Từ 23/5 tới 20/7, hai tháng, quốc hội (QH) bỏ phiếu bầu hai lần cho những nhân sự đã được TƯđảng đề cử từ đại hội đảng 13, kết thúc ngày 1/02/21. Hai tháng, Quốc hội bầu cử hai lần cho cùng một con người. Đó là chuyện vừa vô lý vừa hài hước.
Tại sao có chuyện vô lý này. Và chuyện tưởng như rất hài hước lại diễn ra một cách nghiêm túc và bình thường ở Viêt Nam!
Tuy vậy, chuyện vô lý nhưng bất khả kháng, xuất phát từ chuyện vô lý khác là vị trí và vai trò của đảng cộng sản không được ai công nhận, không do QH bầu ra, nhưng lại là cơ quan quyết định nhân sự Chính phủ và các cơ quan công quyền khác. Nếu không được quần chúng công nhận, thì quyền lực là bất chính danh, là áp đặt, cưỡng chế hay vụng trộm. Có thể quản trị quốc gia một cách vụng trộm ?
Đây là chuyện giả Dân chủ của thể chế toàn trị hay độc tài.
Ở chế độ đa đảng, quyền lập chính phủ của một đảng chính trị thuộc về đảng chiếm được đa số phiếu bầu qua phổ thông đầu phiếu. Khi quyền lập chính phủ đã được thừa nhận, nhân sự của Chính phủ, về nguyên tắc, hoàn toàn là công việc nội bộ của đảng, Chính phủ chịu trách nhiệm tổng thể trước cơ quan bầu ra mình là QH, cá nhân được đảng phân công cho từng nhiệm vụ, chỉ chịu trách nhiệm trực tiếp với đảng, không bắt buộc chịu trách nhiệm trước QH. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, để tăng cường quyền quản lý, hàng ngũ từ bộ trưởng trở lên, đảng sắp xếp, nhưng phải thông qua Quốc hội, hay phải trực tiếp giải trình trước Thượng viện của QH.
Như vậy, ở chế độ Toàn trị hay Độc đảng, QH là cơ quan Giả Dân chủ, là một tổ chức thừa, chiếm dụng ngân sách quốc gia. Là cơ quan làm luật, nhưng ở thể chể độc đảng cầm quyền, luật chỉ là công việc thể chế hóa cương lĩnh đảng, các quy tắc và các điều luật, chính sách, thực chất là thể chế hóa các nghị quyết của đảng, từ trung ương xuống đại phương.
Nhưng để có cái vỏ dân chủ, Chính phủ cũng do dân bầu, nghĩa là quyền lực cũng do dân giao phó, Quốc hội giả hiệu ra đời. Đảng là người sáng tạo ra, sắp đặt và cấu tạo QH, nhưng lại núp danh nghĩa đại diện dân.
Nhân sự cầm quyền các cấp do đảng phân cồng, bổ nhiệm và công việc quan trọng này được thực hiện qua Đại hội đảng toàn quốc. Nhưng những nhân sự này phải núp dưới danh nghĩa được toàn dân thừa nhận. Vì vậy mà ngay sau khi kết thúc Đại hội đảng, lập tức Quốc hội được bầu ra để phê chuẩn. Và vì để tổ chức được bầu cử QH, độ trễ xảy ra từ sau đại hội đảng là bất khả kháng. Độ trễ đó là hai tháng.
Theo luật QH, các đại biểu có quyền tất yếu cho đến hết nhiệm kỳ. Như vậy, sẽ có hai tháng, những nhân vật bị đảng loại bỏ trong đại hội đảng, tiếp tục nắm quyền. Ai kiểm soát, và quản chế? Có thể cầm quyền bên ngoài đảng? Vì vậy mà việc gạt bỏ những nhân vật này, cùng phê chuẩn bộ máy nhân sự mới được giao cho phiên cuối cùng của QH khóa trước, khóa đương nhiệm. Đó là vòng bầu cử lần Một. Ông Nguyễn Tấn Dũng bị loại, trước khi Tổng thống Obama đến VN bằng cách như vậy. Nhưng vẫn là nhân sự thuộc khóa trước, nên buộc phải bầu lại lần Hai, sau khi bầu QH khóa mới.
Việc vô lý này dễ dàng khắc phực được, nếu QH được tổ chức bầu cử cùng một lúc với Đaị Hội đảng, hay độc lập với Đại hội đảng. Nghĩa là QH không chịu sự lãnh đạo của bộ máy đảng nhiệm kỳ mới. Sau Đại hội đảng, QH cùng kỳ có thể tổ chức phê chuẩn luôn bộ máy Chính phủ, hợp thức hóa Chính phủ mà chỉ một lần bầu.
Cũng có thể không phải bầu hai lần, nếu trước đại hội đảng, QH bỏ phiếu phê chuẩn vai trò quản lý Quốc gia của đảng Cộng sản. Tất nhiên, bầu , nhưng không có đối thủ, không có cạnh tranh chính trị, chỉ có một ứng viên duy nhất, nhưng vẫn phải đủ thủ tục của Trưng cầu dân ý bằng phổ thông đầu phiếu. Như vậy, Chính phủ do đảng lập ra không phải qua bầu cử QH. Tất nhiên, sẽ có một vài vị trí bắt buộc qua QH, nhưng không nhất thiết ngay lập tức. Và chỉ bẩu Đảng mà không bầu Chính phủ.
Điều quan trọng là vị trí của đảng được công nhận và thừa nhận chính thức. Nếu điều này được ghi vào Hiến pháp, thì QH là thừa, nên bỏ đi. Sẽ chỉ cần một Ủy ban Hiến pháp có nhiệm kỳ tương ứng với nhiệm kỳ đại hội đảng, để xét tư cách đảng và tư cách của Hiến pháp. Cứ đến kỳ thì Phổ thông đầu phiếu bỏ phiếu tư các Đảng, sau đó, Chính phủ do đảng lập, không phả bầu.
Nói tóm lại, chuyện vừa vô lý, vừa hài hước ở Viêt Nam là chuyện Độc đảng, Toàn trị, nhưng lại cố khoác cái vỏ áo Dân chủ : Gọi là Dân chủ giả hiệu, hay Dân chủ lừa bịp.
Điều đáng nói là tác giả của những trò chơi hài hước này biết rất rõ những thủ đoạn đó.
05/07/2021
Bùi Quang Vơm
Phản bội lại Tổ Tông!
Nhìn thôi đã muốn dộng
Nghe nói muốn vặn họng
Lũ rợ Hồ tội đồ
Bọn cẩu trệ Việt cộng!
Cùng nòi giộng Tiên Rồng
Sao có thứ phản động
Quá ngu đần cuồng ngông
Đi bưng bô Trung cộng?
Phản bội lại Tổ Tông!
Nông Dân Nam Bộ
Bùi Quang Vơm là người của quốc nội mà không phản ánh đúng sự thật như báo chí trong sáng, độc lập theo đúng ý của nhà nước của ta và của…Phét. Thà cứ dm thẳng thừng chứ đừng xỏ lá như bọn ba kwoe mà người ta cười bể bụng. Có ngon thì dẫn chứng báo chí quốc tế được ta công nhận chứ đừng có theo đuôi bọn truyền thông phản động như VOA, RFA hè nhau mà tuột quần của đảng. Thiệt tình là một trăm năm nữa cũng không thể tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa với lũ khốn này. Hồ Chí Minh muôn năm.
Ở những nước văn minh,chỉ cần làm Công dân là có tất cả quyền lợi.Cụ thể ,như Nam Hàn ,mùa Covid chỉ cần đưa giấy căn cước(ID) là có ngay tiền
trợ cấp. Ở những cường quốc, bảo vệ Công dân có khi dùng cả quân đôi.
Công dân bị nước ngoài bắt làm con tin,có khi đích thân Tổng thống thương lương mang về…Còn ở nước VNCS ,làm Công dân chỉ vỏn vẹn làm một việc : Đi Bầu !! Vì thế, nhân gian thương nói ,làm Công dân không khác nào “Cầm C..cho chó đái..”! Chó ở đây là mấy cha nội cầm quyền!!