Trump và Kim vì sao gặp nhau ở Việt Nam?

1
Kim tới Singapoer bằng máy bay của hãng hàng không Trung Quốc hồi 2018. Ảnh ERENCE TAN/AFP / East News

Tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump, đã tuyên bố trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang hôm mùng 6 tháng 2 về kế hoạch của ông cho cuộc gặp lần thứ hai với nhà lãnh đạo Triều Tiên, Kim Jong Un. Nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh lần này là Việt Nam trong 2 ngày 27-28 tháng Hai.

Việt Nam là nơi phù hợp lý tưởng cho cuộc gặp gỡ tiếp theo của Trump và Kim. Đó là một đất nước, giống như Triều Tiên, đã trải qua một thời kỳ phân chia Bắc và Nam. Sau thời kỳ phân chia, đất nước này đã thống nhất giữa 2 miền trên và dưới vĩ tuyến 17 – được phân định bởi Hội nghị Genève năm 1954. Một năm trước đó, biên giới theo vĩ tuyến 38 đã chia bán đảo Triều Tiên thành 2 phần cho tới ngày hôm nay.

Chính phủ ở Hà Nội là một trong số rất ít trên thế giới cho tới nay vẫn là cộng sản. Các chính quyền khác là Trung Quốc, Cuba, Lào và Bắc Triều Tiên.

Chiến tranh, những người anh hùng và mối quan hệ

Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới duy trì mối quan hệ tốt với cả Washington và Bình Nhưỡng.

Hơn nữa, Việt Nam có liên hệ thường xuyên với Bắc Kinh, mối quan hệ giữa 2 bên trải dài hơn hai nghìn năm lịch sử. Việt Nam vừa có thể nói chuyện vừa có thể chiến đấu với Trung Quốc. Cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược diễn ra trong nhiều thế kỷ đã tạo ra nhiều anh hùng dân tộc mà ngày nay vẫn được giảng dậy trong các trường phổ thông.

Việt Nam đã giành chiến thắng trong cuộc chiến đẫm máu với Hoa Kỳ vào những năm 1970 của thế kỉ trước. và họ cũng đánh bại Trung Quốc trong một cuộc xung đột vũ trang ngắn kéo dài chưa đầy một tháng vào đầu tháng 2 qua tháng 3 năm 1979. Đó là cuộc chiến cuối cùng được tiến hành bởi một nước Trung Quốc hiện đại.

Thật khó có thể coi Hà Nôi là một chính quyền thân Mỹ hay thân Trung Quốc. Cả Washington và Bắc Kinh đều là những đối tác quan trọng và mối quan hệ với mỗi bên đều đem lại những lợi ích nhất định. Trung Quốc là một thị trường vô tận nằm ngay sát biên giới, nhưng đồng thời một kẻ xâm lược, áp đặt chủ quyền trên Biển Đông, phần mà Việt Nam cho là của họ. Hoa Kỳ là một đồng minh kinh tế và quân sự, hứa hẹn sự trợ giúp và là một chiếc ô về quân sự chống lại Trung Quốc, nhưng mối quan hệ dưới thời Trump không hẳn tốt như trong thời Barack Obama – luôn gắn với khái niệm “trở về châu Á” (xoay quanh châu Á).

Đối với Trump, hội nghị thượng đỉnh tại Việt Nam được tổ chức vào hai ngày cuối tháng 2, trùng với thời gian tối hậu thư dành cho Chủ tịch Trung Quốc về mức thuế tiếp theo trong cuộc chiến thương mại. Việc có mặt ở Việt Nam, khiến Trump có thể đến Trung Quốc bất kỳ lúc nào để nói chuyện với Tập (ví dụ như ở đảo Hải Nam, nơi người Trung Quốc trong nhiều năm qua đã xây dựng mô hình Diễn đàn kinh tế Davos phiên bản châu Á) hoặc mời ông Tập đến Việt Nam để làm rõ các bước tiếp theo.

Những người bạn cũ

Việt Nam là một người bạn cũ và tốt của Bắc Hàn trên bản đồ thế giới. Bình Nhưỡng công nhận chính quyền cộng sản tại Việt Nam năm 1950, bốn năm trước khi chính quyền này giành được độc lập từ Pháp. Trong cuộc chiến tranh với Mỹ, Hà Nội cũng nhận được sự trợ giúp.

Thủ tướng Vn và ngoại
trưởng Bắc Hàn trong cuộc gặp vào 12/2018. Ảnh Reuters

Để đáp nghĩa, Việt Nam ủng hộ Bắc Hàn như một quốc gia tiếp theo để nói chuyện với cộng đồng các nước Đông Nam Á (ASEAN). Hà Nội cũng đã hỗ trợ anh em của mình trong thời kỳ đói kém lớn vào giữa những năm 1990. Gạo Việt Nam được đổi lấy vũ khí của Bắc Triều Tiên, chủ yếu là sản xuất của Liên Xô.

Năm 2007, Hà Nội đã tổ chức các cuộc hội đàm giữa Bắc Triều Tiên và Nhật Bản về việc trao trả cho Tokyo những công dân Nhật bị bắt cóc trong nhiều năm theo lệnh của Bình Nhưỡng.

Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế cao dưới sự lãnh đạo của cộng sản có thể trở thành yếu tố quyết định một hướng đi mới cho Triều Tiên trong những năm tới, khi đạt được những thỏa thuận tiếp theo trong quá trình phi hạt nhân hóa.

Thành phố trong tầm bay

Có những lý do liên quan đến hình ảnh. Việc đến Việt Nam sẽ dễ dàng hơn đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên so với tới Singapore năm 2018. Lần đó, trong cuộc gặp đầu tiên với Trump, Kim đã phải sử dụng máy bay phản lực của hãng hàng không Trung Quốc Air China. Thành phố Đà Nẵng, nằm ở miền trung Việt Nam, gần Bình Nhưỡng hơn một ngàn km so với Singapore, và Kim Jong Un sẽ có thể bay trên máy bay phản lực Il-62M của nước mình.

Bất kể các cuộc đàm phán với tổng thống Hoa Kỳ sẽ diễn ra như thế nào, cũng sẽ bớt đi được một hình ảnh tồi và trên các bức ảnh chính thức, Kim sẽ có một máy bay của riêng mình ở sau lưng chứ không phải là một chiếc máy bay mượn từ Trung Quốc.

Rafał Tomański, Business Inside

BBT Đàn Chim Việt biên dịch

1 BÌNH LUẬN

  1. Không biết bà con còn nhớ không. Khi ông Ủn mới lên cầm quyền ,lúc đó có hơn 200 người Bắc Hàn đào tỵ sang VN ,qua ngả Tàu Cộng .Bắc Hàn đòi
    VC phải trả số người trên về Bắc Hàn.Nhưng VC nhất quyết trả về Nam Hàn!.Chính phủ Nam Hàn phải gởi máy bay đến VN để đón người Bắc Hàn. Ông ỦN lập tức phản đối VC :”Đồ ăn cháo đá bát”! Thế nhưng lần nầy Ông UN lại chọn VN để làm cầu nối ! Có lẻ để “cám ơn” VC đả gởi cô bé làm thuê người VN “góp công”trong sự việc giết ông Kim Young Nam (anh ruột của Ông Ủn) tại phi trường Mã-Lai.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên