Nhìn lại vụ Đồng Tâm – vì đâu nên nỗi? (2)

Tiếp theo bài viết đầu tiên trên BBC với tựa đề 'Nhìn lại vụ Đồng Tâm: vì đâu nên nỗi?' nhân Quốc hội Việt Nam đang tranh luận và nhìn lại vụ việc tuần này, hôm nay tôi xin đưa ra quan điểm lý giải vấn đề để trà lời người Đồng Tâm có 'phòng vệ chính đáng' hay không.

6
Thực tế cho thấy, người dân Đồng Tâm đã không có bất cứ hành vi nào xâm phạm sức khỏe của số người thi hành công vụ, theo TS. Cù Huy Hà Vũ. Hình: NICHOLAS KAMM/AFP/GETTY

Người dân Đồng Tâm đã “phòng vệ chính đáng”

Nhưng trước tiên thế nào là phòng vệ chính đáng? Vấn đề đặt ra ở đây là nếu người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ trái pháp luật dùng vũ lực thì người dân có quyền dùng vũ lực để chống lại không? Câu trả lời là “có”, dựa trên Điều 15 Bộ Luật Hình sự quy định “phòng vệ chính đáng”. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Thứ hai, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, bất kỳ ai thấy hành vi đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra xâm hại quyền lợi chính đáng (tính mạng, sức khỏe, tài sản…) của bản thân hay của người khác đều có quyền dùng vũ lực để triệt tiêu hành vi đó bất luận chủ thể hành vi là ai. Cũng như vậy, mọi hành vi khác có dấu hiệu rõ ràng tiếp tay, hỗ trợ hành vi nguy hiểm cho xã hội ấy đều là đối tượng của “phòng vệ chính đáng”.

Vẫn theo điều luật trên, “phòng vệ chính đáng” là “chống trả lại một cách cần thiết”, tức tính không thể không chống trả hành vi nguy hiểm cho xã hội,thay vì “chống trả tương xứng” như quy định của Bộ luật hình sự năm 1985. Điều này có nghĩa người thực hiện “phòng vệ chính đáng” có thể gây thiệt hại cho người có hành vi nguy hiểm cho xã hội lớn hơn thiệt hại mà người này đã hoặc đe dọa gây ra.

Ngoài ra, Nghị quyết số 02/HĐTP-TANDTC/QĐ ngày 05/01/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định “phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại”. Vẫn Nghị quyết này quy định “hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phòng vệ chính đáng khi hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ”.

Tóm lại, “phòng vệ chính đáng” không chỉ là chống trả người có hành vi xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm lợi ích của người khác và người tiếp tay, hỗ trợ hành vi nguy hiểm cho xã hội ấy mà còn là chủ động tấn công, gây thiệt hại cho chính những người này. Nhiều trường hợp cho thấy chỉ có gây thiệt hại cho chính người tấn công và người tiếp tay, hỗ trợ thì mới bảo vệ hiệu quả quyền lợi hợp pháp của bản thân hoặc của người khác.

‘Cnh sát thc hin nhim v trái pháp lut’

Các đại biểu Quốc hội Việt Nam, ông Trịnh Ngọc Phương (trái) và ông Lưu Bình Nhưỡng có quan điểm khác nhau về vụ Đồng Tâm. Hình: SOHA.

Vậy 38 cảnh sát cơ động và cán bộ thuộc các cơ quan Nhà nước khác tham gia vào việc bắt giam bốn người dân Đồng Tâm có đang thực hiện nhiệm vụ trái pháp luật khi bị người dân nơi đây bắt giữ?

Trước hết, cần khẳng định rằng theo quy định luật pháp, mọi dự án liên quan thu hồi đất nếu không thực hiện được thì phải được đình chỉ và đất phải được hoàn trả cho những người đang sử dụng trước khi có dự án, đồng nghĩa Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội phải trả lai đất cho người dận Đồng Tâm và người dân các xã có liên quan khác một khi dự án sân bay Miếu Môn không thực hiện được.

Trong trường hợp Chính phủ quyết định vẫn sử dụng đất ấy cho một dự án khác có mục đích quốc phòng hay vì lợi ích quốc gia, Thủ tướng phải ra quyết định mới và chỉ trên cơ sở đó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội mới có thể ra quyết định giao đất cho chủ dự án mới. Điều không thể thiếu trong các quyết định ấy là Thủ tướng và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội phải chiểu theo Điều 54 Hiến pháp và Khoản 3 Điều 26 Luật Đất Đai để quy định về bồi thường cho người đang sử dụng đất hợp pháp có đất bị thu hồi cho dự án.

Do không có các thủ tục pháp lý như vậy nên việc người dân Đồng Tâm khiếu nại để bảo vệ quyền sử dụng đất của họ đối với 47,36 ha đất nông nghiệp là chính đáng và hợp pháp.

Nếu cho rằng mình đã giải quyết khiếu nại hoặc đã hết thẩm quyền giải quyết khiếu nại, UBND thành phố Hà Nội phải căn cứ vào Luật khiếu nại để hướng dẫn người dân khởi kiện chính UBND thành phố Hà Nội theo Luật tố tụng hành chính. Chỉ sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật phán quyết người dân Đồng Tâm không có quyền sử dụng đất mà người dân vẫn giữ đất thì lúc đó chính quyền mới có thể cưỡng chế thu hồi đất. Nếu không có thủ tục pháp lý này thì việc người dân Đồng Tâm sử dụng đất vẫn trong tình trạng hợp pháp, đồng nhất việc cưỡng chế thu hồi đất là trái pháp luật.

Cho đến trước khi xảy ra sự kiện, UBND thành phố Hà Nội đã không giải quyết một cách rốt ráo khiếu nại của người dân Đồng Tâm cũng như đã không hướng dẫn những người dân này khởi kiện theo Luật tố tụng hành chính. Tóm lại, tranh chấp đất đai giữa người dân Đồng Tâm và UBND thành phố Hà Nội chưa được giải quyết rốt ráo theo trình tự pháp luật, hay “chưa ngã ngũ” theo cách nói dân gian, tức chưa có cơ sở pháp luật để xác định người dân sử dụng đất trái pháp luật. Do đó việc UBND thành phố Hà Nội tiến hành cưỡng chế thu hồi đất là hoàn toàn trái pháp luật, đồng nghĩa việc người dân chống trả cưỡng chế là chính đáng, là hợp pháp nên không thể là hành vi phạm tội.

Với cách nhìn trên, việc các cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định khởi tố và bắt giam bốn người dân Đồng Tâm trong đó có cụ Lê Đình Kình, 83 tuổi, về “Tội gây rối trật tự công cộng” là trái pháp luật. Do đó, cảnh sát cơ động và các cán bộ thuộc các cơ quan Nhà nước khác được điều động để trấn áp người dân Đồng Tâm chống cưỡng chế thu hồi đất nói chung, bắt giam bốn người trong số những người dân này nói riêng, đang trong tình trạng dùng vũ lực thực hiện một nhiệm vụ trái pháp luật.

‘Người dân không vượt quá gii hn phòng v chính đáng’

Trước việc những người thi hành công vụ nói trên tham gia vào bắt giam trái pháp luật bốn người dân Đồng Tâm trong đó cụ Kình bị đánh gẫy chân (hành vi đánh gẫy chân cụ Kình cấu thành “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự), rõ ràng người dân Đồng Tâm không có lựa chọn nào khác ngoài “phòng vệ chính đáng” bằng cách bắt giữ họ.

Nhận định này cũng bác bỏ quan điểm cho rằng hành động trên của người dân Đồng Tâm là “bắt làm con tin”. Thực vậy, “bắt làm con tin” chỉ áp dụng trong trường hợp người bị bắt giữ không có hành vi trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của người khác.

Vấn đề còn lại là liệu việc người dân Đồng Tâm bắt giữ 38 cảnh sát cơ động và cán bộ thuộc các cơ quan Nhà nước khác có “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”.

Khoản 2 Điều 15 Bộ Luật Hình sự quy định: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Như trên đã nói, “phòng vệ chính đáng” cho phép người chống trả hành vi xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm lợi ích của bản thân hay của người khác có thể gây thiệt hại cho chủ thể hành vi này. Điều này đưa đến khả năng trong khi tiến hành bắt giữ số cảnh sát cơ động và cán bộ thuộc các cơ quan Nhà nước khác nói trên, người dân có thể gây thương tích cho họ. Thế nhưng, như thực tế cho thấy, người dân Đồng Tâm đã không có bất cứ hành vi nào xâm phạm sức khỏe của số người thi hành công vụ này. Việc Trung đoàn phó Trung đoàn cảnh sát cơ động Hà Nội Phạm Văn Trung, chắp tay xá nhiều lần người dân Đồng Tâm khi ra khỏi nhà văn hóa xã nơi ông và những người thi hành công vụ khác bị giữ là bằng chứng sinh động về “không vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” của người dân nơi đây.

Kết luận lại, việc người dân Đồng Tâm bắt giữ bắt giữ 38 cảnh sát cơ động và cán bộ thuộc các cơ quan Nhà nước khác tham gia vào bắt giam trái pháp luật bốn người trong số những người dân này là “phòng vệ chính đáng” và vì lẽ này, không cấu thành hành vi “chống người thi hành công vụ”.

Nhân đây cũng cần bác bỏ quan điểm cho rằng người dân Đồng Tâm khi bắt giữ bắt giữ 38 cảnh sát cơ động và cán bộ thuộc các cơ quan Nhà nước nói trên đã phạm “Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự.

Như đã chứng minh, số cảnh sát cơ động và cán bộ thuộc các cơ quan Nhà nước khác nói trên rõ ràng là những người đang thi hành công vụ cho dù nhiệm vụ mà họ được giao thực hiện là trái pháp luật. Để nói rằng những ai cố tình quy tội cho người dân Đồng Tâm thì chỉ có thể quy họ vào “Tội chống người thi hành công vụ”, điều mà người viết bài này đã bác bỏ. Nói cách khác, chỉ khi nào những ai cố tình quy tội cho người dân Đồng Tâm chứng minh được số cảnh sát cơ động và cán bộ thuộc các cơ quan Nhà nước khác bị bắt giữ không phải là “người thi hành công vụ” thì mới có thể quy người dân nơi đây vào “Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật”.

Bất luận thế nào thì nỗ lực quy người dân Đồng Tâm vào “Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” cũng phá sản vì người dân Đồng Tâm có quyền bắt giữ bất cứ ai có hành vi xâm phạm quyền lợi của người của bản thân họ hay của người khác như một cách thực hiện “phòng vệ chính đáng”.

Thay li kết

Nếu như về nguyên tắc, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, với tư cách người chịu trách nhiệm cao nhất về bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố, có quyền cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự ai đó, thì trong trường hợp Đồng Tâm, một cam kết như vậy của ông là không có cơ sở pháp luật hay là ngộ nhận như trên đã chứng minh.

Để nói rằng ngay cả trong trường hợp cấp trên của ông Chung hoặc các cơ quan tư pháp thành công trong việc xác định ông này không có thẩm quyền cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự người dân Đồng Tâm để từ đó hủy bỏ cam kết này cũng như khép ông Chung vào “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 281 Bộ Luật Hình sự, người dân nơi đây cũng không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bởi đơn giản là hành vi “phòng vệ chính đáng” của họ không cấu thành tội phạm.

Tuy nhiên, để người dân Đồng Tâm nói riêng, người dân Việt Nam nói chung, không phải dùng tới “phòng vệ chính đáng” để chống trả hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của quan chức chính quyền để tước đoạt đất đai mà người dân đang sử dụng hợp pháp cho các dự án của các nhóm thân hữu thì không thể không “đào” cái “gốc” của sự tham nhũng nghiêm trọng này là Điều 53 Hiến pháp theo đó “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”!

Trong khi chờ Quốc Hội hủy bỏ Điều 53 Hiến pháp nói riêng, sửa đổi Hiến pháp theo hướng tư nhân hóa kinh tế và tự do hóa chính trị nói chung,chính quyền Việt Nam ở mọi cấp phải giải quyết kịp thời và theo đúng Luật khiếu nại và Luật tố tụng hành chính mọi khiếu nại và khởi kiện của người dân, nhất là khi đối tượng bị khiếu nại, khởi kiện là chính quyền. Không những thế, chính quyền còn phải chủ động đối thoại công khai với người dân có sự giám sát của đại biểu Quốc Hội và của báo chí nhằm tránh xung đột vuột khỏi tầm kiểm soát.

Người viết bài này còn cho rằng ngay cả khi có bản án có hiệu lực pháp luật nghiêng về phía chính quyền, chính quyền mệnh danh “của Dân, do Dân, vì Dân” vẫn phải đối thoại với người dân, đặc biệt trong bối cảnh chưa có độc lập giữa ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như chất lượng điều tra, truy tố và xét xử còn nhiều yếu kém dẫn đến án oan, sai vẫn là phổ biến.

Nếu chính quyền Việt Nam không làm được như vậy thì việc người dân bạo động chống chính quyền để thực hiện Công lý là điều có thể nhìn thấy trước.

 

6 BÌNH LUẬN

  1. Nhìn lại vụ Đồng Tâm vì đâu nên nỗi?  
    Vi Cộng sản cho nên nỗi chớ còn vì đâu nữa, hở ngài tiến sĩ ???
    Chỉ cần Việt Nam Cộng Hòa trở lại thì những vụ như Đồng Tâm lập tức biến mất trên đất Việt ngay.

  2. Nhân dân Đồng Tâm một lòng sắt son với đảng. quyết không vì một vài mảnh đất nhỏ ở mien bắc mà phản lại chủ trương, chính sách “con nhà nòi”. Chống đảng là tự chặt chân, chặt tay của mình. Nói theo sách đàng mình thì Đảng là cha mẹ, nhân dân là con. Cha mẹ có nói gì , làm gì thì con cái phải nghe. Đâu có chuyện đánh…chết mẹ, hoặc đánh chết cha…tao. Đúng là nhiều lãnh đạo của đảng đã có thể sai nhưng bản thân đảng…chưa bao giờ sai. Thế nên cho dù có bị phạt tù, bị xử bắn thì nhân dân Đồng Tâm vẫn trước sau như một hô vang: “Hồ Chí Minh muôn năm”, “Đảng cộng sản Việt Nam muôn năm”. Mọi người hãy cùng cất tiếng ca:” Như có bác hồ trong ngày vui đại thắng” để khích lệ người dân Đồng Tâm đang hồ hởi đi tù nào!

  3. Cướp đất người ta, tước đoạt nguồn sống của người ta bảo ngưới ta không phản kháng. Dân làm bù nhìn hết đi để bọn cường quyền muốn làm gì thì làm. Dân bắt công an cơ động có hành hạ, đánh đập không? Khi về CA còn cười cúi đầu chào vui vẽ, thế mà những kẻ không bị bắt giẩy đành đạch đòi trừng trị dân. Chính quyền gì mà kỳ thế, dân không tin, không kính trọng chính quyền thì họ họ cai trị ai?

  4. Tiến sỹ Vũ đã trình bày một “rừng luật” của CSVN, nhưng bà Luật sư Ngô Bá Thành đã từng nói ” cộng sản chỉ áp dụng ‘luật rừng”. CSVN đang truy tố những người dân ở Đồng Tâm, tôi mong luật sư hãy đem số luật đó ra mà biện hộ cho họ. Nhưng luật sư nên nhớ không khéo luật sư phải “tố khổ” thân chủ như bà chủ tịch Ngân dạy bảo.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên