Trần Mộng Tú – Phụ nữ và chiến tranh (1)

20
Thẻ “nhà báo” của Trần Mộng Tú khi làm cho hãng thông tấn AP (Associated Press] Sài Gòn; thẻ này do MACV (US Military Assistance Command, Vietnam)  cấp, chỉ có giá trị mỗi 3 tháng. [tư liệu TMT]

Anh tặng em mùi máu

Trên áo trận sa trường

Máu anh và máu địch

Xin em cùng xót thương

Trần Mộng Tú 

[Quà Tặng Trong Chiến Tranh, 1969]

 

PHỤ NỮ GIỮA CHIẾN TRANH VIỆT NAM: THỜI ĐIỂM 1969

Tầm nhìn Chiến tranh, Giấc mơ Hòa bình [Visions of War, Dreams of Peace] [1] là nhan đề một tuyển tập thơ của các nhà thơ nữ; nếu là Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, họ đã là những nữ quân nhân như y tá, bác sĩ đã từng chăm sóc các thương bệnh binh; nếu ở những ngành nghề khác, họ đảm trách các dịch vụ không tác chiến như chuyên viên truyền tin, tiếp vận, kiểm soát không lưu, nhân viên Hồng Thập Tự… Nếu là người Việt, họ là những phụ nữ thuộc hai miền Nam hay Bắc, với những trải nghiệm khác nhau, qua những năm tháng chiến tranh. Và như từ bao giờ, cho dù ở đâu, phụ nữ và trẻ em vẫn là thành phần dễ bị tổn thương nhất trong chiến tranh.

Trong tập thơ này, có 34 nhà thơ nữ Hoa Kỳ, và sáu nhà thơ nữ Việt Nam: Xuân Quỳnh (My Son’s Childhood), Hương Tràm (The Vietnamese Mother), Hà Phương (To An Phu, From This Distance I Talk To You), Trần Mộng Tú (The Gift In Wartime, Dream of Peace), Minh Đức Hoài Trinh (Poem Without Name), Nguyễn Ngọc Xuân (My Letter to the Wall).

trái, hình bìa cuốn sách Tầm nhìn Chiến tranh, Giấc mơ Hòa bình [Visions of War, Dreams of Peace] [1] Nxb  Warner Books 1991, phải, hình bìa cuốn Miểng Đạn Trong Tim [Shrapnel in The Heart] [2] của  Laura Palmer”, Nxb Vintage Books 1987. [tư liệu Ngô Thế Vinh]
Lời giới thiệu “Tầm nhìn Chiến tranh, Giấc mơ Hòa bình”: Với những nữ quân nhân Mỹ, họ là những anh hùng không được nhắc tới trong Chiến tranh Việt Nam. Con số hơn 250 ngàn người đã tự nguyện cống hiến. Nếu là y tá, họ chăm sóc thương binh và những người đang hấp hối. Họ là những người chị, những cô gái, những bà mẹ, những người vợ hay mới chỉ là người yêu. Không ai bắt họ phải nhập ngũ. Nhưng họ tự nguyện cống hiến, chấp nhận rủi ro của chiến tranh để chăm sóc những chiến binh. Chưa hết, cho dù thời gian đã qua đi, nhiều người trong số ấy nay chỉ mới bắt đầu hàn gắn những vết thương tâm can của họ. Các bài thơ đã được viết trong và sau chiến tranh, vẽ nên chân dung của những người phụ nữ bình thường khi phải đối đầu với thảm họa; với can trường và lo âu, của hy sinh và mất mát, của lòng trắc ẩn và tiếc nuối. Họ nói về sự sống còn, với hồi tưởng về những vết thương lòng / wounded hearts. Đây là những bài thơ với cảm xúc sâu xa mà bạn khó thể nào quên. Bạn sẽ luôn nhớ mãi những người phụ nữ ấy. [hết trích dẫn] [1]

Từ trong Tuyển tập này, người viết [Ngô Thế Vinh] chọn ra ba bài thơ tiêu biểu, của ba phụ nữ: vùng miền tuy khác nhau nhưng họ có một mẫu số chung, là cùng nói về nỗi đau trong chiến tranh, thời điểm năm 1969, trên ba địa danh của Việt Nam:

(1) Dusty, theo phần tiểu sử là một cô y tá Mỹ chăm sóc một thương binh trẻ mới chết đêm qua nơi vùng Tam Biên (Tri-Border Area) trên Tây nguyên.

(2) Xuân Quỳnh, một văn công trong đoàn múa, một nhà thơ và đứa con nhỏ sống dưới  đường hầm trong vùng “tuyến đầu” Vĩnh Linh phía bắc tỉnh Quảng Trị.

(3) Trần Mộng Tú, nhân viên hãng thông tấn AP, sống giữa Sài Gòn trong không khí chiến tranh, mới sau đám cưới, bỗng chốc trở thành góa phụ ở tuổi mới ngoài 20.

1969 DUSTY CÔ Y TÁ MỸ

GIỮA CUỘC CHIẾN TRÊN CAO NGUYÊN

 Bài thơ có nhan đề: “Hello, David”, được ghi là của một cô y tá Mỹ, có tên Dusty phục vụ trong khu cấp cứu nơi một bệnh xá dã chiến vùng Tam Biên (Tri-Border Area) trên Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Bài thơ ấy – trong nhiều năm, được đánh giá là hay và cảm động: với nhân vật xưng “tôi”, là một cô y tá – viết cho một chiến binh trẻ tên David bị thương nặng được cô chăm sóc và mới chết đêm qua.

CHÀO DAVID

HELLO, DAVID

Chào David – tên em là Dusty

Hello , David – My name is Dusty

Em là y tá của anh đêm qua

I’m your night nurse…

Em sẽ bên anh

I will stay with you

Em đo sinh hiệu của anh

     mỗi 15 phút

I will check your vitals

     every 15 minutes

Em sẽ phải ghi xuống

I will document inevitability

Em sẽ treo thêm bịch máu nữa

I will hang more blood

Và cho anh thuốc giảm đau

and give you something for your pain

Em sẽ bên anh

và vuốt mặt anh

I will stay with you

and I will touch your face

Vâng, chắc chắn rồi,

Yes, of course

Em sẽ viết thư cho mẹ anh

và nói với bà rằng anh can đảm

I will write your mother

and tell her you were brave

Em sẽ viết thư cho mẹ anh

và nói anh thương mẹ biết dường nào

I will write your mother

and tell her how much you love her

Em sẽ viết thư cho mẹ anh

và sẽ nói với bà hãy ôm hôn

đứa em gái tuổi thơ ngỗ nghịch của anh

I will write your mother

and tell her to give your bratty kid sister

a big kiss and hug

Điều gì em sẽ không nói với bà

What I will not tell her

rằng anh đã hôn mê

is that you were wasted

Em sẽ bên anh

và nắm lấy tay anh

I will stay with you

and I will hold your hand

Em sẽ bên anh

và thấy sự sống của anh

thoát khỏi những ngón tay em,

đi vào hồn em

I will stay with you

and watch your life

flow through my fingers

into my soul

Em sẽ bên anh

cho tới khi anh còn bên em

I will stay with you

until you stay with me

Vĩnh biệt, David – tên em là Dusty

Goodbye, David – my name is Dusty

Em là người cuối cùng

anh thấy

I am the last person

you will see

Em là người cuối cùng

anh nắm tay

I am the last person

you will touch

Em là người cuối cùng yêu anh

I am the last person who will love you.

Vĩnh biệt, David – em tên là Dusty,

So long, David – My name is Dusty,

David, ai sẽ cho em thuốc giảm nỗi đau em?

David, who will give me something for my pain?

 

Dusty, y tá Việt Nam, 1969

(Dusty, Vietnam nurse,1969)

[bản dịch tiếng Việt của Ngô Thế Vinh]

Dusty, sau này còn được biết với một bút danh khác là Dana Shuster, cô rất nổi tiếng, được vinh danh như một nhà thơ nữ viết về chiến tranh, bài thơ “Hello, David” không những hay và cảm động, đã được trích dẫn nơi bìa sách. Với hai bút hiệu  khác nhau, chính cô là tác giả của 13 bài thơ hay trong tuyển tập Visions of War, Dreams of Peace, (với tên Dusty: 3 bài, Dana Shuster: 10 bài).[1]

Ký giả Laura Palmer, từng sống và làm việc tại Sài Gòn, Paris, Washington, D.C., từ những năm đầu thập niên 1980s, Palmer để tâm theo dõi các cá nhân đã để lại những kỷ vật nơi Bức Tường Thương Tiếc (Vietnam Veterans Memorial ở Washington, D.C.) Cuốn sách của Palmer có tên là “Miểng đạn trong Tim” (Shrapnel in the Heart) [2] được Vintage Books xuất bản năm  1987, trong đó cô đã ghi lại những cuộc phỏng vấn.

[Có một chi tiết riêng tư rất thú vị của TMT. Khi Laura Palmer sang Việt Nam làm cho AP đã từng là bạn thân của Trần Mộng Tú – sau khi Cung mất. Sang Mỹ, TMT và Laura vẫn liên lạc với nhau. Nhưng rồi bẵng đi một thời gian dài hơn 30 năm, họ mất liên lạc. Và mới đây hai người tìm lại được nhau. TMT đã ngạc nhiên vô cùng khi biết cô ký giả Laura Palmer nay trở thành Mục sư, và hiện đang sống ở Philadelphia].

Có một nhân vật trong sách mà ban đầu, Laura Palmer chỉ biết tên là Dusty, tác giả bài thơ “Hello, David”. Vào dịp ra mắt sách cuốn Shrapnel in the Heart 1987, chính Laura Palmer đã đọc bài thơ “Hello, David” của Dusty trong một chương trình buổi sáng trên đài phát thanh quốc gia [NPR / National Public Radio]; bài thơ gây xúc động cho nhiều cựu chiến binh và gia đình họ. Bài thơ này cũng được chính Phó Tổng thống Mỹ Al Gore đọc sáu năm sau (1993) trong buổi lễ khánh thành Vietnam Women’s Memorial  [Tượng đài Tưởng niệm các Phụ nữ đã phục vụ trong chiến tranh Việt Nam].

hình chụp một phần của tượng đài Vietnam Women’s Memorial tại Washington, D.C. do điêu khắc gia Glenna Goodacre (1939 – 2020) và được Phó Tổng thống Al Gore cắt băng khánh thành nhân ngày Cựu Chiến Binh 11/11/1993. [source: Montana Public Radio, © Public Domain]
Trong gần 20 năm, ký giả Laura Palmer chỉ được biết Dusty là tác giả bài thơ nổi tiếng “Hello, David”, và được nghe các câu chuyện về hai nhiệm kỳ Dusty phục vụ ở Việt Nam khoảng giữa 1966 – 1968, như trong Tết Mậu Thân 1968, Dusty kể rằng cô đã phải đứng trong phòng mổ suốt 72 giờ khiến hai bàn chân sưng phù tới mức không thể cởi giày ra được trong hai ngày!

Nhưng rồi, vào những năm sau này, cũng chính ký giả Laura Palmer khi tiếp xúc với các nhóm cựu chiến binh khác, họ cho biết là chưa từng được gặp hay làm việc với Dusty trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Laura Palmer bị áp lực phải trở lại tìm gặp Dusty và yêu cầu cô ta, nếu có thể cung cấp các chứng từ hay hình ảnh về thời gian cô phục vụ ở Việt Nam. Câu trả lời của Dusty là không thể. [4]

Phát hiện của ký giả Laura Palmer về phần tiểu sử không thật của Dusty đã làm nhiều cựu chiến binh và gia đình họ ngỡ ngàng và cả thất vọng. Họ cảm thấy như bị phản bội khi biết rằng Dusty chưa hề là một nữ y tá trong quân đội Mỹ, và chưa hề có mặt ở Việt Nam chăm sóc thương binh trong chiến tranh. Laura Palmer đã báo ngay cho Vietnam Women’s Memorial Foundation, và lúc đó Debbie Elliot đang phụ trách tổ chức này, đã ra một thông báo:

Và bây giờ cần thêm một “ghi chú cuối trang” [footnote] trong lịch sử Chiến tranh Việt Nam. Các bạn có thể đã đọc những bài thơ của một phụ nữ tên Dana Shuster nói về kinh nghiệm của cô như một y tá chiến trận / combat nurse ở Việt Nam. Cô ta còn được biết tới với một bút danh khác là Dusty, về một bài thơ nổi tiếng viết về một cô y tá chăm sóc một thương binh đang hấp hối. Nhưng gần đây người ta mới phát hiện ra rằng Dana Shuster chưa từng trong quân ngũ và cũng chưa bao giờ là một y tá”. [4]

Một thân nhân của cựu chiến binh, Karen S. Zacharisa đã phát biểu: “Một người nào đó nói rằng, mình có mặt ở đó cầm tay một người đang hấp hối tên là David là điều không thể tưởng tượng được. Zacharisa nói rằng cô rất đau buồn nhưng bây giờ thì cứ chờ xem điều gì là động lực để Shuster làm như vậy, nhưng cô cũng xác nhận rằng ngay cả bây giờ đọc bài thơ ấy vẫn thực sự gây xúc động. Ký giả Laura Palmer cho biết có nhiều cựu chiến binh cũng nghĩ như vậy”. [4]

Dẫu sao, Dana “Dusty” Shuster cũng đã tạo được mối quan tâm tới những y tá quân đội, và thi ca của Dusty đã giúp mọi người nhận biết được sự hy sinh và cống hiến của những phụ nữ ấy trong chiến tranh Việt Nam. [1]

Ý kiến người viết [Ngô Thế Vinh]: Trong sáng tạo văn học, không nhất thiết bản thân tác giả phải là người thật việc thật giống như nhân vật trong tác phẩm. Với tài năng và sức mạnh của trí tưởng tượng sáng tạo, nhà thơ nhà văn vẫn có thể sáng tác ra những bài thơ, áng văn giá trị, “thật hơn cả sự thật” làm xúc động sâu xa lòng người. “Hello, David” vẫn là một bài thơ hay và cảm động, nhưng điều mà Dana “Dusty” Shuster đã làm thất vọng nhiều ngưởi – trong đó có các cựu chiến binh và gia đình của họ, không phải vì cô đạo văn đạo thơ của ai, nhưng chính là phần cô đã man khai về lý lịch của mình, khi họ biết cô ấy chưa hề là một y tá, và chưa hề có mặt ở Việt Nam trong thời gian chiến tranh. Nếu Dana “Dusty” Shuster hiểu được rằng, vẫn có thể có “những sự thật trong hư cấu văn học”, thì cô đâu cần phải vẽ ra một lý lịch khác như vậy. Chính điều đó đã làm mất đi sự tin cậy của độc giả nơi cô!

1969 XUÂN QUỲNH VÀ CON SƠ SINH

NƠI TUYẾN ĐẦU VĨNH LINH, QUẢNG TRỊ

Xuân Quỳnh, sinh năm 1942 tại Hà Đông [cùng nơi sinh với Trần Mộng Tú].  Xuân Quỳnh từ năm 13 tuổi đã được tuyển vào Đoàn ca múa nhạc Trung ương. Từ một cô văn công, Xuân Quỳnh đến với thi ca. Năm 20 tuổi (1962), Xuân Quỳnh được cử đi học lớp sáng tác cho các nhà văn trẻ. Từ 1964, giã từ Đoàn ca múa, bắt đầu làm biên tập viên cho tuần báo Văn Nghệ, Xuân Quỳnh nổi tiếng ngay với tập thơ đầu tay có tên “Tơ tằm – Chồi biếc”. Năm 1968, là tập thơ thứ hai “Hoa dọc chiến hào” phản ánh cảm xúc của nhà thơ trước cảnh bom đạn của đất nước.

Xuân Quỳnh có những tác phẩm thơ và truyện viết về trẻ thơ như: Lời ru trên mặt đất (1978), Bầu trời trong quả trứng (1982), và tập truyện Mùa xuân trên cánh đồng (1981), Bến tàu trong thành phố (1984).

Bài “Tuổi Thơ của con” được ghi là sáng tác năm 1969 trong thời gian Xuân Quỳnh đi thực tế ở vùng tuyến đầu Vĩnh Linh, phía bắc tỉnh Quảng Trị. (Bài thơ này sau đó được in trong cuốn Bầu trời trong quả trứng. Nxb Kim Đồng, 1982). Vĩnh Linh sát với vùng phi quân sự DMZ phía bắc vĩ tuyến 17. Vào thời điểm 1969, Vĩnh Linh từng được báo chí Mỹ mệnh danh là “Vùng Trắng – White Zone”, hay còn được gọi là “vùng oanh kích tự do”.  

TUỔI THƠ CỦA CON

MY SON’S CHILDHOOD

Tuổi thơ con có những gì

What do you have for your childhood

Có con cười với mắt tre trong hầm

That you still smile in the bomb shelter

Có làn gió sớm vào thăm

There is the morning wind which comes to visit you

Có ông trăng rằm sơ tán cùng con

There is the full moon which follows you

Sông dài, biển rộng, ao tròn

The long river, the immense sea, a round pond

Khói bom đạn giặc, sao hôm cuối trời

The enemies’ bomb smoke, the evening star

Ba tháng lẫy, bẩy tháng ngồi

At three months you turn your head, at seven you crawl

Con chơi với đất con chơi với hầm

You toy with the earth, you play with a bomb shelter

Mong ngày, mong tháng, mong năm

I long for peace everyday, every month for a year

Một năm con vịn vách hầm con đi

For a year, you toddle around the shelter

Trời xanh các ngả ngoài kia

The sky is blue, but way over there

Cỏ xanh quanh những hàng bia trên mồ

The grass is green far away on the ancient tombs

Quả tim như cái đồng hồ

My heart is a pendulum

Nằm trong lồng ngực giục giờ hành quân

Pounding my chest, keeping time for the march

Dế con cũng biết đào hầm

The small cricket knows to dig a shelter

Con cua chả ngủ, canh phòng đạn bom

The crab doesn’t sleep: it, too, fears the bombs

Trong trăng chú cuội tắt đèn

In the moonlight, even the hare hides

Để cho mắt giặc mây đen kéo về

The black clouds hinder the enemy’s sight

Cái hoa cái lá biết đi

Flowers and trees join the march

Theo người qua suối, qua khe, qua làng

Concealing troops crossing streams, valleys, villages

Chiến hào mặt đất dọc ngang

My son, trenches crisscross everywhere

Sẽ dài như những con đường con qua

They’re as long as the roads you’ll someday take

Hầm sâu giờ quý hơn nhà

Our deep shelter is more precious than a house

Súng là tình nghĩa đạn là lương tâm

The gun is close by, the bullets ready

Mẹ nuôi ngọn lửa trong hầm

If I must shoot.

Để khi khôn lớn con cầm lên tay

When you grow up, you’ll hold life in your own hands

Những điều mẹ nghĩ hôm nay

Whatever I think at present

Ghi cho con nhớ những ngày còn thơ

I note down to remind you of your childhood days

Ngày mai tròn vẹn ước mơ

In the future, when our dreams come true,

Yêu thương thêm chuyện ngày xưa nước mình

You’ll love our history all the more.


Xuân Quỳnh

Vĩnh Linh, 24-11-1969

[bản dịch tiếng Anh của Phan Thanh Hao và Lady Borton]

Xuân Quỳnh được sinh ra và lớn lên trong nền giáo dục “thép đã tôi thế đấy” ở Miền Bắc, với lằn ranh “ta và địch” phải rất rạch ròi. Và trong nền “văn hóa chiến tranh” đó, với bài quốc ca “thề phanh thây uống máu quân thù”, đứa con thơ cũng đã được mẹ dạy “súng là tình nghĩa, đạn là lương tâm”, [bản dịch tiếng Anh với câu: “The gun is close by, the bullets ready”, đã không lột tả được ý nghĩa đích thực tính “chiến đấu máu lửa” của câu thơ này].      

Xuân Quỳnh không chết trong chiến tranh, nhưng cùng chồng là nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ và con trai đã chết trong một tai nạn giao thông nhiều nghi vấn ở Hải Dương năm 1988. Năm 2016, 28 năm sau Xuân Quỳnh được truy tặng giải thưởng văn học danh giá nhất của Hà Nội: giải thưởng Hồ Chí Minh. Lưu Quang Vũ cũng đã được truy tặng giải này từ năm 2000.  

1969 TRẦN MỘNG TÚ NHẬN TIN CHỒNG TỬ TRẬN

GIỮA MỘT SÀI GÒN TRONG KHÍ HẬU CHIẾN TRANH

Trần Mộng Tú sinh năm 1943 tại Hà Đông, kém Xuân Quỳnh một tuổi. TMT đã có một thời con gái hoa mộng với tình yêu đầu đời như mọi thiếu nữ khác. Sau Lễ Phục Sinh một tuần, ngày 12/4/1969, là một đám cưới, Cung tử trận ngày 30/7/1969 – chỉ ba tháng sau –  là đám tang chồng. TMT trở thành góa phụ ở tuổi mới ngoài 20. Bài thơ Quà Tặng Trong Chiến Tranh được TMT sáng tác trong nước vào thời điểm rất đau thương này, từ những xúc động trước cái chết của người yêu đầu đời và là chồng mới cưới của cô.

Trần Mộng Tú và Thái Hoàng Cung trong ngày đám cưới (ngày 12 tháng 4 năm 1969). Kiên Giang –  Rạch Giá  là địa danh định mệnh, nơi chuẩn úy – nhà giáo Thái Hoàng Cung, chồng mới cưới của Trần Mộng Tú tử trận ba tháng sau trong một cuộc hành quân (tháng 7 năm 1969), thời điểm TMT làm bài thơ này. [tư liệu TMT]
Năm 1990, lần đầu tiên hai bài thơ viết về chiến tranh của Trần Mộng Tú [The Gift in Wartime / Quà Tặng trong Chiến Tranh và Dream of Peace / Giấc Mơ Hòa Bình] được chọn đăng trong tuyển tập thơ: “Visions of War, Dreams of Peace” [1] (Tầm nhìn Chiến tranh, Giấc mơ Hòa bình). Đó là cũng là lần đầu tiên thơ Trần Mộng Tú xuất hiện trên văn đàn thế giới. Quà Tặng trong Chiến Tranh là bài thơ được chọn cho bài viết này.  

QUÀ TẶNG TRONG CHIẾN TRANH

THE GIFT IN WARTIME

 Em tặng anh hoa hồng

I offer you roses

Chôn trong lòng huyệt mới

Buried in your new grave

Em tặng anh áo cưới

I offer you my wedding gown

Phủ trên nấm mồ xanh

To cover your tomb still green with grass

 

Anh tặng em bội tinh

You give me medals

Kèm với ngôi sao bạc

Together with silver stars

Chiếc hoa mai màu vàng

And the yellow pips on your badge

Chưa đeo còn sáng bóng

Unused and still shining

 

Em tặng anh tuổi ngọc

I offer you my youth

Của những ngày yêu nhau

The days we still in love

Đã chết ngay từ lúc

My youth died away

Em nhận được tin sầu

When they told me the bad news

 

Anh tặng em mùi máu

You give me the smell of blood

Trên áo trận sa trường

From your war dress

Máu anh và máu địch

Your blood and your enemy’s

Xin em cùng xót thương

So that I may be moved

 

Em tặng anh mây vương

I offer you clouds

Mắt em ngày tháng hạ

That linger on my eyes on summer days

Em tặng anh đông giá

I offer you cold winters

Giữa tuổi xuân cuộc đời

Amid my springtime of life

 

Anh tặng môi không cười

You give me your lips with no smile

Anh tặng tay không nắm

You give me your ams without tenderness

Anh tặng mắt không nhìn

You give me your eyes with no sight

Một hình hài bất động

And your motionless body
   Anh muôn vàn tạ lỗi

Seriously, I apologize to you

   Xin hẹn em kiếp sau

   I promise to meet you in our next life

   Mảnh đạn này em giữ

  I will hold this shrapnel as a token

Làm di vật tìm nhau.

By which we will recognize each other.

Sài Gòn Tháng 7/ 1969

Trần Mộng Tú

[bản dịch tiếng Anh của Vann Phan]

Bài thơ tiếng Việt của TMT nguyên là một cuộc đối thoại giữa hai người, “thi sĩ và tử sĩ”, nhưng qua bản dịch cùa Vann Phan, có chỗ đã biến thành một độc thoại – với ngôi thứ nhất!

Điều khá ngạc nhiên là trong bài thơ “Quà Tặng Trong Chiến Tranh”, người ta không nghe thấy tiếng khóc gào thét của nỗi đau mất mát từ người góa phụ trẻ Trần Mộng Tú, khi người yêu đầu đời, người chồng mới cưới của cô bị tử trận. Khi ấy và cả những năm về sau này, người ta cũng không thể tìm thấy lửa hận thù “ta và địch” trong thơ TMT, mà chỉ có nỗi thổn thức xót thương chung cho tang tóc của cả đôi bên trong chiến tranh:

Anh tặng em mùi máu

Trên áo trận sa trường

Máu anh và máu địch

Xin em cùng xót thương

Phạm Xuân Đài trong bài điểm sách Thơ tuyển 1969-2009 của TMT, trên Diễn Đàn Thế Kỷ (12/8/2010) đã viết: “Bản lãnh của TMT là nuốt đắng cay vào trong để kết tinh thành những giọt nước mắt như ngọc rơi xuống trang thơ.”

Không, TMT có khóc chứ, chỉ có điều cô không khóc ngay khi đi đón và chạm tay vào cỗ quan tài đã bốc mùi, nhưng là những năm về sau này, của những đêm dài không ngủ với những giọt nước mắt rỉ rả và rất âm thầm:

Tôi trôi mãi rồi cũng phải giạt vào một chỗ. Bảy năm sau [1976] tôi lấy chồng, sanh con, tôi sống bình thường như tất cả mọi người đàn bà khác trên một đất nước không có chiến tranh. Tôi cũng vui, cũng buồn với những thăng trầm của đời sống. Ở đời sống hàng ngày, tôi quên dần cái bất hạnh của tôi mấy mươi năm về trước. Nhưng tôi nhớ rất rõ ràng là cái bất hạnh đó nó có hiện diện trong kiếp người của mình. Thỉnh thoảng Cung vẫn về trong giấc mơ, dù suốt ngày hôm trước tôi không hề nghĩ đến. Cung về như còn sống hay về như đã chết thì khi tỉnh dậy, nước mắt tôi vẫn lặng lẽ trào ra trên gối. Tôi cố gắng không làm dao động người nằm bên cạnh đang ngon giấc. Buổi sáng, thức dậy, tôi thay áo gối, rồi lại thản nhiên bước vào đời sống trước mặt: Giặt giũ cho chồng, cơm bánh cho con. [5]

Rồi cũng có một trận khóc rất thảm thiết – nhưng phải mãi tới 23 năm sau, khi TMT lần đầu tiên về Việt Nam, tới thăm Nhà thờ Tân Định, nơi còn giữ hũ tro cốt của người chồng năm nào:

