Tổng thống Carter và Việt Nam

20
Ông Jimmy Carter chấp nhận làm ứng cử viên tổng thống tại Đại hội Toàn quốc đảng Dân chủ ở New York, 1976. (Ảnh Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ)

Người dân ở Plains, một ngôi làng nhỏ bé phía Tây Nam tiểu bang Georgia xôn xao từ mấy ngày qua sau khi có tin chính thức cựu Tổng thống Jimmy Carter, một người trong làng, đã quyết định từ bỏ những chăm sóc của bệnh viện để trở về nhà nhận những dịch vụ chăm sóc cuối đời.

Ông Carter đã trở về sống ở Plains, ngôi làng có khoảng 500 dân, từ hơn 40 năm qua, sau một nhiệm kỳ tổng thống 1977-1981 và bị Ronald Reagan đánh bại. Có người hỏi ông, với vị trí của ông, sau khi rời chức, ông có thể chọn những nơi danh giá hơn; như Atlanta, thủ đô của Georgia, tiểu bang ông từng làm Thống đốc; hoặc New York, thành phố phồn hoa đô hội. Ông chỉ trả lời: đối với tôi, Plains chính là nhà.

Cả ngôi làng không ai mà không biết vị tổng thống thứ 39 của Hoa Kỳ, năm nay 98 tuổi. Ông thường đi bộ quanh làng, bắt tay chào hỏi mọi người, mua que kem, uống ly cà phê trong quán cóc, sinh hoạt giống như bất kỳ dân làng nào.

Bây giờ, sự ra đi của ông chỉ còn tính từng ngày. Đối với Việt Nam, cựu Tổng thống Carter được nhắc đến trong một số việc.

Ân xá những người trốn lính

1976 là năm có bầu cử tổng thống đầu tiên kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc. Tuy nhiên, Jimmy Carter, khi đó là Thống đốc tiểu bang Georgia, cho rằng chiến tranh chưa kết thúc khi số phận của hàng vạn người phản chiến, người trốn tránh nghĩa vụ quân sự và người đào ngũ chưa được giải quyết. 

Từ tháng 8 năm 1964 đến tháng 3 năm 1973, có 209.517 thanh niên Mỹ đã vi phạm Luật Nghĩa vụ Quân sự  vì đã không trình diện đăng ký hoặc rời khỏi nước để tránh nghĩa vụ quân sự, chuyển đến những nơi như Canada hoặc Thụy Điển. Khoảng 50.000 người đã ở lại Canada vĩnh viễn.

Tháng 8 năm 1976, khi ra tranh cử tổng thống, ông Carter hứa nếu đắc cử, sẽ ân xá cho thành phần này ngay trong tuần lễ đầu tiên nhậm chức. Và ông đã làm đúng như lời ông nói.

Ân xá những người trốn lính trong chiến tranh Việt Nam là một đề tài nhạy cảm, ngay cả trong nội bộ Đảng Dân chủ của ông. Các nhà lãnh đạo đảng này đã phản đối mạnh mẽ, trong khi dân Mỹ nói chung chỉ có 56% ủng hộ. Các nhóm cựu chiến binh coi thành phần trốn lính là những kẻ phạm pháp, những kẻ phản quốc, và thậm chí có nhiều hội cựu chiến binh còn trục xuất các thành viên nào ủng hộ thành phần này.

Sau này hồi tưởng lại, ông Carter, một cựu sĩ quan hiện dịch tốt nghiệp Võ bị Hải quân Annapolis năm 1946, gọi ân xá là “quyết định khó khăn nhất trong của ông khi vận động tranh cử”.

Trong thời gian vận động, ông Carter nói rằng ông muốn “hàn gắn vết thương chia rẽ giữa những người dân Mỹ do chiến tranh Việt Nam gây ra”. Vào tháng 3 năm 1976, ông nói với The Washington Post, “Tôi không muốn trừng phạt ai, tôi chỉ muốn nói với những người trẻ tuổi đã trốn tránh rằng các bạn hãy trở về nhà.”

Mở lại bang giao với Hà Nội

Trước khi Trung Quốc mở cuộc tấn công các tỉnh miền Bắc Việt Nam ngày 17 tháng 2 năm 1979, Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình có chuyến thăm Mỹ cấp nhà nước vào ngày 29 tháng 1. Hai ông Đặng Tiểu Bình và Jimmy Carter đã ký các thỏa thuận lịch sử, đảo ngược lập trường chống Công hòa Nhân dân Trung hoa mà Hoa Kỳ đã giữ từ mấy chục năm trước.

Dù chỉ là phó thủ tướng nhưng họ Đặng được coi như đại diện cho lãnh đạo Trung Quốc trong chuyến đi Mỹ, vì Thủ tướng Chu Ân Lai vẫn còn “e thẹn” và Chủ tịch Mao Trạch Đông vẫn xem mình là Thiên Tử, người ta phải cầu cạnh mình thay vì ngược lại, bản tính kiêu ngạo của người cộng sản.

Bên lề chuyến đi, trả lời câu hỏi của báo chí, họ Đặng tuyên bố sẽ dạy cho Việt Nam một bài học, vì Việt Nam là bọn côn đồ, ăn cháo đá bát.

Các nhà sử học sau này phải “làm rõ” phải chăng trong chuyến thăm, Đặng đã thông báo trước cho Carter chuyện sẽ đánh Việt Nam và Carter đã im lặng chấp nhận cho nên họ Đặng mới công khai hung hăng như thế? Phải chăng khi đó, Mỹ thua trận và Việt Nam thắng trận không có bang giao chính thức, Mỹ cấm vận Việt Nam, nên Mỹ không có nghĩa vụ bênh vực Việt Nam?

Các tài liệu giải mật cho thấy trong 6 tháng đầu năm 1977, chính quyền Carter đã có một số động thái nhằm giải quyết những trở ngại còn sót lại để bình thường hóa bang giao với Việt Nam; tuy nhiên, các nỗ lực này không đạt được tiến bộ mong muốn, khiến cho việc nối lại bang giao bị chậm lại, kể cả một vòng đàm phán vào tháng 12 năm 1977 cũng không mang lại tiến bộ.

Các nguồn tin “ngoài luồng” cho biết có một điểm tranh cãi là Hà Nội vẫn khăng khăng đòi Washington bồi thường mấy tỷ đô la như được ghi trong Hiệp định Paris 1973; nhưng phía Mỹ bảo rằng phía Cộng sản đã vi phạm hiệp định này khi chiếm miền Nam bằng vũ lực cho nên Mỹ không có lý do gì để tôn trọng.

Hai bên vẫn tiếp tục liên lạc trong năm 1978, cho đến tháng 9 năm đó, chính phủ hai nước đồng ý một số điều khoản để bình thường hóa bang giao. Tuy nhiên, lúc bấy giờ có một số diễn biến mới khiến cho thỏa thuận không tiến thêm.

Mảng ngoại giao của Mỹ chia làm hai phe. Một phe muốn tiếp tục xúc tiến bang giao với Việt Nam. Một phe, do Cố vấn An ninh Quốc gia Zbigniew Brzezinski dẫn đầu, chống đối vì muốn đặt ưu tiên đối phó với Trung Quốc trước đã. Và phe của Brzezinski thắng thế. Mãi đến 20 năm sau chiến tranh, hai nước mới thiết lập quan hệ ngoại giao, sau khi phía Việt Nam thôi đòi bồi thường, và lập trường của Tổng thống Carter là nếu có viện trợ cho Việt Nam thì cứ coi như viện trợ bình thường, không được nói “bồi thường”.

Ân nhân của thuyền nhân Việt Nam

Thời gian ông Carter làm tổng thống là thời gian có hàng trăm ngàn người Việt bỏ nước ra đi bằng mọi phương tiện, sau khi sống không nổi với chế độ cộng sản. Số người chết trên biết không thể nào biết chính xác.

Những người vượt biển chẳng những bị các tàu buôn dân sự làm ngơ mà ngay cả tàu chiến của Mỹ trên Thái bình Dương cũng không cứu.

Ông Vũ Văn Lộc ghi lại: “Dân Việt kéo về Hoa Thịnh Đốn thắp nến cầu nguyện trước tòa Bạch Cung. Nước mưa hòa trong nước mắt nhỏ giọt xuống những ngọn nến lung linh. Những linh mục và những thượng tọa đi lại đọc kinh suốt đêm. Từ cửa sổ trên lầu của tòa Nhà Trắng ông Jimmy Carter đã nhìn thấy tất cả thảm kịch biển Đông. Lệnh từ phủ tổng thống ban hành. Bộ An sinh và Xã hội sẽ nhận cấp khoản tỵ nạn Việt Nam vào Mỹ từ 7 ngàn nay tăng lên 14 ngàn một tháng. Bộ Quốc phòng ra lệnh cho Đệ thất hạm đội dành riêng 5 tuần dương hạm để đi cứu thuyền tỵ nạn. Tất cả các chiến hạm đều phải cứu thuyền nhân hoặc tiếp tế rồi báo tin cho các con tầu trách nhiệm khác.”

Đã có một hạm trưởng Hải quân Mỹ ra tòa án quân sự vì không chịu cứu thuyền nhân Việt Nam trên vùng biển Thái Bình Dương, vì hạm trưởng không nắm vững lệnh của Tổng thống Carter.

Tổng thống còn vận động những nước khác thâu nhận thuyền nhân Việt Nam, trong đó có Do Thái, vì vậy bây giờ mới có một cộng đồng người Việt trên tại Do Thái, mặc dù nước này phải bận rộn đối phó với khối Ả Rập.

Ông Nguyễn Quốc Khải còn nhớ “một buổi chiều vào ngày 19-7-1979, chúng tôi biểu tình trước Nhà Trắng để vận động chính phủ Hoa Kỳ giúp thuyền nhân tỵ nạn do ca sĩ Joan Baez và Refugees International tổ chức. Tổng Thống Carter đã mở cửa sổ vẫy tay chào đón chúng tôi và nói với đám đông rằng ông đã ra lệnh cho Hạm Đội 7 cứu vớt những thuyền nhân.”

Tổng Thống Carter đã ký Đạo luật về Người tỵ nạn năm 1980, nâng hạn ngạch hàng năm cho người tỵ nạn từ 17.400 lên 50.000 người, đồng thời tạo ra một quy trình điều chỉnh hạn ngạch người tỵ nạn nếu có trường hợp khẩn cấp.

Trong một dịp nói chuyện với dân Mỹ ngày 23 tháng 8 năm 1979 tại Mississippi, Tổng thống Carter đã nói: “Những người tỵ nạn hiện đang rời Đông Nam Á từng là đồng minh của chúng ta trong cuộc chiến tranh Việt Nam gần đây. Họ đang rời khỏi một đất nước đã lấy đi các quyền cơ bản của họ. Họ tin vào giá trị cá nhân, sáng kiến ​​cá nhân và tự do cá nhân. Họ hòa hợp hơn về mặt triết học với chúng ta hơn chế độ cộng sản.”

Châu Quang

20 BÌNH LUẬN

  1. Tran Van 30/12/2021 at 22:06

    *** A model for idealistic international action: Vice president Mondale’s leadership on refugee crisis 30 years ago

    July 30, 2009

    *** Mondale’s role in saving ‘boat people’ recalled, 30 years later

    November 16, 2009

    ” Năm 1979 là một năm khó khăn cho nước Mỹ và cho chính phủ Jimmy Carter vì giá nhiên liệu tăng cao và nguồn cung cấp nhiên liệu thì bấp bênh , kinh tế nước Mỹ có nguy cơ bị khủng hoảng, thêm nữa là có những khó khăn trong các vấn đề quốc tế.

    “Trong khi đó thì hàng ngàn người Việt đổ xô ra biển đi tìm Tự do, nhiều người bị chết chìm, các trại tỵ nạn thì ứ đọng và xô bồ.

    “Thế nhưng phó tổng thống Walter Mondale đã thuyết phục được tổng thống Carrter ra tay cứu giúp người Việt ty nạn. PTT Mondale đã thuyết phục Bộ Ngoại Giao lên án những chính sách vô nhân đạo của Cộng sản Hà nội , thuyết phục TT Carter gửi Đệ Lục Hạm Đội đi cứu vớt người Việt ở biển cả.

    PTT Mondale đã thuyết phục TT Carter tìm thêm ngân quỹ để xúc tiến việc tiếp nhận người Việt, và tăng mức tiếp nhận người Việt lên gấp đôi , 14000 người mỗi tháng. Đài truyền hình CBS và báo New York Times khi đó làm cuộc thăm dò dư luận thì có đến 62 phần trăm người Mỹ không đồng ý với quyết định giúp đõ người tỵ nạn Việt nam của chính phủ Carter.

    ” Ngày 20 và 21 tháng Bảy, năm 1979, PTT Mondale dẫn phái đoàn sang tham dự phiên họp của Liên Hiệp Quốc bàn về vấn đề dân tỵ nạn Đông Dương tổ chức ở Geneva ( Thuỵ sĩ). PTT Mondale ra sức thuyết phục các đại diện đến từ 65 quốc gia trên thế giới hãy thiết lập thêm các nơi tạm cư cho người tỵ nạn và gia tăng tiếp nhận thêm người tỵ nạn. Ông nói vào tháng 7 năm 1938, cộng đồng thế giới đã thất bại không hành động giúp đỡ người Do Thái bị Đức Quốc Xã giết chóc, vậy lần này chúng ta hãy đừng tái phạm lỗi lầm lịch sử này nữa. PTT Mondale đưa ra kế hoạch 7 điểm trong đó ông kêu gọi thế giới hãy đòi hỏi Cộng sản Hà nội phải chấm dứt ngay chính sách vô nhân đạo và kỳ thị , ông kêu gọi các quốc gia hãy gia tăng gấp đôi mức tiếp nhận người tỵ nạn như nước Mỹ đang làm, hãy góp thêm quỹ để giúp đỡ các quốc gia nghèo đang phải lo cho người tỵ nạn…PTT Mondale cũng thúc giục các quốc gia hãy theo gương nước Mỹ gửi các tàu tới cứu vớt người tỵ nạn.

    ” PTT Mondale tuyên bố ” Lịch sử sẽ không tha thứ cho chúng ta nếu chúng ta thất bại. Lịch sử sẽ không quên chúng ta nếu chúng ta thành công “History will not forgive us if we fail. History will not forget us if we succeed.”

      • Chính xác là như vậy đó anh Mười , có tin vui giữa trời tuyệt vọng- lúc mà Ác Quỷ Cộng Sản mang lưỡi hái tử thần đi cùng khắp miền Nam .

    • (” PTT Mondale tuyên bố ” Lịch sử sẽ không tha thứ cho chúng ta nếu chúng ta thất bại. Lịch sử sẽ không quên chúng ta nếu chúng ta thành công “History will not forgive us if we fail. History will not forget us if we succeed.”)

      Lời tuyên bố của ông PTT Mondale được xem là nhân đạo. Nhưng xét về lịch sử cách người Mỹ đi vào rồi đi ra khỏi VN thì sự kêu gọi của ông Mondale là một sự thất bại Muộn màng và sự thành công quá Trễ muộn.
      Bởi sự thành công đó đáng lý nó đã đến sớm hơn và tốt đẹp hơn nhiều, nếu TT John Kennedy nghe lời khuyên của ông Ngô Đình Nhu đừng để cho Lào và Cambodia theo chính sách trung lập, mà phải buộc họ đứng cùng chiến tuyến với VNCH thì đã không có ngày 30/4/75 và thảm cảnh mà ba quốc gia này gánh chịu.
      Đó là hậu quả của sự thất bại mà TT Ronald Reagan đã phải thốt lên:
      “Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần chỉ rút quân về là xong. Bởi lẽ, cái giá phải trả cho hoà bình là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Việt Nam về sau.”

      • Miền Nam mất , phần lớn cũng vì những chính sách sai lầm của người Mỹ thời Kennedy và Nixon :
        Trung lập hóa Ai Lao
        Bắt tay với Trung cộng

        Tran Van 28/11/2021 at 21:34

        Nhà biên khảo Minh Võ: Thứ Trưởng Ngoại Giao Averell Harriman là người thù ông Diệm vì vụ trung lập hóa Ai Lao. Ông Diệm, cũng như cựu Tổng thống Dwight Eisenhower, đều coi Ai Lao như cửa ngõ để CS Bắc Việt xâm nhập miền Nam Việt Nam. Ông Diệm cực lực chống việc trung lập hóa Ai Lao vì biết chắc chắn Bắc Việt sẽ không bao giờ tôn trọng hiệp ước đã ký. Chúng sẽ để quân lại, đem thêm quân vào như chúng đã vi phạm thỏa ước Genève 1954. Còn các nước Tây phương thì vì lương tâm, vì tính lương thiện sẽ không dám vi phạm, không dám đem quân vào đuổi Cộng quân Bắc Việt đi. Như vậy coi như Thế giới tự do mất Ai Lao cho Cộng Sản.

        Cựu đại tá CS Bùi Tín: Sau Hiệp định về Lào, chúng tôi tuyên bố phía Việt nam đã thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định, rút hết quân về nước. Thực ra, lúc đó quân chiến đấu Việt nam chỉ rút một ít để tượng trưng. Núi rừng bạt ngàn, không có doanh trại, chỉ đóng quân trong rừng rậm, làm sao mà biết được! Có lúc quân đội Việt nam ở Lào vẫn còn đến ba, bốn chục nghìn, hàng chục tiểu đoàn và nhiều trung đoàn. Các đơn vị ấy hoạt động ở Sầm Nưa, Phong Xa Lỳ, Xiêng Khoảng, quanh Viên Chăn, Luang Pha Bang, Khăm Muộn, Bô-lô-ven… Bằng chứng sự về có mặt của bộ đội Việt nam? Tuy có, nhưng Hà Nội phủ nhận hết. Hà Nội luôn lập luận: lừa được đối phương, giấu được dư luận quốc tế là thành tích, vì tuy lừa dối, nhưng đã là vì cách mạng, vì chính nghĩa thì không cần phải phân vân, băn khoăn.

      • Các còm trên diễn đàn này trong quá khứ đã bàn đến việc chính sách bắt tay với Trung cộng của Nixon đã dẫn đến việc hơn 300,000 quân CS được ở lại Miền Nam trong khi quân đội Miền Nam phải trải ra thật mỏng trên toàn lãnh thổ và một biên giới gần 700 dặm và quân viện thì bị Quốc Hội Hoa kỳ cắt giảm trầm trọng đã giúp cho CSBV có cơ hội ” mèo mù vớ được cá rán “, ” chuột sa chĩnh gạo” cướp được miền Nam.

        Tran Van 28/11/2021 at 21:45

        Nixon bắt tay với Trung cộng :

        Nixon tự thú đã tạo ra con quái vật Frankeinstein Trung cộng :

        Tạp chí The Diplomat 2017 : Năm 1972, Nixon- Kisssinger bắt tay hòa hoãn với Tàu cộng hy vọng Tàu cộng sẽ không còn là nguồn gây khuấy rối nền hòa bình thế giới nữa. Nixon hy vọng khi Tàu cộng được có những cơ hội buôn bán, giao thương với nhiều quốc gia,Tàu cộng sẽ từ từ cải hóa thành một nước dân chủ.

        New York Times : William Safire – người phụ tá thường viết diễn văn cho Nixon- viết rằng sau vài chục năm qua, Mỹ đã giao thương buôn bán với Tàu cộng, đã giúp Tàu cộng mua được những hỏa tiễn M-11 của Nga, đã giúp Tàu cộng tiếp nhận được những tiến bộ về điện toán cũa Mỹ , thế nhưng thực trạng ở Tàu cộng ngày nay là Tàu cộng bắt bớ hàng ngàn người Pháp Luân Cộng , Tàu cộng đe dọa sát nhập Đài Loan bắng quân sự, Tàu cộng phá hủy nền văn hóa của xứ Tây Tạng…
        Nixon trong cuộc phỏng vấn với William Safire năm 1994 than rằng “Phải chăng chúng ta đã tạo ra một con quái vật” (We might have created a Frankeinstein‘s monster) .

        Ngoại trưởng Pompeo -thời Donald Trump- công kích chính sách bắt tay với TC của Kissinger, đã làm cho nước Mỹ mất đi hàng triệu việc làm và tài sản trí tuệ vào tay TC.

        Dịp kỷ niệm 50 năm chuyến đi lịch sử của Nixon tới Trung cộng năm 1972, ngoại trưởng Pompeo tuyên bố rằng những dự đoán của Nixon về việc bắt tay với TC sẽ dẫn đến các quyền tự do lớn hơn ở TC vẫn chưa thành hiện thực. Ông viện dẫn các trại giam người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, vụ can thiệp của TC vào Hồng Kông về chính trị dưới thời Tập cận Bình.

        Ông cũng lên án các công ty nước ngoài chấp thuận các yêu cầu chính trị của TC để vào được thị trường TC. Ông nêu ra rằng một số hãng hàng không Hoa Kỳ không còn liệt kê Đài Loan là một quốc gia độc lập trên trang web của họ, mặc dù đây là một xã hội tự trị và hoàn toàn dân chủ.

  2. Ôn dịch thổ tả cả ba vô loài!

    Nhìn người rồi nghĩ tới ta
    Ngàn năm văn hiến Việt Hoa bạn à
    Đểu cáng trơ trẽn thối tha
    Tự hào ngạo nghễ ta là Việt Nam?

    Lố bịch bẩn thỉu tham lam
    Tôi sợ lắm rồi Việt Nam Trung Hoa
    Bây giờ sợ luôn cả Nga
    Ôn dịch thổ tả cả ba vô loài!

    Nông Dân Nam Bộ

    • Bao giờ?

      Bao giờ mới hết ba hoa
      Bao giờ mới biết xấu xa hợm đời
      Bao giờ hết làm trò cười
      Bao giờ hết kiếp đười ươi hình người?

      Nông Dân Nam Bộ

  3. Mồ hôi xương máu bốn ngàn năm!

    Muốn nghe muốn đọc chuyện Việt Nam
    Chuyện làm rạng danh nòi giống Việt
    Chẳng hạng như tướng Nguyễn Khoa Nam
    Chuyện lịch sử anh hùng hào kiệt

    Đã học lịch sử hai ngàn năm
    Chuyện Tổ Tiên ta chống ngoại xâm
    Chuyện nước ta hiện tại phải đọc
    Chỉ càng thêm tủi nhục hờn căm

    Già rồi không đọc chuyện tuổi ngọc
    Chuyện bây giờ toàn lũ sang độc
    Chuyện trong nước chuyện tại Hoa Kỳ
    Những chuyện buồn nôn thêm ô nhục

    Cám ơn ta có Hai Cụ Phan
    “Huynh Đệ Chi Binh” Nguyễn Khoa Nam
    Nhất Linh với “Tự Lực – Đoạn Tuyệt”
    “Dù không thành công cũng thành nhân”

    Bây giờ đang dần bị hủy diệt
    Bao năm rồi vắng bóng hào kiệt
    Đa số chúng ta vẫn lặng câm
    Hồn thiêng sông núi nòi Lạc Việt

    Mồ hôi xương máu bốn ngàn năm!

    Nông Dân Nam Bộ

    • Anh nhớ ngày chuyện Ngụy Hèn
      Bốn vùng chiến thuật khắp miền Nam
      Tỏng cộng là một trăm sáu muoi(160)
      Từ một cho tói tuóng 4 sao
      Cỏi áo tuột quần te cò chạy

      chỉ còn sót lại vài ba tên
      Loe nghoe xúm xính đòi tử thủ
      Để làm anh k(hùng) Ngụy Sai Gòn
      Thôi thì cứ tạm cho là thế

      5 thèng ở lại và tự tử
      Tàn Du Nguy Cock phong anh……hùng
      thé thì trăm 55 thèng khác
      anh Hèn có phải thế khong em

      Tỉ lệ như thế thì quá thấp
      Anh hùng ít hơn số anh Hèn
      Đánh giá làm sao cho phải đạo
      Đôi quân TAY SAI NGỤY SAI GÒN

      Anh Phét xin nhuòng câu trả lòi
      Cho đám TÀn Dư Ngụytrả lòi

      kakakkakakkkakak.

  4. Nó cũng giống như mình
    Cùng sống chung hành tinh
    Cùng nói một thứ tiếng
    Nó điên hay là mình?

    Xin các bậc cao minh
    Nếu có thể giúp mình
    Nó nói mình không hiểu
    Giải thích giùm đừng khinh!

    Nông Dân Nam Bộ

  5. Tran Van 29/12/2021 at 20:34

    “Vào năm 1979, cho dù bị 62 phần trăm dân Mỹ chống đối, TT Carter vẫn ra lệnh cho Hải quân Mỹ cứu vớt Vietnamese boat people, gia tăng gấp đôi số người Việt được thu nhận vào Mỹ lên 14,000 người mỗi tháng, kêu gọi quốc tế chung tay giúp Vietnamese people….”.

    ” pewresearch.org/f/u-s-public-seldom-has-welcomed-refugees-into-country/

    “Indochina, 1970s

    “In response to the humanitarian crisis, President Jimmy Carter in June 1979 doubled the number of Indochinese refugees the U.S. had previously agreed to accept, to 14,000 a month. The move was not popular: In a CBS News/New York Times poll the following month, 62% disapproved of Carter’s action “.

    • Tran Van 29/12/2021 at 21:05

      ” Ngày 09/11/79, bà Rosalyn Carrter- phu nhân tổng thống Jimmy Carter- đã tới viếng trại tỵ nạn Sa Kaew – cách biên giới Cam Bốt và Thái Lan 40 dặm -là nơi trú ngụ của 32000 người tỵ nạn Cam Bốt. Những người này là trong số hơn 200000 người tỵ nạn đã rời khỏi nước sau khi cộng sản Việt nam chiếm Phnom Penh hồi tháng Giêng. Trại này được lập nên ngày 24 tháng 10, mà đã có khoảng 400 người đã chết vì bệnh tật.

      ” Chứng kiến cảnh sống vô cùng thiếu thốn và bệnh tật lan tràn ở trại, bà phát biểu ” thật là vô cùng cảm xúc overwhelming, emotionally overwhelming…thật là rất là khó khăn cho tôi chứng kiến cảnh tượng này…tôi muốn trổ về nước và làm tất cả những gì chúng ta có thể làm để giúp họ…tôi chưa từng thấy cảnh tượng thê thảm như vầy “.

      “Rời Sa Kaew, bà tới viếng Ubon ở phía bắc Thái Lan nơi cư trú của 36000 người tỵ nạn từ Lào. Đây từng là một căn cứ quân sự của Mỹ. Tình trạng ở đây tương đối khá hơn ở Sa Kaew.

      “Sau đó, bà ghé thăm vua Bhumibol Adulyadej và hoàng hậu Sirikit. Và thủ tướng Thái Lan Kriangsak Chamanan và những đại diện của các cơ quan từ thiện “.

      *** Mrs. Carter: Camp ‘Overwhelming’
      November 10, 1979

      Rosalyn Carter saw today what life and disease are like in a squalid camp of Cambodian refugees and came away calling it “overwhelming, emotionally overwhelming.”

      *** Mrs. Carter Visits Thai Camp: ‘It’s Like Nothing I’ve Seen’
      By Henry Kamm Special to The New York Times

      Nov. 10, 1979

        • Anh Nam Ky Khoi Nghia: Thật ra, số tiền đô la người hải ngoại gửi về hàng năm mặc dù nhiều gấp 2.6 lần ngân sách quốc phòng của VN, và bằng 10 phần trăm GDP của cả Thành phố Sài gòn 9 triệu dân, tuy nhiên, nếu so sánh với GDP của cả nước thì chưa tới một phần trăm.

          GDP của Thành phố Sài gòn là cao nhất nước, và được coi như là đầu tầu kinh tế cho cả nước.

  6. Khà khà khà, nhân bài chủ nói về lảo JIMMY CARTER , anh Phét nhó lại mot phần lich sữ có một thời 2 thèng to đầu rù rì rủ rĩ, nhỏ to thì thầm vói nhau để trả thù Viet Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

    Thèng MẺO thì phải cuốn cờ tháo chạy trên nóc nhà tai SAI GON trong hoảng loạn.
    Thèng TÀO thì thất bại trong chiến luọc cúu vản NGUY SAI GÒN trong giây phút…..LÂM CHUNG. Không phải vì thuong gì NGUY SAI GÒN nhưng TÀU luon luon muón cho Viet Nam phải bị chia cắt hai miền và chién tranh lien tục để ngày càng suy yéu. Hay nói mot cách khác là một VIET NAM thông nhất cuòng thịnh là điêu TÀU không bao giò muón.

    Đồng sàng dị mộng, hai thàng to đầu chủ truỏng “KẺ THÙ của KẺ THÙ chính là bạn ta.” Thé là hai thèng hú hí voi nhau. Ngày 31 thang 1 năm 1979 Đặng Tiêu Bình tói thăm Jimmy Carter thì 2 tuần sau đúng ngày 17 thang 2 năm 1979 thì ĐANG TIEU BĨNH xua quân xam luọc VN.

    Trong tinh thần CHỌT về mối Đồng Sàng Dị Mộng của hai đứa này , anh Phét lại CHỌT mot chút về bọn chúng cho vui nhân lúc bai chủ bàn về tinh trang của Jimmy Carter đang chờ ngày đi gặp Ronal Regan.

    Anh kể ngày xưa chuyệ n……..liên minh
    TÀU MẼO tay băt’ mặt chẳng mừng
    Đồng sàng dị mộng mà thôi
    Cùng thua Viet Cộng mổi thằng một phuong

    Ba mốt (31) tháng Giêng năm bảy tám
    Ca Tơ bắt tay Đặng TIÊU BÌNH
    thỉ thầm to nhỏ cùng nhau
    Hai tuàn sau đó bọn TÀU xâm lăng

    Ca Tơ hăm hở lòng nhủ thầm
    Viet Công phen này mày biet tay
    Tàu nay lả thuộc phe Tao
    Winh’ mày mot trận để đời biét tay

    Sáu tỉnh biên giói Tàu xua quân
    Phá làng phá xóm giét dân lành
    TÀU MỸ mở tiệc khai công
    PHen ni Viet Cộng chúng mày biét Ông

    Ca Tơ nóng lòng từng giây một
    Chò tin chien thắng đên tứ TÀU
    Ca Tơ còn nhớ như in
    Trưa cơm HA NÔI , chiều trà tại Huế

    Tuóng Tàu ngạo mạn tuyên bố thế
    CA Tơ hăm hở tự nhủ lòng
    Đội quân thiên tử ra đòn
    Khó lòng chống đở , chúng mày biét chăng?

    Viet Nam chông trả như phong thần
    Quân dân đoàn kết ngăn từng buóc chân
    Quân Tàu khựng lại ngạc nhiên
    Thú nhận cùng MẼO loan truyền rút quân

    Cơm trưa Ha Nội chẳng thành công
    Trà chiêu tại Huê củng khó lòng
    Ca To thất vọng ê chề
    Thề răng tao sẻ SĂNCTION Viet NAM.

    Câm’ vận bắt đầu tù ngày đó.
    phen này Viet Cộng mày biét ông
    Ca tơ thua mái thua hoài
    Tiểu Binh củng chỉ to mồm mà thôi

    Ba tuần cuọc chiến dạy Viet Nam
    Hoàn toàn that bại Tiểu Bình đau

    Phá sản ngoại giao Ca Tơ xù

    Thèng nhóc Viet Cộng xem ra thế
    Mà khó trả thù nó là sao
    Chúng ta thua nó bao lần
    Lần này thua nửa hai thèng thua đau.

  7. Khà khà khà, sau khi cuôn’ cờ tháo chạy trên nóc nhà Đại Sứ tại Sai Gòn thì tói năm 1978, đảng Dân Chủ Mẽo đua Jimmy Carter ra chội lại đảng CH Gerald Ford và đăc cử 1978.

    Sau khi vào Nhà Trắng , mặc dù bồ câu hơn bọn DIỀU HÂU Công Hòa, Jimmy Carter củng muón trả thù VIET NAM vì mối nhục CUỒN CỜ THÁO CHẠY TRONG HOẢNG LOẠN 5 gần 3 năm truóc đó nhưng chưa có dịp. Đùng một cái thì ĐẶNG TIÊU BINH của TÀU đi MỸ để tiep nôi sự nghiêp đổi mới mà cau nói thòi danh “MÈO trắng hay Mèo dên khong quan trọng , miễn là MẼO nào bắt đuọc chuột”.

    Trong khi đó thì VN sau khi VC chúng anh thong nhất đất nuóc đuọc 3 năm và đang nổ lực xây dựng thì bọn POLPOT duoi sự xúi giục của DANG TIEU BINH xua quan đánh phá miền Tây Nam Bộ. VC chúng anh lai mot phen vác súng lên đuòng mở măt trân Tay Nam để dep bọn POLPOT và dưng nên chinh phú thân VIET NAM. Điều này ĐĂNG TIEU BINH cay cú lắm và trong chuyến đi MẼO vào thuọng tuần tháng Giêng năm 1979 , “Kẻ thù của kẻ thù , chính là ban. ta.”, ĐẶNG TIÊU BINH củng liên minh voi MẼO để CHỐNG lại Viet Nam.

    2 tên to đầu ĐẶNG TIEU BINH và JIMMY CARTER gặp nhau ngày 31 tháng 1 năm 1979. Hai thằng to to nhỏ nhỏ , thầm thì vói nhau cho dù ĐỒNG SÀNG DỊ MỘNG, chúng đồng ý vói nhau là để TÀU winh’ VN.

    2 tuần sau khi trỏ về TÀU từ MỸ, ĐẶng Tiêu Bìnnh ra lệnh cho quân TÀU xâm luọc VN suốt dọc biên giói 6 tỉnh phía Bắc. VN chông trả quyêt liệt và gây tổn thất cho TÀU nặng nề và 3 tuần sau ĐANG TIEU BINH phải tuyen bố rút quân.

    Jimmy Carter thất vọng ê chề vì không ngờ TÀU lại nối gót MẼO thất bại thảm hại. Nhưng điều này cung mở mắt Jimmy Carter tháy rằng quân đôi TàU quá yéu kém và do đó Jimmy Carter phải tìm mot huóng khác để trả thù VIET NAM đó là EMBARGO or SANCTION to VIET NAM để trả thù cho mối nhục ngày 30 thang 4 năm 1975, kkakakkaka.

    Hôm nay tại tuỏi 99, Jimmy Carter đang đuoc chăm sóc y tế tại nhà và có thể sẻ RA ĐI đoàn tụ vói ông bà bất cứ khi nào.

    Mong cho Jimmy Carter nếu đi đoàn tụ nếu có gặp Ronald Regan thì nhớ cho VC chúng anh gủi lòi thăm hỏi REGAN và báo cho Regan biét rằng VC chúng anh vẩn cường thịnh và tôn vong vửng mạnh , và đám TÀN DƯ NGUY COCK vẩn củng chỉ mải…………………LOAY HOAY và CHONG CONG BẰNG MỒM nghen Mr. Jimmy Carter.

  8. Tổng thống Carter và Việt Nam

    Lũ cuồng Trump có thể bỉu môi
    Jimmy Carter bất tài thôi
    Nhưng những thuyền nhân cần nên biết
    Chính Tổng Thống Jimmy Carter

    Đã lịnh hải quân Mỹ cứu vớt
    Những thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam
    Nạn hải tặc nhờ đó chấm dứt
    Ông là một Tổng Thống có Tâm!

    Nông Dân Nam Bộ

    • Sự thật là ông đã ra tận hàng rào đón chào đoàn biểu tình và nguyên văn lời ông nói:

      “Khi ông trở vào dinh Tổng Thống ông sẽ ra lịnh hạm đội 7 cứu vớt thuyền nhân ngay đêm nay.”
      Và ông đã làm đúng như những gì ông đã nói.

      Nông Dân Nam Bộ

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên