Xem video:
Tôi rất vinh dự được có mặt tại Việt Nam, ở trung tâm của vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương, để phát biểu trước người dân và các lãnh đạo doanh nghiệp của khu vực này.
Đây là một tuần đáng nhớ với nước Mỹ ở khu vực tuyệt vời này của thế giới. Từ Hawaii, Melania và tôi đã đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và bây giờ là Việt Nam, có mặt ở đây cùng tất cả các bạn hôm nay.
Trước khi chúng ta bắt đầu, tôi muốn gửi lời thăm hỏi tới những người bị ảnh hưởng bởi cơn bão Damrey. Người Mỹ đang cầu nguyện cho các bạn và mong các bạn khôi phục trong những tháng tới. Trái tim của chúng tôi đoàn kết cùng những người dân Việt Nam phải hứng chịu thiệt hại từ cơn bão khủng khiếp này.
Chuyến thăm này diễn ra vào một thời điểm thú vị đối với nước Mỹ. Một tinh thần lạc quan mới đang lan tỏa khắp đất nước chúng tôi. Tăng trưởng kinh tế đạt 3,2% và đang tiếp tục tăng lên. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong 17 năm qua. Thị trường chứng khoán đang ở mức cao chưa từng có. Và toàn thế giới đã được hưởng lợi nhờ sự đổi thay của Mỹ.
Bất cứ nơi nào tôi đến trong chuyến đi này, tôi đều vui mừng chia sẻ những tin vui từ Mỹ. Nhưng hơn cả, tôi có vinh dự được chia sẻ tầm nhìn của chúng tôi về một Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở – nơi mà các quốc gia độc lập và chủ quyền, với những nền văn hóa đa dạng và nhiều giấc mơ khác nhau, tất cả có thể cùng nhau phát triển thịnh vượng trong tự do và hòa bình.
Tôi rất vui được có mặt ở APEC hôm nay, vì tổ chức này được thành lập nhằm đạt tới mục tiêu đó. Mỹ tự hào là một thành viên của cộng đồng các quốc gia tạo nên một mái nhà ở Thái Bình Dương. Chúng tôi là một thành viên tích cực của khu vực này kể từ khi giành độc lập.
Năm 1784, con tàu Mỹ đầu tiên đến Trung Quốc từ một nước Mỹ mới độc lập. Nó chất đầy hàng hóa để bán ở châu Á và trở về với đầy đồ gốm sứ và trà. Tổng thống đầu tiên của chúng tôi, George Washington, sở hữu một bộ bát đĩa từ con tàu đó.
Năm 1804, Thomas Jefferson cử các chuyên gia thám hiểm Lewis và Clark đi khám phá Bờ biển Thái Bình Dương của chúng tôi. Họ là những người đầu tiên trong số hàng triệu người Mỹ đã phiêu lưu về phía tây để hiện thực hóa vận mệnh hiển nhiên của nước Mỹ trên khắp lục địa rộng lớn của chúng tôi.
Năm 1817, quốc hội Mỹ lần đầu tiên phê duyệt việc triển khai một tàu chiến Mỹ đến Thái Bình Dương toàn thời gian. Sự hiện diện ban đầu của hải quân này đã sớm phát triển thành một hạm đội để đảm bảo tự do hàng hải cho ngày càng nhiều tàu hơn, vượt sóng lớn để vươn tới những thị trường ở Philippines, Singapore và Ấn Độ.
Năm 1818, chúng tôi bắt đầu mối quan hệ với vương quốc Thái Lan, và 15 năm sau đó, hai quốc gia chúng tôi đã ký kết một hiệp ước hữu nghị và thương mại, đầu tiên của chúng tôi với một quốc gia châu Á.
Trong thế kỷ tiếp theo, khi các đế quốc đe dọa khu vực này, Mỹ đã phải trả giá đắt cho chính mình. Chúng tôi hiểu rằng an ninh và thịnh vượng phụ thuộc vào điều đó.
Chúng ta đã là bạn, là đối tác và đồng minh ở Ấn Độ – Thái Bình Dương trong suốt một thời gian dài, và chúng ta sẽ là bạn, là đối tác và là đồng minh trong thời gian dài sắp tới.
Là những người bạn lâu năm trong khu vực, không ai vui mừng hơn nước Mỹ khi chứng kiến, giúp đỡ và chia sẻ những bước tiến vượt bậc mà các bạn đã đạt được trong nửa thế kỷ qua.
Những gì các quốc gia và các nền kinh tế hiện diện ở đây hôm nay đã gây dựng ở khu vực này là vô cùng kỳ diệu. Câu chuyện về khu vực này trong những thập kỷ gần đây là câu chuyện về những gì có thể xảy ra khi con người làm chủ tương lai của họ.
Cách đây chỉ một thế hệ, ít ai có thể tưởng tượng được các lãnh đạo của những quốc gia này sẽ cùng nhau đến Đà Nẵng để làm sâu sắc thêm tình hữu nghị, mở rộng quan hệ đối tác và chúc mừng cho những thành tựu đáng kinh ngạc của người dân chúng ta.
Thành phố này từng là nơi Mỹ đặt một căn cứ quân sự, tại một đất nước nơi rất nhiều người Mỹ và người Việt Nam đã thiệt mạng trong cuộc chiến tranh vô cùng đau thương năm xưa.
Ngày nay, chúng ta không còn là kẻ thù nữa, chúng ta là bạn. Và thành phố cảng này ngày càng tấp nập, nhộn nhịp với tàu thuyền từ khắp nơi trên thế giới đổ về. Những công trình kỳ công, như Cầu Rồng, chào đón hàng triệu người đến tham quan, tận hưởng những bãi biển tuyệt đẹp, ánh đèn rực rỡ cũng như những nét quyến rũ cổ xưa của Đà Nẵng.
Đầu những năm 1990, gần một nửa người dân Việt Nam sống với chỉ vài USD mỗi ngày và cứ 4 người lại có một người phải chịu cảnh thiếu điện. Ngày nay, Việt Nam, với nền kinh tế mở cửa, là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, tăng hơn 30 lần. Sinh viên, học sinh Việt Nam được xếp vào hàng những người trẻ ưu tú nhất toàn cầu. Điều đó thật ấn tượng.
Chúng ta cũng đã được chứng kiến sự chuyển mình kỳ diệu tương tự trên khắp khu vực. Người Indonesia trong nhiều thập kỷ đã xây dựng đất nước và thiết lập các thể chế dân chủ để kiểm soát một chuỗi đảo khổng lồ gồm hơn 13.000 hòn đảo. Kể từ những năm 1990, người dân Indonesia đã tự mình vươn lên từ đói nghèo, trở thành một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất G20. Hiện nay, đây là nền dân chủ lớn thứ ba thế giới.
Philippines cũng hiện lên với tư cách một quốc gia đáng tự hào với những gia đình bền vững và chân thành. 11 năm liền, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã xếp Philippines ở vị trí đầu tiên trong số các quốc gia châu Á thực hiện tốt mục tiêu thu hẹp khoảng cách giới tính, cũng như thúc đẩy phụ nữ tham gia kinh doanh và hoạt động chính trị.
Vương quốc Thái Lan đã trở thành một quốc gia có mức thu nhập trên trung bình trong chưa đầy một thế hệ. Thủ đô Bangkok hoa lệ của họ hiện nay là thành phố thu hút nhiều người tìm đến nhất thế giới. Điều này rất ấn tượng. Không có nhiều người ở đây đến từ Thái Lan
Malaysia đã phát triển nhanh chóng qua vài thập kỷ gần đây, và nay được liệt vào danh sách một trong những địa điểm hấp dẫn nhất thế giới để đầu tư, phát triển kinh doanh.
Tại Singapore, người dân mà trước đây bố mẹ họ sinh sống với mức thu nhập 500 USD một năm, nay nằm trong nhóm những công dân thu nhập cao nhất thế giới. Sự biến chuyển này đã thành hiện thực nhờ tầm nhìn của chính phủ Lý Quang Diệu, một chính phủ được quản lý trung thực và tuân theo pháp luật. Con trai cả của ông cũng đang điều hành đất nước tuyệt vời.
Tôi vừa tới Hàn Quốc và nhận thấy người dân của đất nước cộng hòa này đã biến quốc gia từ một nơi nghèo đói bị chiến tranh tàn phá, trở thành một trong những nền dân chủ giàu có nhất thế giới chỉ trong vài thập kỷ. Ngày nay, người Hàn Quốc thu nhập cao hơn người dân ở nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu. Thật tuyệt vời khi được gặp gỡ và dành thời gian với Tổng thống Moon.
Ai cũng biết về những thành tựu ấn tượng mà Trung Quốc đạt được trong vài thập kỷ qua. Trong giai đoạn ấy – giai đoạn cải cách thị trường lớn, nhiều khu vực ở Trung Quốc đã tăng trưởng kinh tế vượt bậc, thị trường việc làm bùng nổ, hơn 800 triệu người dân thoát nghèo. Tôi vừa rời Trung Quốc sáng nay. Trước đó, tôi đã có buổi làm việc hiệu quả và quãng thời gian tuyệt vời cùng chủ nhà hiếu khách, Chủ tịch Tập Cận Bình.
Còn nữa, trong điểm dừng chân đầu tiên của tôi ở chuyến đi này, tại Nhật Bản, chúng tôi thấy được một nền dân chủ năng động trên vùng đất của những kỳ quan công nghiệp, kỹ thuật và văn hóa. Trong chưa đầy 60 năm, đảo quốc này đã sản sinh hơn 24 người đoạt giải Nobel thế giới về các thành tựu vật lý, hóa học, y học, văn học và hòa bình. Thủ tướng Abe và tôi đã đạt được nhiều đồng thuận.
Trên khu vực rộng hơn, những nước ngoài APEC cũng đang có những bước tiến dài trên chương mới của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Ấn Độ đang kỷ niệm 70 năm ngày độc lập. Đó là một nền dân chủ chủ quyền, với hơn một tỷ dân. Từ khi Ấn Độ mở cửa kinh tế, đất nước này đã đạt tăng trưởng đáng kinh ngạc, mở ra thế giới cơ hội mới cho tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh. Thủ tướng Modi đã và đang nỗ lực đưa đất nước rộng lớn này và mọi người dân đoàn kết làm một. Ông ấy đang rất, rất thành công.
Như chúng ta có thể thấy, ngày càng nhiều nơi trong khu vực này, người dân những quốc gia độc lập, có chủ quyền, đã nắm bắt được vận mệnh của chính mình tốt hơn, và giải phóng tiềm lực của nhân dân.
Họ theo đuổi một tương lai công bằng, trách nhiệm, khuyến khích tư hữu tài sản và tuân thủ pháp luật, đi theo chế độ coi trọng lao động chăm chỉ và doanh nghiệp cá nhân.
Họ xây dựng các doanh nghiệp, thành phố. Họ xây dựng toàn bộ đất nước từ điểm khởi đầu. Nhiều người trong số các bạn có mặt tại đây đã tham gia vào những dự án xây dựng vĩ đại, giúp nâng tầm quốc gia. Chúng đã là những dự án của các bạn, từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thiện, từ giấc mơ đến hiện thực.
Với sự giúp đỡ từ các bạn, toàn bộ khu vực đã trỗi dậy, và nó vẫn đang trỗi dậy, như một chòm sao đẹp gồm các quốc gia, mỗi quốc gia là một ngôi sao sáng.
Có những người trong số các bạn đã trải qua những sự thay đổi đó và hiểu rõ những giá trị đã đạt được hơn bất cứ ai. Các bạn cũng hiểu rằng ngôi nhà của bạn chính là di sản của bạn. Bạn phải luôn bảo vệ nó.
Trong quá trình phát triển kinh tế, các bạn tìm kiếm quan hệ thương mại với các quốc gia khác, thiết lập quan hệ đối tác dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, hướng trực tiếp đến lợi ích song phương.
Hôm nay, tôi có mặt tại đây để đề nghị làm mới mối quan hệ đối tác với Mỹ, cùng nhau hành động nhằm tăng cường mối liên kết hữu nghị và thương mại giữa tất cả các quốc gia trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, và cùng nhau, thúc đẩy an ninh và thịnh vượng của chúng ta.
Điều cốt lõi của quan hệ đối tác này là chúng tôi tìm kiếm những mối quan hệ thương mại mạnh mẽ dựa trên nguyên tắc bình đẳng và có qua có lại. Khi Mỹ tham gia một mối quan hệ thương mại với các quốc gia khác, chúng tôi, kể từ lúc này, hy vọng đối tác sẽ tuân thủ các nguyên tắc như chúng tôi. Chúng tôi kỳ vọng các thị trường sẽ mở cửa tương xứng ở cả hai bên, lĩnh vực công nghiệp tư nhân, không phải các nhà hoạch định của chính phủ, sẽ có sự đầu tư trực tiếp.
Thật không may, điều trái ngược lại xảy ra suốt thời gian dài và tại nhiều địa điểm. Trong những năm qua, Mỹ mở cửa nền kinh tế một cách có hệ thống chỉ với một số điều kiện. Chúng tôi hạ hoặc chấm dứt hàng rào thuế quan, thương mại, cho phép hàng hóa nước ngoài tự do vào Mỹ.
Nhưng trong khi chúng tôi hạ các rào cản thị trường, những nước khác lại không mở cửa thị trường của họ cho chúng tôi.
Các quốc gia trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), họ thậm chí không tuân thủ những nguyên tắc được đề ra. Đơn giản là, chúng ta không được WTO đối xử công bằng. Những tổ chức như WTO chỉ hoạt động đúng chức năng khi mọi thành viên tuân thủ luật chơi và tôn trọng quyền chủ quyền của mọi quốc gia thành viên. Chúng ta không thể có những thị trường mở nếu không đảm bảo được tiếp cận thị trường một cách bình đẳng. Cuối cùng, thương mại bất bình đẳng sẽ làm xói mòn tất cả chúng ta.
Mỹ thúc đẩy các doanh nghiệp, sự đổi mới và công nghiệp lĩnh vực tư nhân. Những quốc gia khác lại sử dụng ngành công nghiệp do chính phủ vận hành và hoạch định cùng các doanh nghiệp quốc doanh.
Chúng tôi tuân thủ các nguyên tắc WTO về bảo vệ tài sản trí tuệ, đảm bảo cách tiếp cận thị trường bình đẳng. Họ tham gia bằng cách trợ giá sản phẩm, bán phá giá, thao túng tiền tệ và các chính sách công nghiệp lợi dụng.
Họ phớt lờ các quy tắc để giành lợi thế trước những người tuân thủ luật chơi, tạo ra sự méo mó lớn trong thương mại, đe dọa các nền tảng của chính thương mại quốc tế.
Những hành động như vậy, cùng với sự thất bại tập thể của chúng ta trong việc ứng phó, gây tổn hại rất nhiều người dân ở quốc gia của chúng tôi cũng như các nước khác. Việc làm, nhà máy, các ngành công nghiệp bị tước đoạt khỏi Mỹ và nhiều quốc gia khác. Nhiều cơ hội đầu tư mang lại lợi ích song phương cũng mất đi bởi người dân mất niềm tin vào hệ thống.
Chúng tôi không thể bỏ qua những sự lợi dụng thương mại này. Chúng tôi sẽ không tha thứ họ. Sau nhiều năm những cam kết bị vi phạm, chúng tôi được bảo rằng một ngày nào đó, sớm thôi, các bên sẽ hành xử công bằng và có trách nhiệm.
Người dân Mỹ và ở khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương đã chờ ngày đó tới. Nhưng nó chưa bao giờ xuất hiện. Đó là lý do tôi có mặt ở đây, ngày hôm nay, để nói một cách thẳng thắn về những thách thức của chúng ta và cùng hành động hướng đến tương lai tươi sáng hơn cho tất cả mọi người.
Tôi vừa có chuyến đi tuyệt vời tới Trung Quốc. Tại đây, tôi đã nói chuyện thẳng thắn và cởi mở với Chủ tịch Tập về các hành vi bất bình đẳng thương mại của Trung Quốc và thâm hụt thương mại lớn trong quan hệ thương mại của họ và Mỹ. Tôi bày tỏ mong muốn mạnh mẽ được phối hợp với Trung Quốc để đạt được quan hệ thương mại, thực hiện trên cơ sở công bằng, bình đẳng thực sự.
Sự mất cân bằng thương mại hiện nay là không thể chấp nhận được. Tôi không đổ lỗi cho Trung Quốc hay bất kỳ nước nào khác, dù có rất nhiều nước, vì đã lợi dụng nước Mỹ trong vấn đề thương mại. Nếu các đại diện của họ có thể bình an vô sự với điều này, họ chỉ đang làm việc của mình. Tôi ước gì chính quyền trước đây của Mỹ nhìn thấy những gì đang diễn ra và làm điều gì đó. Họ không làm, nhưng tôi sẽ làm.
Nhiều người dùng điện thoại để ghi lại bài phát biểu của ông Trump. Ảnh: Quỳnh Trần. |
Từ hôm nay trở đi, chúng ta sẽ cạnh tranh một cách công bằng và bình đẳng. Chúng tôi sẽ không để nước Mỹ bị lợi dụng thêm nữa. Tôi sẽ luôn đặt nước Mỹ lên hàng đầu, như cách mà tôi mong muốn tất cả các bạn trong hội trường này đưa tổ quốc mình lên trên hết.
Mỹ sẵn sàng phối hợp với từng lãnh đạo trong hội trường này hôm nay để đạt được thương mại cùng có lợi mang lại lợi ích cho cả nước bạn lẫn nước tôi. Đó là thông điệp mà tôi muốn truyền tải ở đây.
Tôi sẽ ký các thỏa thuận thương mại song phương với bất cứ quốc gia Ấn Độ – Thái Bình Dương nào muốn trở thành đối tác của Mỹ và sẽ tuân thủ nguyên tắc thương mại công bằng và có đi có lại. Điều chúng tôi không tiếp tục làm là tham gia vào những thỏa thuận lớn trói tay nước Mỹ, ảnh hưởng đến chủ quyền, cũng như khiến việc thực thi điều đó một cách có ý nghĩa trở nên bất khả thi trong thực tế.
Thay vào đó, chúng tôi sẽ thương thảo trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Chúng tôi sẽ tôn trọng độc lập và chủ quyền của các bạn. Chúng tôi muốn các bạn mạnh mẽ, thịnh vượng và tự tin, giữ vững bản sắc lịch sử và vươn tới tương lai. Đó là cách chúng ta cùng thịnh vượng và tăng trưởng, trong mối quan hệ đối tác với giá trị thực tế và lâu bền.
Nhưng để cái mà tôi gọi là giấc mơ Ấn Độ – Thái Bình Dương này trở thành hiện thực, chúng ta phải đảm bảo rằng tất cả cùng chơi theo luật, vốn là điều họ không làm vào thời điểm hiện nay. Những nước tuân thủ luật chơi sẽ trở thành đối tác kinh tế gần gũi nhất của Mỹ. Những ai không làm được như vậy có thể chắc chắn rằng Mỹ sẽ không còn nhắm mắt làm ngơ cho những hành động vi phạm, lừa gạt hay xâm lược kinh tế. Những ngày đó đã qua rồi.
Chúng tôi sẽ không tiếp tục dung thứ cho hành vi ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ một cách trắng trợn. Chúng tôi sẽ đối đầu với những thủ đoạn ép buộc các doanh nghiệp trao công nghệ cho nhà nước và buộc họ phải tham gia vào các liên doanh để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường.
Chúng tôi sẽ đối phó với tình trạng trợ cấp quy mô lớn cho các ngành công nghiệp thông qua những doanh nghiệp nhà nước lớn vốn đẩy các đối thủ tư nhân ra khỏi cuộc chơi, điều vẫn thường xuyên xảy ra.
Chúng tôi sẽ không tiếp tục im lặng khi các công ty Mỹ bị những đối thủ được nhà nước hậu thuẫn nhắm tới vì lợi ích kinh tế, dù là thông qua các cuộc tấn công mạng, gián điệp kinh tế, hay các thủ đoạn phản cạnh tranh khác. Chúng tôi sẽ khuyến khích tất cả các nước cất lên tiếng nói khi các nguyên tắc về bình đẳng và có đi có lại bị xâm phạm.
Chúng tôi biết nước Mỹ có lợi ích trong việc xây dựng quan hệ đối tác ở một khu vực đang trở nên phát đạt, thịnh vượng và không phụ thuộc vào bất cứ ai. Chúng tôi sẽ không đưa ra quyết định vì mục đích quyền lực hay bảo trợ. Chúng tôi sẽ không bao giờ yêu cầu các đối tác từ bỏ chủ quyền, quyền riêng tư và sở hữu trí tuệ, hay hạn chế hợp đồng đối với các công ty quốc doanh.
Chúng tôi sẽ tìm cơ hội cho các công ty tư nhân Mỹ hợp tác với công ty của các bạn để tạo ra việc làm, của cải cho tất cả chúng ta. Chúng tôi tìm kiếm đối tác mạnh, không phải đối tác yếu. Chúng tôi tìm kiếm láng giềng mạnh, không phải hàng xóm yếu. Trên tất cả, chúng tôi tìm kiếm tình hữu nghị và không mơ về sự thống trị.
Vì lý do này, chúng tôi đang tái tập trung vào những nỗ lực phát triển đang có. Chúng tôi kêu gọi Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á hướng nỗ lực của họ vào đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mỹ cũng sẽ thực hiện phần công việc của mình. Chúng tôi cũng cam kết cải cách các thể chế tài chính phát triển để chúng có thể khích lệ tốt hơn các khoản đầu tư từ lĩnh vực tư nhân vào nền kinh tế của các bạn, và cung cấp những phương án mạnh thay thế các sáng kiến do nhà nước định hướng vốn gắn liền với nhiều ràng buộc.
Trong những năm gần đây, Mỹ đã nhiều lần nhắc nhở rằng an ninh kinh tế không chỉ đơn thuần liên quan đến an ninh quốc gia. An ninh kinh tế chính là an ninh quốc gia. Điều đó rất quan trọng với sức mạnh quốc gia của chúng ta.
Chúng tôi cũng biết rằng sẽ không có sự thịnh vượng lâu dài nếu chúng tôi không dám đối mặt với những mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh, chủ quyền và sự ổn định mà thế giới hiện nay đang đối diện.
Đầu tuần này, tôi đã phát biểu trước quốc hội tại Seoul, Hàn Quốc và kêu gọi tất cả các quốc gia có trách nhiệm đoàn kết trong việc tuyên bố rằng: mọi bước đi của chính quyền Triều Tiên trong việc tăng cường kho vũ khí đều là một bước đi đến nguy hiểm ngày càng lớn hơn. Tương lai của khu vực này và những người dân tốt đẹp tại đây không thể bị kìm giữ như những con tin cho những tưởng tượng méo mó về các cuộc chinh phục bạo lực và hăm dọa hạt nhân của nhà độc tài.
Hơn nữa, chúng ta phải tôn trọng các nguyên tắc đã đem lại lợi ích cho tất cả chúng ta, như tôn trọng thượng tôn pháp luật, các quyền cá nhân, tự do hàng hải và trên không, bao gồm các tuyến vận chuyển mở. Ba nguyên tắc này tạo ra sự ổn định và xây dựng lòng tin, an ninh, và thịnh vượng giữa các quốc gia có cùng chí hướng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại sự kiện. Ảnh: Quỳnh Trần. |
Chúng ta cũng phải giải quyết dứt khoát những mối đe dọa khác đối với an ninh và tương lai của con cái chúng ta, như tội phạm, buôn người, ma túy, tham nhũng, tội phạm mạng và việc bành trướng lãnh thổ. Như tôi từng nói nhiều lần: Tất cả những người văn minh phải cùng nhau đẩy lùi những kẻ khủng bố và các phần tử cực đoan khỏi xã hội, chặn đứng nguồn hỗ trợ về tài chính, lãnh thổ và tư tưởng của chúng. Chúng ta phải ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan.
Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau làm việc để có một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hoà bình, thịnh vượng và tự do. Tôi tin tưởng rằng, cùng nhau, mọi vấn đề chúng ta nói đến ngày hôm nay đều có thể được giải quyết. Mọi thách thức mà chúng ta phải đối mặt đều có thể vượt qua.
Nếu chúng ta thành công trong nỗ lực này, nếu chúng ta nắm bắt được cơ hội ngay trước mắt và đặt sự hợp tác làm nền tảng vững chắc vì lợi ích của người dân, chúng ta sẽ đạt được mọi thứ chúng ta ước mơ cho các quốc gia và cho con cái.
Chúng ta sẽ có được một thế giới của các quốc gia mạnh mẽ, chủ quyền và độc lập, phát triển trong hòa bình và thương mại với nhau. Đó sẽ là nơi chúng ta có thể xây dựng nhà cửa và nơi các gia đình, doanh nghiệp và con người có thể phát triển.
Nếu chúng ta làm được điều này, khi nhìn thế giới vào nửa thế kỷ tới, chúng ta sẽ ngạc nhiên trước chòm sao xinh đẹp của các quốc gia – mỗi nước đều khác biệt, có nét độc đáo riêng và tất cả đều tỏa sáng đầy tự hào trong khu vực này. Cũng giống như khi chúng ta nhìn vào các ngôi sao trên bầu trời đêm, khoảng cách thời gian sẽ làm cho hầu hết những thách thức chúng ta phải đối mặt và nhắc đến ngày hôm nay trở nên rất nhỏ bé.
Nhưng điều không nhỏ sẽ là những lựa chọn lớn mà tất cả các quốc gia sẽ phải đưa ra để giữ cho các ngôi sao luôn tỏa sáng rực rỡ.
Ở Mỹ – cũng giống như mọi quốc gia đã chiến thắng và bảo vệ chủ quyền của mình, chúng tôi hiểu rằng không có gì quý giá như quyền lợi đương nhiên của công dân, sự độc lập quý giá và sự tự do.
Lý tưởng đó đã dẫn dắt chúng tôi trong lịch sử nước Mỹ. Lý tưởng đó đã thôi thúc chúng tôi hy sinh và đổi mới. Và đó là lý do tại sao ngày nay, hàng trăm năm sau chiến thắng của chúng tôi trong Cách mạng Mỹ, chúng ta vẫn nhớ đến lời của lời nhà lập quốc và là Tổng thống thứ hai của nước Mỹ John Adams. Trước khi từ giã cõi đời, người yêu nước vĩ đại này được yêu cầu đưa ra suy nghĩ trong dịp kỷ niệm 50 năm tự do của Mỹ. Câu trả lời của ông là “độc lập vĩnh viễn”.
Đó là tinh thần cháy bỏng trong lòng người yêu nước và mọi quốc gia. Nước chủ nhà Việt Nam không chỉ có tinh thần đó trong 200 năm mà là trong gần 2000 năm. Vào khoảng năm 40, Hai Bà Trưng đã đánh thức tinh thần của người dân vùng đất này. Đó là lần đầu tiên người dân Việt Nam đứng lên đấu tranh cho sự độc lập và niềm tự hào của các bạn.
Ngày nay, những người yêu nước, anh hùng trong lịch sử nắm giữ những câu trả lời cho những câu hỏi lớn về tương lai và thời đại của chúng ta. Họ nhắc nhở chúng ta là ai, sứ mệnh của chúng ta là gì.
Cùng với nhau, chúng ta có sức mạnh để nâng người dân và thế giới lên những tầm cao mới chưa từng có.
Hãy chọn tương lai của lòng yêu nước, thịnh vượng, niềm tự hào.
Hãy chọn thịnh vượng và tự do chứ không phải nghèo đói và sự tôi tớ.
Hãy chọn một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và mở cửa.
Cuối cùng, đừng bao giờ quên rằng thế giới có nhiều nơi, nhiều giấc mơ, và nhiều con đường, nhưng không có nơi nào như nhà mình.
Vì vậy, vì gia đình, vì đất nước, tự do, lịch sử và vì Chúa, hãy bảo vệ tổ quốc của các bạn, hiện giờ và mãi mãi về sau.
Cảm ơn các bạn. Chúa phù hộ các bạn. Chúa phù hộ khu vực Thái Bình Dương. Chúa phù hộ nước Mỹ. Cảm ơn nhiều. Cảm ơn các bạn.
Song Phương – Ngọc Thành – Hạnh Tâm (VnExpress)
English:
Today would like to share our readers the following transcript sourced from theconservativetreehouse:
What an honour it is to be here in Viet Nam — in the very heart of the Indo-Pacific — to address the people and business leaders of this region.
This has already been a remarkable week for the United States in this wonderful part of the world. Starting from Hawaii, Melania and I traveled to Japan, South Korea, and China, and now to Viet Nam, to be here with all of you today.
Before we begin, I want to address all those affected by Typhoon Damrey. Americans are praying for you and for your recovery in the months ahead. Our hearts are united with the Vietnamese people suffering in the aftermath of this terrible storm.
This trip comes at an exciting time for America. A new optimism has swept all across our country. Economic growth has reached 3.2%, and going higher. Unemployment is at its lowest level in 17 years. The stock market is at an all-time high. And the whole world is lifted by Americas renewal.
Everywhere I have traveled on this journey, I have had the pleasure of sharing the good news from America. But even more, I’ve had the honor of sharing our vision for a free and open Indo-Pacific — a place where sovereign and independent nations, with diverse cultures and many different dreams, can all prosper side-by-side, and thrive in freedom and in peace.
I am so thrilled to be here today at APEC, because this organization was founded to help achieve that very purpose. America stands as a proud member of the community of nations who make a home on the Pacific. We have been an active partner in this region since we first won independence ourselves.
In 1784, the first American ship sailed to China from the newly independent United States. It went loaded with goods to sell in Asia, and it came back full of porcelain and tea. Our first president, George Washington himself, owned a set of tableware from that ship.
In 1804, Thomas Jefferson sent the explorers, Lewis and Clark, on an expedition to our Pacific Coast. They were the first of the millions of Americans who ventured west to live out Americas manifest destiny across our vast continent.
In 1817, our Congress approved the first full-time Pacific development [deployment] of an American warship. That initial naval presence soon grew into a squadron, and then a fleet, to guarantee freedom of navigation for the growing number of ships, braving the high seas to reach markets in the Philippines, Singapore, and in India.
In 1818, we began our relationship with the Kingdom of Thailand, and 15 years later our two countries signed a treaty of friendship and commerce — our first with an Asian nation.
In the next century, when imperialist powers threatened this region, the United States pushed back at great cost to ourselves. We understood that security and prosperity depended on it.
We have been friends, partners, and allies in the Indo-Pacific for a long, long time, and we will be friends, partners, and allies for a long time to come.
As old friends in the region, no one has been more delighted than America to witness, to help, and to share in the extraordinary progress you have made over the last half-century.
What the countries and economies represented here today have built in this part of the world is nothing short of miraculous. The story of this region in recent decades is the story of what is possible when people take ownership of their future.
Few would have imagined just a generation ago that leaders of these nations would come together here in Da Nang to deepen our friendships, expand our partnerships, and celebrate the amazing achievements of our people.
This city was once home to an American military base, in a country where many Americans and Vietnamese lost their lives in a very bloody war.
Today, we are no longer enemies; we are friends. And this port city is bustling with ships from around the world. Engineering marvels, like the Dragon Bridge, welcome the millions who come to visit Da Nang’s stunning beaches, shining lights, and ancient charms.
In the early 1990s, nearly half of Viet Nam survived on just a few dollars a day, and one in four did not have any electricity. Today, an opening Vietnamese economy is one of the fastest-growing economies on Earth.
It has already increased more than 30 times over, and the Vietnamese students rank among the best students in the world. And that is very impressive.
This is the same story of incredible transformation that we have seen across the region. Indonesians for decades have been building domestic and democratic institutions to govern their vast chain of more than 13,000 islands. Since the 1990s, Indonesia’s people have lifted themselves from poverty to become one of the fastest-growing nations of the G20. Today, it is the third-largest democracy on Earth.
The Philippines has emerged as a proud nation of strong and devout families. For 11 consecutive years, the World Economic Forum has ranked the Philippines first among Asian countries in closing the gender gap and embracing women leaders in business and in politics.
The Kingdom of Thailand has become an upper middle-income country in less than a generation. Its majestic capital of Bangkok is now the most visited city on Earth. And that is very impressive. Not too many people here are from Thailand.
Malaysia has rapidly developed through recent decades, and it is now ranked as one of the best places in the world to do business.
In Singapore, citizens born to parents who survived on $500 dollars a day [year] are now among the highest earners in the world — a transformation made possible by the vision of Lee Kwan Yews vision of honest governance and the rule of law. (Applause.) And his great son is now doing an amazing job.
As I recently observed in South Korea, the people of that Republic took a poor country ravaged by war, and in just a few decades turned it into one of the wealthiest democracies on Earth. Today, South Koreans enjoy higher incomes than the citizens of many European Union countries. It was great spending time with President Moon.
Everyone knows of China’s impressive achievements over the past several decades.
During this period — and it was a period of great market reforms — large parts of China experienced rapid economic growth, jobs boomed, and more than 800 million citizens rose out of poverty. I just left China this morning and had a really productive meeting and a wonderful time with our gracious host, President Xi.
And, as I saw on my first stop of this trip, in Japan we see a dynamic democracy in a land of industrial, technological, and cultural wonders. In fewer than 60 years, that island nation has produced 24 Nobel Prize winners for achievements in physics, chemistry, medicine, literature, and the promotion of peace. President Abe and I agree on so much.
In the broader region, countries outside of APEC are also making great strides in this new chapter for the Indo-Pacific.
India is celebrating the 70th anniversary of its independence. It is a sovereign democracy, as well as — think of this — over 1 billion people. It’s the largest democracy in the world. (Applause.) Since India opened its economy, it has achieved astounding growth and a new world of opportunity for its expanding middle class. And Prime Minister Modi has been working to bring that vast country, and all of its people, together as one. And he is working at it very, very successfully, indeed.
As we can see, in more and more places throughout this region, citizens of sovereign and independent nations have taken greater control of their destinies and unlocked the potential of their people.
They’ve pursued visions of justice and accountability, promoted private property and the rule of law, and embraced systems that value hard work and individual enterprise.
They built businesses, they built cities, they built entire countries from the ground up. Many of you in this room have taken part in these great, uplifting national projects of building. They have been your projects from inception to completion, from dreams to reality.
With your help, this entire region has emerged — and it is still emerging — as a beautiful constellation of nations, each its own bright star, satellites to none — and each one, a people, a culture, a way of life, and a home.
Those of you who have lived through these transformations understand better than anyone the value of what you have achieved. You also understand that your home is your legacy, and you must always protect it.
In the process of your economic development, you’ve sought commerce and trade with other nations, and forged partnerships based on mutual respect and directed toward mutual gain.
Today, I am here to offer a renewed partnership with America to work together to strengthen the bonds of friendship and commerce between all of the nations of the Indo-Pacific, and together, to promote our prosperity and security.
At the core of this partnership, we seek robust trade relationships rooted in the principles of fairness and reciprocity. When the United States enters into a trading relationship with other countries or other peoples, we will, from now on, expect that our partners will faithfully follow the rules just like we do. We expect that markets will be open to an equal degree on both sides, and that private industry, not government planners, will direct investment.
Unfortunately, for too long and in too many places, the opposite has happened. For many years, the United States systematically opened our economy with few conditions. We lowered or ended tariffs, reduced trade barriers, and allowed foreign goods to flow freely into our country.
But while we lowered market barriers, other countries didn’t open their markets to us.
Countries were embraced by the World Trade Organisation, even if they did not abide by its stated principles. Simply put, we have not been treated fairly by the World Trade Organization. Organizations like the WTO can only function properly when all members follow the rules and respect the sovereign rights of every member. We cannot achieve open markets if we do not ensure fair market access. In the end, unfair trade undermines us all.
The United States promoted private enterprise, innovation, and industry. Other countries used government-run industrial planning and state-owned enterprises.
We adhered to WTO principles on protecting intellectual property and ensuring fair and equal market access. They engaged in product dumping, subsidized goods, currency manipulation, and predatory industrial policies.
They ignored the rules to gain advantage over those who followed the rules, causing enormous distortions in commerce and threatening the foundations of international trade itself.
Such practices, along with our collective failure to respond to them, hurt many people in our country and also in other countries. Jobs, factories, and industries were stripped out of the United States and out of many countries in addition. And many opportunities for mutually beneficial investments were lost because people could not trust the system.
We can no longer tolerate these chronic trade abuses, and we will not tolerate them. Despite years of broken promises, we were told that someday soon everyone would behave fairly and responsibly. People in America and throughout the Indo-Pacific region have waited for that day to come. But it never has, and that is why I am here today — to speak frankly about our challenges and work toward a brighter future for all of us.
I recently had an excellent trip to China, where I spoke openly and directly with President Xi about China’s unfair trade practices and the enormous trade deficits they have produced with the United States. I expressed our strong desire to work with China to achieve a trading relationship that is conducted on a truly fair and equal basis.
The current trade imbalance is not acceptable. I do not blame China or any other country, of which there are many, for taking advantage of the United States on trade. If their representatives are able to get away with it, they are just doing their jobs. I wish previous administrations in my country saw what was happening and did something about it. They did not, but I will.
From this day forward, we will compete on a fair and equal basis. We are not going to let the United States be taken advantage of anymore. I am always going to put America first the same way that I expect all of you in this room to put your countries first.
The United States is prepared to work with each of the leaders in this room today to achieve mutually beneficial commerce that is in the interest of both your countries and mine. That is the message I am here to deliver.
I will make bilateral trade agreements with any Indo-Pacific nation that wants to be our partner and that will abide by the principles of fair and reciprocal trade. What we will no longer do is enter into large agreements that tie our hands, surrender our sovereignty, and make meaningful enforcement practically impossible.
Instead, we will deal on a basis of mutual respect and mutual benefit. We will respect your independence and your sovereignty. We want you to be strong, prosperous, and self-reliant, rooted in your history, and branching out toward the future. That is how we will thrive and grow together, in partnerships of real and lasting value.
But for this — and I call it the Indo-Pacific dream — if it’s going to be realized, we must ensure that all play by the rules, which they do not right now. Those who do will be our closest economic partners. Those who do not can be certain that the United States will no longer turn a blind eye to violations, cheating, or economic aggression. Those days are over.
We will no longer tolerate the audacious theft of intellectual property. We will confront the destructive practices of forcing businesses to surrender their technology to the state, and forcing them into joint ventures in exchange for market access.
We will address the massive subsidizing of industries through colossal state-owned enterprises that put private competitors out of business — happening all the time.
We will not remain silent as American companies are targeted by state-affiliated actors for economic gain, whether through cyberattacks, corporate espionage, or other anti-competitive practices. We will encourage all nations to speak out loudly when the principles of fairness and reciprocity are violated.
We know it is in Americas interests to have partners throughout this region that are thriving, prosperous, and dependent on no one. We will not make decisions for the purpose of power or patronage. We will never ask our partners to surrender their sovereignty, privacy, and intellectual property, or to limit contracts to state-owned suppliers.
We will find opportunities for our private sector to work with yours and to create jobs and wealth for us all.
We seek strong partners, not weak partners. We seek strong neighbors, not weak neighbors. Above all, we seek friendship, and we dont dream of domination.
For this reason, we are also refocusing our existing development efforts. We are calling on the World Bank and the Asian Development Bank to direct their efforts toward high-quality infrastructure investment that promotes economic growth.
The United States will also do its part. We are also committed to reforming our development finance institutions so that they better incentivize private sector investment in your economies, and provide strong alternatives to state-directed initiatives that come with many strings attached.
The United States has been reminded time and time again in recent years that economic security is not merely related to national security. Economic security is national security. It is vital — (applause) — to our national strength.
We also know that we will not have lasting prosperity if we do not confront grave threats to security, sovereignty, and stability facing our world today.
Earlier this week, I addressed the National Assembly in Seoul, South Korea and urged every responsible nation to stand united in declaring that every single step the North Korean regime takes toward more weapons is a step it takes into greater and greater danger. The future of this region and its beautiful people must not be held hostage to a dictators twisted fantasies of violent conquest and nuclear blackmail.
In addition, we must uphold principles that have benefited all of us, like respect for the rule of laư, individual rights, and freedom of navigation and overflight, including open shipping lanes. Three principles and these principles create stability and build trust, security, and prosperity among like-minded nations.
We must also deal decisively with other threats to our security and the future of our children, such as criminal cartels, human smuggling, drugs, corruption, cyber-crime, and territorial expansion. As I have said many times before: All civilized people must come together to drive out terrorists and extremists from our societies, stripping them of funding, territory, and ideological support. We must stop radical Islamic terrorism.
So let us work together for a peaceful, prosperous, and free Indo-Pacific. I am confident that, together, every problem we have spoken about today can be solved and every challenge we face can be overcome.
If we succeed in this effort, if we seize the opportunities before us and ground our partnerships firmly in the interests of our own people, then together we will achieve everything we dream for our nations and for our children.
We will be blessed with a world of strong, sovereign, and independent nations, thriving in peace and commerce with others. They will be places where we can build our homes and where families, businesses, and people can flourish and grow.
If we do this, will we look at the globe half a century from now, and we will marvel at the beautiful constellation of nations — each different, each unique, and each shining brightly and proudly throughout this region of the world. And just as when we look at the stars in the night sky, the distance of time will make most of the challenges we have and that we spoke of today seem very, very small.
What will not seem small — what is not small — will be the big choices that all of our nations will have to make to keep their stars glowing very, very brightly.
In America, like every nation that has won and defended its sovereignty, we understand that we have nothing so precious as our birthright, our treasured independence, and our freedom.
That knowledge has guided us throughout American history. It has inspired us to sacrifice and innovate. And it is why today, hundreds of years after our victory in the American Revolution, we still remember the words of an American founder and our second President of the United States, John Adams. As an old man, just before his death, this great patriot was asked to offer his thoughts on the 50th anniversary of glorious American freedom. He replied with the words: independence forever.
It’s a sentiment that burns in the heart of every patriot and every nation. Our hosts here in Vietnam have known this sentiment not just for 200 years, but for nearly 2,000 years. It was around 40 AD when two Vietnamese sisters, the Trung Sisters, first awakened the spirit of the people of this land. It was then that, for the first time, the people of Viet Nam stood for your independence and your pride.
Today, the patriots and heroes of our histories hold the answers to the great questions of our future and our time.
They remind us of who we are and what we are called to do.
Together, we have it in our power to lift our people and our world to new heights — heights that have never been attained,
So let us choose a future of patriotism, prosperity, and pride. Let us choose wealth and freedom over poverty and servitude. Let us choose a free and open Indo-Pacific.
Finally, let us never forget the world has many places many dreams, and many roads. But in all of the world, there is no place like home.
And so, for family, for country, for freedom, for history, and for the glory of God, protect your home, defend your home, and love your home today and for all time.
Thank you. God Bless You. God Bless the Pacific region. And God Bless the United States of America.
Thank you very much. Thank you.
Ông Trump đến Vn ,không biết Ông, có biết VN có câu “nước chảy lá môn” hoặc “nói cho sướng miệng” Thật vậy ,ai có qua thăm Thụy Sỹ ,đến trung tâm Hôi nghị quốc tế,trước Cổng có một biểu biểu tương thật lớn ,đăt trên bệ bằng cement ,đó là cái” ghế ba chân”.Nếu tất cả hiệp định đều được tôn trọng,thì làm gì có hơn ba triệu người Việt sống xa quê hương Nhìn dân VN ùa ra đường đón TT Mỹ. Đó không phải ,là Dân VN hiếu khack. Đó không phải là hiếu kỳ. Đó càng không phải là Dân VN thích Trump hay Obama. Mà đó, chính là biểu tượng của KHÁT VỌNG .Chẳng khác nào người sắp chết đuối với tay ới..ới.. khi thấy thuyền đi qua./
qua bài phát biểu của tổng thống donald trump.cho thấy một tư tưởng thông thoáng và minh bach,không vụ lợi.công bằng trong môi trường cạnh tranh lành mạnh -CẠNH TRANH ĐỂ CÙNG TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN – ĐÓ LÀ GIAI ĐOẠN HAI CỦA CHỦ NGHỈA TƯ BẢN. HAY CÒN GỌI LÀ HẬU TƯ BẢN CHỦ NGHỈA .LÀ TIỀN CHỦ NGHỈA XẢ HÔI MANG MÀU SẮC VIỆT NAM MÀ TÔI DẢ SOẠN THẢO VÀ ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ NĂM 1989 TRONG TẬP KẾ HOẠCH KINH TẾ THỜI HẬU CHIẾN TRANH VIỆT NAM DO TÔI LÀ TÁC GIẢ.
-TÔN TRỌNG NỀN ĐỘC LẬP TỰ DO DÂN CHỦ CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI TRONG DÓ CÓ VIỆT NAM .
-QUAN HỆ SONG PHƯƠNG GIỬA HOA KỲ VÀ CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI TRONG LẢNH VỰC ĐẦU TƯ KINH DOANH .THƯƠNG MẠI ,DỊCH VỤ ,MÀ HAI BÊN ĐỀU CÓ LỢI KHÔNG CHẤP NHẠN KIỂU CẠNH TRANH BẤT CHÍNH ( TIỀN TƯ BẢN CHỦ NGHỈA )NHƯ TRUNG QUỐC ĐẢ HÀNH SỬ VỪA QUA Ở HAI QUỐC GIA HOA KỲ VÀ VIỆT NAM.
NHƯ VẬY VIỆT NAM ĐẢ ĐI TẮT VÀ ĐÓN CHÀO SÁNH VAI CÙNG HOA KỲ TRONG THẾ KỶ 21 .TỪ ĐÂY VIỆT NAM VÀ HOA KỲ SẺ TAY TRONG TAY CÙNG NHAU XÂY DỰNG CHỦ NGHỈA XẢ HỘI MANG MÀU SẮC CHUNG -CÙNG NHAU XÓA BỎ NGƯỜI BÓC LỘT NGƯỜI ,KHOẢNG CÁCH GIÀU NGHÈO TỪNG BƯỚC ĐƯỢC XÓA BỎ,NGƯỜI NGHÈO ĐƯỢC NHÀ NƯỚC QUAN TÂM TRỢ GIÚP CHO CON CÁI ĐƯỢC HOC HÀNH TỬ TẾ ( 100% TRẺ EM ĐƯỢC CẮP SÁCH ĐẾN TRƯỜNG. 100 % THANH NIÊN VÀO ĐỜI VỚI MẢNH BẰNG CHỨNG NHẬN CÔNG DÂN TỐT THEO TIÊU CHUẨN HOA KỲ ) CÓ TRÍ TUỆ TỐT VƯƠN LÊN LÀM GIÀU MỘT CÁCH CHÂN CHÍNH VÀ NHANH CHÓNG .-
XÓA BỎ CẢNH KHỐN NẠN HIỆN NAY – THẰNG NGHÈO LÀ BỐ THÀNG NGU VÀ THẰNG NGU LÀ CHA THẰNG NGHÈO .
XIN TẠM NGƯNG
KÍNH CHÚC QU1Y vị thân tâm an lạc
và hảy cùng tôi cầu nguyện cho hai dân tộc VIỆT NAM VÀ HOA KỲ ĐỜI ĐỜI BỀN VỬNG .YÊN VUI HẠNH PHÚC . TRONG TÌNH THƯƠNG YÊU, LẺ PHẢI , SỰ CÔNG BẰNG VÀ
LÒNG THƯƠNG YÊU CỦA CHÚA . A MEN.
Các nhà sử học thường nói Tiền sử, tức là loài người chưa hợp đoàn thành xã hội, đến khi có xã hội thì người ta khẩn hoang, chiếm đất làm của riêng, tức tư hữu, tức hình thành chủ nghĩa Tư Bản.
Vậy Tiền XHCN là cái giống khỉ gì?
Hay cái “tiền” đó là lúc ở trong rừng chỉ có một bộ quần áo cứt ngựa, ăn toàn củ chuối “đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô đánh cho Trung Quốc”, còn bây giờ bán đất, bán biển cho Tàu, chiếm đất chiếm ruộng của dân bán cho ngoại quốc đầu tư rồi cất biệt thự, mua siêu xe, mang tiền ra gởi ở ngân hàng nước ngoài, cho con đi du học nên gọi là….hậu XHCN?
XHCN là bước đầu của chủ nghĩa Cộng Sản, là chủ trương tập trung tất cả tài sản quốc gia thuộc về nhà nưởc và do đảng cs quản lý, trong khi ông Trump chủ trương tư nhân hoá các công ty kinh doanh để có sự canh tranh công bằng, lành mạnh trong thị trường tự do. Trong đoạn diễn văn đó, ông Trump còn nhấn mạnh và cảnh cáo sẽ không chấp nhận và sẽ không tha thứ lối ma mảnh bảo trợ ngầm các cơ sở quốc doanh đội lốt tư nhân mà cs Tàu và VN đã gian lận trong nhiều thập niên qua nếu muốn làm ăn với Mỹ.
Cho nên nếu nói từ đây Mỹ sẽ tay trong tay với CSVN cùng “xây dựng XHCN màu sắc chung” thì chắc chắn màu sắc đó là màu máu….địa ngục!
Bởi vì “màu sắc” đó có từ năm 1917 ở Nga cho đến khi nó sụp đổ đã giết chết trên 100 triệu nhân mạng! Và cái hậu quả màu sắc chết chóc thãm khốc đó vẫn còn tồn tại những quốc gia đã dại dột nghe theo nó cho đến ngày hôm nay như VN, Tàu….
Nếu “đế quốc tư bản Mỹ” không trở cờ hy sinh một nước VNCH để làm “sáng mắt sáng lòng- màu sắc” đó thì bao nhiêu trăm triệu người đã phải chết thãm thêm nữa!?
Tại sao bài phản hồi của tôi ở mục nầy Danchimviệt không cho hiển thị?
Baì diễn văn quá hay!
Nhưng vấn đề là các thành viên của APEC, đặc biệt là Trung Cộng có tuân thủ hay không?
Và nếu như Tàu vẫn chơi trò ma giáo như cũ thì ông Trump sẽ hành động thế nào?
Hãy đợi xem.