Tôi đi len lỏi giữa những dãy kệ, đọc từng cái tên, đi đến vần “T” là họ của Cung. Tôi nhìn thấy một cái hộc nhỏ, không có hình chỉ có ghi họ, tên, ngày sinh, ngày mất. Tôi đứng lặng người, run rẩy chạm những ngón tay mình lên mặt chữ. Cái cảm giác chạm tay vào đầu áo quan của năm 1969 bỗng hiện ra dưới những ngón tay tôi. Một tiếng nấc đưa lên thanh quản, vỡ òa ra, tôi khóc như chưa bao giờ được khóc. Nước mắt của bao nhiêu năm tụ lại một ngày, nước mắt của những ngày đi đón xác ở Kiên Giang khô lại bây giờ nứt ra như một mạch ngầm của suối bật lên trên mặt đất nứt nẻ. Tôi khuỵu chân ngồi xuống giữa lối đi của hai hàng kệ, khóc như chưa bao giờ được khóc. Chung quanh tôi vắng lặng. Tôi trầm mình vào nước mắt, vào bất hạnh, vào nỗi cô độc của mình. Cái hộc nhỏ đựng tro than bên trên đầu tôi vẫn thản nhiên, im lìm nhìn như trước khi tôi đến. [5]

Với ba bài thơ trích dẫn, từ ba chiến tuyến, đã như một Dẫn Nhập khá dài cho một bài viết về nhà thơ Trần Mộng Tú.

*

TRẦN MỘNG TÚ

Sinh quán Hà Đông, Bắc Việt. Lớn lên ở Hà Nội, rồi Hải Phòng, năm 1954 di cư vào Nam. Từ 1968 tới 1975 làm nhân viên hãng thông tấn The Associated Press Sài Gòn. Di tản sang Mỹ tháng Tư năm 1975. Ở hải ngoại, Trần Mộng Tú cộng tác với các tạp chí văn học và trang mạng ở Mỹ và các nước khác. Trần Mộng Tú hiện sống với gia đình ở một vùng ngoại ô yên tĩnh bên ngoài Seattle, tiểu bang Washington, Tây Bắc Hoa Kỳ. Bước qua tuổi “cổ lai hy”, TMT vẫn làm thơ, viết văn, và mỗi cuối tuần cùng chồng tới nhà thờ làm công tác thiện nguyện.

 

TMT VỚI MỘT TIỂU SỬ THƠ

Người Đàn Bà Thi Sĩ Việt Nam:

Tôi người đàn bà thi sĩ Việt Nam

Bỏ lại trên quê hương

Một mối tình

Một mối tình được gắn huy chương

Huy chương anh dũng bội tinh…

Tôi người đàn bà thi sĩ Việt Nam

Đang sống trên đất Mỹ

Chồng tôi người bản xứ

Chúng tôi có ba con chưa đến tuổi thành niên

Đời sống êm đềm

Trong một thành phố nhỏ…

TMT

TÁC PHẨM TMT ĐÃ XUẤT BẢN

hình bìa một số tác phẩm tiếng Việt của Trần Mộng Tú đã xuất bản, từ trái: Vườn Măng Cụt (2009), Thơ Tuyển Bốn Mươi Năm (1969-2009), Để Em Làm Gió (1996), Mưa Sài Gòn Mưa Seattle (2006), Câu Chuyện của Lá Phong (1994), Ngọn Nến Muộn Màng (2005), Thơ Trần Mộng Tú (1990), Cô Rơm và Những Truyện Ngắn (1999), Lịch Trần Mộng Tú Xuân Ất Mùi 2015. [nguồn: Blog’s TMT]Tiếng Việt:

(1)Thơ Trần Mộng Tú (Tập Thơ-1990) Nxb Người Việt. (2) Câu Chuyện Của Lá Phong (Tập Truyện Ngắn-1994) Nxb Người Việt. (3) Để Em Làm Gió (Tập Thơ-1996) Nxb Thế Kỷ 21. (4) Cô Rơm và Những Truyện Ngắn (Tập Truyện Ngắn-1999) Nxb Văn Nghệ. (5) Ngọn Nến Muộn Màng (Tập Thơ-2005) Nxb Thư Hương. (6)  Mưa Sài Gòn Mưa Seattle (Tập Truyện- 2006) Nxb Văn Mới. (7) Vườn Măng Cụt (Tập Truyện Ngắn và Tản Văn – 2009 Nxb Văn Mới). (8) Thơ Tuyển Bốn Mươi Năm (Thơ 1969-2009- Tác Giả Xuất Bản).  (9) Blog: tranmongtu.blogspot.com

Tiếng Anh:

(1) Visions of War, Dreams of Peace, Writings of Women in the Vietnam War. Warner Books 1991. (2) American Literature Textbook, Glencoe / McGraw-Hill, A Division of McGraw-Hill Companies, 2000. (3) An Anthology of Vietnamese Poems: From the Eleventh through the Twentiedth Centuries. Yale University Press, New Haven and London, 2001. (4) The Defiant Muse (The Vietnamese Feminist Poems), The Feminist Press and The Women’s Publishing House Hanoi, Vietnam 2007.

Các bài thơ được phổ nhạc:  

1/ Dòng Sông Đứng Lại (nhạc Phạm Anh Dũng). 2/ Tháng Mười Hoa Cúc (nhạc Phạm Anh Dũng). 3/ Quà Tặng Chiến Tranh (nhạc Phạm Anh Dũng). 4/ Tháng Mười Hoa Cúc (nhạc Hoàng Quốc Bảo). 5/ Quán Lạ (nhạc Hoàng Quốc Bảo). 6/ Giọt Tình Sầu (nhạc Nam Lộc). 7/ Gọi Anh Mùa Xuân (nhạc Anh Bằng). 8/ Nhân Chứng (nhạc Vũ Tiến Dũng). 9/ Chia Tay (nhạc Nhật Ngân).10/ Kiếp Sau (nhạc Nhật Ngân). 11/ Thanh Xuân (nhạc Nguyễn Tuấn).12/ Mùa Thu Paris (nhạc Nguyễn Minh Châu).13/ Dòng Sông Đứng Lại (nhạc Lê Thanh Cảnh). 14/ Ngọn Nến Muộn Màng (nhạc Lê Thanh Cảnh).15/ Tháng Tư Nhuộm Tóc (nhạc Lê Thanh Cảnh). 16/ Quà Tặng Trong Chiến Tranh (nhạc Nguyễn Ngọc Tiến).

trái, hình bìa cuốn Mưa Sài Gòn, Mưa Seattle, Tạp Văn của Trần Mộng Tú, Nxb Văn Mới 2006; phải, hình bìa Thơ Tuyển Bốn Mươi Năm (1969-2009) của Trần Mộng Tú, Tác giả xuất bản 2009. Đến nay, đã hơn nửa thế kỷ – hay chính xác hơn 54 năm sau (1969-2023), bắt đầu bước vào tuổi 80, Trần Mộng Tú vẫn làm thơ, vẫn với sức sáng tác phong phú và sung mãn. Có thể nói, Trần Mộng Tú như một hiện tượng rất hiếm hoi: bà là một nhà thơ không có tuổi tác.

Trần Mộng Tú làm thơ, viết truyện ngắn, tùy bút, làm báo. Sự nghiệp văn học của Trần Mộng Tú chủ yếu là thơ. Thơ của Trần Mộng Tú gồm nhiều thể loại: thơ tình, thơ thời sự, với tình yêu thương sâu sắc trước các thảm kịch như chiến tranh Trung Đông, khủng bố 911 ở Mỹ (Trả lại tôi), 39 thùng nhân chết trên con đường kiếm sống (Tôi không thở được), thảm họa môi sinh Formosa với hàng loạt cá chết (Gửi người em Vũng Áng)…

Văn chương của Trần Mộng Tú thanh thoát.  Ở đó không hề có bóng dáng của thù hận; và với thể loại nào cũng thấm đẫm những tình cảm đôn hậu, yêu thương, rất Trần Mộng Tú.

 TÌM LẠI THỜI GIAN ĐÃ MẤT

1968 TMT VÀ CƠ DUYÊN VỚI AP SAIGON

Sau khi thi đậu tú tài 2, Trần Mộng Tú vẫn đi học thêm Anh văn ở mấy lớp dạy tư. Khi Ba Tú về hưu, Tú muốn đi làm thêm phụ giúp gia đình. TMT có một thời gian ngắn đi làm trong PX Ambassador. PX này dành riêng cho sĩ quan cao cấp và nhân viên ở Tòa Đại Sứ. Tuy Ba là công chức, làm ở sở Địa Chánh, tiếng là ông Tham, ông Phán nhưng lương hưu cũng chẳng có nhiều.

TMT có khiếu về ngôn ngữ, nói và nghe tiếng Anh tốt nhưng không biết nhiều về báo chí. Khi đó, nhân có một người anh họ tên Đinh văn Ngọc, vừa đang học Luật vừa làm cho AP, bị động viên năm 1968. Anh ấy nói: Em vào đây học tiếng Anh nhanh hơn ở trường, cứ thử đi.” Rồi anh ấy mang cô em vào giới thiệu. Lúc đó Tú cũng liều, đâu biết là cả AP bao nhiêu năm nay toàn đàn ông không có phụ nữ nào cả. Tú nghĩ chắc lúc đó ông Bureau Chef muốn có một cô vào làm như cần một bông hoa trang trí cho văn phòng”. Làm ở AP, Tú đã học được rất nhiều. Lương lại cao hơn những việc khác. Việc làm có phẩm chất, hơn nữa sau giờ trưa, ông Bureau Chef AP còn cho Tú 2 giờ đi học thêm tiếng Anh. 

Văn Phòng AP trong Passage Eden trên lầu 4, phòng 420-422. Nơi còn có các văn phòng của đài truyền hình NBC, của tuần báo nổi tiếng US World and News Report. TMT có rất nhiều kỷ niệm với Passage Eden, với tiệm kem Givral – nơi góc đường Tự Do và Lê Lợi. Nơi mỗi lần Thái Hoàng Cung, người yêu đến đón, buổi trưa về nhà anh ăn cơm, thỉnh thoảng hai người vào ăn kem hay mua bánh mang về. Tuy chưa cưới nhau, nhưng TMT đã được mẹ Cung – một nhà giáo nổi tiếng nghiêm khắc, khi ấy bà đang làm Giám thị Đại học xá nữ Thanh Quan trên đường Trần Quý Cáp. Bà rất thương cô con dâu tương lai và đã coi TMT như một đứa con trong gia đình.

1968 TÌNH YÊU ĐẦU ĐỜI ĐẸP NHƯ MƠ

Do hai gia đình có hai bà mẹ thân nhau, TMT và Thái Hoàng Cung có dịp quen nhau từ hồi trung học. Cung là con thứ hai trong một gia đình ba anh em trai. Ba Cung nguyên  là nhà giáo dạy tiếng Pháp, mở một trường học ở Nam Định, ông bị Việt Minh bắt và thủ tiêu trong thời gian cuộc kháng chiến chống Pháp. Lúc đó mẹ Cung cũng là nhà giáo, còn rất trẻ đã sớm góa bụa, bà đem ba đứa con về Hà Nội, đứa lớn nhất lúc đó chỉ mới 10 tuổi, bà vừa đi dạy học vừa bươn chải nuôi nấng ba con. Vì không biết ngày chồng chết, bà lấy ngày ông bị Việt Minh bắt đi làm ngày giỗ. Rồi tới năm 1954, sau Hiệp định Genève, bà lại dẫn ba con di cư vào Nam.

Cung học xong năm cuối trường Jean-Jacques Rousseau, sau tú tài 2, Cung chọn thi vào trường Đại học Sư phạm, tốt nghiệp ban Pháp văn, được bổ nhiệm đi làm giáo sư dạy tiếng Pháp trong một trường trung học nhỏ ở miền Tây, nhưng chưa được một năm thì có lệnh tổng động viên sau trận Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968.

Sau khi học xong khóa sĩ quan trừ bị Thủ Đức, trước khi ra đơn vị, Cung xin gia đình cha mẹ TMT cho làm hôn thú, vì sợ sau này sẽ khó khăn khi ở quân đội. Trên giấy tờ, TMT có chồng từ tháng 6-1968.

NỖI KHẮC KHOẢI CỦA MỘT CHINH PHỤ

1968 BUỔI TRƯA SÀI GÒN

Mùa mưa đang về giữa Sài Gòn

con đường Tự Do vỡ òa bong bóng

   em đi dưới trời mưa

 

     Em nhớ anh

     em khóc

    

     Những chiếc taxi nằm im

     Sài Gòn trong mưa

     Sài Gòn buổi trưa

     Sài Gòn như nỗi chết

 

     Sao anh còn trẻ thế

     Sao em còn trẻ thế

     Sao tình yêu hai ta còn trẻ thế

     lại lăn vào

     một cuộc chiến già nua

 

     Bây giờ một người lính mới

     cầm cây súng cũ xì

     ở tận chi khu Trà Bồng

     một địa danh nghe mà

     ngơ ngác

 

      Bây giờ một người con gái

      cầm trái tim mình bằng cả hai tay

      đi dưới cơn mưa

      đầy bong bóng nước

     

     

     Ôi Sài Gòn buổi trưa

     Em nhớ anh

     Em nhớ anh

     em khóc.

Trần Mộng Tú. 1968

 1969 BẢN TIN TRONG NGÀY

Em đi trong thành phố

 mùa đông đến sau lưng em

 gió thổi trên nóc nhà thờ Đức Bà

 em se mình trong chiếc xích lô

 

 Bản tin em lấy về sáng nay ở Nha Báo Chí

 số chết của ta và địch

 chia đôi rất công bình

 

Ở tòa báo em làm

những người phóng viên

đang thu xếp ngày mai ra Đà Nẵng

không có ai đi Kiên Giang*

làm sao em gửi được cho anh

một nụ hôn vào chiếc bao thư

làm sao em gửi được cho anh

những giọt nước mắt sáng nay của em

vào trong bao thuốc lá

 

Em se mình trong tòa báo

hoang mang

cúi xuống một bản tin mới ra

 

Trưa nay

Ta chết nhiều hơn địch

 

Em gọi trong lồng ngực đáng thương của mình

 

Ôi anh!

Ôi anh!

Ôi anh!

 

Buổi chiều

em trở về

chiếc xích lô vẫn còn đầy gió.

Trần Mộng TúTháng 3-1969

Xem tiếp phần 2

20 BÌNH LUẬN

  1. “Từ một cô văn công, Xuân Quỳnh đến với thi ca. Năm 20 tuổi (1962), Xuân Quỳnh được cử đi học lớp sáng tác cho các nhà văn trẻ. Từ 1964, giã từ Đoàn ca múa, bắt đầu làm biên tập viên cho tuần báo Văn Nghệ”.

    Cũng vui ,ở cái gọi là Thiên đường XHCN,
    một văn công ,theo học lớp “sáng tác cho
    những nhà văn trẻ”,rồi trở thành “thi sĩ,
    nhà văn”. Đúng là chuyện chỉ có thể xảy
    ra cái nước đỉnh cao”nhân loại làm người”
    Có những trường đại học …công an,thi sĩ
    ,nhưng lại chả có cái trường đại học nào
    để dạy cho thiên hạ chế ra một cây đinh,
    con ốc cho ra hồn .

    Cũng chẳng có gì lạ ,với cái lối giáo dục
    đó,Việt Nam ta có đầy những tiến sĩ chạy
    đường,hàng trăm hàng ngàn những thi
    sĩ văn sĩ suốt đời không viết được một
    bài thơ,một đoạn văn cho nó ra hồn .
    Chỉ tối ngày bàn những chuyện bá láp,
    giữ chân trong hội nhà văn để bảo vệ
    cái “sổ …hiu”.

  2. Người lính VNCH ngoài tiền tuyến thì ví:
    Súng là VỢ
    Đạn là Con
    Chiến trường là Bạn
    Núi non là Nhà
    .

    Để nói lên tâm trạng xa gia đình, yêu vợ và nhớ con, vì lúc nào cũng phải ôm cây súng trong tay sống với núi rừng để bảo vệ sự tự do.

    Chiến tranh tạo tội ác lẫn lộn với tình thương.
    Tạo ra anh hùng hay tạo ra vô vàn tội lỗi và đau thương là tùy cái nhìn của mỗi người, mỗi thế hệ.

    Lập trường chính trị mỗi bên khác nên sự đánh giá phải khác.
    Nhưng càng khác biệt khi người cộng sản sống trong xã hội không có tự do, bị nhồi sọ, bị tuyên truyền, bị định hướng, bị bắt buộc nên không có cái nhìn đúng. Thay vì nhìn sự việc bằng lương tâm, nhân bản, đạo đức, hoặc khách quan, thì phần đông, cả hai phía, nhìn vấn đề thời cuộc bằng chính trị, bằng sự mất mát, bằng sự đau khổ bởi chiến tranh, bằng mắt thấy, bằng hiện thực xảy ra trước mắt nên sự đánh giá cũng khác.

    • Khà khà khà, đánh đấm thì như………Kặc CHÓ mà cứ ngoác mồm toe toét tự suóng, kakkakakkakaka.

      Nếu quả thực là NGUY SAI GÒN mà:

      Súng là VỢ
      Đạn là Con
      Chiến trường là Bạn
      Núi non là Nhà.

      thì đả không có 1,2 triệu tên Ngụy từ tuóng cho tói lính quèn chạy chí chết, chạy quên cha, chạy bỏ mẹ, chạy quên ông chạy bỏ bà, chạy thừa chết thiếu sống, chạy quăng súng chạy liêng đạn, chạy cỏi áo chạy tuọt quần, chạy vô hồn chạy kỳ trận, kakkakkakaka.

      Cứ lâ tất bốc phét kakakkakkaka

      • Khà khà khà, anh Phét chọt trúng tim đen cho nên các em Tàn Dư Cốt Ngụy cúp đuôi trốn luôn, kakkakakkaka.

      • 1,2 nguy chạy vì nghe lời tụi Bắc cộng “hàng sống chống chết” nên sống khỏe.
        Còn vc cứ cấm đầu chống nên 2-3 triệu bỏ xác dài dài phải hốt xương trâu bò về thờ làm..liệt sỉ..kakakaka.

  3. Bài thơ “Hello, David” của Rusty hay thiệt nếu người đó là y tá thiệt, tuy nhiên người ta đã khám phá ra đó chỉ là “thương vay, khóc mướn”, do đó bài thơ với tôi không còn giá trị thực nữa. Nên quên nó đi.

    Cái gì thực nó vẫn có giá trị hơn nhiều. Đừng dùng tên giả, ăn cắp của người khác, rồi ngày sinh, ngày chết cũng phịa ra cho phù hợp với ý đồ quyền lực thì tự nó đã đánh mất cái hay của nó, cho dù anh có chọn cái tên hay đẹp cách nào đi chăng nữa người ta khi biết vẫn khinh bỉ anh.

    Hồ Chí Minh là ai? Hồ Quang, Ái Quốc,… ? không rõ ràng; ngày sinh cũng không rõ ràng vì có tới nhiều ngày sinh khác nhau cho tùy từng lúc; Ngày chết là ngày nào? 2/9 hay 3/9? Vậy còn gì mà “Chí Minh”?!

    Sinh bất minh, Tử bất minh, Danh tánh bất minh, sao bảo Chí Minh?!
    (từ internet)

  4. 3 bài thơ của 3 nhân vật,
    một người Mỹ,một người
    miền Bắc và một người
    miền Nam cho thấy ba cái
    nhìn khác nhau về cuộc
    chiến . Ba cái hệ lụy khác
    nhau của cùng một trận
    chiến đã mang đến .

    Ba bài thơ đều được ra đời
    vào năm 1969,khi cuộc
    chiến nước vào thời kỳ
    tột đỉnh của nóng bỏng và
    của tang thương và chết
    chóc . Lịch sử không thay
    đổi ,nhưng cái nhìn về lịch
    sử đã đổi thay.

    1/Bài thứ nhất của một ký
    giả người Mỹ,ghi lại hình
    ảnh của một người lính
    Mỹ tử trận,qua ngòi bút
    của một nữ y tá chiến trường. Nữ y tá là hư cấu,
    nhưng anh lính Mỹ tử trận
    là sự thật và tình cảm,đau
    thương,cái nhìn về cuộc
    chiến của người nữ y tá
    ấy là sự thật.Toàn bài thơ
    “Hello,David” đi vào lòng
    người vì những cảm xúc
    thật sự của nó.

    “I will write your mother

    and tell her to give your
    bratty kid sister

    a big kiss and hug

    What i will not tell her

    is that you were waste

    ….”

    Ngày đó ,năm đó 1969,
    thì đối với một người Mỹ,
    thì sinh mạng một anh
    lính Mỹ tử trận trên chiến
    trường VN là một lãng
    phí vô nghĩa. Ngày nay
    thì linh hồn ,sinh mạng
    anh lính đó không bị lãng
    phí bởi chiến tranh mà nó
    bị lãng phí bởi bọn đầu
    nậu chính trị ngồi tại toà
    Bạch ốc. Không ngăn chận
    sự bành trướng của Tàu
    cộng ngày đó,nước Mỹ
    khá chật vật để đối phó
    với Tàu cộng hôm nay.
    Việt cộng cũng là tên lính
    xung kích đánh thuê cho
    Tàu cộng với giá rất bèo.

    2/Bài thứ hai “Tuổi thơ
    của con” của Xuân Quỳnh,
    một nhà thơ nữ miền Bắc,
    làm năm 1969,khi đi thực
    tế ở Vĩnh Linh.

    Bài thơ được sáng tác khi
    đi “thực tế” nhưng nhiều
    hư cấu,đôi khi quá đà đi
    đến láo phét.

    Một người mẹ sống và
    nuôi con thơ trong hầm,
    tránh bom đạn ở Vĩnh Linh
    là chuyện có thật,nếu
    không phải là Xuân Quỳnh
    ,thì cũng là hoàn cảnh của
    một người khác.
    Thế nhưng ,…

    “Súng là tình nghĩa đạn
    là lương tâm
    Mẹ nuôi ngọn lửa trong hầm
    Để khi khôn lớn con cầm
    trên tay
    Những điều mẹ nghĩ hôm
    nay
    Ghi cho con nhớ những
    ngày còn thơ
    Ngày mai tròn vẹn ước mơ
    Yêu thương thêm chuyện
    ngày xưa nước mình”

    thật là quá đáng,quá láo,
    kiểu “tiếng đầu lòng,con
    gọi Xít ta Lin”.
    Đặt súng đạn,căm thù,và
    cả “ước mơ” hão huyền
    lên môi đứa trẻ. Tình yêu
    và thân phận người phụ
    nữ trong chiến tranh thì
    Xuân Quỳnh xếp vào
    hàng thứ yếu . Một bài
    vè toàn những khẩu hiệu,
    chứ không phải là một
    bài thơ.
    Thân phận của người đàn
    bà trong chiến tranh được
    Xuân Quỳnh xoa dịu bằng
    những ước mơ vô bổ,
    những tương lai hão,và
    những yêu thương “hồi
    xửa hồi xưa nước mình”.

    3/ “Quà tặng trong chiến
    tranh” của TMT.

    Đây mới là bài thơ nói
    lên cái mất mát,đau thương,
    cam chịu của người phụ nữ
    trong cuộc chiến.

    Chiến tranh trong mắt
    người miền Nam,có nghĩa
    là cam chịu .

    “Anh tặng em mùi máu

    Trên áo trận sa trường

    Máu anh và máu địch

    Xin em cùng xót thương”

    Giống như chuyện chiến
    tranh là một điều nghiễm
    nhiên “máu anh và máu
    địch,xin em cùng xót
    thương”. Ở miền Bắc kia,
    cũng có những người phụ
    nữ bị mất chồng .

    • Riêng trong con mắt của NTV thì là “hoà hợp hoà giải” Nam-Bắc một nhà, bởi ông ấy cũng gốc Thanh Hoá mà.
      Ông NTVinh là y sĩ trong đơn vị thiện chiến 81 Biệt Cách Dù, là nhà văn, nhà trí thức, là bác sĩ …v.v…nhưng vẫn bị nhiễm con Covid-36, giống như nhiều trí thức miền Nam trước 1975 bị nhiễm con vi khuẩn “giải phóng” rồi lên con sốt chửi Mỹ, chửi Thiệu suốt ngày đêm.
      Cho nên có thể nói đó là lý do chính khiến cho miền Nam sụp đổ và cuộc chiến 48 năm nay ở Hải ngoại vẫn ì ạch.

  5. Chiên tranh thì có chết chóc đf bên chính nghiĩa hay phi nghĩa như trân chiến đau thương đã và đang xảy ra giữa mộtt nước CS lón có hàng trăm triệu dân (NGa) và có hàng chục liệu dân (ukraine).Ai gây chiến ở miền Nam nay lịch sử đã cho viết rỏ ,dù nguỵ biện vẫn là kẻ khốn nạn cs miên Bác ,tên Hồ chí Minh và đông bọn vô học của chúng ,Gióng như Ukraine đang yên lành bổng thằng Nga ,con quỷ không lồ ngậm máu tiến đánh vói ý đồ nuốt chửng ,Nhưng hơn 01 năm 365 ngay vẫn không thành vì TT Mỹ và QH cung như Nhan Dân Mỹ và ĐM Châu Au của Mỹ theo ngoại giao kêu gọi họp bàn của Biden ,ông già buồn ngủ như tên đầu đảng của lủ MAGA thuờng bêu rếu.VN ăn ké (trong số này có bao nhieu kẻ thù VC vào tuyen truyền và chia rẽ và bao nhiêu trí thức nhận ra thực tại hay chỉ là một bọn chống cộng ,thua cộng chay mất botte-de-saut nay bình an trên miền đất hứa lại kèn cựa chia rẻ và phá bĩnh , Chống cộng mà cộng càng ngày càng qua Mỷ nhiều hoàn thành một lục lượng đối kháng ,giấu tay vươn ra khuynh đảo một C Đ gọi là CĐ chống cộng ?)
    Như đã nói chiến tranh gây nhiều tang tóc đau thương cho nhiều GD ,cho xả hội chớ đâu chỉ có Mông Tú (Nam Tự Do)và Xuân Quỳnh (Bắc CS) và 2 người đàn bà ở 2 chiến tuyên vẫn có nhưng suy nghĩ cảm xúc đau thuơng khác nhau .Bên tình cảm đau thuơng xót xa cho người thân ra đi vĩnh viễn ,bên kia đã biên đau thương thành hành động ,thành căm thù .Kẻ góp ý này không biết anh Thuận và Quỳnh có con nào vào lính ,đi Nam chiến đấu cho Chủ nghia CS không ,chỉ biết lúc xe đụng chết (*dàn cảnh thủ tiêu ) thì chỉ có 2 vợ chồng và đứa con nhỏ..
    Mà sao chỉ có 2 người đan bà chồng chét ,làm thơ tiêu biểu cho cảm xúc đau thương thôi.?Còn nhiều nhiều lắm Họ không mất mát người chồng ,người yêu trong cuộc chiến như TMT họ vẫn cảm nhận được nỗi khổ sơ đau xót thương tâm vô bờ của bên này ( miền Nam)nhu Nhã Ca (nhà văn:Đêm Nghe Tiêng Đại Bác hay Giải khán sô ho Huế vv va vv…)
    Nam 75 một Tr/u phi công trực thăng CH ,đã như điềm báo trước ,chở vợ có mang tới sở làm ,đưa tớitân nơi ,găp đồng nghiệp vọ đều chào hỏi và gởi gấm vợ .Trưa đó anh chết.Chị vọ xiũ lên xỉu xuống Đau hơn nữa làkhông thể lấy được xác chồng như TMT ?Con Ông PQ Đ cũng chết vì phi vụ ở Quãng Trị không lấy được xác ,Khi người cận vệ báo tin ông ta vẫn giữ bình tĩnh đẻ tiếp tục buổi họp vói TL Vùng. Và nhiều người nữa/ Ai Nói Không đau ,không tình cảm?
    “Trong chiến tranh chỉ có nhân dân là đau khổ” câu nói hình như của tên VV kiệt (BTC) Nhưng như vậy e chưa đủ .Phải noi là ai chủ trương gây đau khổ đó ? phải có kẻ gây chiên bất nghĩa như CS Bắc Việt và Miền Nam chỉ tự vê, Ăn cướp vào làng thì phải có người bảo vệ thôi Có phải miền Nam vẫn có chính nghĩa ,Chết cho quê hương xứ sở chớ không chét cho một chủ nghỉa ngoại lai !
    Và theo đó thì tác giả không nên gộp chung chính nghĩa và phi nghĩa vào một bài viết ,dẩu biết rằng tình cảm dau thuơng dành cho người thân chết trân cua 2 phe gión g nhau nhưng cũng có nhiều cái khác nhau (tùy theo GD)
    Ca ngợi TN Tú ,người dàn bà có chông chêt trận vì bảo vệ miền Nam, bảo vệ chính nghĩa tự do thì cứ ca tụng ,phân tích mổ xẻ nổi đau xót qua thơ văn của chi ,cần gì phải ghép thêm một nữ văn công viết văn làm thơ miền Bắc (dù nổi tiếng nhưng vẫn là người của cảm xúc tư tưởng khác xa!)
    Ca ngợi DTH vói “ĐỈNH CAO CHÓI LỌI” hay NN vói “Đất Nước Đứng lên ” là được rồi !
    Vả lại có hàng trăm ngàn người chết như chồng của TMT ở Miền Nam mà họ không là văn thi sĩ nhạc sĩ đẻ kể nổi đau của mình khi mất người thân !
    (***Gop ý LỘN qua bài Lê Anh Hùng ,nay xin phép POST lại.
    Nếu được xin ĐCV xoá cái gofp ý này bên chủ bài Lê Anh Hùng của TNT.Thành thật cám ơn)

  6. Tác giả Ngu Thế Vinh nên có 1 cái nhìn khách quan hơn về Xuân Quỳnh . Vì nhờ những nguyên mẫu như Xuân Quỳnh mà miền Nam -có lẽ đv những người như Ngu Thế Vinh- được giải phóng . Và ông có thể gặp được gs Võ Tòng Xuân, cũng là gián tiếp gặp Sáu Dân lênh láng máu dân Võ Văn Kiệt là người ông ngưỡng mộ . Nhờ vậy mà ông được chứng kiến bao nhiêu thứ, mà thứ nào cũng “nhân văn”, cũng “khách quan”, cũng “vượt qua hận thù”, cũng “nặng tình quê hương đất nước” cả .

    Nhờ những trí thức như Võ Tòng Xuân, đúng, a whole sleuth of them, not just only, nên Đảng Cộng Sản mới tồn tại tới ngày hôm nay, để Ngu Thế Vinh & những trí thức hải ngoại khác có thể từ mến mộ đến kính trọng những người Cộng Sản chân chính như trùm T-4 Võ Văn Kiệt hay Nguyên Ngọc . Ai chít hay có bị gì thì Mẹ nó, kệ xác họ chớ . Đúng hôn ? Có dính dáng gì tới Võ Văn Kiệt hay Nguyên Ngọc đâu . i mean như nền văn học cách mạng mà Nguyên Ngọc đã định nghĩa, nhiệm vụ của những trí thức như Ngu Thế Vinh là chích đùi thần tượng của mình cho bóng lưỡng lên . Bravo, các bác đã nối tiếp truyền thống hào hùng của văn hóa cách mạng rùi đấy . Tự hào quá thể đi thui

  7. Tác giả Ngô Thế Vinh dẫn nhập dài chỉ để viết về Trần Mộng Tú. Nên xin lạm bàn nhiều hơn về TMT, chỉ lướt qua Xuân Quỳnh.

    – Với Xuân Quỳnh, cán bộ văn công cổ vũ “giải phóng miền Nam”. Nỗi đau của bà là khi nhìn con trai phải sống trong chiến hào. Không cần giải thích cũng hiểu đó là do “đế quốc Mỹ xâm lăng và Ngụy quyền bán nước”. Mấy câu “súng là tình nghĩa đạn là lương tâm – mẹ nuôi ngọn lửa trong hầm – để khi con lớn con cầm lên tay…” là đầu tư cho con trai ngọn lửa căm thù.

    Vì “nỗi đau” của XQ là nỗi đau thật của một trái tim mẫn cảm, khi nhìn trẻ thơ sống giữa chiến tranh. Chỉ tiếc vì bà bị nhồi sọ mà không hề biết. Rồi vợ chồng XQ và con trai bị tai nạn chết năm 1988 (đầy nghi vấn) tự nó (có thể) hé lộ câu trả lời. Chồng bà có những vở kịch khác với đường lối tuyên truyền và một số nhân vật từng có công đã chống lại chế độ, vì bản chất phi nghĩa tột cùng của chiến. Nếu vợ chồng XQ không bị “tai nạn” biết đâu VN lại có thêm “Dương Thu Hương” khác nữa?

    – Với Trần Mộng Tú, trước đây tui đọc bài “tự thuật” (NTV gọi là “tự truyện”) hành trình đi nhận xác chồng ở Cần Thơ của bà nhiều lần. Lần nào cũng nghèn nghẹn nơi ngực. Vì thế “cảm” được nỗi “tê điếng” của bà. “Tê điếng” là trạng thái “chết”, không có phản ứng khi gặp chuyện bất ngờ, sau đó mới hoàn hồn. Trạng thái “tê điếng” chỉ xảy ra trong chốc lát nhưng… với TMT thì suốt cả mấy ngày liền!

    Rồi nghĩ đến bài thơ phổ nhạc “ngày mai đi nhận xác chồng – ra đi để thấy mình không là mình – ngày mai đi nhận xác anh – buồn vui thuở ấy hiển linh bây giờ…” Với người vợ khác thì bùng vỡ. Với TMT thì chết lặng. Cả hai đều đau đớn tột cùng. Nhưng bùng vỡ ra được, giúp trái tim bớt co thắt. Còn tắt nghẹn bên trong, quằn quại càng nhiều. Mải 23 năm sau mới trào được nước mắt khi TMT đối diện với tro cốt lạnh lẽo của chồng, tại chùa.

    Và, cho đến bây giờ, chuyện cũ vẫn là nỗi ám ảnh khôn nguôi Anh tặng em mùi máu – Trên áo trận sa trường – Máu anh và máu địch – Xin em cùng xót thương Cuộc chiến tương tàn vẫn còn nguyên vẹn, không chỉ riêng với TMT!

    Nội dung bi thiết của bài thơ phổ nhạc Đi Nhận Xác Chồng, VNCH vẫn cho phổ biến, tự nó nói lên tính nhân bản, tôn trọng quyền riêng tư, là nhân phẩm, của chế độ.

    Còn chế độ Hà Nội, thì ngược lại. Con chết, chồng chết trận ở miền Nam hiếm khi gia đình được thông báo. Đến khi biết tin, để biểu lộ đồng cảm, chế độ khuyến khích “biến đau thương thành hành động”(!) Chỉ nhiêu đó thôi đã biết chế độ nào nhân văn và chế độ nào khát máu!

    Nỗi đau khôn nguôi của TMT cũng là nỗi đau của miền Nam. Phong trào “ngoại cảm” sau chiến tranh, tìm đủ thứ xương đem chôn thật nhiều vào mộ huyệt, liệu có thể hàn gắn được nỗi đau phía Bắc? Nếu chấp nhận như thế, lại thêm một lần nữa đồng bào miền Bắc bị lường gạt!

    Dù có bị chế giễu huhu là hèn yếu hay nhu nhược tui vẫn cùng khóc với nỗi đau chung của nạn nhân chiến cuộc. Vì, với tui, vô cảm trước máu đổ không phải là Người!

  8. Khà khà khà, hom qua tại ThaiLand , môt tòa nhà đả sụp đổ trong lúc đang thi công. Anh Phét loan báo tin này là vì muón các lảo Tàn Dư Cốt Ngụy gào lên, rú lên là “TẠI VÌ VIET CỘNG cho nên tòa nhà bên nuóc Thai Land bị sụp đổ,
    kkakkakakkaka”.

    Bangkok motorway collapses during construction, at least 1 dead
    At least 1 person died and 8 were injured after a massive metal girder on the Lat Krabang Tollway project crumpled to the ground late on Monday afternoon
    A clip shared online by a rescue worker shows the aftermath of the collapse, with sirens blaring as shocked residents and bystanders survey the damage

    Chuyện gì bất cứ ở đâu xảy ra gây hậu quả xấu và nghiêm trọng là đều tại vì….VIET CỘNG chúng anh cả đó thôi, kakakkakakak.

    Bên Mẽo sập cầu cách đây máy tuàn tại Pensylvinia củng tại VC cho nên cầu sập kkakkakaka.

    Tàn Dư Cốt Ngụy bị vợ bỏ vì tối ngày toàn Chém Gió Giet Cộng Bằng Mồm củng là tại Viet Công., kkakakkakak

    Đi làm bị chủ đuổi việc vì luòi biếng và ngu dốt thì củng tại vì Viet Cộng cả, kakakkakak.

    Công nhận rằng khi không VC trở thành có phép thần thông xuyen lục địa. VC ở tân ngoài BA ĐÌNH nhưng có thể thò tay qua tân bên MẼO để làm………sập cầu, kakkakakka.

    Nói tói Tàn Dư Cốt Ngụy chém gió thì là chuyện NON STOP ever, kakkakakkak

    • Người ta nói tụi Nam cộng ngu nên nghe lời xúi giục của bọn Bắc cộng đi đặt mìn giựt sập cầu đường của ngụy thì đúng, ai bảo Việt cộng thò tay qua giựt sập cầu của Mỹ là bậy.
      Bằng cớ là Việt cộng đang chuyển tài sản ào ào qua xây dựng nước Mỹ, đúng không Phét?

  9. Vài lời với tác giả bài viết : ” phu nử và chiến tranh”. Ở đây ,tôi không bàn về người nữ y tá người Mỹ Dusty,mà chỉ nói về 2 nử sĩ của VN: Xuân quỳnh (Miền Bắc) và Trần Mộng Tú (Miền Nam ) đang đinh cư tại My,bang WA. Tác giả NTV đả cho 2 nhà thơ nầy cùng “mẩu-số-chung”:là cùng nói -về-nổi-đau-củ -chiến tranh. Thật sư có phải như vậy không ??Xin mời bà con nghe lai lời thơ Xuân Quynh trong chuyến đi “thưc tế’ mang theo con nhỏ,ở đia đao Vinh Linh.:” Có ông trăng rằm sơ tán cùng con-SÚNG là tìng nghĩa.-ĐẠN là lương tâm. Mẹ nuôi ngọn lưa trong hầm_ Để khi khôn lớn con cầm trên tay_Những điều Mẹ nghĩ hôm nay _-_Ghi cho con nhớ, những ngày còn thơ”(hết trich). Không cần phải bàn cải nửa,qua lời thơ,đây là “tình-mẩu-tư-kỳ-lạ -nhất”,dạy -cho con -HẬN THÙ! Ta hảy nghe Tố Hửu trong bài thơ”lời Mẹ dạy” : “Là thương con khi Mẹ nhìn gắt gỏng .Sao không đi cứu nước con ơi >??”.Chúng ta không ngac nhiên với lời thơ của Xuân Quỳnh !Vì nhà thơ đươc giáo duc,tôi luyên “thép-đả-tôi-rồi” trong hân thù-giết chóc.!Nhưng chúng ta ngac nhiên,khi tac giả NTV cho rằng những lời thơ đó là “nổi niềm” về “mẩu số chung” của những nhà thơ của xứ tư do ,nói về
    nổi đau chiến tranh.!! Đến đây,xin mời bà con ,nghe những lời thơ của Trần Mông Tú,khi có người yêu chế trân,khi Bà còn tuổi đôi mươi,đả trở thành góa phụ :” Ở tòa báo Em làm – Những người phóng viên-đang thu xếp ngày mai ra Đà-Nẳng- Không có ai đi kiên giang-Làm sao Em gơi đươc cho Anh-Những giọt nước mắt sáng nay của Em vào trong bao thuốc lá “. Vâng đúng vây,không có giọt nươc mắt nào mang tính -nghê -thuật và thương đau, bằng những những giọt nước mắt của người Vợ thươngchồng đang ở chiến trân! Đây củng chính là chất liêu của nghệ thuât nhân văn tạo dưng !
    Đây mới chính là nổi đau! Nổi đau dầy nhân văn của con người Tư Do-Không hân thù!.Chúng ta lại nghe TMTU1:” Bản tin lấy về sáng nay ở nha báo chí-Số chết của ta và Đich- Chia đôi rất công bình”. Đây củng một lần nửa ,nói lên nhân thưc của con người Tư Do. Vây thì cái mà Ngô thế Vinh gọi là “Cùng-mẩu-Số” thưc tế không phảithe !.Chẳng qua tác giả đả hóa-đồng-mẩu số một cách miễn cương mà thôi. Nhân đây,xin nói thêm về cái Chết của Xuân Qu2nh và Nhà soan kich Lưu Quang Vủ,mà Tác giả cho là” nghi vấn”.Chẳng còn nghi vấn gì nửa ,đây là vụ sát hại Luu q Vủ do nhà dàn dưng qua tay Bộ CA,tạo ra tai nan xe hơi trên đường Hanoi-Hai phòng. Cứ nhì đám tang thì biết,không có một đại diên của cái gọi là Hôi nhà văn VN tham dư.Ngay cả những những nhà văn bạn bè củng không dám đến.

    • Cùng là hai người phụ nữ nhưng một là thơ của người là nạn nhân và thơ của người kia là thủ phạm gây tang tóc. Rất rõ ràng một bên là “tự cảm” , còn bên kia lại là “nhà máy in”.

  10. Khà khà khà, cứ là thuơng vay khóc mướn, nói qua nói lại, nói lui nói tói, nói xuoi nói nguọc rùi là cuói cùng củng là cái gọi là VIET GIAN CỘNG HÒA là tốt đẹp, là lý tửong, là noi tốt đẹp nhất , giàu có nhất và thơ mộng nhất vói những con nguòi ………tài giỏi nhất, kkakakakakaaa.

    Nếu mà “VIET GIAN CỘNG TRỪ” mà giỏi giang như rứa, tài giỏi như rứa, giàu có như rứa , và miền Nam duói thời DIỆM THẸO mà là…………Nơi Đáng Sống nhất thế giói , thì không có lý do gì mà nó sụp đổ trong một thoáng chốc như rứa.

    Nếu mà Viet Gian Cộng Trừ mà giỏi như rứa thì hà cớ chi mà bọn MẼO mỉa mai rằng’THE SOUTH VIET NAM Generals are just Seargents with General Uniforms”. Anh Phét tạm dich là “Những tên tuóng của miền NAM chỉ là những tên TRUNg sĩ mặc quân phục tuóng”, kakkakakkakakak.

    Cứ nhìn tài điều binh khiển tuóng của NGUYEN VAN THIỆU trong trận Bamethuot.và trận Quảng Trị năm 1975 thì biết Thiệu tài giỏi tói cở nào, kakakkakkkaka.

    Anh Phet’ khong biét là ton ton NGUYEN VAN THẸO đánh thắng trận nào mà vọt lên TRUNG TUÓNG vèo vèo như thé hả hả. 1963 lảo mang long đại tá và tham gia đảo chánh. Sau khi cho lính tấn công bắn phá vào Dinh đoc Lâp noi mà DIỆM NHU sống ỏ đó.

    Đó là chién công duy nhất mà THIỆU khoe vói mọi nguòi và từ chién công đó, THIỆU tự cho phép minh mang 3 sao trên ve áo vào năm 1965. Tức là chỉ trong vòng 18 tháng(1 năm ruỏi) Thiệu từ Đại Tá vọt lên trung tuóng và sau đó len lên làm tongthong’ của miền Nam luon.

    Lên tuóng kiểu đó cho nên năm 1975 , Nguyên Van Thiệu luống cuống hoảng hốt khi nghe tin VC chúng anh giải phóng Ban Me thuột , Thiệu ra lệnh lung tung và sau đó thay đổi xoánh xoạch khiến PHÚ và TRUỎNG cha(ng? biet’ làm gì ngoài việc bỏ chạy, kkkkaakkakakaka.

    Anh Phét thách đố tên Tàn Dư Ngụy Cốt nào bênh vưc cho THIỆU., kakkakkakk

    • Chỉ mún hỏi là Đảng tụi bay có học được gì từ chiện này hông ?

      Mỹ khoái những lãnh đạo thích mình & hổng ưa lém những ai hổng khoái mình . So, WTF them gonna do ? Đảo chánh .

      Có nghĩa níu Đảng mún keep Mỹ gần, ya gotta sleep w yo insurance policy như cái gối ôm

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên