Tác giả:Ralph Jennings, Fobres
Lược dịch: ttlan
Ngày 19 tháng giêng, 2017 ngay giữa Hà Nội, một người tranh đấu chống Trung Quốc giơ một biểu ngữ với hàng chữ “74 tử sĩ Hoàng Sa sống mãi” trong cuộc biểu tình nhân ngày tưởng niệm 42 năm sau trận hải chiến 1974 giữa Trung Quốc và lúc đó còn là quân của miền Nam Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa.
Sau khi Tòa án Quốc tế đã phán xử tháng 7 năm trước rằng theo luật pháp quốc tế Bắc Kinh không có chủ quyền trên phần lớn của Biển Đông, thì Trung Quốc (TQ) đã gia tăng đàm thoại với Việt Nam, phía đối chấp chính trên biển với họ. Việt Nam và Trung Quốc đều tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo của Biển Đông và nhiều thứ nữa. Cả hai bên đều không quên hai lần đụng độ trên biển năm 1974 và 1988 để giành lấy những hòn đảo nhỏ này. Ba năm trước, đã có nhiều cuộc nổi loạn chống Tàu bùng dậy ở Việt Nam sau khi Bắc Kinh đưa một giàn khoan của Tàu đến cắm neo chỉ 240 km phía đông cách bờ biển Việt Nam.
Đàm thoại bao nhiêu cũng thừa, nay Trung Quốc lại giở trò một lần nữa. Lần tranh chấp này đã đẩy liên hệ Trung-Việt xuống mức thấp nhất từ năm qua và sẽ ở mức tệ lậu này trong một thời gian nữa tuy sẽ không đi đến chuyện đụng độ quân lực.
Nguyên cơ đã bắt đầu khi tháng 6 vừa rồi công ty dầu khí của Tây Ban Nha (Repsol) có hợp đồng với Việt Nam, ra khơi thăm dò dầu khí ở dưới thềm biển gần đảo Vanguard Bank, nằm trong quyền kiểm soát của Việt Nam, theo lời phân tách của các chuyên viên theo dõi ĐNÁ. Bắc Kinh nói rằng đảo đó nằm trong quần đảo Trường Sa, dưới quyền kiểm soát của họ. Ngoài ra TQ cũng khó chịu với ảnh hưởng của Ấn Độ, một nước không mấy thiện cảm với TQ mà lại không có tranh chấp gì trong cả 3,5 triệu km vuông biển này, thế mà năm nay Việt Nam lại đã gia hạn hợp đồng với một chi nhánh hải ngoại của công ty nhà nước Ấn Độ ONGC để đi khai thác dầu hỏa ở một hải điểm mà TQ tranh chấp.
TQ xác định rằng 90% của biển là thuộc về họ, bao gồm cả diện tích nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của các xứ Brunei và Mã Lai. TQ đã đắp đất trên những hòn đảo nhỏ hay san hô ngầm để xây những căn cứ quân sự hầu nắm chắc hơn chủ quyền trên vùng biển. Năm quốc gia khác cũng tranh chấp một phần trên biển này. Riêng Việt Nam, từng xung đột với TQ vì ranh giới trên đất liền, là quốc gia lên tiếng mạnh dạn nhất trong lịch sử về vấn đề tranh chấp biển này.
Tháng 6 vừa rồi, ông phó chủ tịch phái đoàn trung ương của bộ tư lệnh quân đội TQ đã cắt ngắn cuộc thăm viếng Việt Nam, theo lời tường thuật chính thức của Thông tấn xã TQ từ Bắc Kinh. Bản tin này không xác định nguyên do là chuyện khai thác dầu của Việt Nam làm phái đoàn bỏ về sớm, nhưng các phân tích viên đều nghĩ nguyên do là từ đó ra. Vì thế cuối tháng 7, các chuyên gia này tin là TQ đã ép buộc Việt Nam phải rút chương trình dò thám gần đảo Vanguard Bank.
“Những sự kiện cho thấy TQ đe dọa Việt Nam trên biển đã thể hiện sự hung hăng của TQ đang tăng cường,” ông Carl Thayer, giáo sư danh dự của trường đại học New South Wales của Úc, đã viết trong một bài nghiên cứu ngày 25 tháng 7. “Trong trường hợp tệ nhất, TQ có thể sẽ bắn vài phát cảnh cáo về phía tầu dò thám dầu hay có thể là, viện cớ là bị đe dọa, sẽ trả đũa quân sự một cách hạn chế trên một vài hòn đảo mà Việt Nam chiếm giữ.”
Không bên chính phủ nào muốn đi đến một xung đột bằng vũ lực, nên các phân tích gia mong rằng họ vẫn tiếp tục đàm thoại, có thể là lúc đầu chỉ ở giữa hai Đảng Cộng sản thôi. Tuy nhiên đàm thoại như vậy chỉ xoa dịu chứ không giải quyết được gì. Sự bất đồng đã đi quá sâu.
Các viên chức phía Việt Nam nói rằng quyết định của tòa án quốc tế năm ngoái có nghĩa là VN có chủ quyền trên đảo Vanguard Bank, trong khi TQ phản đối tất cả quyết định của tòa. Đảo Vanguard Bank từng đã gây xích mích năm 2011, khi một tầu cá TQ đã cắt đứt giây cáp của tầu VN. “Việt Nam có thể nhượng bộ lần này bằng cách rút giàn khoan lại có thể vì họ đã hoàn tất công trình, hay vì họ muốn hạ hỏa giữa hai bên, nhưng không có nghĩa là họ đã chịu thua trên tranh chấp ở đó,” ông Lê Hồng Hiệp, một nghiên cứu gia tại cơ quan ISEAS Yusof Ishak Institute ở Singapore, nói. “Trong tương lai chúng ta có thể sẽ thấy nhiều đợt căng thẳng trên vùng này.”
(Ý kiến đóng góp cho Forbes chỉ là ý kiến riêng của tác giả Ralph Jennings)
Source: China-Vietnam Relations Fall To A One-Year Low Over A New Maritime Dispute
ttlan, Nguyễn Thái Học Foundation | 8/7/2017
Trong khi đất nước nội loạn ngoại xâm,các ông kẹ đầu đảng cấu xé nhau tranh giành quyền thế để ăn bẩn,cướp của dân,đục khoét tài sản,ngân sách của nhà nướ. Đấy nước thì ngày càng nghèo đói,nợ công đụng trần,người dân,học sinh qua cầu bằng dây cáp trong mùa mưa lũ,đi học không có áo quần mặc ấm mùa đông giá rét,mà đâu đó khắp nước đua nhau xây dự án “tượng Hồ ngàn tỉ”TXT và những quan tham của đảng chôm chĩa của nhà nước số tiền khũng thật khũng cả hơn 3 ngàn tỉ đồng,chỉ nghe nói không người dân cũng đã chóng ngơp hình thức cướp ngày của các QUAN ĐẢNG ! Nếu là một đất nước có lớp người lãnh đạo ,đủ văn hóa,kiến thức,trung thành với quốc gia dân tộc,quyết tâm bảo vệ giữ yên bờ cõi,lo cho người dân no ấm,bệnh tật,già cả,nghèo khổ có chỗ chữa chạy bệnh tật,có cơm ăn áo mặc,giúp cho dân lúc thiên tai,bão lụt v.v…Đảng chẳng giúp gì cho dân mà lại gây thêm đại họa xả lũ gây thêm lut lội hư hại mùa màng,formosa Vũng Áng lại đại họa cho người dân nhiều tỉnh trong nước không còn công ăn việc làm,chịu cảnh nghèo đói phải tha phương cầu thực,cái nầy không đỗ cho thiên tai mà là do Đảng gây ra tai họa! Nếu là ở các nước văn minh như Nhật;Hàn;Đài…thì những người lãnh đạo bất tài,vô đạo này phải tự động rút lui vì xấu hỗ,nhuc nhã.Nhưng bọn đảng csvg thì lì lợm cuồng đảng,cuồng hồ quyết bám ghế,chẳng biết thế nào là Vinh hay Nhục? không nhìn thấy cái khổ của dân,thật không xứng đáng làm lãnh đạo.Do đó,đất nước ngày càng tụt hậu,đói nghèo,bóp nghẹt tiếng nói xây dựng của người dân,không có tự do,nhân quyền,vô luật pháp,chúng chỉ dùng “luật rừng”. Thôi thì mời các ngài trả lại chính quyền cho dân tự quyết. Đã no đủ,tiền đầy kho,của cãi như núi nên lui về nhà mà vui thú điền viên với tuổi già XẾ BÓNG,ĐỪNG LÀM KHỔ DAN NHIỀU NỮA !THÔI THAM QUYỀN CỐ VỊ DỂ CHO VINH THÂN ,PHÌ GIA.