cách để nói về nỗi đau
Lộn, hổng biết Vy Đức Hồi là ai . i mean Lã Quý Ba
“VN nghèo hay giàu? Mạnh hay yếu?”
Rõ ràng các quan “có chứt” VN và một số doanh nhân cấu kết với chúng là rất giàu.
Và vì…có chứt có quyền nên họ rất mạnh bạo hơn thời vua chúa.
4 biẻu tương này có gì mà phê bình ,nhất là gọi dân VN là Mít đặc?\_Áo dài là biểu tương của người Nũ VN do một hoạ sỉ VN trong phong trào Âu Hoá của nhưng người âu học (tự lực văn đoàn) đề xướng .Cảnh Loan trong Đoan Tuyệt trên Bến Dò Gió vói chiếc áo dài tân thời bay trong gió là hinh ảnh đây thơ mộng cho phụ nữ VN).Trong Nam áo dài càng ngày càng phổ biến đi kèm vói chiếc nón là (quai thao?) ,sau này còn nón bài thơ,đôi giày cao gót.bước đi nhún nhẩy dịu dang và đáng yêu của người phụ nữ VN. Càng ngày càng có nhiều cải thiện ,áo dài thành áo mini dài ,áo không cổ hay áo raglan.Áo dai còn một màu không như xưa ,áo trăng hay màu gì cũng quần đen hoặc quần trăng . Ngày đó tan học Gialong Trung Vương áo trăng ,nón lá tan trường ,tren nhưng xe dap.velosolex,như những con bươm bướm toả ra các ngã đương …”áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc /áo nàng xanh anh mén lá sân trường /sợ thơ tình không đủ nghĩa yêu đương /Anh pha mụ cho chọn màu thương nhớ (TBL)” Sau này các có sở kinh doanh ,các ngân hàng ,hảng máy bay AVN đèu chọ cho nhân viên nữ một màu áo dai .Như Ngân hàng ,mỗi chiều tan sở các cô áo vàng trên chiếc xe đạp MINI toả ra như đàn bướm bay về tứ phía ,người khách nhưng quan ăn gàn đó hay đang đi bộ ,bổng dừng lại ,ngắm nhìn…Năm 75 tuị cs miên Bắc vào dù quan to hức lơn cũng chẳng ai mặc áo dài và nón VN ,đôi guốc cao gót mà chiéc áo cánh (bà ba?)quần đen bạc màu ,mũ tai bèo hay nón cối …(cánh đàn ông cung chẳng áo vét thắt cà la vạt mà áo chemise, quân tây và dép râu (Bà NTBiình cung quần áo bà ba đen ,hân đi dép tâu ra đón phái đoàn các nước đén thăm (chiếc áo bà ba /nh/s TTThanh viest ra vào lúc này !)! Sau này mới có áo vét quần tây (mới đây NXP diện áo vét quầ tay nhưng đi Bata trắng đón phái đoàn !) >Sau 75 dân SG phái nữ không diện áo dài giày cao gót mà mặc áo bà ba ,dép cao su bình trị thiên đẻ đi làm hay đi ra đường (cho gióng vói đàn BÒ trường sơn). Năm (?) nhà trường bắt nữ sinh mặc áo dài .Vãi thì thiếu ,tiền không đủ sống trong 10 ngày nên thời đó chỉ mua được 01 áo dài củ (sửalại) và sau khi tan hoọc phai giạt ,phơi liền đẻ ngày mai đi học tiếp .Cảnh con lớn ra trường bán lại cho bạn hay trao lại cho con em lớp sau thật là buồn nẫu ruột).
Còn xe xich lô là một phương tiện di chuyển đặc trưng cho miền Nam .Tụi cs phản dối vì cho đó là bốc lột sức lao đọng của người đạp xich lô,nhưng vào Nam bọn VC vẫn khoái ngồi xich lô. Có đưa gọi là xe 2 tầng và trả giá khi y/c ngồi tầng dưới (cái phần đẻ chân). Noi tóm lại Bắc Việt cái gì cũng không có ,ngay cả chê nguỵ không dùng tre mà dùng Nylon (plastic) nhưng anh nào về Bắc cung mua đồ nhựa đem về ,kể cả lưới đánh cá!!!
Ngồi chồm hổm cũng chi làmột cách ngồi rất là VN .có gì mà chê bai,
Rất bậy bạ No được ghép vào tứ khoái VN :ăn ngũ đụ ỉa…Chỉ có thăng DLV mới chê bai như vậy ,nhất là vô lý vì gán ép không có tý Logic nào .
Thao nào đọc xong người đọc cười cũng không nổi dành chép miệng :ĐÚNG LÀ THIẾN HEO…
—
Bóng đá Nữ VN thua Mỹ 3-0. My bình luận là chưa đủ ,Đáng lẽ thua nhiều hơn (nhiều quả bóng Mỹ đá quá cao ,đá trệt ra ngoài hay đụng xà ngang rớt tai chổ. Mỷ .cung khen ngợi nữ giử”gôn” VN vì trong suốt cuộc đáu,phần sân VN bị Mỹ áp đảo .VN cầm cự như vậy là khá lăm rồi .
Suốt cả cuộc đáu tôi mong MỸ Thắng áp đảo VN cũng nhu rât dị ứng với màu áo đỏ các cầu thủ và màu vàng cúa người giữ khung thành . Họ lả cờ CS và hát Tiến quân Ca Trong khan giả mọt đám VC phất cờ kinh nguyệt… BVP chắc THICH lăm ,YÊU lăm
Thế nào BVP (hay TNT ) không viết về WWC vói đôi Mỹ(đế quốc xâm lược ) và đội VC (anh hùng)
Đợi xem !!!
Bùi văn P. năm nay đi nghỉ hè ,không phải vềVN như một tên g/s ở Uc (tên này kết hợp nghỉ hè vói dưa học sinh về SG vói mục “trao đổi văn hoá “,Năm nào cung về VN đến nổi các phụ huynh ,có cả sinh viên Úc cũng ngạc nhiên ,Nhưng người Việt biét tên gs về VN chỉ vì khoe mẽ cung như hãnh diện vói các bạn của y ,nay làm an ninh ,CA BT trong chính quyền VC )…mà đi Taybannha(Tây- bán -nhà) và gặp đồng chi là bọn cs qua đó mở tiệm ăn và BVP ăn ở đó đẻ xuyt xoa ,không phải vì món ăn màvì cơ kinh nguyệt và các trang trí rong tiệm (hình minh hoạ )là một tên VC cuồng ,ra đi có lẻ không vì ghét VC mà có thể VC cho đi hay đi vì kinh tế,vẫn nhớ VC ,vẫn treo cờ đỏ,vẫn trang trí nhiều biểu tương VC trong quán. Người ta thấy ý đồ của tên P. ở đây là KHÔNG PHẢI VÌ MIẾNG ĂN mà vì cò đỏ ,trang trí và đồng chí chủ quan , Vừa ăn vừa nhìn.P. nghĩ tới Tiến quân Ca (và có lẻ hát theo các câu thủ VN nếu có coi trân đấu MỹVN?)Một tuyên truyền hoà hợp hoà giải (có người nhắc đến) rất khớp ,hợp logic của nhưng tên DLV,,,Hoan hô BVP …gần cuối đời trở về vói “mục đích”được đè ra lúc ra đi (thề một lòng cứu quốc) và kẻ góp ý nghĩ tới tên gs (cũng gs bên Úc nhu trên dã viết)
Bạn tôi đọc xong bài của P. cung “BƯỢCH” cười ha hả.Nếu đã là TNCS thì dù gì cung DỊ ỨNG vói lá cờ đỏ và các biểu tương của CS (máu và nứớt mắt)vậy mà có thể ăn đuợc còn uống bia SG (một số nói vui là BIA NGOAI)và NGẮM màu máu của cây cờ kinh nguyệt (ăn cho ngon miệng hơn vì có chổ ngôi ăn thích hợp )Nó còn thua tên LDĐức ,không chấp nhận cờ MÁU ,nhưng cũng không chấp nhận cờ 3 sọc .BVP có lẻ là thế hệ sau di cư ,sinh tại SG…và dù là công giáo thì đã sao .Theo lời bạn thi nhiều thanh niên CG cung theo VC ,Nhiều LM cũng theo VC …vậy.Cho nên sinh ra và lớn lên trong chế độ VNCH ,nhìn cờ vàng suốt trong khoảng thời gian sống ở Ngã ba Ông Tạ,học hành ở đó …nhưng có lẻ không hỏi hay tìm hiểu tại sao mình lại là thành phần dân di cư?
Theo người bạn thì nếu là abg ta , sẻ ,nếu lở buớc vào nhà hàng vói những biểu tượng cs ,nhất là lá cơ kinh nguyệt,thì Hăn sẻ vì trí và tâm ,vì tư cách người TNCS, nhanh chân tháo lui và KHÔNG một lần nhìn vào quán ,không một lần nào nữa .CẠCH luôn .Chớ không phải như Phú vào ăn nem nướng (khác món chả rán) và ngắm SAY ĐĂM có Kinh nguyệt cũng như những trang trí trong tiêm mà chủ nhan là “đồng chí” VC đó ….Nhai miếng nem rán ,uống hớp bia 33 SG và nhìn cò đỏ thân thuơng , có phai P.nhơ lại ,nhớ da diết cau thơ “sao vàng lấp lánh mộng hồn quanh “P. có buột miệng gọi “đồng chí” chủ quan vamời anh ta một ly “cho có tình :tha hương ngộ cố tri”.Ở TBN mà tự do dân chủ hơn ơ Mỹ phải không ?
Cũng theo người bạn thì anh ta biết được năm 75 (và sau này ) VC đã tìm những học sinh Trung học ĐNC gởi theo ghe vượt biên qua Mỹ đẻ là nhân cho sau này vì VC biét là bọn thiếu niên không cha mẹ dl kèm đó sẻ được Mỹ vẫn cho tiếp tục đi học ,trợ cáp và nuôi dưỡng ,ngoài ra còn có bọn tư ban theo Cộng dã di tản năm 75 lập cơ sở dẻ giúp đở bọn này..(tranh đi sai đường của đảng đầu tư)…
Kẻ góp ý cung tự hỏi : dí đâu thì ai biết đã làm gì mà khoe ? Viết thì có gì đặc biệt …chó không lẽ chỉ CA ngợi màu máu của lá cờ vài vài ba vật trang trí đỏ VC cho đồng bào TNCS ,chú bác anh em nghe…và coi đó là chuyến di đáng nhó ,đáng học hỏi viết ra cho C ĐTNCS xem …đẻ đời cho con cháu…
Mà sao đi TBN ,không nói về đặc sắc ẩm thực của TBN,bia rượu và nuớc ngọt của TBN?Đấu bò rừng , ca nhạc văn học hay con người TBN mà cứ chăm chăm vào “Uống bia Saigon, ăn nem rán, nhìn cờ đỏ “.Nó không là phong cách của người mang danh TNCSVN .là một kẻ trong hàng ngũ QG ,một dân miền Nam tự do nhận là ra đi tìm tự do vi không sống nổi vói bọn cuớp CS ?Uống cứ uống ,ăn cứ ăn vì về SG cung ăn uống vậy nhưng quán ăn SG có le chẳng ai treo cờ CS và thực khách thưởng thúc món ăn chơ không như P. trong một quán ăn do bọn VC làm chủ nhưng không lo ăn lo nhâu mà lại NGĂM CỜ ĐỎ? Có gì thân thuơng .có gì kỹ niệm ,có gì nuối tiếc .Ăn va nhìn như vậy ,đém đó tác giả có nghĩ rằng ở đây TBN tự do dân chủ gấp mấy lần Mỹ vì cờ Máu Tháng của TA vẫn hiên ngang treo lên cho …nhiều người ngắm ,nhất là BVP ,nhìn Nó cho đỡ NHỚ các đồng chí thân thuơng ,nhất là BÁC Vĩ Đại?
Hãy nhớ mình vẫn là người VN và là NTNCS…đưng đẻ hiểu lầm là một DLV cao cấp…
Nhưng nếu muốn tìm những hình ảnh như muốn nhổ phẹt vào mặt Hồ Chí Minh thì đầy dẫy . CHLB Đức là 1. How about địa điểm mang tính Up Yours tư tưởng Hồ Chí Minh lun ? Sở Giao Dịch Chứng Khoán Tp Hồ Chí Minh . Rùi tượng Hồ Chí Minh nhìn như đứa trẻ sài đẹn, bị nhốt trong hầm tối, 1 thứ arrested development trước bin đinh Sun Wah, trẻ em mà thấy về nằm mơ, bảo đảm sẽ khóc thét lên
Việt Nam dù là Cộng Sản nhưng vẫn hạ bệ thần tượng tốt hơn dân hải ngoại nhiều lém lém lun
Nếu đi du lịch (bất cứ đâu) chỉ là để kiếm cờ đỏ & hình Hồ Chủ Tịch, Bùi Văn Phú nên về Tp Hồ Chí Minh vào những ngày thường, hổng phải lễ lớn . Những lúc đó ở Tp Hồ Chí Minh, kiếm lá cờ đỏ & hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khó ngang với Barcelona. its a sight to behold lun. Còn khó kiếm hơn nữa là những dì có thể gọi là chủ nghĩa xã hội . Một cty furniture quảng cáo hàng nhập từ CHLB Đức . Cant ya tell the guy who thought about that xít is 5C?
Những ngày thường ở Tp Hồ Chí Minh, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh như Waldo vậy, phải nhìn mãi, cố công kiếm mới thấy . Dù Việt Nam là Cộng Sản
Hot hot hot ! Bóng đá nữ !
Tuyển nữ bóng đá Mít Đặc Ta đã bị The United States women’s national soccer team (USWNT) hạ 3-0 trong trận khai mạc hôm qua 21/7/2023 !
Tuyển nữ bóng đá Mít Đặc ta mặ toàn màu đỏ thân thương lấy hên phong thủy và tự hào màu cờ tổ quốc TA nhưng vẫn không ghi được điểm nào. Địc mẹ “tuyển nữ” đế quốc đẳng cấp trình độ quá ! Ha ha ha !
4 Biểu tượng của dân Mít đặc (tt)
– Áo dài => ăn
– Nón lá => ỉa
– Xe xích lô => ngủ
– Ngồi chồm hổm => đụ
Ăn ngủ đ. ỉa chạy trời không khỏi nắng ! ha ha ha !
4 Biểu tượng của dân Mít đặc
– Áo dài
– Nón lá
– Xe xích lô
– Ngồi chồm hổm
VN phát triển nhờ khâu khai thác du lịch, khách sạn, ẩm thực, đấm bóp, giác hơi, chơi bời. Nói chung là nhờ khâu dịch vụ vậy thôi. Nói tới dịch vụ du lịch thì không thể thiếu khâu trung gian cò mồi quảng cáo.
Nói chung là ăn ngủ đ. ỉa giang hồ tứ khoái 4 món ăn chơi. Ở Mỹ không có thịt heo hả ! Ha ha ha !
Hiệu kỳ của Barcelona có mầu vàng với 4 sọc đỏ, mới nhìn qua dễ tưởng nhầm với cờ VNCH.
Tây Ban Nha (Tây Bán Nhà) rất nổi tiếng với “đấu bò”, và… có chuyện thế này:
Một cặp vợ chồng kia đi du lịch Tây Bán Nhà và đi xem đấu bò. Tối đó về khách sạn họ được khuyên là nên tới tiệm ăn rất nỗi tiếng ở đó với món bò sốt vang. Thế là hai vợ chồng nọ tới ăn ở tiệm đó. Ngon thật, cả hai vợ chồng đều khen nức nở. Khi người vợ vào toilet để trang điểm lại thì người hầu bàn ra nói nhỏ với người chồng:
– Còn món này nữa, ngon lắm, nhưng ông phải để bà vợ ông về trước đi mới được.
– Sao kỳ vậy? Ông chồng thắc mắc.
– Khó nói lắm, cái này đàn bà ăn không được đâu. Với lại món này không phải lúc nào cũng có.
– Nhưng nó là cái gì?
– Thì cái ấy đấy. Con bò đực mà ông, nó phải có hai cái ấy đấy, ăn vào đàn ông sẽ khỏe ra, hăng lắm,…
Ông chồng đồng ý. Khi vợ ông về phòng trước, ông ở lại để thưởng thức cái món lạ lùng kia. Ăn quá đã, người ông bắt đầu thấy phừng phừng. Nhưng nhìn kỹ lại thì ông thấy nó hơi kỳ kỳ. Bèn gọi người hầu bàn lại hỏi:
– Bạn này, sao tôi thấy cái ấy của con bò nó cũng nhỏ như của người vậy?
Người hầu bàn tặc lưỡi:
– Tại ông cứ nghĩ lúc nào con bò cũng bị chết sau khi đấu xong. Đôi khi người đấu bò cũng bị bò húc chết vậy!
Bài này cũng có nghĩa trong hổng ít người Việt hải ngoại, những biểu tượng hình ảnh đặc trưng cho Cộng Sản VN đã từ từ trở thành đồng nghĩa với Việt Nam . Lá cờ đỏ sao vàng đang trở thành lá cờ mang tính đại diện cho Việt Nam in general, Saigon đang mất dần tên, những gì/ai dân XHCN kính trọng đang trở thành có giá trong mắt dân ngoài này
Chắc thằng Phét vui lém
Chắc ông này chưa bao giờ thấy cảnh “Treo đầu dê bán thịt chó”!
Bất ngờ thấy TV đài Mỹ quảng cáo World Cup nữ và đội banh USA đấu với Vie 6 giờ chiều nay, tôi và bà xã cá độ một chầu phở “to go”. Thấy anh Mỹ bình luận nhắc lại World Cup 2019 đội banh của Mỹ thắng đội Thái Lan với tỷ số 13-0, tôi liền cá với bà xã là US sẽ thắng Vie 5-0 nhưng kết quả kết thúc trận đấu Mỹ thắng chỉ có 3-0. Thế là tôi thua một chầu phở “to go”. Nhưng khác với Bùi Văn Phú uống bia Saigon ngồi nhìn cờ đỏ, tôi uống Heineken Hòa Lan ngồi nhìn cờ vàng 3 sọc đỏ và cờ Mỹ trên bàn. Tác giả BVP vì muốn ăn phở gần nơi trú ngụ nên phải ngồi nhìn cờ đó ở xứ người. Nhưng biện luận cách gì thì vấn đề vẫn là ăn phở để nhìn cờ đỏ để viết bài quảng bá thức ăn Việt Nam với cờ đỏ. Cờ đỏ thì đã sao miễn được ăn phở có phải vậy không ông tác giả? Một số bạn đọc đã comment phản hồi tiêu cực về tác giả. Cá nhân tôi cũng dứt khoát thà nhịn chớ không ăn phở nhìn cờ đỏ vì biết chắc dù phở có ngon cách mấy cũng nuốt không vô. Vậy nên mới bò VN chạy tỵ nạn cộng sản. Ông Phú cũng là dân chạy cờ đỏ tỵ nạn cộng sản sao lại còn ngồi ăn phở nhìn cờ đỏ?
Trên RFA có bài viết “Mỹ và Việt Nam hướng tới quan hệ đối tác chiến lược”. Xin trích một đoạn: “Theo đánh giá của các chuyên gia, vấn đề lòng tin giữa Việt Nam và Mỹ là yếu tố quan trọng trong việc hai nước quyết định nâng cấp quan hệ lên một mức mới, bao gồm việc Mỹ nhìn nhận độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào việc nội bộ của Việt Nam, trong đó có vấn đề về nhân quyền.”
Thật ra thì “lòng tin” chỉ là phụ, chỉ là một cái cớ để cù cưa, không phải là vấn đề chính để hai nước tiến tới đối tác chiến lược mà là vì lợi ích của hai bên đáp ứng chưa thỏa đáng. Nếu nói là lòng tin, vậy cùng chung ý thức hệ cộng sản với cộng sản Tàu, VN có tin vào nước Tàu không mà sao họ vẫn là đối tác chiến lược? Còn nếu đã tin vào Tàu thì tại sao Hà Nội lại còn tin vào Mỹ là kẻ thù của Tàu ngày nay? Cái mà cộng sản Hà Nội lo sợ không phải là lòng tin, sợ Mỹ phản bội hay tin vào Tàu sẽ không sợ phản bội mà là họ sợ chết và sợ mất quyền lực. Từ xưa tới nay cộng sản Hà Nội chẳng bao giờ tin Mỹ, vẫn luôn chống Mỹ. Cho Tàu hàng không mẫu hạm của Mỹ vào Đà Nẵng nhưng vẫn làm phim chống Mỹ. Nhưng Hà Nội phải chơi với Mỹ vì không tin tưởng vào người đồng chí anh em của mình. Rõ ràng chẳng có ai tin ai và cũng chẳng có lòng tin ở các nước mà tất cả là vì lợi ích chung và riêng của mỗi nước. Không nâng quan hệ chiến lược với Mỹ thì cộng sản Hà Nội không thể sống mà không bị Tàu bắt nạt quấy nhiễu và thậm chí sẽ chiếm hết lợi ích của VN.
Cũng như ông tác giả Bùi Văn Phú, ăn phở chỉ là phụ, cờ đỏ mới là ý chính của bài viết!
Phải chơi với Mỹ vì đô la Mỹ có universal appeal, cả Bắc Hàn & Iran cũng thích . Còn chuyện Mỹ “phản bội”, how about chiện đó là chắc chắn . Việt Cộng mà nghe lời Mỹ mà chết, đúng, nhìn đỡ ngu hơn nghe lời Nguyễn Ngọc Chu, nhưng rất đáng đời . Oh, và tớ biết có thể tin Đảng xụp đổ sẽ làm cho những trí thức yêu hòa giải hòa hợp thấy đất trời như xụp đổ . Nhưng chắc chắn 1 bộ phận hổng nhỏ trong cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ kéo ra đường ăn mừng thâu đêm, như dân Brazil bên này khi đội banh của họ thắng .
Cứ thử tưởng tượng some actually work cho chính phủ Mỹ, & at least try to make that happen. Oh, btw, 1 số trong số họ ở những vị trí có thỉa làm được chiện này . Đúng, hổng thỉa kêu quân Mỹ đổ bộ xuống Nha Trang, nhưng … Lets leave it at that, shant we?
Còn chuyện … Nah, id better stop here.
Chỉ nói thế này, khi đụng tới Đảng CSVN, aint nothin normal about it
Trích lại “Cũng như ông tác giả Bùi Văn Phú, ăn phở chỉ là phụ, cờ đỏ mới là ý chính của bài viết”, sửa lại “Cũng như ông tác giả Bùi Văn Phú, đi với Mỹ chỉ là phụ, cờ đỏ mới là ý chính”
Đọc cái đề bài “nhìn cờ đỏ”, thêm cái nội dung mà tôi không dám đếm những cái “cờ đỏ” nhắc đi nhắc lại trong bài.
Hóa ra là đi Barcelona ăn gì thì ăn, mà tâm trí thì ở với VC.
Để nhớ Barcelona, và phản đối cờ đỏ sao vàng=CSVN, tôi xin nhớ về Barcelona như một xứ tự do và thân thiện.
Tôi ghé Barcelona vài ngày, lâu lắm rồi, với 3 cậu con trai, trước khi đi cruise Âu Châu.
Nhớ khách sạn ở Barcelona gần một tiệm ăn uống. Tôi hay dậy sớm sang đó ăn 5 giờ sáng rồi đi loang quanh. Vì quá sớm, ông chủ tiệm mở cửa cho vào rồi lại khóa cửa, trong đó thường có 1 ông khách quen của tiệm đã ở đó rồi, mỗi sáng làm vài “shot”, không thấy ăn gì.
Tiệm có bánh mì hay croissant ăn với trứng hay thịt nguội, có nước cam tươi vắt máy đơn giản. Tôi ăn qua loa và bảo ông chủ, khi 3 cậu con tôi ngủ dậy ghé sang, chúng nó ăn gì cứ cho chúng ăn, tôi sẽ ghé trả tiền. Thật thà như tôi mà ông chủ cũng làm y như thế, cho ba quý tử kêu gì làm thế. Dù khi thấy tôi lôi tiền ra, ông khuyên bảo rằng đừng cho ai thấy tiền. Tôi bảo nhưng mà tôi trả tiền ăn, thì ông bảo, ừ, đưa đây. Ông lại hay đưa thềm vài chai nước lạnh, không tính tiền.
Một bà chủ tiệm khác mà chúng tôi hay ăn tối cũng dặn dò tôi cẩn thận không có bị ăn cắp vặt. Mà ngày cuối khi đợi xe taxi ra phi trường về, mệt quá, sơ ý, tôi có bị họ đánh cắp vài túi đồ thật.
Ăn sáng thì sang tiệm gần nhà. Ăn trưa thì xuống phố, khu du lịch với nhiều mục biểu diễn. Có nhiều loại cơm với đồ biển và nhiều loại thịt heo. Nước uống là một jug 2 lít nước gọi là sangria (=the traditional delightful cocktail is made of fruity Spanish red wine, fruit, orange juice, a sweetener like sugar, a liquor like brandy or rum and ice.). Coffee thuộc loại đậm đặc. Muốn uống coffee thường thì phải gọi là American coffee, nếu họ vẫn chưa hiểu thì bảo họ đưa thếm ấm nước sôi mà pha loãng cà phê.
Nhớ Barcelona tôi nhớ hai ông bà chủ tiệm này. Và vài món ăn đại khái như thế.
Chúng tôi cũng đi xe lửa ghé sang Madrid coi đấu bò.
Các bạn thân mến, kể chuyện bạn nghe cho vui đời tị nạn, xin nhớ Việt Nam Cộng Hòa.
Have a great summer days to All.
Đi Tây Ban Nha, ai thích nhạc guitare thì như đi vào huyền thoại . Thành Alhambra, the muse cho bản tremolo của Tarrega. Rùi vườn hoàng gia là inspiration cho bản Concierto de Aranjuez. Malaga, là xuất xứ của Malaguena. Qua Granada, Valencia … nghe flamenco & cante jondo bá cháy bọ chét lun . Bản Torre Bermeja Albeniz, viết về 1 phần tòa lâu đài ở Granada, buổi chiều nổi lên ráng đỏ . Nguyên tác cho piano, chuyển soạn lại cho guitare
Đấy, Việt Nam Dù là Cộng Sản nhưng ai cũng thích nhá . Bùi Văn Phú đi tới Barcelona cũng phải ghé quán có hình tượng Hồ Chí Minh cho bằng được
BTW, paella is my fave. Chắc vì có 1 thời đi theo ghe buôn gạo ở dưới miệt vườn, được ăn nhiều loại mắm cá, tôm, tép nên những món nào có mùi ngai ngái của tôm cá … cant help it
“bia Estrella Damm”
Đamn, chắc bia này chả bao giờ về được VN mặc dù biểu tượng của nó là cờ đỏ sao vàng . Tên hiệu có nghĩa mày ngu mày đứng 1 mình nên còn ngu bạo nữa
Estrella unica, Đamn
Anh đã nhắc đến món “chả gio” có xuất xứ từ miền Nam và sau đó ra Bắc thì có thể là vậy. Tôi sẽ ráng tìm hiểu món đó bắt nguồn từ đâu mà ra. Riêng món phở thì nó chỉ có mặt ở miền Bắc sớm nhất là tận cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20. Món này có gốc từ Pháp và gọi là “Pot-au-feu” và được chế biến để hợp với người Việt bằng cách thêm vào bánh xợi của người Hoa. Chuyện này tôi được biết từ một ông lão người Cam Bốt trước 1975. Gần đây nhất thì báo chí VN mới xác nhận. Kiến thức thì vô bien. Kẻ vô can đôi khi biết nhiều hơn người trong cuộc.
Chả giò có từ miền Bắc sau di cư mới đem vào Nam.Tước 54 dân Bắc có rất ít,nên muốn ăn món Bắc thì đến tiệm Ngọc Sơn ở Gialong (Lagrandiere) mua hoặc ăn cha giò .chả thủ ,hay cơm gạo tám (vói món Bắc) >Có cả Phở. Tét có bánh chưng .lớn đẻ chưng bàn thờ (trong Nam chỉ có bánh Tét)…có bánh giò ,bánh dày chả quế.
Phở thì có ở miền Bắc là chắc rồi (trong Nam chỉ có hủ tiếu của Tàu sau có thêm hủ tiếu Nam Vang .sau này (70 ) mới có hủ tiếu MỹTho….(+ trưng cút )…
Món phở không có góc từ Pháp (Miền Nam đất của Pháp sao phở không có mà ở miền Bắc?) .
Thời đó cứ buồi sáng còn mờ đất,các hàng gánh túa ra rao ầm ỷ .Trong đó có Phở là gánh nặng nhất ,Một bên là dẻ thái thjt ,tô chén muỗng niiar và nước đẻ tráng ,Còn bên kía là nồi nước lèo ,đạt trên bép lữa.
Do đó có người vn dặt cái tên thao ánh lửa đó nên gọi là POT-au-Feu (chậu lữa/cung là tênmón ăn ,theo Pháp ,là thịt bò hầm vói rau). FEU lâu ngày VN hoá thành PHỞ (Đọc Phở của Nguyễn Tuân sẻ đầy đủ hơn)
Phở của người TH ,có lẻ gần biên giói VN ,nên hủ tiếu được nấu vói Thịt Bò .Trong DSTT ,nhân vật Ngọc thường đãi chị (đòng chí) Thanh ,trời lạnh ra đường ăn PHỞ CHUA (Phở đẻ riêng ra vói nước và phần nước chua…) mà sau này ,ở Bàn Cờ SG ,trong hẻm ,có quán ,ít ai biết ,có bán món này. ở San Francisco cung có tiệm hủ tiếu làm dọn riêng nước xương và bánh hủ tiếu theo kiểu này nhưng không có nước chua (=phở chua).
Tuy không phai gióng vói Phở VN (hiện nay ) nhưng có lẻ xuất phát từ TQ(biên giới) và biến ché thành Phở VN ngày này được cả thế giới biết đến .
Phở VN được cả thế giới biết đến >Nhất là khi vào Nam ,món Phở được chế biến cho hạp khẩu vị ,nên có thêm giá ,thêm sà-lách,rau thơm và thêm cả ớt tương ,tương đen của Tàu…
(Điểm nữa hủ tiếu náu bằng thịt,xuơng heo…khác phở nấu bằng xuơng bò >Ngoài Bắc sau 54 hiếm có thịt nên phở biến thành phở heo phở gà phở cá ,…(gióng hủ tiếu trong Nam).
Ngoài ra Phở Hà Nội là Phở nấu sao cho mùi bò lan toả vào không khí (toàn mui bò).mà người Nam không thích cái mùi đó lắm!.
Ngày nay ít có tiệm phở ngon dù Mỹ không thiếu thịt và gia vị.
Nói thật nhá…
Đi du lịch mà thấy quán VN có treo cờ đỏ sao vàng hay hình bảchó thì “bố mày” dí bờ …uồi vào.
Thế chẳng khác nào ra Hà Nội mà phải đi tìm vào các quán “bún Mằng” hay “cháo chửi” để vừa cúi gằm mặt (lợn) mà ăn vừa vểnh tai (chó) để được nghe…chửi.
Thật là một lũ [“tỵ nạn Cộng Sản” (?)] mà…bệnh hoạn quá chừng; Phải vừa ăn, vừa bị bị xỉ nhục thì mới thấy ngon mồm sao??
Người ta nói : “miềng ăn, là miếng nhục”, hay “miếng ăn là miến tồi tàn” đói với một số con…ngợm là không sai tí nào.
Thế cũng khoe sao?
Tởm!!
Quán có bàn ngồi bên lề đường. Bên cạnh bảng tên tiệm có treo lá cờ đỏ sao vàng phất phơ trong gió. Thoáng nghĩ, nếu ở California mà chủ quán treo cờ như thế này thì dẹp tiệm sớm. Nhưng lá cờ xác minh thức ăn Việt chính gốc, tôi cho là thế, cũng như tôi đã thấy ở những nơi khác có hàng quán treo cờ Ý, Pháp hay Mexico.” / trích.
Không biết ở bên Cali , mấy tiệm
phở bên đó có nấu ngon không nhỉ ?
Tác giả BVP ,khi có dịp du lịch tới xứ
Tây ban Nha mà chỉ muốn ăn món phở.
Chắc là món phở ở Tây Ban Nha rất ngon.
Đi du lịch tới xứ lạ ,không thử thưởng
thức những thứ quốc hồn,quốc tuý của
người ta ,ngắm cảnh đẹp xứ người .Thay
vào đó lại lùng món phở của dân mình
và ngồi ngắm …sao vàng .
Kể cũng lạ ,đi du lịch làm chi cho phí
…”một vé tàu bay”.
Mỗi người một sở thích ,nếu là tôi mà
vào một quán ăn nào đó . Phải ngồi
vào bàn ăn ,trước mặt có trương cờ đỏ
với ảnh của boác , cho dù món phở kia
có ngon nổi tiếng cỡ nào đi chăng nữa,
thì tôi cũng cảm thấy muốn ói .
Mỗi người một sở thích ,một cảm giác,
chắc chả ai giống ai nhỉ.